1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách thu hút nhân tài

29 707 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 66,55 KB

Nội dung

phân tích chính sách thu hút nhân tài.

Đề bài. Câu 1. Anh chị hãy chọn một chính sách và phân tích chính sách đó theo các kịch bản sau: 1. Triết lý của chính sách. 2. Tác nhân của chính sách. 3. Mục tiêu của chính sách. 4. Phương tiện của chính sách. 5. Hoạt động diễn ra do chính sách. 6. Tác động của chính sách tới xã hội. 7. Phân hóa xã hội do chính sách. 8. Phản ứng xã hội trước chính sách. 9. Xung đột xã hội của chính sách. 10. Vòng đới của chính sách. Câu 2. Trên cơ sở kết quả của quá trình phân tích chính sách anh chị hãy đề xuất phương án bổ sung/thay thế chính sách. Bài làm: Chính sách: “Thu hút, hỗ trợ nguồn nhân lực ngành y tế Nghệ An giai đoạn 2007 – 2010 và những năm tiếp theo”. Mở đầu: Xã hội ngày càng phát triển, hội nhập sâu hơn với thế giới trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa đòi hỏi nhà nước phải có một đội ngũ cán bộ , công chức, viên chức có đủ trình độ và phẩm chất để đáp ứng yêu cầu ñiều chỉnh xã hội phát triển. Sự phát triển và cạnh tranh của thị trường lao động về thu nhập, về môi trường làm việc .thực sự là một thử thách lớn. Việc thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao vào các cơ quan nhà nước là rất cần thiết. KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 1 Trong những năm qua, cùng với nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Nghệ An đã ban hành các nghị quyết, chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần nhằm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế có trình độ về làm việc. Qua năm năm triển khai nghị quyết của Tỉnh uỷ thực hiện chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế đã đạt được một số kết quả nhất định: Tỉnh đã thu hút được hơn 100 người có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ và tốt nghiệp Đại học loại giỏi về công tác; tăng được một phần số lượng và chất lượng công chức, viên chức góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế, Y tế của tỉnh. Đồng thời, cũng nổi lên một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, từ lý luận đến thực tiễn. để hiểu rõ hơn chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh tôi xin trình bày chính sách trong ngành y tế đó là chính sách: Thu hút, hỗ trợ nguồn nhân lực ngành y tế Nghệ An giai đoạn 2007 – 2010 và những năm tiếp theo. Theo quyết định số 122/2007/QĐ-UBND về một số chính sách thu hút, hỗ trợ nguồn nhân lực ngành Y tế Nghệ An giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo của tỉnh Nghệ An do chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Phan Đình Trạc phê duyệt. Câu 1. 1. Triết lý của chính sách . Một là, chọn người tài và sử dụng vào đúng vị trí là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý nhân sự ngành y tế tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Yếu tố con người, đặc biệt là những người tài năng và đức độ trong bộ máy nhà nước đóng góp vai trò quyết định đối với sự thành công của sự phát triển của tỉnh nhà. Muốn công việc tiến triển tốt đẹp thì phải biết sử dụng nhân tài. Nhà lãnh đạo, quản lý nhân sự giỏi phải hiểu người và giỏi dùng người. Đào tạo và thu hút nhân tài sự hiện đại chú trọng việc phân cấp quản lý và phải đặt người tài vào các vị trí KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 2 lãnh đạo chủ chốt. Chọn được đội ngũ cán bộ và trọng dụng họ là sự bảo đảm về mặt tổ chức thực hiện quyết sách khoa học trong của toàn ngành y tế tỉnh nhà. Bất kỳ một công tác tổ chức thu hút và đào tạo nguồn nhân lực nào đều cần chế định và chấp hành đường lối, phương châm, chính sách nhất định. Muốn thực hiện được mục tiêu của đường lối chính trị, cần phải có đường lối về tổ chức, đặc biệt là tổ chức nhân sự là con em trong tỉnh nhà. Vấn đề cơ bản của đường lối tổ chức là biết lựa chọn nhân tài và sử dụng họ. Chính vì vậy, tỉnh luôn đặt công tác tổ chức cán bộ ở vị trí quan trọng và có những chính sách bồi dưỡng cán bộ ưu tú có đức, có tài, cùng với nhân dân đưa ngành Y tế của tỉnh phát triển một cách đúng hướng . Tuy nhiên, trong sự nghiệp phát triển ngành ở tỉnh thì việc sử dụng người tài trong tòn bộ ngành còn có những hạn chế. Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiền lương của khu vực ngoại tỉnh hay các thành phố lớn cao hơn, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người có tài năng không muốn làm việc cho tỉnh nhà. Hai là, xem xét tính chất quan trọng của vấn đề nhân tài trong ngành y tế nói riêng trong mối quan hệ với cách ngành, lĩnh vực khác của tỉnh. Trong đào tạo và thu hút nhân lực của ngành cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề tri thức hiện đại, đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Muốn có được điều này cần nhanh chóng phát hiện và bồi dưỡng nhân lực trong nội bộ ngành. Tri thức hóa đội ngũ cán bộ, công chức của nội bộ tỉnh nhà đang học tập và làm việc ở các tỉnh khác và nước ngoài có thể thực hiện bằng cách thu hút, rà soát, tổ chức đào tạo và đào tạo lại. Muốn nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức giàu tri thức, đủ phẩm chất phục vụ trong tổ chức của ngành. Vì vậy, bồi dưỡng và thu hút nguồn lực cho ngành Y tế KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 3 không chỉ làm một lần, mà cần phải có một quá trình mở và liên tục. Học tập suốt đời và không ngừng đổi mới đã trở thành nhu cầu khách quan trong quản lý nhân lực của ngành Y tế nói riêng và các ngành khác nói chung. Ba là, thu hút, đào tạo và việc trọng dụng nhân tài quyết định công tác duy trì phát triển nguồn nhân lực cho ngành y tế tỉnh nhà. Nhà quản lý nhân sự nếu biết sử dụng hết tài năng của mọi người trong tổ chức thì công việc dễ dẫn đến thành công. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của một xã hội phụ thuộc vào khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng và trình độ tay nghề và kiến thức của đội ngũ y bác sĩ cũng ngày càng phải được nâng cao không ngừng. Điều này chứng tỏ, muốn hiện đại hóa đất nước cần lý sự phát triển về tri thức, năng lực và phẩm chất của con người làm tiêu chí. Đặc biệt, công cuộc cải cách hành chính hiện nay có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành y tế và các ngành khác. Tính chất quan trọng của thu hút và đào tạo nhân lực ngày càng được tỉnh nhà phát triển nhận thức đầy đủ. Kinh nghiệm ở một số tỉnh khác đã phát triển cho thấy, thành công trong phát triển ngành Y tế của tỉnh có phần đóng góp rất lớn từ việc phát hiện nhân tài và sử dụng nhân tài. Ví dụ, ở một số tỉnh, việc sắp xếp, bố trí công chức không theo quá trình công tác, mà theo nguyên tắc người nào có đủ tiêu chuẩn và là con em của tỉnh nhà sẽ được sử dụng, tạo ra một chuẩn mực đạo đức là tôn trọng nhân lực. 2. Tác nhân của chính sách . KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 4 Chính sách này là một trong những chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Nghệ An năm 2007, có một câu hỏi đặt ra là khởi nguồn của chính sách này từ đâu tới? để trả lới cho câu hỏi này ta cùng phân tích tác nhân của chính sách này là từ đâu. 2.1. Về tăng dân số. Theo điều tra dân số năm1999, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm là 1,83%. Cho dù tốc độ tăng dân số đang giảm dần, đến năm 2008 vẫn là 1,3% cũng có nghĩa là nhu cầu tăng nhân lực y tế để phục vụ cho số dân này trong những năm tới mỗi năm số chăm sóc y tế cần thêm khoảng 1,3%. 2.2. Về tăng trưởng kinh tế. Theo Tổ chức Y tế Tỉnh, nhu cầu chăm sóc y tế tăng với tỷ lệ 1,5 lần mức tăng trưởng kinh tế, nghĩa là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 7% thì nhu cầu chăm sóc y tế sẽ tăng lên khoảng 10% năm, kéo theo nhu cầu tăng tương ứng về nhân lực y tế. Nền kinh tế tỉnh Nghệ An đang trên đà phát triển, giai đoạn 1991 - 1995 tốc độ đạt tăng trưởng kinh tế hàng năm là 9,2%, sau đó đạt khoảng 6,7%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 7,5% trong giai đoạn 2001 - 2005. Hiện nay, do khủng khoảng kinh tế toàn cầu, mức độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng đến 2008 đã có mức thu nhập bình quân đầu người gần đạt 1000USD (so với năm 2000 là 440 USD/người/năm). Mức độ giảm nghèo cũng khá rõ, năm 1990 có 30% hộ nghèo, năm 2001 số hộ nghèo là 17,8% và đến 2008 số hộ nghèo giảm xuống còn xấp xỉ 10%. Không những thế, tăng trưởng kinh tế còn làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao hơn, cùng với tiến bộ kỹ thuật y tế, điều này kéo theo nhu cầu nhân lực y tế trình độ ngày càng cao hơn hiện nay. Số người được điều trị nội trú tăng gấp rưỡi, số người điều trị ngoại trú tăng tới 3,5 lần, điều này dẫn tới hậu quả là công suất sử dụng giường bệnh tăng từ 90,2% lên 124,3% với mức quá tải ở bệnh viện cả tuyến huyện, tỉnh. Năm 2007, bình quân giường bệnh KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 5 trên 10.000 dân mới đạt 18,1 trong khi đó vào năm 1986 chỉ số này đã là 21,78 giường bệnh. 2.3. Về thay đổi tổ chức, mở rộng hệ thống cung ứng dịch vụ y tế và các chính sách mới về phát triển mạng lưới cơ sở y tế. Theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và sau đó là một loạt các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống bệnh viện, hệ thống y tế dự phòng, đề án phát triển công nghiệp dược và phân phối thuốc và nhiều quyết định khác, tất cả đều đưa ra nhu cầu phát triển nhân lực y tế ở mức bình quân theo 10.000 dân cao hơn hiện nay. Hệ thống y tế dự phòng theo mô hình tổ chức mới của các địa phương (tỉnh có thêm chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, tỉnh trên 2 triệu dân có các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh) và đặc biệt là các cơ sở y tế tuyến huyện (trung tâm y tế, bệnh viện huyện, phòng y tế, trung tâm DS-KHHGĐ và trung tâm Vệ sinh an toàn thực phẩm) cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng nhân lực và các chuyên ngành mới trong những năm tới. 2.4.Về tăng tỷ lệ dân có bảo hiểm y tế là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu nhân lực y tế. Theo Tổ chức Y tế tỉnh, người tham gia bảo hiểm y tế có xu hướng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cao gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung. Như vậy, nếu đến năm 2015 thực hiện BHYT toàn dân (trên 80% có BHYT) so với 2007 đạt 43,2% và cần tăng thêm là 36,8% có nghĩa là nhu cầu khám chữa bệnh của các cơ sở y tế vào năm 2015 sẽ tăng thêm ước tính khoảng 50% nghĩa là gấp rưỡi so với KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 6 năm 2007. Nhu cầu nhân lực y tế vì thế sẽ tăng tương ứng. Vì thế sẽ dẫn đến các yếu tố khác nảy sinh: Thứ nhất xuất phát từ việc thiếu nguồn nhân lực trong ngành Y tế của tỉnh nhà. Bất cập đầu tiên cần được đề cập là thiếu nhân lực y tế về cả về chất lượng và số lượng. Phân bố nhân lực không đồng đều giữa các vùng miền, các tuyến trong một địa phương. Tình trạng nhân lực y tế vừa thiếu vừa thừa gặp ở các địa phương và các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.Hiện nay, Nghệ An đang thiếu nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trên tất cả các tuyến: dự phòng, khám chữa bệnh, quản lý Nhà nước, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại các vùng, miền trên địa bàn tỉnh. Qua tính toán, đến năm 2015, y tế công lập toàn tỉnh Nghệ An còn thiếu 527 bác sĩ và 234 dược sĩ đại học. Đến năm 2020, với chỉ tiêu giao 9 bác sĩ/1 vạn dân và 1,4 dược sĩ đại học/1 vạn dân thì toàn tỉnh Nghệ An cần có 3.060 bác sĩ và 408 dược sĩ đại học. Trong khi đó tỉnh Nghệ An được biết đến là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về vấn đề trình độ học vấn. Không chỉ riêng hoạt động trong ngành y tế mà còn trong những lĩnh vực khác. Từ việc thiếu nguồn lực này đòi hỏi cần có một chính sách nhằm thu hút những nguồn lực nội tỉnh đang học tập và công tác trên mọ miền đất nước về giúp sức ổn định tỉnh nhà. Song song với đó, đang tồn tại một xu hướng: Cán bộ y tế có trình độ cao thường tập trung về tuyến trên, về những nơi có điều kiện tốt hơn, lĩnh vực chuyên môn có sức hấp dẫn…, bỏ lại tuyến dưới, những vùng khó khăn. Điều đó càng làm cho vấn đề phân bố nguồn nhân lực y tế trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Lâu nay, trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, người ta hay nhắc tới việc “thừa thầy thiếu thợ”, nhưng riêng trong ngành y tế, tình trạng “thiếu thầy” lại đang khá phổ biến, trong khi rất nhiều sinh viên các trường cao đẳng y tế, cao đẳng dược ra trường vẫn “nằm dài” vì chưa tìm được việc. Thực trạng thiếu “thầy” ở Bệnh viện tỉnh Nghệ An là một ví dụ điển hình. Từ đấy càng chứng tỏ việc đào tạo và thu hút ngồn nhân lực KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 7 bây giờ là rất cấp thiết, đay cũng chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc đề ra chính sách thu hút và đào tạo nhân lực ngành y tế ở tỉnh Nghệ An. Thứ hai, kinh phí chi trả cho cán bộ, công chức và viên chức trong ngành Y tế ở Nghệ An còn thấp. Tỉnh Nghệ An là một tỉnh nghèo của đất nước nhu cầu phát triển cao nhưng lại không đủ kinh phí để phát triển không chi riêng ngành Y tế mà còn có các ngành khác. Một điều đặt ra là muốn thu hút được nhân lực thì bắt buộc phải có kinh phí. Không ai chọn những nơi là việc lương thấp không được hỗ trợ và không đủ chi phí để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y tế, tỉnh Nghệ An quyết định các đối tượng cam kết công tác tại Nghệ An từ 3 năm trở lên được hưởng một khoản kinh phí hỗ trợ ban đầu như: giáo sư 40 triệu đồng; phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2 được hỗ trợ 30 triệu đồng; thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1, dược sĩ chuyên khoa 1 là 20 triệu đồng; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi 15 triệu đồng; sinh viên tốt nghiệp loại khá 10 triệu đồng. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được ngành Y tế cử đi học, sau khi trở về Nghệ An công tác và hoàn thành luận án tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2 được hỗ trợ 20 triệu đồng; thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1, dược sĩ chuyên khoa 1 được hỗ trợ 15 triệu đồng. Đây chính là những gì mà chính sách thu hút nhân lực trong ngành y tế Nghệ An có thể làm trong thời gian này. Bên cạnh đó nhu cầu nhân lực y tế ngày càng tăng do phát triển dân số, phát triển kinh tế, mở rộng bảo hiểm y tế và phát triển hệ thống các cơ sở y tế địa phương, nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung, khám chữa bệnh nói riêng của người dân đang ngày càng cao, hệ thống y tế tư nhân phát triển cũng thu hút một lực lượng nhân lực khá lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy hiện rất thiếu về số lượng, số nhân lực y tế cũng như số giường bệnh của các bệnh viện KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 8 tính theo 10.000 dân vào năm 2007 thấp hơn số đã có trước đây vào năm 1986. Để có đủ số lượng và chất lượng nhân lực y tế đặt ra trong chính sách tổng thể phát triển hệ thống y tế Nghệ An giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm tiếp theo. Ngoài những yếu tố trên, tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh khác đang phải đối mặt với tình trạng phân bố nhân lực y tế không đồng đều giữa các vùng miền có tốc độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, sức thu hút nhân lực y tế khác nhau. Tình trạng vùng nghèo có nhu cầu dịch vụ y tế nhiều hơn, nhưng các cơ sở y tế công lập lại thiếu nhân lực y tế. Còn ở vùng kinh tế phát triển và các đô thị cho dù hệ thống y tế (kể cả tư nhân) phát triển, cần nhiều lao động hơn nhưng người mới ra trường vẫn không đễ dàng tìm được việc làm. Bất cập giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế góp phần làm tăng nhu cầu nhân lực y tế một cách tương đối. Việc chấp nhận cơ chế thị trường cũng cho phép người học được tự do lựa chọn chuyên khoa mà họ ưa thích. Điều này dẫn đến một vấn đề thực tế là: nhu cầu nhân lực y tế trình độ phổ thông, chuyên gia tay nghề cao cho các chuyên ngành mà sinh viên cho là “thiếu hấp dẫn” (do cơ hội có thêm thu nhập thấp) cũng đang giảm dần số lượng và cũng sẽ rất khó giải quyết trong 5 – 10 năm tới đây. Nếu trước đây việc đào tạo theo nhu cầu của các cơ sở y tế được đáp ứng khá tốt nhờ chế độ phân chuyên khoa bắt buộc trong trường đại học cũng như trường trung cấp y dược, cùng với việc phân công học viên sau ra trường về các cơ sở y tế đã có đội ngũ nhân lực y tế theo các chuyên khoa khác nhau, cân đối theo các chuyên khoa, nhất là các khoa cận lâm sàng, y tế dự phòng. Số cán bộ này nay phần lớn đã ở tuổi về hưu hoặc sẽ về hưu trong 5 – 10 năm tới. Trong khi đó, chế độ phân khoa bắt buộc trong các trường đối với học sinh, sinh viên đã không còn áp dụng như trước đây được nữa, các cơ sở đào tạo do khó vận động sinh viên theo học một số chuyên ngành đã dừng không đào tạo chuyên khoa định hướng trong trường. Sau khi ra KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 9 trường, các bác sỹ, dược sỹ, y sỹ, điều dưỡng có quyền lựa chọn cơ sở và chuyên ngành mà họ ưa thích, vì vậy tình trạng thiếu nhân lực y tế ở nhiều chuyên ngành cận lâm sàng, y tế dự phòng, chuyên ngành lao, phong, tâm thần, nhi khoa đã trở thành vấn đề khó giải quyết nếu không có chính sách và giải pháp phù hợp để thiết lập lại các loại hình đào tạo nhân lực y tế có trình độ chuyên khoa sơ bộ trong trường ngay từ bây giờ. 3. Mục tiêu của chính sách . Mục tiêu chung: Đáp ứng đủ đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, công tác dân số, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực y tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền. Trong quá trình thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Không chỉ xem trọng về số lượng mà quên mất chất lượng đảm bảo sự cân bằng trong cơ cấu nhân lực của ngành không đi quá giới hạn cho phép trong số nguồn kinh phí mà Nhà nước trợ cấp và vốn đầu tư của tỉnh. Thứ hai: Thu hút nguồn nhân lực ngành bằng nguồn kinh phí phù hợp với cơ cấu nguồn nhân lực và với hệ thống y tế. Đáp ứng cơ bản yêu cầu nhân lực y tế cho các chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Số kinh phí hỗ trợ ấy đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức và viên chức của ngành. Đảm bảo phát triển đúng nhiệm vụ của ngành với yêu cầu của người dân. Không thực hiện quá trình thu hút với những đội ngũ cán bộ khác không nằm KHOA HỌC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH 10 . chức thực hiện quyết sách khoa học trong của toàn ngành y tế tỉnh nhà. Bất kỳ một công tác tổ chức thu hút và đào tạo nguồn nhân lực nào đều cần chế định. sách phù hợp với thực tiễn đời sống. 8. Phản ứng xã hội trước chính sách . Bất kỳ chính sách nào cũng cũng làm xuất hiện những phản ứng rất khác nhau trong

Ngày đăng: 23/06/2013, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w