Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 13

24 2.3K 13
Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

WTO VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA Thực hiện Cam kết có điều kiện về dòch vụ giáo dục trong WTO, nền giáo dục nước nhà sẽ đón nhận nhiều cơ hội đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Làm thế nào để tận dụng tối đa các mặt tích cực và hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của nó, nhanh chóng xây dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, khoa học và hiện đại . đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là tâm huyết của tác giả bài viết gửi tới bạn đọc. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đúng tên gọi của nó, thì WTO chỉ là không gian buôn bán, trao đổi hàng hoá trên phạm vi toàn cầu, nhưng trên thực tế nó lại đòi hỏi các nước phải tuân theo những quy đònh chung nghiêm ngặt, liên quan đến nhiều lónh vực hoạt động ngoài thương mại. Cựu Thủ tướng thuộc Đảng Xã hội Pháp đã nói: Luật lệ của WTO là do các nước giàu đặt ra và chỉ để phục vụ lợi ích của nước giàu. Quy đònh giáo dục là một ngành dòch vụ thương mại của WTO khá xa lạ đối với Việt Nam và mang tính áp đặt, nên không phải nước nào cũng tán thành và chòu cam kết. Song Việt Nam chấp nhận có điều kiện quan điểm đó và đã cam kết thực hiện một số điều chủ yếu sau đây với WTO (trích bản Cam kết về dòch vụ giáo dục của Việt Nam): 5 DỊCH VỤ GIÁO DỤC Chỉ cam kết các lónh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trò kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ. Đối với các phân ngành (C), (D) và (E) dưới đây: Chương trình đào tạo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phê chuẩn. B. Dòch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922) (1) Chưa cam kết. (2) Không hạn chế. (3) Chưa cam kết. (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. (1) Chưa cam kết. (2) Không hạn chế. (3) Chưa cam kết. (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. C. Giáo dục bậc cao (CPC 923) D. Giáo dục cho người lớn (CPC 924) E. Các dòch vụ giáo dục khác 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ (1) Chưa cam kết. (2) Không hạn chế. (3) Không hạn chế, ngoại trừ: Kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh. Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1-1- 2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu nước ngoài. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập: không hạn chế. (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. (1) Chưa cam kết. (2) Không hạn chế. (3) Giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu nước ngoài phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về chuyên môn. Những cam kết trên đây của Việt Nam đòi hỏi chúng ta, trước hết là trên bình diện chính sách vó mô, phải tìm ra những biện pháp phù hợp để khai thác triệt để các lợi ích có thể có, đồng thời ngăn ngừa, gạt bỏ được những ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục của Việt Nam theo quan điểm "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" với các chức năng "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghóa. Điều quan trọng trước hết cần tìm hiểu là các nước phát triển đòi mở cửa dòch vụ giáo dục ở Việt Nam nhằm mục đích gì. Theo chúng tôi, mục đích trực tiếp trước mắt của họ là tạo nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu sản xuất, kinh doanh để họ đạt được lợi nhuận cao nhất trong thương mại, kinh doanh không chỉ ở Việt Nam (việc có vài tổ chức giáo dục nói rằng họ không có mục đích lợi nhuận chỉ là một cách che đậy mục đích kiếm lời gián tiếp lâu dài về sau mà thôi) vì hai lý do: nguồn tuyển sinh dồi dào và chi phí đào tạo thấp. Theo cam kết thì bên cạnh hình thức liên doanh, bắt đầu từ 1-1-2009, họ (tức các nước phát triển nhất trong WTO) được phép thành lập không hạn chế các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài đối với các phân ngành giáo dục bậc cao (C), giáo dục người lớn (D) và các dòch vụ giáo dục khác trong đó bao gồm đào tạo ngoại ngữ (E) (riêng vấn đề ngoại ngữ chúng tôi sẽ bàn tới sau), nghóa là họ có thể tuyển thẳng số lượng lớn những học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các cử nhân, thạc só và những người lớn khác (hiện nay nền giáo dục của chúng ta chưa thể đáp ứng đầy đủ nguyện vọng học tập của mọi người dân cả về số lượng và chất lượng) để trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực theo yêu cầu và cho nhu cầu của họ tại Việt Nam và ngoài Việt Nam (thí dụ cho các doanh nghiệp ở nước thứ ba mà nhân công ở đó quá thiếu hoặc đắt đỏ hơn). Như vậy, về mặt số lượng, mục tiêu của nước ngoài phù hợp với mục tiêu của Việt Nam, nên chúng ta có thể tận dụng cơ hội này để nhanh chóng nâng nguồn nhân lực được đào tạo từ 27% hiện nay lên trên 40% vào năm 2010 và cao hơn nữa trong những năm tiếp theo. Song ngay trong việc tăng trưởng số lượng thuộc phạm vi các lónh vực kỹ thuật, công nghệ, quản trò kinh doanh, luật pháp quốc tế v.v . theo cam kết trên chúng ta cũng cần có các biện pháp hữu hiệu để giám sát và điều chỉnh sao cho phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội và các đònh hướng phát triển cơ bản và lâu dài của Việt Nam, nếu không nó sẽ dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng về nguồn nhân lực cho các ngành nghề cần ưu tiên phát triển của Việt Nam. Về chất lượng đào tạo đội ngũ lao động, chúng ta càng có cơ sở để hy vọng rằng, WTO cũng có thể giúp ta nhanh chóng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thò trường lao động trong nước và thế giới, vì các cơ sở giáo dục của họ có những chuyên gia bậc cao, có cơ sở vật chất - kỹ thuật đào tạo tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm quản lý giáo dục khá hiệu quả. Mặt mạnh này của họ cần được ngành giáo dục tận dụng tối đa để chẳng những sớm tạo đủ nguồn nhân lực tốt, mà còn nắm bắt được những ưu điểm của họ để nhanh chóng đưa nền giáo dục Việt Nam trong các lónh vực kể trên tiến lên ngang hàng với các nước tiên tiến. Song cũng ở mặt chất lượng đào tạo chúng ta cần thấy rõ sự khác biệt rất cơ bản là bên nước ngoài chủ yếu đòi hỏi trình độ chuyên môn, tay nghề cao cùng với tác phong công nghiệp tương ứng với các dây chuyền công nghệ hiện đại, với những ngành chuyên môn sâu, mà không cần tính đến nhân cách toàn diện của người lao động, trong khi Việt Nam đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo người lao động có chất lượng toàn diện, trong đó chất lượng chuyên môn cao không được tách rời khỏi lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và lý tưởng xã hội chủ nghóa Việt Nam. Hơn nữa, cũng cần phải thấy rõ sự khác biệt rất xa về chất lượng giữa loại trường chi nhánh xuất khẩu giáo dục này với các trường mẹ ở chính quốc. Trước hết nó khác biệt ở chỗ là tại trường mẹ kế hoạch và chương trình đào tạo bao giờ cũng có các phần nội dung xã hội nhân văn của họ. Bước vào thế kỷ XXI nhiều nước còn gọi đây là thế kỷ giáo dục nhân văn, nên chất lượng giáo dục của họ nói chung là khá toàn diện theo quan điểm nhân văn của mỗi nước. Bởi thế chi phí đào tạo ở các nước có nền giáo dục tiên tiến là rất cao, không phù hợp với khả năng tài chính của đại bộ phận phụ huynh học sinh của các nước đang phát triển muốn gửi con em đi du học ở nước ngoài. Một lượng học bổng khuyến khích quá ít ỏi không đủ đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp của họ và của các nước đang phát triển trên khắp thế giới. Cho nên việc đưa dòch vụ giáo dục vào các nước này là biện pháp tối ưu đối với các nước phát triển. Suy ngẫm kỹ về phương thức đào tạo theo kiểu kỹ trò thực dụng ấy tại Việt Nam quả thực thấy nó rẻ hơn nhiều so với trong nước họ vì: họ có thể không phải tính đến những chi phí quốc gia và xã hội cho giáo dục trước đó của học sinh, có thể không phải chi trả học bổng mà chỉ cần miễn học phí cho học sinh (hiện nay Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đang cấp kinh phí cho nhiều đoàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang nước họ để đào tạo công nhân theo đòa chỉ), có thể rút ngắn thời gian đào tạo tới một, hai năm so với trường bình thường ở nước ta và nước họ, do chỉ tập trung vào dạy các môn chuyên ngành trực tiếp liên quan đến sản xuất, kinh doanh của họ (các môn học xã hội - nhân văn của Việt Nam hoặc của nước ngoài đều không được cam kết dạy ở các trường này). Để tận dụng triệt để các nhân tố tiết kiệm kể trên và đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhân lực cho nhu cầu lớn lao này, các nước phát triển trong WTO mới cố đòi được mở dòch vụ giáo dục ở các nước đang phát triển. Về bản chất kiểu giáo dục đào tạo kỹ trò thực dụng là cách thức tốt nhất và nhanh nhất tạo ra tại chỗ một đội ngũ những người rất mờ nhạt ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc, mà sẵn sàng an phận làm thuê cho nước giàu. Bởi vậy, không nên đánh giá nhầm và ngộ nhận chất lượng cao của loại hình trường này ở nước ngoài với chất lượng thực sự tiên tiến của các trường mẹ tại chính quốc, rồi vồ vập, đón chào và cho họ mở cửa ồ ạt các dòch vụ giáo dục kiểu này. Trái lại, cần phải hết sức quan tâm giải quyết tốt những mặt tiêu cực trong chất lượng giáo dục của loại trường này trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu không, nguy cơ chảy máu chất xám ngay tại Việt Nam là rất nghiêm trọng, và hậu quả tai hại của khuynh hướng giáo dục kỹ trò thực dụng đối với công cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là không thể lường trước hết được. Vậy là với nguồn tuyển sinh phong phú và chi phí đào tạo thấp ở Việt Nam, cộng thêm các thương hiệu giáo dục - đào tạo vốn đã nổi tiếng tiên tiến trên thò trường lao động quốc tế đang hợp lại thành lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và chắc chắn nó sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với nền giáo dục Việt Nam. Nhờ có những lợi thế đó họ sẽ thu hút được đông đảo học sinh có năng lực nhất vào học. Cùng với tấm bằng có thương hiệu quốc tế nữa thì học sinh tốt nghiệp của họ sẽ dễ tìm được việc làm hơn và thu nhập cao hơn. Chính sức cạnh tranh ở đầu ra của dòch vụ giáo dục sẽ có tác dụng trực tiếp điều chỉnh, thậm chí chi phối cả đầu vào của cả hệ thống giáo dục - đào tạo bậc cao của Việt Nam. Tỷ lệ thí sinh đại học của các ngành xã hội nhân văn năm học vừa qua tụt xuống mức thấp nhất từ trước đến nay cho thấy xu thế thực dụng đang phát triển mạnh trong tầng lớp trẻ và cũng từ đó có thể chỉ ra cho thấy một viễn cảnh đáng quan ngại về nguồn nhân lực và nhân tài ở một số lónh vực nhất đònh sau khi ta vào WTO. Vì vậy, Nhà nước ta phải có những đối sách phù hợp ngay từ đầu thì giáo dục mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình là vừa tận dụng được thời cơ sớm tạo ra một nguồn nhân lực phù hợp với cơ cấu vó mô của nền kinh tế, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", mà lại vừa không để mình bò hòa tan trong WTO, không để bò cái "thế giới phẳng" của các nước giàu có nhất cố tình đè lên trên và kìm hãm mãi dưới tầng sâu của những nước chậm phát triển về kinh tế và bò buộc phải cam phận cung cấp không hạn chế những người làm thuê giá rẻ cho cái thế giới phẳng ấy. Mục đích sâu xa, lâu dài của những nước yêu cầu Việt Nam mở cửa dòch vụ giáo dục không hạn chế, thì không có nghi ngờ gì cả là họ nhằm từng bước tác động làm thay đổi tận gốc nhân cách của học sinh, sinh viên theo những đònh hướng giá trò toàn cầu về mọi mặt của họ để cuối cùng là thu hút, lôi cuốn một bộ phận đáng kể những thanh niên có năng lực nhất của Việt Nam nghó như họ, làm theo họ và đi theo con đường phát triển chính trò - xã hội trên cái "thế giới phẳng" mà họ đang mong muốn hoàn toàn làm chủ. Cách thực thi những mục đích này thì "muôn hình, vạn trạng" và vô cùng tinh vi. Đây là một thực tế hiển nhiên mà người ta cố tình lảng tránh và che giấu, còn trong chúng ta thì lại có một số người chưa thấy hoặc có thấy nhưng ngần ngại đả động tới nó vì những lí do tế nhò riêng tư. Chân lý đơn giản này đã được lòch sử chứng minh rõ ràng rằng từ xưa đến nay mọi nền giáo dục, mọi kiểu nhà trường đều tự nhiên, đương nhiên tiến hành đánh giá, chọn lọc các giá trò chính trò, tưởng, đạo đức, kinh tế, văn hóa, khoa học v.v . hiện có ở trong và ngoài nước, rồi bằng những phương thức và phương pháp thích hợp nhất truyền đạt, bồi dưỡng, huấn luyện cho người học theo đònh hướng của các mục đích trước mắt và lâu dài của mình. Việt Nam đã chọn con đường đi lên chủ nghóa xã hội, nên nền giáo dục của Việt Nam phải đào tạo cho được những con người xã hội chủ nghóa thông minh, tài giỏi nhiều mặt, kiên đònh và sẵn sàng xả thân vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghóa xã hội như các thế hệ cha anh đã nêu gương. Đó là những đònh hướng giá trò cơ bản nhất của nền giáo dục xã hội chủ nghóa Việt Nam, mà các nhà trường nước ngoài đều cố né tránh hoặc cố ý uốn chệch theo hướng các giá trò của họ. Bác Hồ đã chỉ rõ rằng, muốn xây dựng chủ nghóa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghóa. Con người xã hội chủ nghóa Việt Nam đương nhiên phải do và chỉ có thể do nền giáo dục xã hội chủ nghóa Việt Nam tạo ra, chứ không thể trông cậy hoặc phó mặc cho nước ngoài. Tuy thế, chúng ta không hề "đóng cửa" mà vẫn đang ra sức tranh thủ học hỏi những thành tựu giáo dục tiên tiến nhất của thế giới. Cho dù các nền giáo dục bản chủ nghóa có tiên tiến đến đâu thì mục đích của họ về bản chất cũng đều trái ngược tính chất xã hội chủ nghóa của nền giáo dục Việt Nam. Đành rằng chúng ta chỉ cam kết cho mở một số lónh vực kể trên, hơn nữa còn ghi rõ "Chương trình đào tạo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phê chuẩn", "giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu nước ngoài phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về chuyên môn", thế nhưng tất cả những điều đó cũng mới chỉ cho phép ta giám sát được yêu cầu và nội dung giáo dục kiến thức khoa học trong phạm vi các môn học ấy thôi. Cho nên, không thể yên tâm và bằng lòng với một vài quy đònh bắt buộc đó, vì rằng bản thân hệ thống chương trình đào tạo của các trường nước ngoài tại Việt Nam thiếu vắng các môn khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam tự nó đã làm mất đi tính cân đối trong việc hình thành nhân cách và thiên về giáo dục mang nặng tính chất kỹ trò theo đònh hướng giá trò của chủ nghóa thực dụng rồi. Với tính hấp dẫn về các lợi ích kinh tế trước mắt, kiểu nhà trường kỹ trò - thực dụng này có thể có tác động làm xói mòn dần những giá trò nhân văn dân tộc và xã hội chủ nghóa trong xã hội Việt Nam và kể ngay cả trong các trường học của chúng ta. Có thể sẽ nảy sinh sức ép xã hội đòi nhà trường Việt Nam cũng phải tăng phần nội dung khoa học - kỹ thuật lên ngang các trường nước ngoài ấy và giảm thiểu các phần giáo dục xã hội và nhân văn (tại chính nước họ các trường học không hề được phép cắt bỏ những môn học xã hội nhân văn do Nhà nước quy đònh) để tấm bằng của mình cũng dễ dàng được chấp nhận tương đương với các nước trong khu vực và thế giới. Chạy theo đòi hỏi này là vô hình trung ta chỉ hướng tới mục đích tạo nguồn nhân lực sẵn sàng làm thuê cho nước ngoài, mà không cần biết đến hoặc quên đi lý tưởng độc lập, tự chủ, chấn hưng dân tộc để trong tương lai không xa Việt Nam có thể "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như lời căn dặn thanh, thiếu niên của Bác Hồ từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chừng nào đất nước Việt Nam chưa thực sự được chấn hưng, nền kinh tế chưa được phát triển như các nước thì đời sống nói chung và mức thu nhập nói riêng của người lao động Việt Nam, kể cả những người có chuyên môn và tay nghề cao, vẫn sẽ luôn luôn thấp hơn ở các nước phát triển và cũng thấp hơn cả ở các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Chắc hẳn không có một ai trong chúng ta muốn kéo dài mãi sự kém cỏi như thế, không ai muốn mang thân đi làm thuê mãi cho nước ngoài để mong có đời sống cao hơn đồng bào, đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người bò tiêm nhiễm nặng tưởng thực dụng muốn dựa vào nước ngoài để sớm tự tách ra cảnh nghèo nàn lạc hậu cho riêng mình. Còn tình trạng lạc hậu chung của cả đất nước Việt Nam hiện nay chỉ có thể được chấm dứt khi chúng ta làm cho tất cả mọi người Việt Nam, kể cả những người đi học nước ngoài hoặc theo học tại các trường nước ngoài trên đất nước mình, trước hết là những đảng viên và thanh niên, biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc lên trên hết; sẵn sàng từ bỏ phần nào các quyền lợi riêng tư, tạm thời chấp nhận một số thiệt thòi vật chất nhất đònh trước mắt để đem hết trí tuệ và nhiệt tình ra phụng sự cho sự nghiệp chấn hưng dân tộc. Việc phân tích cặn kẽ cả hai mục đích trước mắt và lâu dài của dòch vụ giáo dục trong WTO cho thấy, đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghóa ở nước ta phương thức hiện diện thương mại, tức mở trường nước ngoài tại Việt Nam, tuy có mang lại không ít lợi ích trực tiếp trước mắt dễ nhận thấy, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy hại lâu dài, thật to lớn và rất khó lường, nên cần hết sức tỉnh táo tìm ra những đối sách thật khôn khéo và hữu hiệu để tận dụng được tối đa các mặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Điều này chúng ta tin rằng có thể làm được, nếu tất cả đều thực sự đồng lòng kiên quyết và khôn khéo áp dụng đồng bộ các phương sách thích hợp trên cơ sở giữ vững lập trường độc lập, không hữu khuynh buông lỏng nguyên tắc trước sức ép thường xuyên về nhiều mặt của đối tác và cũng là đối thủ. Những phương sách này vừa phải nhằm tương tác với những lợi ích kinh tế trực tiếp trước mắt để cùng có lợi cho cả hai bên, vừa phải hướng tới ngăn chặn các mục tiêu chính trò - xã hội tiêu cực lâu dài của đối phương. Bởi vì, suy cho cùng lónh vực giáo dục - đào tạo là nơi diễn ra thầm lặng, nhưng quyết liệt nhất giữa các đối phương nhằm tranh thủ và chiếm lónh trọn vẹn trái tim và khối óc của thế hệ trẻ về phía mình, để xây dựng vững chắc một cơ sở chính trò - kinh tế - xã hội bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng của những mục tiêu chiến lược của mình. Cho nên, chúng ta không thể coi nhẹ và lơ là với hoạt động giáo dục của nước ngoài trên đất nước Việt Nam. Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam theo đònh hướng xã hội chủ nghóa trong quá trình gia nhập sâu vào WTO, chúng ta cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau: Một là, điều kiện cấp phép mở trường. Người xin mở dòch vụ phải cam kết tuân thủ đầy đủ các bộ luật hiện hành của nước ta, trước hết là Bộ Luật giáo dục, ngoại trừ các điều khoản luật đã có thỏa thuận riêng với WTO. Chỉ cho phép mở dòch vụ giáo dục tại Việt Nam những trường lớp đã được cấp giấy thẩm đònh chất lượng quốc tế và được Việt Nam thẩm đònh lại tính phù hợp về năng lực đào tạo (năng lực chuyên môn và năng lực tài chính) với nhu cầu số lượng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta. Điều kiện này bảo đảm chắc chắn ngay từ đầu về chất lượng và số lượng nhân lực được đào tạo, tránh được lãng phí và mang lại lợi ích cho cả hai bên. Chỉ được thuê đất xây trường hoặc thuê nhà làm trường theo chuẩn cơ sở vật chất trường học của Việt Nam tại đòa điểm do Chính phủ Việt Nam cho phép. Giá đất được phía Việt Nam quy đònh tùy theo những ưu tiên sinh lợi và ưu tiên ngành nghề. Các ngành nghề không thuộc diện khuyến khích thì không được hưởng ưu tiên. Có các biện pháp hành chính, kinh tế hạn chế hoặc từ chối cho thuê đất làm trường đào tạo theo hướng xâm hại tới lợi ích trước mắt và lâu dài của Việt Nam. Được phép xây dựng hoặc thuê nhà làm ký túc xá cho học sinh theo Luật Đầu doanh nghiệp nước ngoài của Việt Nam. Ngoài hoạt động chuyên môn đào tạo ra, cơ sở dòch vụ giáo dục nước ngoài phải tuân thủ và chấp hành đúng các quy đònh trong Luật Giáo dục của Việt Nam. Không được cản trở và hạn chế thành lập các tổ chức chính trò - xã hội của Việt Nam trong nhà trường nước ngoài để tạo điều kiện cho học sinh được hưởng các quyền lợi như các công dân khác của Việt Nam. Phải đình chỉ hoạt động giáo dục, nếu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kết luận là cơ sở đó đã vi phạm nghiêm trọng các pháp luật hiện hành của Việt Nam. Hai là, điều kiện tuyển sinh. Chỉ được tuyển công dân Việt Nam và công dân nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam đã có chứng chỉ bằng cấp tương ứng với cấp bậc dự tuyển và phải trả phí đào tạo mà nhà nước Việt Nam đã chi cho thí sinh ấy trong suốt cả quá trình học tập trước đó ở nhà trường Việt Nam, nhất là đối với những học sinh đã được học qua các trường lớp đặc biệt, đã được cấp học bổng. Được thu, giảm, miễn học phí và cấp học bổng theo các mức thỏa thuận với phía Việt Nam trong từng đòa bàn và từng thời điểm để đảm bảo sự ổn đònh tình hình giáo dục ở trong nước, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh. Ba là, điều kiện tuyển chọn, sử dụng cán bộ. Nhà cung cấp dòch vụ giáo dục được phép tự mình chỉ đònh người quản lí và giám đốc điều hành cơ sở giáo dục của mình, nhưng phải làm thủ tục nhập cảnh và cư trú có thời hạn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Được phép tuyển dụng chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước Việt Nam, nhưng đều phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu về chất lượng của từng bộ môn. Phải ưu tiên tuyển dụng chuyên gia Việt Nam có trình độ chuyên môn phù hợp và trả mức lương tương đương với chuyên gia nước ngoài cùng ngạch bậc. Chỉ được di chuyển chuyên gia, cán bộ giảng dạy trong phạm vi những cơ sở giáo dục của một chủ thể đăng ký dòch vụ tại Việt Nam. Không được phép chuyển nhượng chuyên gia tại Việt Nam. Nhà quản lý và các chuyên gia không được tiến hành các hoạt động không liên quan đến chức năng, nhiệm vụ giáo dục trong trường và không tham gia vào những việc làm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự chính trò - xã hội ở Việt Nam. Những chuyên gia có hành động vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ phải chòu sự phán quyết của tòa án Việt Nam, chỉ khi có liên quan đến các luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc thừa nhận mới có thể đưa ra xem xét trước một tòa án quốc tế thích hợp. Bốn là, điều kiện cấp bằng và tuyển dụng người tốt nghiệp. Khóa học sinh tốt nghiệp đầu tiên và tiếp theo đònh kỳ 5 năm phải được cơ quan giám đònh chất lượng giáo dục có thẩm quyền quốc tế, hoặc Việt Nam công nhận thì bằng tốt nghiệp mới có giá trò sử dụng. Nhà trường không có trách nhiệm làm dòch vụ môi giới hoặc tuyển dụng trực tiếp những người tốt nghiệp của mình, ngoại trừ số người được đào tạo theo hợp đồng với những doanh nghiệp có trả phí đào tạo trước. Sinh viên tốt nghiệp có đóng học phí trong suốt quá trình học tập thì không phải trả phí tuyển dụng, sinh viên được học bổng hoặc giảm miễn phí đào tạo thì phải trả phí tuyển dụng. Người tuyển dụng phải nộp phí tuyển dụng lao động cho nhà nước Việt Nam. PGS, TS Bùi Hiền http://www.tapchicongsan.org.vn http://vietnamnet.vn PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Nhằm đạt được các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2010 và 2020 mà Nghò quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra, vấn đề phát triển khoa học và công nghệ để thúc đẩy những công nghệ sản xuất và kinh doanh mới, hiện đại, có hiệu quả cao trong các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dòch vụ của nền kinh tế đất nước có ý nghóa rất quan trọng. Những công nghệ sản xuất mới và hiện đại sẽ tạo ra các sản phẩm mới với giá trò gia tăng lớn hơn, thúc đẩy ngày càng nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 1 - Kinh nghiệm phát triển khoa học và công nghệ nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của các nước Đông Á. Vào nửa cuối thế kỷ XX, nguồn lực công nghiệp hóa duy nhất mà các nước đi sau ở Đông Á có được là nhờ lực lượng lao động giá rẻ và có giáo dục, nhưng còn chưa có nhiều kiến thức khoa học và công nghệ. Bằng cách tận dụng lợi thế nhân công rẻ, các nước trong khu vực bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa và dựa vào vay mượn công nghệ để thâm nhập vào thò trường quốc tế. Đi sau ở Đông Á, tiêu biểu là Hàn Quốc và Đài Loan đã dựa trên ưu thế của hệ thống đổi mới quốc gia trong việc quyết đònh những vò trí then chốt của các mối liên hệ công nghệ từ bên ngoài để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của họ. Trong giai đoạn công nghiệp hóa của mình từ năm 1962 đến 1985, Hàn Quốc đã sử dụng 3.538 giấy phép nhập khẩu công nghệ cho các sản phẩm chế tạo lớn, còn Đài Loan, từ năm 1953 đến 1984, đã sử dụng 51.521 giấy phép công nghệ. Theo một nghiên cứu của Đài Loan về nguồn công nghệ của 4.226 doanh nghiệp vào năm 1985 thì 62,9% cho rằng hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ là nguồn lực công nghệ chính, còn 30,64% cho biết công nghệ của họ tiếp nhận từ nước ngoài bằng cách mua công thức, giấy phép hoặc thiết bò, hợp tác công nghệ với nước ngoài, dòch vụ vấn nước ngoài và sửa đổi sản phẩm của nước ngoài. Trong lónh vực chế tạo của Đài Loan, các doanh nghiệp nội đòa chủ yếu dựa vào năng lực bản thân để tiếp nhận công nghệ, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài lại dựa chủ yếu vào công nghệ nước ngoài. Nếu phân loại theo quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ của Đài Loan dựa chủ yếu vào các hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của mình hoặc dựa vào các công nghệ "làm ngược" (bắt chước, làm giả hay biến đổi các sản phẩm hiện có) và coi đó là nguồn lực công nghệ chính của họ. Những doanh nghiệp lớn có quan hệ tốt với các viện nghiên cứu trong nước và đã thiết lập liên minh với các doanh nghiệp nước ngoài thì nguồn tiếp nhận công nghệ chủ yếu là dựa vào hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của bản thân doanh nghiệp, các dự án nghiên cứu phát triển phối hợp với các viện nghiên cứu trong nước, hợp tác với các đối tác nước ngoài hoặc thuê cố vấn và chuyên gia nước ngoài. Cho đến nay, sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc và Đài Loan . chủ yếu dựa vào việc du nhập kiến thức khoa học công nghệ nước ngoài và ứng dụng chúng vào sản xuất trong nước. Nhật Bản và Mỹ là hai nước chính cung cấp công nghệ nhưng có vai trò khác nhau. Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất các công nghệ nguyên bản, còn Nhật Bản lại đứng đầu về cung cấp những công nghệ công nghiệp. Để thực hiện việc tìm hiểu các công nghệ tiên tiến nước ngoài, NIEs cần có đủ nguồn ngoại tệ cung ứng cho quá trình nhập khẩu công nghệ bao gồm các chi phí sáng chế công nghệ, chi phí sản xuất, chi phí đàm phán và chi phí bán hàng. Nguồn ngoại tệ này đã được cân đối bằng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của cả Hàn Quốc và Đài Loan. 2 - Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của Việt Nam trong thời gian qua. Mặc dù, hơn 20 năm đổi mới vừa qua, nhất là trong 10 năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của đất nước, nhưng trên thực tế, hoạt động này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, nước ta có khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật, trên 2.250.000 người có trình độ đại học và cao đẳng, trên 18.000 thạc sỹ và 16.000 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, trong đó có 610 tiến sỹ khoa học. Bình quân có 193 cán bộ khoa học công nghệ trên 10.000 dân. Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2004 của UNDP, ở Việt Nam đang có khoảng 50.000 người làm việc trực tiếp trong lónh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong số này có hơn 37.000 người (72% có trình độ đại học trở lên) làm việc trong các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Nhà nước, với 68,9% làm việc theo chế độ biên chế và 31,1% làm việc theo chế độ hợp đồng. Tuy nhiên, tháp nhân lực khoa học và công nghệ này của nước ta còn rất hẹp, nếu so sánh với một nước công nghiệp phát triển như Cộng hòa Liên bang Đức với 82 triệu dân và 1,6 triệu tiến sỹ. Các kết quả hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của nước ta được thể hiện rõ ràng nhất thông qua số lượng các công trình khoa học được công bố và số lượng các đăng ký sáng chế hằng năm ở Việt Nam. Bảng: Kết quả hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của Việt Nam thời kỳ 1996 - 2005 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học và công nghệ trong nước 3954 4795 5365 6572 5765 7023 6555 7669 8408 12326 Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích 1987 1330 1133 1183 1335 1288 1342 1281 1569 2162 Tỷ lệ % số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam trong tổng số 7,2 4,1 3,5 5,3 2,5 6,8 10,1 14,0 11,4 13,8 Có thể nhận thấy trong 10 năm gần đây, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học và công nghệ trong nước đã tăng hơn gấp 3 lần. Tuy nhiên, số công trình, bài báo khoa học của Việt Nam công bố ở nước ngoài mới đạt khoảng 300 bài/năm, ngang với mức của Thái Lan cách đây 20 năm. Trong giai đoạn 1998-2002, tỷ lệ số bài báo khoa học của Việt Nam trên tổng số của thế giới chỉ đạt 0,02%. Trong lúc đó ở Hàn Quốc và Đài Loan: 0,77%; Xin-ga-po: 0,25%; Thái Lan: 0,11%; Ma-lai-xi-a: 0,08%; Phi-líp-pin: 0,05%; In-đô-nê-xi-a: 0,04%. Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích chủ yếu là do các doanh nghiệp đầu nước ngoài đăng ký thông qua nhập khẩu công nghệ. Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam mới đạt khoảng 10% trong một số năm gần đây. Số đăng ký sáng chế quốc tế của Việt Nam trong 5 năm (2001-2005) chỉ có 11 đơn, trong khi đó của một số nước trong khu vực và trên thế giới là: Ma-lai-xi-a: 147; Phi-líp-pin: 85; Thái Lan: 39; In-đô-nê-xi-a: 36; Hàn Quốc: 15.000; Nhật Bản: 87.620; Mỹ: 206.710. Những con số trên cho thấy trình độ khoa học và công nghệ của nước ta vẫn còn một khoảng cách lớn so với ngay cả các nước trong khu vực. Năm 2006, tổng đầu từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã tăng lên gần 5.890 tỉ đồng, đạt 2% chi ngân sách nhà nước. Do môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh chưa cao nên các hoạt động khoa học và công nghệ chưa trở thành một công cụ và động lực thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nguồn đầu từ ngân sách nhà nước chiếm đến 60% tổng đầu của xã hội cho khoa học và công nghệ, trong đó 2/3 dành cho sự nghiệp khoa học và 1/3 dành cho xây dựng cơ bản. ở các nước, số đầu của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ chiếm trên 60%, còn đầu của nhà nước chỉ chiếm 30%. Về đầu của các doanh nghiệp, kinh phí đầu cho khoa học và công nghệ tại 28 tổng công ty 90 - 91, từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ 60% tổng số vốn đầu cho khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp toàn quốc. Tỷ lệ đầu nghiên cứu phát triển/đầu đổi mới thiết bò công nghệ là 6%/94%. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển của các tổng công ty dao động trong khoảng từ 0,05% - 0,1% trên tổng doanh thu (các nước là 5 - 6%). Như vậy, tỷ lệ này còn rất thấp để các tổng công ty 90 - 91 có thể cạnh tranh trên thò trường trong nước và quốc tế. Tình hình phát triển công nghệ ở Việt Nam có thể đánh giá thông qua giá trò nhập khẩu máy móc, trang thiết bò công nghệ trong thời gian gần đây. Trong 5 năm giai đoạn 2001 - 2005, nước ta đã nhập khẩu 35.997 triệu USD máy móc, thiết bò, dụng cụ, phụ tùng, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2006, con số này là 9.597 triệu USD, chiếm 21,8 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Chính vì tốc độ nhập khẩu công nghệ còn chậm nên hiện nay mặt bằng công nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của nước ta còn ở mức thấp do công nghiệp hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóa. Số ngành, lónh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít. Các ngành sử dụng công nghệ cao mới đang bắt đầu hình thành. Đến nay, nước ta sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đạt khoảng 20%, trong khi đó của Xin-ga-po là 73%, Ma-lai-xi-a là 51% và Thái Lan là 31% (theo tiêu chí, để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là trên 60%). Tốc độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tính riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ cao nhất cả nước cũng chỉ đạt khoảng 12%), so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới thì đó là mức còn rất thấp. Trong công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa 26,6%, bán cơ khí hóa 35,7%, thủ công 16,2%. Việc chưa chú trọng tiếp nhận công nghệ và sự phát triển chậm của lónh vực công nghiệp chế tạo của Việt Nam đã biểu hiện qua năng lực cạnh tranh công nghệ yếu kém. Theo báo cáo phát triển công nghiệp 2002 - 2003 của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đánh giá về sự phát triển công nghiệp và năng lực cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của 87 nền kinh tế đang phát triển, trong đó có 14 nền kinh tế châu á thì Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách này. Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2004, năng lực cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế nước ta chỉ đứng thứ 77/104 nền kinh tế, chỉ số về chuyển giao công nghệ được xếp thứ 66 là nhờ tỷ lệ vốn FDI vào nước ta ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chỉ số xếp hạng về công nghệ chỉ đứng thứ 92 do tỷ lệ nhập khẩu máy móc, thiết bò trên tổng kim ngạch nhập khẩu mới ở mức thấp. Chỉ số về mức độ sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài của Việt Nam chỉ đứng thứ 99 trong số 104 nền kinh tế được xếp hạng. Các số liệu trên cho thấy Việt Nam cần phải sớm khắc phục tình trạng yếu kém về chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong lónh vực công nghiệp chế tạo đònh hướng xuất khẩu, khắc phục sự mất cân đối giữa sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước với tiếp nhận công nghệ qua các doanh nghiệp FDI và khắc phục sự liên kết yếu kém giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất. Hiện nay, mặc dù vốn đầu của Nhà nước đang chiếm tỷ lệ rất cao, nhưng các ngành công nghiệp nước ta còn chưa tập trung thích đáng vào việc nhanh chóng phát triển và làm chủ các công nghệ nguồn, công nghệ chế tạo đònh hướng xuất khẩu, có xu hướng để các nhà đầu nước ngoài "phát triển giúp" các ngành công nghiệp nói trên. Điều này dẫn đến nguy cơ "công nghiệp hóa mà không nắm giữ được những bí quyết công nghệ chiến lược và mũi nhọn" như tình trạng của nhiều nước Đông - Nam Á hiện nay. Tỷ lệ nhập khẩu máy móc, thiết bò sản xuất công nghiệp trên tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nền kinh tế nước ta cũng chỉ đạt mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong giai đoạn trình độ công nghiệp hóa tương tự, tỷ lệ này của Nhật Bản và Hàn Quốc vào khoảng 40%. 3 - Khoa học và công nghệ cần phải làm gì để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, cần tăng cường trình độ khoa học và công nghệ theo hai hướng: tăng cường trình độ công nghệ trong từng ngành sản xuất và chuyển dòch cơ cấu sản xuất sang những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao - cũng chính là những ngành có giá trò gia tăng lớn. Sự tiến bộ công nghệ của nền kinh tế đất nước được thực hiện bằng cách kết hợp đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ ở nước ngoài và tự phát triển, sáng tạo công nghệ tiên tiến trên nền tảng các công nghệ nhập khẩu. Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với một nước đang trong quá trình phát triển như Việt Nam thì nhập khẩu công nghệ tiên tiến ở nước ngoài là phương pháp vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí nếu lựa chọn hiệu quả được những công nghệ có mức độ tiên tiến thích hợp với giá thành hạ trong quá trình nhập khẩu. Điều này được gọi là lợi thế đi sau của các nước đang phát triển do không bắt buộc phải trải qua hành trình tiến bộ công nghệ như các nước phát triển. Vấn đề nhập công nghệ tiên tiến đòi hỏi chi phí đầu lớn trong khi khả năng nguồn vốn của nền kinh tế còn hạn hẹp. Vì vậy, quá trình nhập khẩu và nâng cao trình độ công nghệ chỉ có thể được đẩy mạnh bằng chiến lược phát triển thò trường vốn trong nước và khai thông, kết nối với thò trường vốn quốc tế, đặc biệt là thò trường chứng khoán. Đây cũng chính là bí quyết công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của Hàn Quốc, Đài Loan trước kia và của Trung Quốc hiện nay. Đồng thời với quá trình trên, chúng ta phải nhanh chóng thúc đẩy việc tiếp thu và phát triển khả năng tự chế tạo, tiến tới sáng tạo công nghệ. Khả năng sáng tạo công nghệ là con đường duy nhất để Việt Nam cũng như các nước đang phát triển đuổi kòp và vượt trình độ của các nước công nghiệp phát triển, nhờ vậy mới có thể giảm bớt những khoản chi phí tốn kém cho việc nhập khẩu những công nghệ tiên tiến. Khả năng sáng tạo công nghệ dựa trên cơ sở óc sáng tạo và trình độ quản lý hoạt động nghiên cứu và trình độ nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ ứng dụng. Nó phụ thuộc vào tiềm năng trí tuệ của dân tộc và đòi hỏi một chính sách đầu lâu dài liên tục và đúng phương hướng vào khoa học và công nghệ của đất nước. Như tất cả các nước đang phát triển có nguồn lực còn hạn chế, nước ta phải vượt qua khó khăn trong quá trình đầu hiện đại hóa công nghệ, là tích lũy và sử dụng tối ưu nguồn vốn. Trong thời kỳ đầu, chúng ta đã tập trung vốn vào các ngành kinh tế với công nghệ chưa phải tiên tiến và đòi hỏi nguồn vốn thấp để phát huy lợi thế so sánh động so với các nước phát triển hơn. Tuy nhiên, để vượt qua trạng thái dừng của nền kinh tế có trình độ công nghệ thấp, trong thời kỳ tới chúng ta phải có chiến lược nâng cao trình độ khoa học và công nghệ để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nền kinh tế. Đây chính là mô hình phát triển "xuất khẩu tònh tiến" bằng động lực khoa học và công nghệ. [...]... kho tàng văn hóa dân gian và văn hóa bác học ở Việt Nam qua các thế kỷ được xuất bản, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trò tưởng, thẩm mỹ của dân tộc ta Nhiều tác giả có xu hướng khai thác kho tàng văn học dân gian làm chất liệu cho sáng tác của mình Số đông văn nghệ sỹ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng có vốn sống, giàu lòng yêu nước, trước những biến... ng, ăn chơi, nghiện ngập ở một bộ phận sinh viên, học sinh, coi nhẹ giáo dục đạo đức thẩm mỹ và các bộ môn chính trò, khoa học xã hội - nhân văn Đời sống văn hóa - nghệ thuật còn những mặt bất cập Trong sáng tác, lý luận và phê bình có lúc nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu văn học cách mạng kháng chiến Xu hướng thương mại hóa, chạy theo những thò hiếu thấp kém làm chức năng giáo dục tưởng... chất lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình văn hóa, có kế hoạch đầu cho khâu sáng tác kòch bản, dàn dựng chương trình, vở diễn, đào tạo tài năng nghệ thuật; tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật để có những tác phẩm đỉnh cao, các chương trình nghệ thuật hấp dẫn, có tính giáo dục tưởng thẩm mỹ cao phục vụ nhân dân, đẩy lùi các hoạt động tiêu cực trong hoạt động... chất, trí tuệ và xúc cảm quyết đònh tính chất một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Cũng có người cho rằng, văn hóa theo nghóa rộng là, toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, gồm tám lónh vực: tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa; thông tin đại chúng; thể chế văn hóa; đời sống văn hóa Nghóa hẹp gồm nếp sống, lối sống; văn học... vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, đặc biệt là phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Phát hiện và biểu dương kòp thời các gương điển hình, các cá nhân, tập thể có những đóng góp tiêu biểu cho việc xây dựng đời sống văn hóa Tập trung xây dựng các huyện điểm, thò xã, thò tứ văn hóa ở các đòa phương Chú trọng đầu xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết... cũng như nghiên cứu khoa học và công nghệ, đi trước một bước ng ứng với quá trình đột phá và dòch chuyển của nền kinh tế lên trình độ công nghệ cao hơn Trong mỗi thời kỳ phát triển, ngành sản xuất chủ yếu đang nắm giữ lợi thế so sánh của nền kinh tế có nhiệm vụ xuất khẩu và tích lũy vốn, trong khi đó ngành sản xuất mũi nhọn được bảo hộ ng đối trong chiến lược nâng cao trình độ công nghệ của nền... và môi trường văn hóa lành mạnh Phát triển xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật Huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để đầu xây dựng các công trình và thiết chế văn hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đoàn thể tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, quản lý và bảo vệ di tích, di sản văn hóa Nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa... "Dấu ấn văn hóa Huế", "Tinh hoa Hà Nội"; nhiều hoạt động nghệ thuật phong phú đa dạng: ca trù, hát xẩm, chầu văn, đờn ca tài tử Nam Bộ, ẩm thực các vùng miền Việt Nam đã khẳng đònh được mình, để lại ấn ng tốt đẹp trong con mắt bạn bè quốc tế từ cách giao tiếp, ứng xử cho đến vốn văn hóa riêng phong phú, đậm đà Những bước tiến mới trong quá trình hội nhập đang đem lại những kết quả tốt đẹp: ngày 11-1-2007,... tạo nên một nền văn hóa mới: kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế Chiếc áo dài truyền thống có những nét cách tân trong kiểu dáng, hoa văn trang trí Nhiều bài hát, lấy chất liệu từ dân gian nhưng lại được phối theo những thể loại nhạc hiện đại: pop, Hiphop, Rock tạo nên sự hấp dẫn cho người nghe Con người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ vẫn giữ được nét giản dò, thuần hậu... thông minh, nhanh nhẹn, khả năng phán đoán và nắm bắt xã hội hết sức nhạy bén trước nhòp sống phương Tây Bên cạnh những phong tục đẹp của ngày tết hay những lễ hội truyền thống, người Việt Nam vẫn nô nức tham gia những sinh hoạt văn hóa vốn của phương Tây như Noel, ngày lễ tình yêu valentine, lễ hội hóa trang Nghiêm túc đánh giá những mặt hạn chế, yếu kém Lẽ dó nhiên, hướng tới bản sắc văn hóa dân tộc, . 8408 12326 Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích 1987 133 0 113 3 118 3 133 5 1288 134 2 1281 1569 2162 Tỷ lệ % số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp. đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ chiếm trên 60%, còn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 30%. Về đầu tư của các doanh nghiệp, kinh phí đầu tư

Ngày đăng: 23/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan