Trong suốt mấy thập kỷ qua, những thay đổi cơ cấu diễn ra trong nền kinh tế thế giới đã làm tăng nhanh các mối quan hệ kinh tế qua biên giới và hình thành nên nền kinh tế toàn cầu. Quốc tế hoá thương mại và đầu tư có sự hỗ trợ của chế độ phi điều chỉnh các thị trường tài chính trên toàn thế giới đã thúc đẩy quá trình hợp nhất kinh tế và hình thành các khối khu vực. Nhiều hình thức phân công lao động mới, phương thức sản xuất, sử dụng các nguồn lực và tích lũy vốn khác về chất đã ra đời. Tác động quan trọng nhất của sự thay đổi cơ cấu gần đây trong nền kinh tế thế giới là hình thành sự phụ thuộc lẫn nhau và một khối kinh tế toàn cầu.
Trang 1TOÀN CẦU HOÁ
VÀ KHU VỰC HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Trong suốt mấy thập kỷ qua, những thay đổi cơ cấu diễn ra trong nền kinh tế thế giới đã làm tăng nhanh các mối quan hệ kinh tế qua biên giới và hình thành nên nền kinh tế toàn cầu Quốc tế hoá thương mại và đầu tư có sự
hỗ trợ của chế độ phi điều chỉnh các thị trường tài chính trên toàn thế giới đã thúc đẩy quá trình hợp nhất kinh tế và hình thành các khối khu vực Nhiều hình thức phân công lao động mới, phương thức sản xuất, sử dụng các nguồn lực và tích lũy vốn khác về chất đã ra đời Tác động quan trọng nhất của sự thay đổi cơ cấu gần đây trong nền kinh tế thế giới là hình thành sự phụ thuộc lẫn nhau và một khối kinh tế toàn cầu
Mặc dù liên kết kinh tế thế giới không còn là hiện tượng mới mẻ, nhưng những thay đổi cơ cấu này đã tạo nên sự biến đổi căn bản trong việc thiết lập một thị trường toàn cầu, có nghĩa là có sự chuyển hướng từ thương mại quốc
tế sang sản xuất quốc tế với ưu thế của nền tài chính quốc tế và các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám
cao Cook và Kirkpatrick đã viết: "Quốc tế hoá hoạt động kinh tế không phải
là một hiện tượng mới Tuy nhiên, sự tăng trưởng trong liên kết quốc tế đã khác về chất so với việc mở rộng thương mại quốc tế trước đây và được đặc trưng bởi sự tăng cường mối liên kết quốc tế qua biên giới quốc gia"
Trang 2Những năm trước đây, thương mại quốc tế và việc giảm bớt hàng rào thương mại đóng vai trò chủ đạo trong liên kết kinh tế thế giới thì ngày nay, trong nền kinh tế toàn cầu, các công ty đa quốc gia (MNCs), thị trường vốn
và tài chính cũng như công nghệ thông tin và máy tính đang giữ vị trí chủ đạo
Kể từ đầu thập kỷ 80, MNCs đã phát triển không những về mặt số lượng
mà còn về tỷ lệ đầu tư của chúng Trong những năm đầu thập kỷ 90, có khoảng 37 000 MNCs kiểm soát tới 170 000 chi nhánh và phần của chúng trong tổng FDI toàn cầu là 2 000 tỷ USD Ngày nay, doanh thu của một số MNCs còn lớn hơn rất nhiều tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GNP) của một
số nước đang phát triển (ĐPT)
Quá trình toàn cầu hoá cũng được thúc đẩy bởi tầm quan trọng ngày càng tăng của các thị trường tài chính và các tổ chức tài chính hiện đang đóng vai trò chủ đạo trong các mối quan hệ kinh tế toàn cầu Chế độ phi điều tiết thị trường tài chính và tự do hoá chính sách tỷ giá hối đoái ở cả các nước phát triển và các nước ĐPT làm cho dòng tài chính giữa các quốc gia tăng lên và mang lại sự liên kết ngày càng tăng trong nền kinh tế thế giới
Do những ảnh hưởng của toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra ở mọi nơi trên thế giới, các nhà khoa học xã hội bắt đầu tiến hành xem xét, tranh luận về hai khái niệm này và các mối quan hệ giữa chúng, cũng như ảnh hưởng của chúng đối với sự tăng
trưởng và sự thịnh vượng của các quốc gia ĐPT Nhiều vấn đề cũng đã nảy sinh giữa các học giả Một số học giả, như Hirst, đặt câu hỏi rằng liệu có thể
có một nền kinh tế toàn cầu hay không? Trong khi các học giả khác lại cho
Trang 3rằng hình thức kinh tế mới về chất đã và đang đặt nền móng cho sự xuất hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá Các nhà khoa học xã hội cũng đang tranh luận về việc toàn cầu hoá sẽ thúc đẩy hay hạn chế sự thịnh vượng của các quốc gia ĐPT, và nếu hạn chế thì chúng có gây ra sự bất bình đẳng kinh
tế, xã hội mang tính khu vực hay không?
Trong bài viết này, tôi sẽ xem xét bản chất của toàn cầu hoá và khu vực hoá, mối quan hệ và tác động của chúng đối với các nước ĐPT
Toàn cầu hoá là một thuật ngữ của thập kỷ 90 Là một tiến trình phát triển, toàn cầu hoá không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, mà còn mở rộng sang khía cạnh văn hoá, xã hội và cách sống Như vậy, toàn cầu hoá là "một hiện tượng đa phương diện áp dụng cho nhiều hình thức hoạt động xã hội đa dạng - như kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá, quân sự
và công nghệ - cũng như các vấn đề hoạt động xã hội như môi trường"
Các học giả không có sự thống nhất trong việc định nghĩa chính xác về toàn cầu hoá, hoặc tác động của nó đến cuộc sống và đến hành vi của chúng
ta Một số học giả có ý định mở rộng toàn cầu hoá như một khái niệm chính trị, trong khi một số khác cố gắng làm sáng tỏ khái niệm này trong phạm vi phát triển kinh tế, chính trị và môi trường gần đây Một số người tập trung phân tích tác động tích cực của toàn cầu hoá, nhưng một số khác lại nhấn mạnh những ảnh hưởng trái ngược của nó đối với thu nhập, bất bình đẳng xã hội, phụ nữ và người nghèo Một số học giả lại nhấn mạnh tác động của toàn cầu hoá đến các chính phủ quốc gia và cho rằng các chính phủ quốc gia đã mất hết vai trò chủ thể quan trọng khi tham dự vào nền kinh tế toàn cầu của thế giới không biên giới hiện nay"
Trang 4Do toàn cầu hoá có ảnh hưởng lớn đến vô số các quốc gia, cá nhân và đoàn thể, nên người ta buộc phải định nghĩa chính xác lại khái niệm rất quan trọng nhưng khó nhớ này, cũng như xem xét các tác động của nó Trong những trường hợp đơn giản, toàn cầu hoá được xem như là sự liên kết kinh
tế thế giới, theo đó những gì đang diễn ra ở một phần thế giới đều có tác động đến môi trường kinh tế, xã hội và cách sống của các cá nhân, cộng đồng ở những nơi khác trên thế giới McGrew cho rằng: "Toàn cầu hoá là việc hình thành một chuỗi vô số các mối liên kết và ràng buộc giữa các chính
phủ và các xã hội, tạo lập nên hệ thống thế giới hiện đại Toàn cầu hoá cũng
là quá trình mà ở đó các sự kiện, các quyết định và các hoạt động của một phần thế giới có thể tác động nghiêm trọng đến các cá nhân và cộng đồng ở các phần khác xa khác của trái đất"
Toàn cầu hoá là kết quả của sự liên kết kinh tế, chính trị và địa kinh tế Sau khi chế độ Bretton Woods sụp đổ trong những năm đầu thập kỷ 70, các thị trường tài chính (bao gồm cả lãi suất và tỷ giá hối đoái) đều được thả nổi,
và đã làm tăng dòng di chuyển vốn giữa các quốc gia Trước đó, hệ thống tài chính thế giới phải chịu sự chi phối của hiệp ước Bretton Woods năm 1945, theo đó, giá trị các đồng tiền được biểu hiện bằng đồng đôla và vàng với những tỷ giá hối đoái cố định Khi chế độ này bị hủy bỏ vào năm 1971 dưới chính quyền Nixon và được thay thế bằng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, thị trường toàn cầu mới được đặt nền móng
Điều này được củng cố thêm nhờ sự tái xuất hiện tư tưởng thị trường tự
do theo trường phái tự do mới về tự do hoá, tư nhân hoá và chế độ phi điều
Trang 5tiết vốn đã trở thành "trò chơi duy nhất trong thị trấn", sau khi các phái bảo thủ chính trị lên cầm quyền - Ronald Reagan ở Mỹ và Margaret Thatcher ở Anh Nó còn được củng cố hơn nữa nhờ sự sụp đổ của các nền kinh tế thuộc khối XHCN cũ và sự xuất hiện tư tưởng tự do mới với tư cách một trường phái tư tưởng chủ đạo và bất biến Tất cả các nhân tố đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc lưu chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ và tài chính, hình thành nên một nền kinh tế toàn cầu thống nhất
Nguyên nhân
Toàn cầu hoá xuất hiện bởi một số nhân tố sau:
Thứ nhất là sự tăng trưởng của thị trường tài chính toàn cầu Trong những năm gần đây, tài chính quốc tế tăng trưởng nhanh hơn thương mại thế giới và trở thành nhân tố quan trọng, động lực chính thúc đẩy sự liên kết toàn cầu Theo Drucker: "Chính dòng dịch chuyển vốn chứ không phải là thương mại hàng hoá và dịch vụ đã trở thành động lực và lực lượng chủ yếu của nền kinh tế thế giới" Cùng với chế độ phi điều tiết và chính sách tự do hoá ồ ạt của các nước phương Tây, doanh thu và khả năng di chuyển của dòng vốn quốc tế đã tăng lên Trong năm 1995: "Có tới 1 200 tỷ USD ngoại hối được trao đổi trong một ngày điển hình, tức là gấp 50 lần giá trị thương mại hàng hoá
và dịch vụ thế giới Trong những năm đầu thập kỷ 70, trước khi thị trường vốn thế giới được tự do hóa, giá trị các giao dịch tiền tệ chỉ lớn gấp 6 lần giá trị thương mại "thực tế"
Trang 6Cùng với việc ra đời đồng EURO và sự gia tăng nhanh chóng của dòng vốn tư nhân, cách hiểu truyền thống về vốn thường được cho là chỉ liên quan đến một nước nào đó, đã mất đi ý nghĩa của nó Hay nói cách khác, vốn đã được quốc tế hoá và mất đi màu sắc truyền thống của nó, khiến cho việc kiểm soát và điều tiết dòng tài chính giữa các quốc gia trở nên rất khó khăn
Thứ hai là sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới sau khi hệ thống Xô viết phân rã và chiến tranh lạnh kết thúc Ngày nay, trừ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, các nước trên thế giới đều được liên kết với nhau và trở thành bộ phận của thị trường toàn cầu Thậm chí, cả Cuba vẫn do Đảng Cộng sản cầm quyền, cũng coi đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng nhất định trong nền kinh tế
Kết quả là thế giới không còn bị phân chia theo trật tự chính trị lưỡng cực như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khi Mỹ và Liên Xô cùng thi đua gây ảnh hưởng về hệ tư tưởng Ngày nay, cạnh tranh giữa các quốc gia không phải là
ưu thế về ý thức hệ, mà là về thị trường và các nguồn lực khan hiếm Trong nền kinh tế ngày nay, địa chính trị đã phải nhường chỗ cho địa kinh tế
Thứ ba là sự phát triển của công ty đa quốc gia (MNCs) Liên kết toàn cầu là kết quả của việc tăng cường hoạt động của MNCs Ngày nay, số lượng cũng như phạm vi ảnh hưởng của MNCs ngày càng mở rộng Để giảm chi phí sản xuất và tối đa hoá lợi nhuận cũng như tạo lập thế cạnh tranh với các tổ chức khác trong việc chiếm lĩnh thị trường, MNCs đang vượt qua biên giới quốc gia của chúng và đầu tư vào các quốc gia khác Do đó, dòng FDI
đã tăng đáng kể trong những năm gần đây (xem bảng 1) Điều này, một phần còn do sự hỗ trợ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và vận tải
Trang 7Bảng 1.
Sự tăng trưởng của FDI trên toàn thế giới (1981 - 1990)
Tăng trưởng hàng năm (%)
1981.1985 1986-1990
* Tất cả các nước
- Dòng FDI ra 4 0,5
- Tổng đầu tư trong nước 3 2
* Các nước phát triển
-Dòng FDI ra -4 -3
-Tổng đầu tư trong nước 24 10
* Các nước đang phát triển
- Dòng FDI ra 11 17
-Tổng đầu tư trong nước 17 9
Trang 8Theo Boisier: "Cuộc cách mạng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc "phá vỡ" quy trình sản xuất thành nhiều phân đoạn khác nhau, tại các địa điểm khác nhau, mà không làm mất đi tính hiệu quả và khả năng sinh lợi" Do mức độ chuyên môn hoá cao, cơ cấu của ngành chế tạo cũng đã thay đổi, theo đó, quy trình sản xuất cho phép sản xuất các linh kiện khác nhau, tại các nước có lợi thế sản xuất tương đối khác nhau Thành phẩm được hoàn thiện hoặc lắp rắp ở một nước khác hoàn toàn Điều đó đã tạo ra một "nhà máy toàn cầu" và sự liên kết quá trình sản xuất.
Liên kết toàn cầu được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng thương mại thế giới gắn liền với FDI Như được chỉ ra ở bảng 2, tăng trưởng thương mại thế giới vượt mức tăng trưởng sản lượng thế giới 4,2 lần trong giai đoạn 1990- 1995
Bảng 2.
Tăng trưởng hàng năm cuả thương mại thế giới
và GDP giai đoạn 1950 - 1995
1950-60 1960-70 1970-80 1980-90 1990-95 Thương mại thế giới 6,5 4,2 2,3 8,3 5,3 Sản lượng thế giới 3,0 5,2 3,6 1,6 5,0
Trang 9Chênh lệch 3,1 1,9 6,2 2,0 4,2
Nguồn: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), các chỉ số phát triển thế giới, (Washington, Ngân hàng Thế giới, 1997, trang 129 Ghi chú: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở các tài khoản quốc gia.
Nhân tố thứ tư và có lẽ là động lực quan trọng nhất thúc đẩy toàn cầu hoá, là cuộc cách mạng công nghệ thông tin liên lạc và vận tải Cuộc cách mạng này đã làm giảm chi phí viễn thông cũng như vận tải, xoá đi khoảng cách trong hoạt động kinh tế
Trong thời kỳ 1930 - 1996, chi phí gọi điện thoại một cuộc 3 phút từ New York đi London đã giảm từ 300 USD (giá năm 1996) xuống còn 1 USD Chi phí điện thoại, điện tín và vận tải giảm mạnh đã cho phép có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các thị trường, nhà sản xuất, nhà cung ứng và người tiêu dùng
Các hoạt động kinh doanh, bao gồm hoạt động mua bán và dịch vụ cũng như các giao dịch tài chính khác, có thể được thực hiện từ xa thông qua mạng lưới viễn thông Điều này còn được tiến hành thuận lợi hơn nữa thông qua Internet và các công nghệ hiện đại khác, do chúng không chỉ làm giảm chi phí viễn thông, mà còn tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với mọi nơi trên thế giới Kết quả là việc mua bán thông qua điện thoại và hệ thống Internet, hội thảo qua điện thoại, giáo dục từ xa qua băng hình và trên vô
Trang 10tuyến truyền hình, thậm chí, cả "làm việc qua điện thoại" đã trở thành các hoạt động phổ biến, đem lại hiệu quả về chi phí
Bảng 3
Các xu hướng dài hạn trong chi phí vận tải và viễn thông tính theo USD năm 1990
Năm 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990
Doanh thu
vận tải hàng
không trung
bình trên
một dặm
đường trở
khách 0,38 0,46 0,30 0,24 0,16 0,10 0,10
Chi phí điện
thoại một
cuộc 3 phút
từ New York
đi London 244,65 188,51 53,20 45,86 31,58 4,80 3,32
Trang 11Nguồn: IBRD, Triển vọng kinh tế toàn cầu và các nước đang phát triển Ngân hàng Thế giới, 1992, trang 34
Việc giảm chi phí vận tải và viễn thông vốn đồng nghĩa với việc thu hẹp
"khoảng cách" và rút ngắn "thời gian", đã làm cho hàng hoá và thị trường các nhân tố liên kết với nhau một cách chặt chẽ hơn Điều đó cũng có nghĩa
là sự di chuyển của con người trong và giữa các khu vực ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, việc giảm tương đối chi phí vận chuyển kết hợp với sự xô đẩy của các điều kiện sống nghèo nàn ở trong nước và sự hấp dẫn của mức sống cao hơn ở nước ngoài đang lôi kéo hàng triệu người từ các nước nghèo sang sinh sống ở các nước giàu, khi lao động không có kỹ năng
bị xem thường trong thế giới công nghiệp giàu có
Nhân tố thứ năm dẫn đến toàn cầu hoá là sự quốc tế hoá những vấn đề môi trường, như những hiện tượng trái đất nóng dần lên và mưa axít Những vấn đề môi trường mang tính chất toàn cầu này đòi hỏi phải có những giải pháp toàn cầu, bởi vậy, sự hợp tác quốc tế và phối hợp chính sách không những là quan trọng, mà còn rất cần thiết
Kết quả
Theo Boisier, toàn cầu hoá đã dẫn đến sự mở cửa cả bên trong lẫn bên ngoài của các nền kinh tế quốc gia Bên cạnh đó là hiện tượng khu vực hoá Các mục tiêu của thị trường toàn cầu luôn mâu thuẫn với quá trình ra quyết định một cách tập trung Việc mở cửa của các thị trường quốc gia đang đe dọa nền kinh tế của các quốc gia riêng lẻ, và vì vậy, đã làm tăng quan điểm
Trang 12bảo hộ của các nhóm theo chủ nghĩa quốc gia luôn kêu gọi khu vực hoá hoặc bảo hộ thị trường trong nước Nghịch lý là ở chỗ, toàn cầu hoá luôn đưa lại những hiệu quả trái ngược Một mặt nó làm tăng mức độ tự do hoá, nhưng mặt khác, việc mở rộng thị trường quốc gia lại tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, làm lỏng lẻo thêm quan điểm chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi
Việc mở cửa ra bên ngoài có liên quan đến vấn đề tự do hoá và xu hướng phi điều tiết trong nền kinh tế thế giới Điều này được tăng cường bằng việc giảm thuế quan và thuế nhập khẩu, làm tăng các nguồn hàng hoá dịch vụ cũng như các nhân tố sản xuất giữa các quốc gia Mở cửa ra bên ngoài và chính sách phi điều tiết không chỉ làm tăng các nguồn hàng hoá dịch vụ và tài chính giữa các nước, mà còn nâng cao tầm quan trọng của các thành phố
và các tổ chức khu vực vốn đã trở thành trung tâm của mọi hoạt động kinh tế toàn cầu Các thành phố như New York, London, Singapore, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của Trung Quốc đã là những minh chứng cho xu hướng trên
Việc mở cửa ra bên ngoài còn liên quan đến xu hướng phi tập trung hoá kinh tế - chính trị gần đây, gắn liền với quá trình dân chủ hoá và sự suy biến quyền lực của nhà cầm quyền địa phương và khu vực Về phương diện kinh
tế, điều này bao hàm cả việc giảm vai trò lập kế hoạch của nhà nước và trung ương trong hoạt động kinh tế, cũng như việc tư nhân hoá xí nghiệp quốc doanh theo nguyên tắc thị trường và các điều khoản Bretton Woods Các học giả và các nhà hoạch định chính sách đều có lập luận giống nhau khi xuất hiện câu hỏi: liệu các chính sách kinh tế chủ yếu vốn bị chi phối bởi mục tiêu hiệu quả và lợi nhuận, có thúc đẩy quá trình tăng trưởng và hưng thịnh