- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội.. Bài học giúp ta tìm hiểu các phạm trù của khoa học nghiên cứu về đạo đức: ngh
Trang 1Bài 11
MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
( 2 tiết )
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc
2.Về kiõ năng:
- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân
- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản
thân và xã hội
3.Về thái độ:
- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc
- Tôn trọng nhân phẩm của người khác
II TRỌNG TÂM :
- Làm rõ cả 4 phạm trù: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc
III.PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, kể chuyện, đàm thoại, trực quan.
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu
V TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 Ổn định tổ chức lớp :
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Giảng bài mới:
Phạm trù về thực chất là khái niệm, nhưng là khái niệm cơ bản nhất, chung nhất, khái quát nhất của một ngành khoa học Bài học giúp ta tìm hiểu các phạm trù của khoa học nghiên cứu về đạo đức: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc
Phần làm việc của Thầy Phần làm việc của Trò Nội dung chính của bài học Hoạt động 1:
GV sử dụng phương pháp
đàm thoại giúp HS tìm
hiểu phạm trù “Nghĩa vụ”ï
a Nghĩa vụ là gì?
GV nêu các câu hỏi:
Qua ví dụ trong SGK về
hoạt động nuôi con của loài
sói và loài người, các em
thấy có gì khác nhau?
GV chốt ý:
Nghĩa vụ là một trong
- Loài người thực hiện nghĩa vụ nuôi con, trong khi loài sói nuôi con theo bản năng
1 Nghĩa vụ:
a Nghĩa vụ là gì?
Trang 2
những nét đặc trưng của đời
sống con người, trong khi
đó, con vật chỉ quan hệ với
nhau trên cơ sở bản năng
GV nêu câu hỏi khác:
Tại sao trong cuộc sống, để
thoả mãn những nhu cầu,
lợi ích của mình, mỗi cá
nhân cần đến sự giúp đỡ
của người khác, của xã hội?
Ví dụ minh hoạ
GV giảng:
Mọi người trong xã hội đều
có những nhu cầu, lợi ích
cần thoả mãn để đựơc tồn
tại và phát triển Làm thế
nào để có thể thoả mãn nhu
cầu lợi ích của mình nhưng
cũng đáp ứng được nhu cầu,
lợi ích của người khác, của
cộng đồng? Xã hội đặt ra
các yêu cầu chung Cá nhân
ý thức được và biến những
yêu cầu đó thành trách
nhiệm của bản thân, những
trách nhiệm này được gọi là
nghĩa vụ
GV nêu các câu hỏi:
Thế nào là nghĩa vụ?
Tại sao gia đình các em và
mọi người trong xã hội có
nghĩa vụ phải đóng thuế cho
nhà nước?
Tại sao HS đủ tuổi phải
tham gia nghĩa vụ quân sự?
Trong thực tế, không phải
khi nào nhu cầu, lợi ích cá
nhân cũng phù hợp với nhu
cầu, lợi ích của xã hội, có
khi còn mâu thuẫn Lấy ví
- Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cần thoả mãn rất nhiều nhu cầu vật chất và tinh thần
Tuy nhiên dù cố gắng đến đâu, cá nhân cũng không thể tạo ra đủ các giá trị vật chất, giá trị thần để đáp ứng nhu cầu của mình Vì thế, cá nhân cần đến sự giúp đỡ của xã hội…
Ví dụ: Cá nhân cần sự giúp đỡ của xã hội để thoả mãn nhu cầu ăn, mặc, học hành, vui chơi, giải trí…
-Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội
- Cần phải có nghĩa vụ đóng thuế vì nhờ thuế mà nhà nước có thể xây trường học, bệnh viện, các trung tâm vui chơi, giải trí, trả lương cho cán bộ công chức…
- Thanh niên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân tộc
- Nhà nước cần dựng cột điện tại vị trí có cây lưu niệm của gia đình; nhà nước cần mở rộng đường giao thông, các hộ dân phải dọn nhà đi nơi khác;
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội
Trang 3
Trong trường hợp trên, cá
nhân phải phải làm gì? Vì
sao phải làm như vậy?
GV lưu ý HS:
+ Thật ra, vấn đề mâu
thuẫn nêu trên là tạm thời,
về lâu dài, mâu thuẫn ấy sẽ
không còn, bởi vì, đất nước
có thanh bình, thịnh vượng
thì gia đình, bản thân mới
có điều kiện sống yên vui,
hạnh phúc
+Trong đời sống, người ta
thường hay nhầm lẫn giữa
việc thực hiện nghĩa vụ với
hành vi giúp đỡ người khác
Phải thấy được những yêu
cầu khi thực hiện nghĩa vụ:
tự do, tự giác, hướng thiện
Nếu thiếu một trong ba điều
này thì không thể có nghĩa
vụ thật sự
a Nghĩa vụ của người
thanh niên hiện nay?
GV hỏi:
Nghĩa vụ của ngưòi thanh
niên hiện nay?
Là HS trung học, em thấy
mình có những nghĩa vụ
nào?
GV giảng:
Bốn nghĩa vụ cơ bản mà
SGK đã nêu là những nghĩa
vụ của bất cứ thanh niên
tổ quốc bị xâm lăng cần ta cầm lên đường nhập ngũ, trong khi bản thân phải nuôi mẹ già, con dại…
-Phải chặt bỏ cây lưu niệm của nhà mình…; Phải dọn nhà đi nơi khác…; Phải cầm súng lên đường => Phải hy sinh những giá trị thấp để đạt những giá trị cao, phải đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích gia đình và bản thân
- Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội phát triển tốt đẹp;
không ngừng nổ lực học tập nâng cao trình độ văn hoá;
tích cực lao động , cần cù sáng tạo; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc…
HS nêu cụ thể những nghĩa vụ của mình đối đất nước, gia đình, bản thân…
b Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay:
- Chăm lo rèn luyện đạo đức
- Không ngừng nổ lực học tập
- Tích cực lao động sản xuất
- Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ
quốc
Trang 4nào, tuỳ theo cá nhân khác
nhau, mức độ trưởng thành,
hoàn cảnh khác nhau sẽ xác
định những nghĩa vụ nào là
chủ yếu
Hoạt động 2:
GV sử dụng phương pháp
đàm thoại giúp HS tìm
hiểu phạm trù “Lương
tâm”ï
a Lương tâm là gì?
GV nêu câu hỏi:
Qua ví dụ ở cuối trang 69
SGK, em hãy cho biết:
- Tại sao bà A cảm thấy hối
hận?
- Cảm giác hối hận ấy tác
động đến bà A như thế nào?
GV giảng:
Trong cuộc sống, những
người có đạo đức luôn tự
xem xét, đánh giá mối quan
hệ giữa bản thân và với
người chung quanh, với xã
hội Trên cơ sở đánh giá
hành vi của mình, các cá
nhân tự giác điều chỉnh
hành vi cho phù hợp các
chuẩn mực đạo đức Đó là
lương tâm
GV đặt các câu hỏi:
Lương tâm là gì?
Tìm một ví dụ minh hoạ
trạng thái thanh thản của
lương tâm?
Tìm một ví dụ minh hoạ
trạng thái cắn rứt của lương
tâm?
GV giảng:
Cả hai trạng thái thanh thản
- Bà A cảm thấy hối hận vì sự nghi ngờ và những lời nói bóng gió không đúng của mình
- Sự hối hận ấy đã giúp bà A điều chỉnh thái độ của mình:
phải bình tĩnh xem xét, không phản ứng vội vàng làm hại đến tình làng nghĩa xóm
- Lương tâm là năng lực tự
đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác, với xã hội
- Trên đường đi học về gặp một một em bé bị lạc Em đã đưa
em bé đến đồn công an gần nhất nhờ các chú công an giúp đỡ…
- Biết bạn gái sợ chuột, nhân bắt được con chuột nhắt, em trói lại gói vào tờ giấy bí mật đặt vào cặp của bạn, khi bạn gái mở cặp, thấy gói lạ vội lấy
2 Lương tâmï:
a Lương tâm là gì?
Lương tâm là năng lực tự đánh
giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác, với xã hội
Trang 5và cắn rứt lương tâm đều
mang ý nghĩa tích cực: trạng
thái thanh thảng của lương
tâm giúp con người tự tin
hơn vào bản thân, phát huy
tính tích cực trong hành vi
của mình; trang thái cắn rứt
lương tâm giúp cá nhân
điều chiỏnh hành vi của
mình cho phù hợp với chuẫn
mực đạo đức xã hội
Thế nào là một người vô
lương tâm? Cho ví dụ
b Làm thế nào để trở
thành người có lương tâm?
GV giảng:
Lương tâm là đặc trưng của
đời sống đạo đức, là yếu tố
nội tâm làm nên giá trị đạo
đức của con người Nhờ có
lương tâm mà những cái tốt
đep trong đời sống được duy
trì và phát triển Do đo,ù
trong cuộc sống không chỉ
đỏi hỏi mỗi cá nhân phải có
lương tâm mà còn phải biết
giữ gìn lương tâm
Làm thế nào để trở thành
người có lương tâm?
Hoạt động 3:
GV sử dụng phương pháp
đàm thoại giúp HS tìm
hiểu phạm trù “Nhân
phẩm và danh dự”ï
a Nhân phẩm.
GV đặt vấn đề:
Nghĩa vụ và lương tâm là
hai phạm trù đạo đức cơ
bản Nếu mỗi người luôn
thực hiện tốt nghĩa vụ và
sống có lương tâm trong
ra xem, thấy chuột , hoảng sợ ngã vật xuống sàn, tai nạn xảy
ra Trước hậu quả do hành vi của mình gây nên, em vô cùng ân hận…
- Đó là những cá nhân làm điều ác nhưng không biết năn, hối hận hay xấu hổ Ví dụ: Những kẻ cướp của, giết người…
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức tiến bộ; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội; thường xuyên bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ…
b Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức tiến bộ
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
đạo đức đối với xã hội
- Thường xuyên bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đep đẽ
3 Nhân phẩm và danh dự:
a Nhân phẩm :
Trang 6sáng thì chính họ đã tạo ra
những phẩm chất nhất định
Những phẩm chất này làm
nên giá trị của cá nhân Đó
là nhân phẩm
GV hỏi:
Nhân phẩm là gì ?
Em hãy nêu những phẩm
chất đạo đức tiêu biểu của
người lính, người thầy
thuốc, người thầy giáo ?
Ban M trong tình huống ở
trang 71-SGK đã có được
những phẩm chất gì?
GV giảng:
Trong cuộc sống, đa số mọi
người đều có ý thức, quan
tâm giữ gìn nhân phẩm của
mình Tuy nhiên, vẫn có
những kẻ coi thường nhân
phẩm của chính mình, có
suy nghĩ và việc làm đi
ngược lại lợi ích của cộng
đồng
GV hỏi:
Em tìm ví dụ để minh hoạ
cho loại người nầy?
Thái độ của xã hội đối với
người có nhân phẩm hoặc
thiếu nhân phẩm?
Em hãy giải thích câu tục
ngữ: “Đói cho sạch, rách
cho thơm”
Làm thế nào để trở thành
người có nhân phẩm?
- Nhân phẩm là toàn bộ những
phẩm chất mà mỗi con người có được (nói cách khác: nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người )
- Nơi người lính: Trung thành với Tổ quốc, hy sinh vì lợi ích nhân dân, dũng cảm trong chiến đấu…; Nơi người thầy thuốc: tận tình chăm sóc bệnh nhân như “từ mẫu”; Nơi người giáo viên:
mẫu mực trong tác phong, tận tuỵ với nghề, thương yêu học sinh…
-Bạn A có lòng nhân ái và tính tự trọng
- Những kẻ bán buôn lậu, bán hàng giả, cán bộ nhà nước tham nhũng…
- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng
Ngược lại, kẻ thiếu nhân phẩm
bị chê trách, lên án
- Câu tục ngữ khuyên ta dù khó khăn, nghèo khổ đến đâu cũng phải giữ gìn nhân phẩm của chính mình
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức tiến bộ; Thực
- Nhân phẩm là toàn bộ những
phẩm chất mà mỗi con người có được
- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng
- Người có nhân phẩm có lương tâm trong sáng, luôn thực hiện
Trang 7b Danh dự.
GV giảng:
Khi con người tạo ra cho
mình những giá trị làm
người ( nhân phẩm) mà
được xã hội đánh giá và
công nhận thì người đó có
danh dự Ví dụ : Danh dự
của người thầy thuốc, danh
dự của người chiến sĩ, danh
dự của người Đảng viên
cộng sản, danh dự của
người Đoàn viên thanh
niên…
GV hỏi:
Danh dự là gì?
GV giảng:
Danh dự có cơ sở từ những
cống hiến của con người đối
với xã hội Mỗi người đều
có đóng góp ít nhiều cho xã
hội, vì thế đều có danh dự
Danh dự có ý nghĩa rất lớn:
nó sẽ tạo nên một sức mạnh
tinh thần thúc đẩy con
người làm đều tốt, tránh
đều xấu
GV hỏi:
Các em lấy ví dụ từ người
chiến sĩ, người thầy thuốc…
để chứng minh điều đó?
GV đặt vấn đề và hỏi:
Trong xã hội, bên cạnh đa
số những người có danh dự,
vẫn có những kẻ đánh mất
danh dự của mình Họ là
những đối tượng nào?
GV giảng:
Khi một cá nhân biết tôn
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội; Thường xuyên bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đep đẽ
- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị đạo đức của người đó
- VD1: Từ chiến trường trở về, chú Nam được phân công làm cán bộ tổ chức, có người đã biếu chú tiền để xin vào cơ quan, nhưng chú đã từ chối
VD2: Bác sĩ Mai trong bệnh viện nhi luôn tận tình chăn sóc bệnh nhân, yêu thương bệnh nhân như người nhà, bác sĩ Mai luôn từ chối mọi sự cảm ơn về vật chất
- Cán bộ nhà nước tham nhũng, những kẻ trộm cướp, lừa đảo …
tốt các nghĩa vụ đạo đức, các chuẩn mực đạo đức
b Danh dự:
- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị đạo đức của người đó
- Danh dự tạo sức mạnh tinh thần giúp con người làm điều tốt, tránh điều xấu
Trang 8trọng và bảo vệ nhân phẩm,
danh dự của mình thì người
đó có lòng tự trọng Tự
trọng khác với tự ái
GV hỏi:
Các em hãy phân biệt tự
trọng với tự ái? Cho ví dụ
minh hoạ
GV giảng:
Tự trọng là một phẩm chất
tốt đẹp giúp con người cầu
tiến, vươn lên hoàn thiện
nhân cách ( VD: Anh công
an không nhận tiền mãi lộ;
em nhỏ đánh giày không
nhận tiền của khách hàng
vứt xuống đất…)
Tự ái là một thói xấu, quá
đề cao tính cá nhân, ích kỷ
có những phản ứng sai lầm
( VD: Giận dỗi khi bố mua
cho chiếc xe đạp cũ; mượn
quyển truyện, bạn không
đưa ngay, đến lúc bạn đưa,
giận không cầm; chữi bạn,
đánh bạn vì một lời nói chỉ
ra khuyết điểm của mình …)
Hoạt động 4:
GV sử dụng phương pháp
đàm thoại giúp HS tìm
hiểu phạm trù “Hạnh
phúc”ï
a Hạnh phúc là gì?
GV đặt vấn đề :
Trong cuộc sống, con người
luôn luôn mong muốn được
thoả mãn các nhu cầu về
vật chất và nhu cầu về tinh
thần
GV hỏi:
- Tự trọng là sự tôn trọng và bảo nhân phẩm, danh dự của mình Tự ái là những phản ứng tiêu cực, thiếu suy nghĩ trước các việc bị đụng chạm đến “cái tôi” của mình
VD1: Trong giờ kiểm tra toán, bạn A loay hoay không tìm ra kết qủa Bạn B đã đưa bài cho bạn A nhưng bạn A không chép, vì lòng tự trọng, tự bản thân cố gắng tìm ra tìm ra lời giải
VD2: Bạn B ăn uống, xả rác làm bẩn bàn ghế, được bạn A nhắc nhỡ phải giữ vệ sinh chung, nhưng không thèm nghe, còn cự lại, giận bạn A
- Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có lòng tự trọng
4 Hạnh phúc:
a Hạnh phúc là gì?
Trang 9
Em hiểu thế nào về những
nhu cầu này? Có thể nêu
các ví dụ?
GV giảng:
Có những nhu cầu không
lành mạnh, thiếu đạo đức
( nghiện ma tuý, ăn cắp ,
chiếm đoạt tài sản của
người khác để làm giàu…)
Có những nhu cầu chân
chính, lành mạnh ( học tập,
lao động, nghiên cứu khoa
học, thưởng thức nghệ
thuật…) Khi con người được
thoả mãn nhu cầu chân
chính, lành mạnh , con
người có cảm xúc vui
sướng, thích thú, khoan
khoái…Cảm xúc ấy chính là
hạnh phúc
GV hỏi:
Hạnh phúc là gì?
Lấy các ví dụ về hạnh
phúc?
b Hạnh phúc cá nhân và
hạnh phúc xã hội.
GV giảng:
Cảm xúc của con người
luôn gắn với từng cá nhân
Vì vậy, khi nói đến hạnh
phúc trước tiên là nói đến
hạnh phúc cá nhân
Con người sống trong xã hội
phải có nghĩa vụ đối với xã
hội Nghĩa vụ đó đem lại
hạnh phúc cho mọi người và
đó là hạnh phúc xã hội
Giữa hạnh phúc cá nhân và
hạnh phúc xã hội có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau
- Những nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại…; nhu cầu tinh thần: học tập, giải trí…
- Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng của con người khi được thoả mãn các nhu cầu, lợi ích chân chính
- VD1: Em mong ước có chiếc
xe đạp Cha mẹ tặng cho em chiếc xe đạp khi em thi đỗ vào lớp 10 Em cảmthấy hạnh phúc
VD2: Lớp em thi đỗ 100%, thầy, cô giáo và các ban thấy hạnh phúc…
Hạnh phúc là cảm xúc vui
sướng của con người khi được thoả mãn các nhu cầu, lợi ích chân chính
b Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội:
Trang 10GV hỏi:
Trình bày mối quan hệ
giữa hạnh phúc cá nhân và
hạnh phúc xã hội?
GV giảng:
Khi cá nhân phấn đấu cho
hạnh phúc của bản thân
mình và đồng thời biết thực
hiện nghĩa vụ đối với xã hội
thì hạnh phúc của mỗi
người mới trọn vẹn
( VD: Cá nhân lao động
chân chính, làm giàu hợp
pháp và đóng thuế đầy đủ
cho nhà nước)
Hạnh phúc của xã hội
không thể có được nếu mỗi
người chỉ biết thu vén cho
hạnh phúc của riêng mình
( VD: Cá nhân giàu có
nhưng không bao giờ làm
công tác từ thiện )
- Hạnh phúc của cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu cho hạnh phúc của mình hơn - Hạnh phúc của cá nhân là cơ sở
của hạnh phúc xã hội
- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu cho hạnh phúc của mình hơn
4 Củng cố:
Nghĩa vụ là gì? Em hãy nêu vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể của công dân đối với xã hội?
Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “ Đèn nhà ai nấy sáng”, em có nhận xét gì về cách sống này? ( Lối sống theo “Chủ nghĩa cá nhân”, ích kỹ, thiếu tính cộng đồng, không thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội )
Lương tâm là gì? Cho ví dụ về sự hoạt động của lương tâm
Vì sao người có lương tâm luôn được xã hội đánh giá cao ?
Nhân phẩm và danh dự có vai trò thế nào đối với hạnh phúc cá nhân?
Vì sao những người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?
Hạnh phúc là gì? Cho ví dụ
Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”, em có đồng ý không? Vì sao? ( Không đồng ý: nhu cầu của con người là vô hạn nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu thì có hạn, mặc khác, có những nhu cầu, ước muốn không phù hợp với đạo đức và vi phạm pháp luật…)
Tìm những câu tục ngữ , thành ngữ, danh ngôn có tính giáo dục các phẩm chất đạo đức: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự ?
( Nghĩa vụ: “Thương người như thể thương thân”, “Nhường cơm sẻ áo” “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Lương tâm: “Đào hố hại người lại chon mình”; “Một lời nói dối sám hối bảy ngày” “Cầm cân nảy mực”
Nhân phẩm, Danh dự: “Danh dự quý hơn tiền bạc, mất danh dự là mất tất cả”; “Ta thà làm quỹ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” – Trần Bình Trọng; “Thà đui mà giữ đạo nhà”-Nguyễn Đình Chiểu