ChíPhèo Nam Cao Hơn 6 thập kỉ trước đây, khi Nam Cao bắt tay vào viết tác phẩm mà ngày nay vẫn quen được gọi là “Chí Phèo” thì đề tài về nông thôn và về người nông dân Việt Nam từ khá lâu đã không còn là mới. Những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu nhất về mảng đề tài này đã hội tụ gần đủ mặt ở văn đàn. Trong bối cảnh như thế, thiên truyện của một cây bút còn chưa mấy ai biết đến như Nam Cao khó tránh khỏi sẽ bò rơi vào chốn lãng quên, nếu như tác giả không còn khả năng phát hiện ra điều gì mà các nhà văn trước đó chưa nói tới. Ấy là một thách thức mà Nam Cao đã lặng lẽ chấp nhận và đã vượt qua, với một ChíPhèo thực sự sâu sắc và đặc sắc. Và điều làm nên nét đặc sắc của truyện ngắn ấy là một nhân vật có một cái tên vô cùng độc đáo : Chí Phèo. ChíPhèo xuất hiện ở những dòng đầu tiên trong thiên truyện của Nam Cao như là một kẻ đáng ghê sợ, một kẻ không còn lương thiện, một kẻ cảm thấy mình đối lập, căm giận, rủa nguyền tất cả, từ trời, đời, đến làng quê của mình, cho đến cả những người đã sinh hạ ra mình. “Hắn vừa đi vừa chửi”. Thế nhưng khác với nhiều nhân vật trước , và khác với cả một số tác phẩm của chính bản thân mình, Nam Cao đã nhất quyết không muốn tìm nguyên nhân của sự hung dữ, bất nhân ấy ở bên trong con người Chí. Trong truyện ngắn của mình, Nam Cao cũng đã xây dựng nhân vật ChíPhèo như là một người con ngoan, một đứa trẻ bò bỏ rơi ngay từ khi mới lọt lòng, không nhà cửa, vật vờ từ tay người này qua tay người khác. Nhưng Nam Cao cũng không chòu coi lý lòch “không cha không mẹ” ấy như là một nguồn cớ để làm nên tính cách bất hảo của Chí sau này. Nhà văn đã tốn không ít công sức để dựng lại quãng đời thơ ấu và thanh niên của anh Chí, một quãng đời hoàn toàn lương thiện như mọi người lương thiện khác. Nhà văn đã để cho anh canh điền ấy có một ước mơ thật giản dò, bé nhỏ, khiêm nhường, vô cùng trong sạch và đáng q – mơ ước của một con người lao động muốn tạo dựng hạnh phúc bằng chính bàn tay lao động. Đó chỉ đơn giản là “một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Nam Cao cũng cho thấy ChíPhèo không phải không có lúc đã làm những việc không hay, nhưng phẩm chất lương thiện của anh vẫn thể hiện ngay trong hoàn cảnh ấy. Người cố nông kia, khi bò bà ba nhà Bá Kiến gọi lên bóp chân, vẫn còn biết “nhục” , biết “khinh” kẻ đã sai khiến mình làm điều xấu xa ấy. Dù rằng anh chỉ là một kẻ làm thuê, và người mà anh cho mình cái quyền “khinh” ấy lại chính là bà ba nhà Bá Kiến - một kẻ có quyền hành. Và đoạn đời lương thiện ấy, chẳng phải tình cờ mà Nam Cao để trải ra gần khắp chiều dài thiên truyện, lấp lánh lên như để nhắc nhở người đọc đừng quên rằng nếu ChíPhèo có trở thành một kẻ táo tợn, hung dữ , uống máu người không tanh thì đó không phải là do bản thân tính cách. Sự biến đổi ấy là do và chỉ do xã hội thực dân - phong kiến, cái chế độ bẩn thỉu ấy gây nên. ChíPhèochỉ trở nên xấu xa kể từ khi con người hiền như đất ấy bò bọn cường hào đẩy tới nhà tù, chỉ vì một cơn ghen hoàn toàn của một kẻ cường hào. Và chúng ta thấy bằng cách viết ấy, Nam Cao đã thể hiện được cả sự mong manh, dễ tan vỡ của cuộc đời những người nghèo hèn khốn khổ trong xã hội xưa kia, nơi cuộc sống có thể bò huỷ hoại quá dễ dàng vì bất kì một lý do không đâu, như là cơn ghen vu vơ của lí Kiến. Song trong việc làm cho ChíPhèo và những người giống như ChíPhèo bò biến chất, tha hoá, thì bọn cường hào không phải là thủ phạm duy nhất và cũng không phải là thủ phạm lớn nhất. Bởi bọn chúng không có ý muốn và cũng không đủ khả năng tàn phá, huỷ hoại nhân hình, nhân tính của mọi con người. Chí Phèo, Binh Chức không phải là sản phẩm mà những thế lực như Bá Kiến có thể tạo ra bên trong luỹ tre xanh của làng quê. Chúng chỉ là có thể là những kẻ đầu tiên đẩy Chí Phèo, Binh Chức đến nhà tù, trại lính. Và chính nhà tù, trại lính ấy mới là nơi làm công việc huỷ hoại những phần tốt đẹp của con người. Nam Cao đã không mơ hồ gì về thực dân, thủ phạm lớn nhất làm cho con người bò biến dạng, cuộc đời con người ấy trở nên tan nát, dù không xác đònh một hình tượng thực dân cụ thể nào, và trong thiên truyện cũng không dùng đến một chữ “Tây” nào. Ra khỏi nhà tù thực dân, ChíPhèo trở nên khác hẳn, “trông đặc như thằng săng đá”. “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”.Kẻ khốn khổ ấy sẽ bò mất đi bộ mặt của con người, bộ mặt bình thường ai ai cũng có. Hắn ăn mặc cũng chẳng giống ai, “quần áo nái đen với cái áo tây vàng, cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ”. Nói tóm lại là hắn mang về làng Vũ Đại cái vẻ ngoài “trông gớm chết”. Hắn không nhớ nổi tuổi mình, mất đi cả kí ức và sự tỉnh táo con người. Đó còn là một người say. Với ngòi bút Nam Cao thì kẻ say ấy hiện lên độc nhất vô nhò. Cơn say cứ tràn lan , mênh mông, “thức dậy hãy còn say, uống rượu trong lúc say”.Nhưng cao hơn cả trong quá trình tha hoá của ChíPhèo : hắn đã mất đi cả ý thức về sự tồn tại của mình trong cuộc sống, cái duy nhất có thể phân biệt giữa con người và con vật. “ Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để nhớ mình đang có ở đời”. Đau đớn quá ! Từ một con người, hắn trở thành một con vật lạ. Và bây giờ, anh canh điền chất phác chỉ còn sống với rượu , với những cơn say và dương dương tự đắc mình là một anh hùng. Nhưng Nam Cao đã giải quyết vấn đề ChíPhèo không phải là một anh hùng như anh ta tưởng. Bởi những kẻ liều chỉ có thể liều và mạnh trong một số điều kiện nhất đònh, ví dụ như :một cơn say, khi có người xem, có tiếng kêu gào, chửi bới. Sức mạnh ấy sẽ vuột mất khi ChíPhèo một mình trơ trọi. Mặt khác, cách tỏ ra sức mạnh của mình là tự huỷ hoại mình, không phải là cách của một anh hùng chân chính. Cảm giác xem mình là một anh hùng chỉ là một phản ứng mê muội của một kẻ đã chòu quá nhiều đè nén, quá nhiều khiếp sợ. Hắn đã khiếp sợ quá nhiều, và bây giờ muốn làm khiếp sợ kẻ khác. Nam Cao còn tinh tường khi nhận ra rằng trong kẻ dữ tợn ấy chưa hề mất hẳn “nỗi sợ cố hữu”, nỗi sợ xa xôi của ngày xưa, được làm nên trong những ngày bò thống trò, ức hiếp. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cho ChíPhèo một lần nữa rơi vào vòng tay của bọn cường hào, cộng thêm với sự khôn ngoan, lọc lõi gian hùng của Bá Kiến và cái triết lý “trò không lợi thì dùng”.Chí Phèo sẽ trượt sâu hơn nữa xuống đáy vực của sự tha hoá. Con vật lạ ấy nay trở thành con q dữ Chí Phèo, người nông dân khốn khổ trở thành tay sai của kẻ thù và là kẻ thù của những người cùng cảnh ngộ. Bi kòch của ChíPhèo chính là sự chống lại chính mình, những người dân lương thiện như mình trước đây. Tuy nhiên, thiên truyện của Nam Cao viết ra không chỉ để kể lại một quá trình lưu manh hoá hay vật hoá. Nếu Nam Cao viết Chí Phèo, chỉ quan tâm đến việc một con người bò huỷ hoại nhân hình và nhân tính như thế nào thì truyện đã có thể kết thúc ở nửa đầu và không cần đến cuộc gặp gỡ giữa ChíPhèo và Thò Nở. Thế mà ChíPhèo gặp Thò Nở mới là chi tiết duy nhất mà Nam Cao viết không như là một điều đã diễn ra và kể lại, mà là một điều đang diễn ra. Và điều ấy có nghóa đó mới là tình tiết quan trọng nhất với nhiều dụng công nghệ thuật nhất và kì thú nhất. Trước khi gặp Thò Nở, câu chuyện chỉ là một sự tường thuật, miêu tả lại những sự kiện đã xảy ra. Chỉ sau khi gặp Thò Nở, câu chuyện mới tồn tại dưới dạng đang xảy ra, đang tiếp diễn. Câu chuyện đang được khám phá, được mở ra chỉ từ sau khi ChíPhèo gặp Thò Nở. Cuộc gặp gỡ này đã mang một ý nghóa lớn, một dấu ấn rất Nam Cao. Lep Tolstoi đã từng nói : “Viết văn cũng là làm thí nghiệm, phải tạo ra những tình tiết bất thường, khác tự nhiên để khám phá ra tận cùng bản chất của sự việc”. Và cuộc gặp gỡ này như một phản ứng thí nghiệm, một phản ứng “nhân học”. Phải có cuộc gặp gỡ này thì ChíPhèo mới được một sự đối xử như một con người. Nam Cao đã cho người đọc chứng kiến một kết quả vô cùng kì lạ nhưng cũng đúng vô cùng. Được coi như một con người, tình thương yêu đã làm ChíPhèo thay đổi đến 180 độ. Dường như sau cuộc gặp gỡ với Thò Nở, ChíPhèo đã có lại tất cả những gì mình đã mất. Chí có lại sự tỉnh táo, kiên quyết tỉnh táo để yêu nhau, để hưởng men say khác từ một người phụ nữ. Chí có lại được những kỉ niệm, những kí ức của con người mình khi nhớ lại những mơ ước giản dò của một thû xa xưa. ChíPhèo đã được lắng nghe lại những âm thanh bình thường trong cuộc sống bò chìm lấp trong men rượu trước kia – “tiếng chim ríu rít bên ngoài, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, hay tiếng những người đàn bà buôn vải trò chuyện, hỏi han nhau. Nhưng sự đổi thay kì lạ nhất là trong con người hung tợn, trong con q dữ trước kia đã trỗi dậy một ước mơ, một khát khao được Nam Cao diễn tả bằng những câu văn thiết tha và cảm động bậc nhất trong tác phẩm. “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao!”. Và bằng cách ấy, nhà văn muốn ta hiểu rằng hoá ra một người hung dữ thế, ghê gớm thế chẳng qua vì con người cùng khổ ấy đã không được yêu thương. “Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ.” Con người này sa ngã, biến chất , tha hoá vì chẳng ai yêu thương anh ta, chẳng ai coi anh ta là con người. Nam Cao cũng giúp chúng ta hiểu rằng bản chất con người lành mạnh, con người lương thiện vẫn không thể mất ngay cả ở những người như Chí Phèo. Bản chất chỉ là tạm thời bò lãng quên, bò che lấp đi ở một góc khuất tối tăm nào đó sâu thẳm trong tâm hồn. Ánh sáng của nhân phẩm sẽ được thắp lên một khi con người được yêu thương, được tin tưởng. Nhà văn đã mang đến cho ta một niềm tin bất diệt, một niềm tin lớn lao của những giá trò nhân bản trong con người. Nó có thể bò huỷ hoại, bò tàn phá, bò làm cho biến dạng méo mó đi, nhưng vẫn không hề bò mất đi. Đây chính là trái tim nhân đạo của Nam Cao. Và cũng chính vì một trái tim nhân đạo nồng nàn ấy đã làm cho Nam Cao nói lên một ước mơ cháy bỏng : cải tạo con người bằng niềm tin. Hãy cho họ niềm tin, họ sẽ thay đổi. Đây là ước mơ nhân đạo được nói lên qua cuộc gặp gỡ ChíPhèo – Thò Nở. Tuy nhiên đây chỉ là một ước mơ lãng mạn, không tưởng vì không thể giữ nguyên xã hội này mà rót tình thương vào cải tạo những con người như Chí. Truyện cũng không phải là một thiên cổ tích, cái kết thúc của truyện do đó sẽ không có hậu. Quan hệ giữa ChíPhèo - Thò Nở sẽ rất nhanh chóng bò tan vỡ. Tình yêu, nếu có thể gọi mối quan hệ giữa Chí - Nở là như thế, chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, chỉ bằng một chuyến đi xa của bà cô. Quan hệ chấm dứt khi Thò Nở “dớn cái môi vó đại lên, trút vào mặt hắn tất cả những lời của bà cô”. Như thế thì làm gì có “đôi lứa xứng đôi” ? Nếu không truyện đã có một kết cục khác. Đến người xấu như thế, đần như thế , gia đình lại có mả hủi mà còn cho mình cái quyền khinh bỉ Chí Phèo, cái quyền cảm thấy nhục nhã khi quan hệ với người như Chí Phèo- “Nhục nhã ơi là nhục nhã”. Nhà văn đã cho thấy ChíPhèo không cần nhiều lắm để trở thành người lương thiện, chỉ cần một chút tình thương yêu tối thiểu của một người đần độn như Thò Nở, một chút quan tâm đơn sơ thôi như bát cháo hành. Nhưng chỉ một giọt tình thương thôi ChíPhèo cũng không được hưởng lâu. Đây chính là lời tố cáo xã hội của Nam Cao, một xã hội không cho con người cơ hội nào để làm lại mà đày đoạ con người. Nhưng Nam Cao đã không kết thúc câu chuyện như trong suy nghó của nhiều người. Nam Cao đã không để mọi chuyện trở lại như cũ khi mối tình Thò Nở - ChíPhèo qua đi. Chí đã không trở lại làm con vật lạ, con q dữ của làng Vũ Đại. * Cuộc gặp gỡ ChíPhèo - Thò Nở : -là một tình tiết được tạo ra để ChíPhèo có cơ hội được đối xử như một con người. Và người đối xử với Chí như một con người chỉ có thể là Thò Nở, một kẻ xấu xỉ, ngẩn ngơ. -Kết quả của cuộc gặp gỡ : ChíPhèo đã có lại tất cả những gì hắn mất. Quan trọng là hắn đã khao khát trở lại làm người lương thiện. Ý nghóa : qua sự đổi thay của Chí Phèo, Nam Cao muốn gửi gắm niềm tin : bản chất con người không thể bò mất đi, không mất hết , không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được bản chất con người. Những người như ChíPhèo hoàn toàn có thể thay đổi chỉ bằng một chút xíu tình thương, chỉ cần sự yêu thương từ một người như Thò Nở và sự bộc lộ không thể nào đơn sơ hơn : bát cháo hành. Từ đấy, thiên truyện sáng ngời lên tấm lòng tin yêu, thông cảm với con người, một tấm lòng nhân đạo hiếm có của Nam Cao. * Bên cạnh những giá trò lớn lao ấy, “Chí Phèo” cũng có nhiều hạn chế, không quá khó thấy và cũng không quá nhỏ. Không nên quên rằng “Chí Phèo” được Nam Cao viết vào đầu thập kỉ 40, vào thời điểm Cách mạng đang ở một cao trào. Phong trào Cách mạng, những chiến só, quần chúng cách mạng đã đi vào đời sống như một thực tế. Song nhà văn hiện thực Nam Cao rõ ràng chưa nhìn ra một mảng hiện thực rất bản chất, rất quan trọng ấy. Đối với tác giả trong thiên truyện dường như không hề có Cách mạng, như thể Cách mạng chưa hề có. Vì thế Nam Cao không nhận ra rằng mâu thuẫn của ông là có thể giải quyết và sắp được giải quyết. Nhà văn vẫn thấy cuộc đời không thể thay đổi, luẩn quẩn và không lối thoát, cho dù sự đổi thay vó đại chỉ bốn , năm năm sau sẽ diễn ra. Mặt khác, Nam Cao đã không vượt qua được những hạn chế mà một con người tiểu tư sản tri thức vẫn thường hay mắc phải khi nhìn vào quần chùng và nhất là những người nông dân. Có thể thấy rõ trong cách nhà văn miêu tả về những nhân vật như Thò Nở. Hạn chế không chỉ ở chỗ Nam Cao miêu tả Thò Nở là một phụ nữ nghèo khổ, xấu xí hay ngơ ngẩn. Hạn chế là ở chỗ cách nhà văn miêu tả cái xấu, cái nghèo, cái ngơ ngẩn ấy. Nhà văn đã không kìm nén nổi sự thích thú, khoái trá, hả hê khi được giễu cợt cái xấu, cái đần độn của Thò Nở bằng giọng của những người trí thức thành thò tự cho mình là cao hơn người khác. Vì vậy “Chí Phèo” mang cái không khí u ám của một thế giới mà không ai thật ra con người cả, mà cứ khiến người ta liên tưởng đến một loài sinh vật khác. Ví như nhân vật Tự Lăng được Nam Cao miêu tả “bò ra như con cua” và quay sang hỏi ChíPhèo xem “người ta đứng lên bằng cái gì” - một câu hỏi sao mà đau đớn. Dường như người ta quên mất rằng người ta đang được làm người. Hay như Nam Cao viết “ những con người đùn ra từ trong các ngõ tối”, không khác gì một lũ kiến. Và như thế, tác phẩm không tránh khỏi bò mắc vào những rơi rớt của “chủ nghóa tự nhiên”. Hẳn đây là một hạn chế không nhỏ. Song về cơ bản, những hạn chế ấy cũng không làm mất đi sự vónh cửu của “Chí Phèo”, với tư cách một tác phẩm có giá trò nhân đạo và giá trò hiện thực sâu sắc thời bấy giờ. * Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo: Qua tác phẩm này , Nam Cao đã đi rất xa trên con đường hiện đại hoá văn chương, vượt xa những nhà văn hiện thực thời bấy giờ. -Nam Cao đã sử dụng một lối kể chuyện phức tạp, vượt hẳn ra ngoài lối kể chuyện đơn giản theo trình tự thời gian. Câu chuyện có một lối kết cấu khá mới mẻ so với những tác phẩm cùng thời : đầu cuối tương ứng. Mở đầu là “lò gạch cũ” và kết thúc cũng bằng “lò gạch cũ”, gợi lên cho người đọc ấn tượng về một cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời. -Nhưng Nam Cao thành công hơn cả trong “Chí Phèo” vẫn thuộc về lónh vực xây dựng nhân vật và ngôn ngữ. Với “Chí Phèo”, Nam Cao thực sự tạo nên những điển hình bất hủ, hoàn toàn đúng nghóa của chữ điển hình : rất lạ, rất riêng và khái quát. Bởi Nam Cao là một trong số ít nhà văn cùng thời đã chú trọng đến “cá tính hoá” nhân vật. Mặt khác, nhân vật của Nam Cao cũng có sức khái quát hoá rất cao, đến mức không ít khi những nhân vật ấy tiếp tục sống lâu bền hơn cả thời đại đã sinh ra nó. ChíPhèo đã chết lâu rồi nhưng ChíPhèo hiện đại vẫn đang tồn tại. -Chí Phèo cũng là tác phẩm đi xa hơn cả trong việc tạo nên một ngôn ngữ đa thanh, sự đan xen, hoà hợp, biến ảo của nhiều giọng nói, linh động một cách kì lạ. Ví dụ trong đoạn đầu thiên truyện, người ta không thể phân biệt được rõ ràng đâu là giọng của tác giả , đâu là giọng chửi lè nhè của tên Chí. -Chí Phèo còn là tác phẩm rất thành công trong việc xây dựng “độc thoại nội tâm”. Vì thế mọi thứ bên trong con người được phơi bày rõ ràng hơn. ChíPhèo thực sự xứng đáng là một kiệt tác, một tác phẩm sẽ còn sống mãi với thời gian, gợi ra những hứng thú không cùng với người đọc và người tìm hiểu. . một Chí Phèo thực sự sâu sắc và đặc sắc. Và điều làm nên nét đặc sắc của truyện ngắn ấy là một nhân vật có một cái tên vô cùng độc đáo : Chí Phèo. Chí Phèo. quyền khinh bỉ Chí Phèo, cái quyền cảm thấy nhục nhã khi quan hệ với người như Chí Phèo- “Nhục nhã ơi là nhục nhã”. Nhà văn đã cho thấy Chí Phèo không cần