1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luyện thi: Sóng

6 293 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

Sóng Xuân Quỳnh Sinh thời, khi được đề nghò tự chọn cho mình một bài thơ chính bản thân yêu thích, Xuân Quỳnh đã đưa ra một cái tên - “Tự hát”. Nhưng xét về một mặt nào đó, những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh đều có thể coi là lời tự hát của chính nhà thơ. Xuân Quỳnh có lẽ đích thực là mình khi nhà thơ đã bạo dạn bộc bạch, giãi bày trên những dòng thơ những rung động của một trái tim hồn hậu, thiết tha, khao khát yêu thương và được yêu thương, một trái tim rất giàu nữ tính. Không đợi tới những bài thơ được viết vào cuối đời, chúng ta mới bắt gặp một Xuân Quỳnh như thế mà đó là từ khi còn trẻ trung. Xuân Quỳnh trẻ trung ấy là nhà thơ của “Thuyền và biển” và nhất là ở trong “Sóng”. Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ gợi ra một vẻ rất riêng của “sóng”. Dữ dội và dòu êm Ồn ào và lặng lẽ Những câu thơ cứ như là nhòp sóng, bềnh bồng, chao đưa giữa hai phía có vẻ như đối lập nhau. Bên này là “dòu êm”, bên kia là “dữ dội”, “ồn ào” ở phía này và “lặng lẽ” ở phía kia. Và ai cũng thấy rằng sóng vốn là như thế, dữ dội là nó, êm dòu cũng là nó. Sóng có thể ồn ào nhưng cũng không ít khi yên lặng. Thế nhưng phát hiện của nhà thơ rất có thể lại được đọng nhiều hơn ở chữ “và”. Phải là “và” chứ không phải “mà” hay “nhưng” thì người ta mới thấy hai trạng thái đối lập kia không tách bạch ra khỏi nhau mà hoà lẫn vào trong nhau. Và xét từ phía đó, những chữ “và” có tác dụng chuẩn bò cho sự xuất hiện của những chữ “không hiểu”. Sông không hiểu nổi mình Đó là một dòng sông tự thấy mình mâu thuẫn. Nhưng khi đặt những chữ “không hiểu” sau chữ “sông” thì lối viết ấy không chỉ có giá trò nhân hoá làm cho dòng sông mang tâm hồn con người. Lối viết ấy còn làm cho người đọc thơ cảm thấy sông kia cũng là một hình ảnh được mượn để nói về con người. Người đọc sẽ nhận ra từ những dòng thơ cảm giác bối rối, khắc khoải của một người con gái khi đang lắng nghe những nhòp đập thất thường bên trong trái tim mình. Người con gái đang cảm thấy trong hồn mình có những xung đột khó nhận ra, khó cảm được. Cảm giác ấy sẽ đến với người phụ nữ ấy cùng với tình yêu. Nhưng ngay trong khổ thơ đầu tiên, người ta còn thấy đây là một người phụ nữ không dễ dàng chấp nhận tình yêu trong giới hạn của sự bình thường hay tầm thường bởi câu thơ cuối cùng Xuân Quỳnh viết : Sóng tìm ra tận bể. Câu thơ không chỉ nói đến sóng trong qui luật tự nhiên của tạo hoá. Câu thơ còn là một niềm gì khao khát của tâm hồn muốn được thoả mãn những đòi hỏi của mình trong một không gian khác lớn lao hơn, rộng mở hơn. Và sự rộng mở ấy xuất hiện ngay ở khổ thơ thứ hai. Nhưng điều ta bắt gặp đầu tiên ở đây là sự lớn lao của thời gian. Câu thơ thứ nhất của khổ thơ có chữ “ngày xưa”- chỉ một quá khứ, và câu thơ thứ hai có chữ “ngày sau” - chỉ một tương lai cũng xa xăm như thế. Nhưng lần này, “ngày xưa” và “ngày sau” sẽ không làm nên một cặp đối lập như ở khổ thơ thứ nhất bởi sau hai chữ “ngày sau” sẽ là “cũng thế”. Hai chữ ấy xoá nhoà sự khác biệt của thời gian để làm con sóng được nói đến trở thành con sóng của sự bất diệt, của qui luật vónh hằng. Người đọc thơ sẽ chờ đợi nhà thơ nói cụ thể hơn về qui luật vónh hằng. Nhưng thật bất ngờ, câu thơ tiếp theo lại là những câu thơ nói đến tính yêu : Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. Khi ấy con sóng được nói đến đã không còn là con sóng của biển cả mà là con sóng của tình yêu, một tình yêu trải ra từ “ngày xưa” đến mãi “ngày sau”. Sóng chính là sự vỗ đập, nỗi bồi hồi của tình yêu bất diệt. Nhưng nhà thơ sẽ không viết “bồi hồi trong hồn trẻ” mà là “bồi hồi trong ngực trẻ”, bởi nếu tình yêu là sóng thì câu viết cho thấy lồng ngực của tuổi thanh xuân ấy sẽ được ngầm so sánh với biển khơi. Và như thế, trong cảm xúc của Xuân Quỳnh, tình yêu đã làm cho tuổi trẻ và con người trở nên kì vó. Cảm giác mênh mông của làn sóng biển trong khổ thơ thứ hai đã trở lại một lần nữa ở đầu khổ thứ ba, trong hình ảnh của những “con sóng muôn trùng”. Trước muôn trùng sóng bể Nhưng lần này cảm giác mênh mông được chuyển từ ý niệm của không gian sang ý niệm thời gian. Trên bối cảnh của không gian mênh mông như thế, lần đầu tiên hiện lên trực tiếp trong bài thơ hình ảnh của nhân vật trữ tình - “em”. Em nghó về anh, em Đấy là một con người đối diện với mọi thiên nhiên bao la nhưng không cảm thấy rợn ngợp, trơ trọi, cô đơn như chúng ta bắt gặp trong hình ảnh của những bài thơ được làm trước đó. Bởi vì người con gái ấy cũng đã biết rằng trong lòng mình đang xao động một tình cảm lớn lao có thể sánh với sự lớn lao của biển cả. Phải như thế, nhà thơ mới viết tiếp hai câu sau : Em nghó về biển lớn Từ nơi nào sóng lên. Tình yêu giữa anh và em có thể đặt ngang hàng với biển rộng, bởi như thế tình yêu mới được gửi gắm vào những suy nghó của sóng gió. Câu hỏi mà con người đặt ra trước biển khơi, sẽ nối tiếp nhau, đuổi theo nhau như là những con sóng ngút ngát, tít tắp về phía cội nguồn. Nó cứ như tiếp sức nhau để những suy nghó của con sóng cứ miên man mãi về nơi vô tận. Sóng rồi lại sóng, gió liền theo gió để rồi về một nơi xa. Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu ? Và khi ý nghó đến tột cùng, người con gái chợt lắc đầu duyên dáng : Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau. Cái hay của câu thơ không chỉ bởi nó nói lên một chân lý mà tất cả những ai đã có một tình yêu thật sự đều đồng tình. Cái hay cũng không chỉ ở chỗ những câu thơ như là sự chuyển đổi vừa tự nhiên vừa bất ngờ từ ngoại giới đến nội tâm, từ sóng gió bên ngoài về với tình cảm bên trong của con người. Câu thơ hay chủ yếu thể hiện ở chỗ : nó đã diễn tả thật tuyệt vời những cảm giác : sung sướng, ngất ngây hạnh phúc của một người chợt nhận ra rằng tình yêu là một tình cảm thật tuyệt diệu, là cái gì mà trước đó mọi cố gắng của ý chí đều trở nên bất lực. Và như thế, bốn khổ thơ đầu của “Sóng” được viết ra để nói về chính sự kì diệu đó. Nếu như khổ thơ thứ nhất nhà thơ mở đầu bằng “không hiểu” thì đoạn thơ kết thúc bằng “không biết”. Dường như nhân vật trữ tình hay chính nhà thơ ấy không thể hiểu, không thể biết về một cái gì đó rất huyền diệu, cho dù con người đã cố gắng tìm hiểu hết sức của mình. Đó chính là sự huyền diệu của tình yêu, để người ta nhận ra rằng “Sóng” của Xuân Quỳnh trước hết là những cảm nhận về tình yêu. Sang đến khổ thơ thứ năm, chúng ta dễ có cảm giác rằng mạch thơ dường như trở về với điểm xuất phát ban đầu. Hình ảnh con sóng lại xuất hiện, lại trong trạng thái đối lập giữa “dưới” và “trên”, giữa “lòng sâu” và “mặt nước”. Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Nhưng như chúng ta vẫn thường thấy trong thơ và trong cảm xúc của con người, đó chỉ là sự trở về để tạo đà, chuẩn bò cho một cao trào cảm xúc mới. Thật vậy, cảm xúc ấy sẽ trào lên ngay trong câu thơ thứ ba của khổ, câu thơ bắt đầu bằng một chữ “ôi” : Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Con sóng quay trở lại những giờ đây là con sóng “nhớ bờ”. Ranh giới “trên mặt nước” và “dưới lòng sâu” đã không còn nữa, chỉ còn con sóng của nỗi nhớ nhung, một nỗi nhớ không phân biệt dưới và trên, bề sâu và bề mặt và còn hơn thế không phân biệt ranh giới của đêm và ngày. Nhưng khi nhà thơ đã dùng đến những chữ “nhớ” và đặt cùng “không ngủ” thì chúng ta hiểu rằng : con sóng không chỉ là chuyển động của biển khơi, con sóng có hồn, mang dáng dấp, tình cảm của con người. Và Xuân Quỳnh không để cho khổ thơ khép lại ở đây, vì sự tuôn trào của cảm xúc tới đây vẫn chưa thể nào dừng lại. Câu thơ thứ năm sẽ tiếp lấy âm hưởng của những câu thơ trước đó, để tình cảm cứ dâng lên mãi đến đỉnh điểm của nỗi nhớ thương bởi nhà thơ đã viết : Lòng em nhớ đến anh Nỗi nhớ anh trong sự hoà điệu với câu thơ trên - “ôi con sóng nhớ bờ” làm cho tình cảm con người phát huy được vẻ đẹp và sức mạnh của làn sóng biển. Nhưng đỉnh cao trong tình cảm của khổ thơ này có lẽ đọng nhiều nhất ở câu thơ cuối bởi nó chứa đựng sự sáng tạo mà chắc hẳn nhà thơ rất tâm đắc. Văn chương xưa đã nói khá nhiều và rất hay về những nỗi nhớ đi cả vào giấc mơ. Thế nhưng trước Xuân Quỳnh, hình như vẫn có một sự phân cách không thể xoá nhoà giữa khi mơ và khi thực : Khi mơ những tiếc khi tàn Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không. Nhưng với Xuân Quỳnh, với người con gái đắm đuối trong tình yêu kia thì thực và mơ không còn là hai trạng thái đối lập, nỗi nhớ không ngủ ngay cả trong mơ, tựa như con sóng kia cũng không chòu ngủ, cho dù ban đêm hay ban ngày. Đó là một nỗi nhớ không chấp nhận mọi ranh giới, một nỗi nhớ không thay đổi trong lòng người giữa muôn ngàn thay đổi của thiên nhiên. Và như thế, phải là một con người hết lòng với tình yêu mới có thể viết nên những câu thơ thiết tha như thế. Khi đã tự nhận thức như vậy, mạch thơ lại trở lại dặt dìu trong âm hưởng, vang ngân của những con sóng nhớ bờ. Khổ thơ thứ sáu nối tiếp, giống như sự vang vọng trùng điệp với bốn câu thứ nhất của khổ thơ trên đó, với lối cấu trúc tương tự như nhau. Bắt đầu bằng sự phân cách, vượt lên trên phân cách. Điệp khúc của nỗi nhớ trở thành ám ảnh, trở nên bền lâu, bất tận. Nhưng khổ thơ này dẫu sao cũng mang nhiều sáng tạo, đặc sắc bởi cách nói dường như ngược qui luật thông thường : Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nhưng chúng ta không nên coi đây như là một sự cố tình đảo ngược, càng không phải là một sự nhầm lẫn của nhà thơ. Phải có cách nói ấy, Xuân Quỳnh mới diễn tả được rất thật nỗi lòng của người con gái với trái tim đang tràn ngập niềm yêu thương. “Ngược” hay “xuôi” đâu phụ thuộc vào phương vò đòa lý mà chỉ có anh thôi, chỉ có cảm giác “hướng về anh một phương” lúc nào cũng thường trực. Giữa những điều không thể biết về tình yêu, Xuân Quỳnh trong khổ thơ này đã muốn nói đến những điều có thể thấy, có thể nhận ra. Dẫu cho con người không thể cắt nghóa bản chất, nguồn cội của tình yêu - “khi nào ta yêu nhau” nhưng con người vẫn có thể nhận ra: tình yêu là nỗi nhớ, và nỗi nhớ là dấu hiệu chắc chắn của tình yêu, báo hiệu sự hướng về nhau, son sắt, đinh ninh. Tình yêu vẫn cứ bất tử ngay cả khi những dấu hiệu có thể biết này vẫn còn chứa đựng không ít những điều kì diệu. Hình ảnh sóng một lần nữa lại trở về trong khổ thơ thứ bảy của “Sóng”. Nhưng đến đây, con sóng sẽ được nói tới không trong số ít như ở những khổ thơ trước đó mà giờ đã là “trăm nghìn con sóng”, và cũng không còn ở biển cả mà tìm ra tận “đại dương”. Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng vỗ Không gian mở ra mênh mông, để sóng mang ý nghóa lớn lao và phổ biến hơn. Nhưng con sóng trong khổ thơ này sẽ không chỉ còn là những ngọn sóng xa bờ, “nhớ bờ” mà đã là những con sóng nhất đònh sẽ “tới bờ”. Xuân Quỳnh nói điều đó với một sự khẳng đònh hoàn toàn chắc chắn, được làm nên bởi một từ phủ đònh - “chẳng” và một từ nghi vấn - “nào”. Như thế, khổ thơ nói đến một niềm tin lớn lao, niềm tin mà Xuân Quỳnh muốn cho rằng đó cũng là một dấu hiệu của tình yêu, bên cạnh niềm nhung nhớ. Với Xuân Quỳnh, đó cũng là một điều có thể biết giữa những điều không thể biết của tình yêu. Câu thơ biểu hiện một tình cảm không chỉ mạnh mẽ, trong sáng mà tràn ngập một niềm lạc quan. Đó chính là tình cảm phân biệt dứt khoát quan niệm tình yêu của những phụ nữ ở thời đại mới với quan niệm tình yêu của những nhà thơ khác trong những thời đại khác. Và như thế, nhà thơ đã bác bỏ quan niệm “tình là dây oan” hay “Yêu là chết ở trong lòng một ít” ở những nhà thơ trước đó. Nhưng cũng không thể từ đó mà vội cho rằng niềm tin mà Xuân Quỳnh nói đến trong khổ thơ là một niềm tin giản đơn, dễ dãi, bởi chúng ta thấy nhà thơ đã không quên thêm vào sau một câu thơ : Con nào chẳng tới bờ một dòng thơ tiếp: Dẫu muôn vời cách trở. và cũng là dòng thơ cuối cùng của một khổ thơ. Vò trí ấy là vò trí thường được dành cho vế chính của một câu chính - phụ. Vì vậy, ý thơ về sự “cách trở muôn vời” sẽ được nhấn mạnh hơn cả. Đó là còn chưa kể rằng trong cách viết và có thể trong quan niệm của Xuân Quỳnh, những chữ “con sóng” được đặt sau những chữ “trăm ngàn” nhưng “cách trở” sẽ được đặt sau “muôn vời” - gấp nhiều lần hơn thế. Điều ấy chứng tỏ rằng khổ thơ nói đến một niềm tin kiên đònh, chắc chắn, lạc quan nhưng không hề ngây thơ, dễ dãi. Đó là niềm tin của một con người cũng đã nếm trải đủ sức nặng của cách trở, khó khăn trong tình yêu. Nhưng chính vì thế, niềm tin ấy càng có sức thuyết phục. Theo một cách nghó nào đó, bài thơ “Sóng” có thể kết thúc với khổ thơ nói đến niềm tin, niềm lạc quan mà không trở lực nào ngăn cản được. Nhưng Xuân Quỳnh đã không nghó thế. Nhà thơ ấy sẽ tiếp tục dành cho sóng thêm hai khổ thơ nữa, và đây mới là những khổ thơ đã nâng bài thơ lên một tầm vóc mới. Khổ thơ thứ tám bắt đầu bằng một ý thơ có lẽ chỉ sinh ra ở những tâm hồn trẻ. Cuộc đời tuy dài thế Thế nhưng điều đáng chú ý ở đây là nhà thơ lại đặt chữ “tuy” ở trước chữ “dài” như để báo trước rằng câu thơ sẽ nói đến một điều gì mâu thuẫn, một sự đối lập, nỗi khắc khoải băn khoăn. Và chúng ta có thể thấy điều ấy ngay ở câu thơ tiếp theo với sự ẩn hiện thấp thoáng của một chữ “nhưng” : Năm tháng vẫn đi qua Băn khoăn của Xuân Quỳnh nằm ở đây : nhưng rồi năm tháng sẽ đi hết cuộc đời. Nghóa là cuộc đời dài nhưng cuộc đời không vô hạn. Băn khoăn như thế chỉ cũng có ở một người thiết tha kiếm tìm sự vô hạn cho mình. Và sự băn khoăn sẽ được láy lại ở hai câu thơ sau, hai câu thơ cũng bắt đầu bằng cảm giác về sự bao la. Chỉ có điều đó không phải là chiều dài của thời gian mà ra chiều rộng của không gian: Như biển kia dẫu rộng Để rồi người phụ nữ ấy một lần nữa lại khắc khoải thấy rằng : không gian kia mênh mông nhưng không phải vô cùng vô tận, bởi biển kia dẫu rộng lớn, nhưng : Mây vẫn bay về xa. Giới hạn của biển cả không đủ cho đà bay của đám mây. Những câu thơ ấy là tiếng nói của tâm hồn mong mỏi được trở nên vô cùng, bất tử, không muốn chấp nhận giới hạn dù dài rộng của một đời người. Nhưng mâu thuẫn được đặt ra không phải để đưa con người tới sự bế tắc. Sang đến khổ thơ cuối cùng, Xuân Quỳnh dường như đã tìm được hướng giải quyết cho mâu thuẫn ấy trong câu thơ tràn ngập “nỗi khát vọng tình yêu” : Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. “Làm sao được tan ra” - câu thơ ít nhất cũng cho ta thấy Xuân Quỳnh không đòi hỏi một sự trường tồn của thể xác. Nhà thơ đã sẵn sàng được tan ra, chỉ có điều đó phải là sự tan ra thành sóng. Và như thế, hình tượng sóng thêm một lần nữa quay trở lại. Nhưng đây không còn là những con sóng của tự nhiên, bởi vì nhà thơ sẽ viết “giữa biển lớn tình yêu”. Đó là những con sóng nhỏ, nhưng là con sóng nhỏ giữa biển cả mênh mông của tình yêu. Cái mà Xuân Quỳnh muốn trở nên bất tử chính là tình yêu, tình yêu mà nhà thơ muốn nó phải dài hơn cả đời người. Tình yêu ấy phải bất diệt dù cuộc đời có là hữu hạn. Vì vậy, câu thơ cuối cùng bắt đầu bằng một chữ “để” : Để ngàn năm còn vỗ. Nhà thơ muốn tan ra thành sóng để được sống mãi với tình yêu. Đây là những câu thơ không phải dễ viết ra nếu tác giả không phải là một người mang sẵn trong mình niềm khao khát cực điểm nỗi yêu thương và được yêu thương, niềm khao khát mà Xuân Quỳnh còn nói đến một lần nữa trong “Tự hát” : Biết yêu anh cả khi chết đi rồi. Phải có hai khổ thơ cuối cùng này để nhà thơ có thể nói đến một tình yêu lớn lao, khác thường, không phải chỉ để theo đuổi một đời người mà phải đạt đến tầm vũ trụ, vô thuỷ vô chung. . ấy con sóng được nói đến đã không còn là con sóng của biển cả mà là con sóng của tình yêu, một tình yêu trải ra từ “ngày xưa” đến mãi “ngày sau”. Sóng chính. con sóng ngút ngát, tít tắp về phía cội nguồn. Nó cứ như tiếp sức nhau để những suy nghó của con sóng cứ miên man mãi về nơi vô tận. Sóng rồi lại sóng,

Ngày đăng: 23/06/2013, 01:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w