1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Phân tích ý nghĩa của việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành

31 890 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 366,04 KB
File đính kèm đối tượng HTCP và đối tượng TGT.rar (317 KB)

Nội dung

Tương ứng với việc sử dụng TSCĐ làchi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu… lànhững chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; tương ứng với

Trang 1

KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG

HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Sơn Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Lai Lớp: KT23

Buôn Ma Thuột, tháng 03 năm 2016

Trang 2

KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG

HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Sơn Lớp: KT23

Giáo viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Lai

Buôn Ma Thuột, tháng 03 năm 2016

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

STT Chữ viết tắt Diễn giải

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, trong giai đoạn toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế, chính là thời điểm

mà cả những thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen Vậy nên các doanh nghiệp muốnđứng vững và phát triển trên thị trường phải chấp nhận cạnh tranh và tìm cho mình mộtphương án kinh doanh đạt hiệu quả nhất Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải có chínhsách đúng đắn và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế Để thực hiện được điều đó doanhnghiệp phải tiến hành thực hiện một cách đồng bộ các yếu tố cũng như các khâu của quátrình sản xuất kinh doanh

Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong thực tế đang làmột đòi hỏi hết sức cấp thiết ở khắp mọi nơi Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý và sửdụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điềukiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn và thời gian kéo dài

Chính vì thế, việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành là một trongnhững công việc hết sức quan trọng trong vấn đề quản lý kinh tế

Nhận thức được điều đó, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích ý nghĩa của việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành”

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được trình bày thành 2 phần với kết cấunhư sau:

Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí và tính giá thành.

Phần II: Ý nghĩa của việc xác định đối tượng chi phí và giá thành

Trang 7

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH

1.1 Những vấn đề chung về hạch toán chi phí và tính giá thành

1.1.1 Khái niệm về chi phí và giá thành

1.1.1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí

Chi phí trong các doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sảnxuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm

Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản:

- Tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những tài sản cố định khác

- Đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu

- Lao động của con người

Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trìnhdoanh nghiệp phải chi ra những chi phí tương ứng Tương ứng với việc sử dụng TSCĐ làchi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu… lànhững chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; tương ứng với việc sử dụng lao động làchi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT,…

Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phíđều được biểu hiện bằng tiền, trong đó chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT làbiểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, còn chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí vềnguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá.Một doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ, còn có những hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác không

có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, những hoạt động mang tính chất sự nghiệp… Chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí Nó khác với chi tiêu - là sự chi ra, sự giảm đi thuần tuý của tài sản doanh nghiệp, không kể các khoản đó dùng vào việc gì và dùng như thế nào Chi phí được ghi vào bên nợ của tài khoản chi phí Chi tiêu là sự hao phí vật chất tại thời

Trang 8

điểm tiêu dùng cụ thể, được ghi vào bên có tài khoản tài sản Ta chỉ tính vào chi phí của

kỳ hạch toán về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản xuất ra trong kỳ chứkhông phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán Ngược lại chi tiêu có thể cho nhiều mụcđích khác ngoài sản xuất như chi tiêu cho quá trình tiêu thụ, chi cho quản lý doanhnghiệp, dùng tiền nộp thuế lợi tức, trả nợ người bán, trả nợ ngân hàng

Chi phí và chi tiêu có bản chất và phạm vi khác nhau nhưng có quan hệ mật thiếtvới nhau Các khoản chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không

có chi phí Có những khoản chi tiêu thực tế đã phát sinh trong kỳ nhưng chưa được tínhvào chi phí (nguyên vật liệu mua về nhập kho chưa sử dụng, chi phí trả trước), và cónhững khoản chi tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ghi nhận vào chi phí của kỳhạch toán (chi phí phải trả)

Như vậy, thực chất của chi phí ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ), nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất.

Chi phí của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại vàhoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinhdoanh, chi phí phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàngnăm phù hợp với kỳ báo cáo Chỉ những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong thời kỳmới tính vào chi phí trong kỳ

1.1.1.2 Bản chất - chức năng của giá thành:

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống

và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoànthành

Như vậy chỉ tiêu giá thành phải gắn với từng loại sản phẩm, cụ thể chỉ tiêu này chỉđược tính xác định đối với một số lượng sản phẩm đã hoàn thành khi kết thúc toàn bộ quytrình sản xuất hay một giai đoạn sản xuất (bán thành phẩm) chứ không tính cho thànhphẩm đang còn nằm trên dây chuyền sản xuất

Giá thành có chức năng thông tin và kiểm tra thể hiện trên hai mặt sau:

- Giá thành là giới hạn để bù đắp chi phí : giá thành là mức tối thiểu để xác địnhkhả năng bù đắp chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho quá trình thực hiện sản xuất vàthực hiện giá trị sản phẩm

Trang 9

- Giá thành là căn cứ để lập giá: để bù đắp chi phí bỏ ra và sản xuất kinh doanh cólãi, khi xác định giá bán của sản phẩm phải căn cứ vào giá thành.

Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có là chi phí đã chi ra

và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc đãhoàn thành Như vậy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phívào những sản phẩm, công việc đã hoàn thành

Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất,phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sảnxuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhằm đạtđược mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tiết kiệm và hạgiá thành

Giá thành còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp Việc tính đúng, tính đủ giá thành giúp cho việc phản ánh đúngtình hình thực hiện và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắnkết quả của kỳ kinh doanh

Thông qua việc phân tích tỷ lệ hạ giá thành có thể thấy trình độ sử dụng tiết kiệm,hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất, khả năng tập trung công suất máy móc thiết bịtrong quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó giúp các nhà quản lý có những quyết định phùhợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.3 Quan hệ giữa chi phí và giá thành

Chi phí và giá thành là hai mặt biểu hiện thống nhất của quá trình sản xuất, chúng

có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí thể hiện mặthao phí còn giá thành thể hiện kết quả của quá trình sản xuất do đó chúng giống nhau vềmặt chất tức là đều bao gồm những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá trongquá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiềncủa những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất

Trên giác độ kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành là hai bước công việc kếtiếp và gắn bó hữu cơ với nhau Chi phí trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành,công việc, lao vụ hoàn thành Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí cóthể ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm hạ hoặc cao Sự chính xác, đầy đủcủa công tác tập hợp chi phí quyết định tính chính xác của công tác tính giá thành Do

Trang 10

vậy, để đảm bảo cho kế toán giá thành một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác phải

tổ chức hạch toán chi phí thật khoa học và hợp lý

Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau song giữa chi phí và giá thành có nhữngmặt khác nhau:

- Xét về thời gian: chi phí chỉ gắn với một thời kỳ nhất định còn giá thành liênquan tới nhiều kỳ như chi phí kỳ trước chuyển sang, chi phí phát sinh kỳ

này

- Về góc độ giá trị và sản phẩm:

+ Chi phí là bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong một thời kỳ sản xuất kinhdoanh, không cần tính đến chi phí đó liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thànhhay chưa

+ Giá thành bao gồm những chi phí tính cho khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thànhtrong kỳ mà không cần tính đến chi phí đó phát sinh ở kỳ nào Trong giá thành bao gồmcác chi phí phát sinh ở các kỳ trước (chi phí dở dang đầu kỳ), một phần chi phí phátsinh trong kỳ (chi phí trả trước) và một phần chi phí sẽ phát sinh trong các kỳ sau nhưngđược tính trước vào chi phí trong kỳ (chi phí phải trả)

Điểm khác nhau giữa chi phí và giá thành là về mặt lượng, thể

Chi phíphát sinh

-Chi phí dởdang cuốikỳ

Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặccác ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành bằng tổng chi phí phátsinh

Như vậy, sự lãng phí hay tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp có ảnh hưởng trựctiếp đến giá thành Do đó quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí

1.2 Phân loại chi phí và giá thành

1.2.1 Phân loại chi phí

Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mụcđích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng không giống nhau Để phục

vụ cho công tác quản lý chi phí và kế toán tập hợp chi phí cần thiết phải phân loại chi phí

Trang 11

theo các tiêu thức khác nhau Việc phân loại này sẽ có tác dụng nâng cao tính chi tiếtcủa thông tin chi phí, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, lập kế hoạch, đồng thời tạo

cơ sở tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí Dướiđây là một số cách phân loại chủ yếu

1.2.1.1 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào việc tham gia của chi phí vào hoạt động kinh doanh, toàn bộ chi phíđược chia làm ba loại:

- Chi phí kinh doanh: bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêuthụ, quản lý hành chính như chi phí về nguyên vật liệu, tiền lương, chi phí chung, chi phíbán hàng,

- Chi phí hoạt động tài chính: gồm những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn

và đầu tư tài chính như cho thuê tài sản, mua chứng khoán, cho vay, …

- Chi phí bất thường: gồm những chi phí ngoài dự kiến: như chi phí về thanh lý,nhượng bán TSCĐ, chi tiền nộp phạt,…

Cách phân loại này giúp cho việc phân loại chi phí được chính xác, phục vụ choviệc xác định chi phí, kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh và lập báo cáo tàichính

1.2.1.2 Phân loại theo yếu tố chi phí

Phân loại theo yếu tố chi phí để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nộidụng kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểmphát sinh chi phí Theo quy định hiện hành ở Việt Nam (Thông tư 63/1999/TT-BTC,ngày 7/6/1999), toàn bộ chi phí được chia thành 6 yếu tố sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu động lực bao gồm toàn bộ giá trị nguyênvật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ (loại trừ giá trị dùngkhông hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)

- Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳcho tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương: phản ánh các khoảntiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao độngtham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 12

- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn: phản ánh phầnBHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lươngphải trả cho công nhân viên chức.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùngvào hoạt động sản xuất kinh doanh: chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện,nước, điện thoại, vận chuyển hàng hoá, thành phẩm, tiền trả hoa hồng đại lý, môi giới, uỷthác xuất khẩu, nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê kiểm toán, tư vấn, quảngcáo và các dịch vụ mua ngoài khác

- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vàocác yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ: thuế môn bài, thuế sửdụng đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, quảng cáo, tiếp thị , giao dịchđối ngoại, bảo hành sản phẩm

Việc phân loại theo yếu tố chi phí có tác dụng trong việc cung cấp thông tin chiphí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích mức vốn lưuđộng, lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí

1.2.1.3 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành và để thuận tiện cho việc tính giáthành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục Cách phân chia này dựa vào côngdụng của chi phí và cách phân bổ chi phí cho từng đối tượng

Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) ở Việt Namgồm các khoản mục chi phí trực tiếp:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệuchính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và động lực, sử dụng trực tiếp cho việc chếtạo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,

- Chi phí nhân công trực tiếp : gồm các khoản chi trả cho người lao động trực tiếpsản xuất như : tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca,chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng,

bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp ăn ca phải trảcho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng,khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể

Trang 13

Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) thì chỉ tiêu giáthành còn bao gồm khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Giáthành tiêu thụ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm hoặc công việcđược tiêu thụ Giá thành tiêu thụ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lãi trướcthuế lợi tức của doanh nghiệp

1.2.1.4 Phân loại theo chức năng của chi phí trong sản xuất kinh doanh

Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí liênquan đến việc thực hiện các chức năng mà chi phí kinh doanh được chia làm 3 loại sau:

- Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: bao gồm những chi phí phát sinh liên quanđến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ trong phạm vi phân xưởng, như chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí chung

- Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: bao gồm những chi phí phát sinh liên quanđến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá… như chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí bảohành sản phẩm…

- Chi phí thực hiện chức năng quản lý: bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh,hành chính và những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như chiphí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí công cụ, vật liệu dùng cho quản lý

Cách phân loại này thuận lợi cho công tác kiểm soát và quản lý chi phí, cũng là cơ

sở để xác định giá thành sản xuất, giá thành toàn bộ

1.2.2 Phân loại giá thành

Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế toán giá thành, xác định giábán, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau:

a Căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia làm ba loại:

- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giáthành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch

- Giá thành định mức: được xác định trước khi bước vào sản xuất sản phẩm trên

cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành cho từng giai đoạn của quá trình sản xuất

và của cả quá trình

Trang 14

- Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩmdựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

b Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí:

- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liênquan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất

- Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liênquan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

+ bán hàngChi phí +

Chi phíquản lýdoanhnghiệp

1.3 Sự cần thiết và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành:

Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí và giá thành là những chỉ tiêu kinh

tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm Với những thông tin về chi phí và giá thành do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao

vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ

đó phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm

cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý thích hợp Thông qua việc phân tích và đánh giánhững chỉ tiêu này, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp nhằm tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, hạ giá thành

Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành áp ứng đầy đủ, trungthực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp, kế toán cần thựchiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩmcủa doanh nghiệp để xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí, đối tượng vàphương pháp tính giá thành phù hợp

- Tổ chức tập hợp và phân bổ chính xác từng loại chi phí phát sinh cho từng đốitượng

- Lựa chọn phương pháp và xác định chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành

Trang 15

đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳtính giá thành đã xác định.

- Giám sát tình hình thực hiện các định mức chi phí, phân tích tình hình thực hiện

kế hoạch giá thành, lập các báo cáo chi phí và giá thành theo đúng chế độ

1.3 Tổ chức hạch toán chi phí

1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều phân xưởng, bộphận khác nhau, ở từng địa điểm sản xuất lại có thể sản xuất, chế biến nhiều loại sảnphẩm, nhiều công việc lao vụ khác nhau theo các quy trình sản xuất khác nhau Do đócác chi phí cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận, liên quan đến nhiều sảnphẩm, công việc cần được tập hợp theo yếu tố, khoản mục chi phí cho những phạm vi,giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành Như vậy việc xác định đốitượng hạch toán chi phí thực chất là việc xác định phạm vi, giới hạn mà chi phí cầnđược tập hợp

Xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí là điều kiện để thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí cần dựa vào các căn cứ sau:

- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:

Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình công nghệ

Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp: đối tượng hạch toán chi phí

có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến…

- Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm:

Với loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm

Với loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng hạch toán chi phí có thể là từng đơnđặt hàng hoặc từng loại sản phẩm,

- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:

Với trình độ cao có thể hạch toán chi tiết đối tượng hạch toán chi phí ở các góc

độ khác nhau nhằm cung cấp thông tin chi phí chi tiết

Với trình độ thấp, đối tượng hạch toán chi phí thường không chi tiết cụ thể

Ngày đăng: 24/12/2016, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w