1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cau hoi on tap thực tập cơ nhiệt đại cương 2013

2 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 86,23 KB

Nội dung

câu hỏi ôn thi cơ nhiệt mới nhất,câu hỏi ôn thi cơ nhiệt mới nhất, câu hỏi ôn thi cơ nhiệt mới nhất, câu hỏi ôn thi cơ nhiệt mới nhất, câu hỏi ôn thi cơ nhiệt mới nhất, câu hỏi ôn thi cơ nhiệt mới nhất, câu hỏi ôn thi cơ nhiệt mới nhất

Trang 1

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN THỰC TẬP CƠ VÀ NHIỆT ĐẠI CƯƠNG

(Dành cho nhóm TT do CBGD Trần Yến Mi hướng dẫn)

Bài 1:

1 Nếu có thể dùng thước kẹp và panme cùng đo chiều dài của một mẫu vật nào đó, cây thước nào sẽ cho kết quả với độ chính xác cao hơn? Tại sao?

2 Thiết lập các công thức tính sai số (độ ngờ V) của quả cầu và hình trụ, cho biết các giá trị độ ngờ cần thiết để tính sai số

3 Cho biết các đại lượng vật lý đo trực tiếp, đại lượng vật lý đo gián tiếp trong bài thí nghiệm này? Sai số của chúng được tính thế nào?

4 Cho biết một số lưu ý trong khi tiến hành thí nghiệm?

5 Bán kính R là chiều dài nào của mẫu đo?

6 Chứng minh công thức của R?

7 Thiết lập công thức tính độ ngờ của R?

Bài 2:

1 Viết biểu thức định luật bảo toàn cơ năng của một chất điểm Trong trường hợp nào định luật bảo toàn cơ năng được áp dụng?

2 Giải thích tại sao trong điều kiện thí nghiệm này thì định luật bảo toàn cơ năng không được thỏa mãn (động năng cực đại có giá trị khác thế năng cực đại khi cho vật rơi tại cùng một độ cao)?

3 Phát biểu định luật bảo toàn động lượng? Định luật bảo toàn động lượng được áp dụng trong điều kiện nào?

4 Từ định luật bảo toàn động lượng, hãy suy ra biểu thức của định luật III Newton

5 Định nghĩa sự rơi tự do? Một vật đươc ném xiên và trong suốt quá trình chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì có phải là một vật rơi tự do không? Tại sao?

6 Hãy nêu một số lý do làm kết quả đo không chính xác

7 Tại sao biểu thức được dùng để khảo sát định luật bảo toàn động lượng?

8 Để thí nghiệm cho kết quả tốt, ta cần lưu ý những điều gì khi tiến hành thí nghiệm?

9 Va chạm là gì? Tại sao lại áp dụng được định luật bảo toàn động lượng cho các vật va chạm?

Bài 3:

1 Đồ thị trên máy tính như thế nào là tốt? tại sao?

2 Thiết lập công thức tính độ ngờ của momnent quán tính của con lắc vật lý

3 Cho biết các đại lượng vật lý đo trực tiếp, đại lượng vật lý đo gián tiếp trong bài thí nghiệm này? Sai số của chúng được tính thế nào?

4 Hãy nêu cách đo chu kì dao động của con lắc? tại sao phải làm như thế?

5 Hãy nêu một số lý do làm đo sai giá trị moment quán tính của con lắc vật lý?

6 Moment quán tính của một vật rắn đối với một trục quay nào đó có phụ thuộc vào trạng

Giáo viên biên soạn: Trần Yến Mi

1 1 2 2

m xD =m xD

Trang 2

thái quay của vật không? Tại sao?

7 Hãy nêu hai cách (có giải thích hoặc chứng minh) xác định vị trí khối tâm vật rắn?

8 Hãy nêu một số tính chất của khối tâm vật rắn?

Bài 4:

1 Thiết lập công thức tính sai số K

2 Làm sao để biết được kết quả đo là đáng tin cậy?

3 Định nghĩa K, chứng minh công thức tính K?

4 Cho biết các đại lượng vật lý đo trực tiếp, đại lượng vật lý đo gián tiếp trong bài thí nghiệm này? Sai số của chúng được tính thế nào?

5 Hằng số poisson được định nghĩa như thế nào? Viết biểu thức của nó?

6 Làm sao để biết được kết quả đo hằng số poisson là chấp nhận được? Tại sao?

7 Khi thực hiện quá trình giãn khí thì nhiệt độ của khối khí trong ống có xu hướng thay đổi như thế nào?

8 Ở mỗi quá trình nén và giãn khí, quá trình nào cho giá trị của hằng số poisson tốt hơn? Tại sao?

9 Khi thực hiện quá trình nén khí thì nhiệt độ của khối khí trong ống có xu hướng thay đổi như thế nào?

Bài 5:

1 Định nghĩa nhiệt dung riêng của vật rắn?

2 Chứng minh công thức tính nhiệt dung riêng của vật rắn đã được dùng trong bài thí nghiệm

3 Thiết lập công thức tính độ ngờ của nhiệt dung riêng

4 Hãy nêu một số lý do đã làm kết quả đo không chính xác

5 Định nghĩa nhiệt nóng chảy của nước đá Chứng minh công thức nhiệt nóng chảy của nước đá đã dùng trong bài thí nghiệm

6 Cho biết các đại lượng vật lý đo trực tiếp, đại lượng vật lý đo gián tiếp trong bài thí nghiệm này? Sai số của chúng được tính thế nào?

7 Chứng minh công thức tính nhiệt nóng chảy đang dùng trong bài thí nghiệm này

8 Cho biết các đại lượng vật lý đo trực tiếp, đại lượng vật lý đo gián tiếp trong bài thí nghiệm này? Sai số của chúng được tính thế nào?

Bài 6:

1 Thiết lập công thức tính độ ngờ của nhiệt hóa hơi

2 Hãy nêu một số lý do đã làm kết quả đo không chính xác

3 Chứng minh công thức tính nhiệt hóa hơi đang dùng trong bài thí nghiệm này

4 Bị phỏng bởi một gam hơi nước và bị phỏng bởi một gam nước sôi, trường hợp nào phỏng nặng hơn? Tại sao?

5 Định nghĩa nhiệt hóa hơi?

Giáo viên biên soạn: Trần Yến Mi

Ngày đăng: 24/12/2016, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w