Tại Quảng Bình, ở nhiều địa phương cây Hồ tiêu được xem là “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương, có nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu, có thu nhập cao, ổn định từ cây Hồ tiêu
Trang 1THUYẾT MINH MÔ HÌNH
I THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔ HÌNH:
1 Tên mô hình: "Mô hình vườn ươm giống cây Hồ tiêu tại Làng TNLN
Trường Xuân".
2 Chủ nhiệm mô hình:
- Học hàm, học vị: Chức vụ:
- Điện thoại:
- Tên tổ chức đang công tác: Tổng đội TNXP XDKT tỉnh Quảng Bình
- Địa chỉ tổ chức: 46-Hai Bà trưng - Thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
- Địa chỉ nhà riêng:
3 Cán bộ và đoàn viên thanh niên thực hiện mô hình:
tham gia
Ghi chú
1 Hồ Đức Phong
Phó Tổng đội trưởng - Tổng đội TNXP XDKT Quảng Bình
Chỉ đạo thực hiện mô
hình
2 Đào Văn Hiếu
Cán bộ - Tổng đội TNXP XDKT Quảng
Bình
Chỉ đạo kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng vườn ươm, tiến hành giâm hom tiêu
3 Trương Tiến Thành
Cán bộ - Tổng đội TNXP XDKT Quảng
Bình
Xây dựng vườn ươm, trồng, chăm sóc, nhân
giống
4 Dương Vĩnh Phú
Cán bộ - Tổng đội TNXP XDKT Quảng
Bình
Xây dựng vườn ươm, trồng, chăm sóc, nhân
giống
5 Nguyễn Hữu Xứng
Cán bộ - Tổng đội TNXP XDKT Quảng
Bình
Xây dựng vườn ươm, trồng, chăm sóc, nhân
giống
6 Đoàn Văn Ngọc
Cán bộ - Tổng đội TNXP XDKT Quảng
Bình
Xây dựng vườn ươm, trồng, chăm sóc, nhân
giống
7 Nguyễn Xuân
Tuyên
Hộ di dân lập nghiệp tại Làng TNLN Trường
Xuân
Đóng bầu, nhân giống
8 Võ Phi Hùng Hộ di dân lập nghiệp Đóng bầu, nhân giống
Trang 2tại Làng TNLN Trường
Xuân
9 Hồ Văn Sửu
Hộ di dân lập nghiệp tại Làng TNLN Trường
Xuân
Đóng bầu, nhân giống
10 Hồ Nhận
Hộ di dân lập nghiệp tại Làng TNLN Trường
Xuân
Đóng bầu, nhân giống
11 Nguyễn Thị Giang
Hộ di dân lập nghiệp tại Làng TNLN Trường
Xuân
Đóng bầu, nhân giống
12 Nguyễn Thị Tuyên
Hộ di dân lập nghiệp tại Làng TNLN Trường
Xuân
Đóng bầu, nhân giống
13 Trương Thị Thúy
Hộ di dân lập nghiệp tại Làng TNLN Trường
Xuân
Đóng bầu, nhân giống
14 Nguyễn Thị Cẩm
Nhung
Hộ di dân lập nghiệp tại Làng TNLN Trường
Xuân
Đóng bầu, nhân giống
15 Nguyễn Thị Liệu
Hộ di dân lập nghiệp tại Làng TNLN Trường
Xuân
Đóng bầu, nhân giống
4 Địa điểm thực hiện mô hình: Làng TNLN Trường Xuân, xã Trường
Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
5 Thời gian dự kiến thực hiện: Từ tháng 9/2016 - 9/2017
II NỘI DUNG MÔ HÌNH:
1 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích phát triển mở rộng và nâng cao chất lượng của cây Hồ tiêu, điều này đã đem lại một số kết quả đáng kể đó là việc hạt tiêu Việt Nam đã khẳng định vị trí
số 1 trên thị trường quốc tế Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá thành cao Hồ tiêu bắt đầu được sản xuất nhiều từ đầu thế kỷ XX Nhu cầu tiêu thụ Hồ tiêu trên thế giới ngày càng gia tăng vì những lợi ích thiết thực của Hồ tiêu trong
ẩm thực và trong y học Trong khi đó cây Hồ tiêu chỉ canh tác thích hợp ở vùng nhiệt đới Ở nước ta cây Hồ tiêu đã và đang được trồng với diện tích lớn ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây nguyên
Trang 3Làng TNLN Trường Xuân có những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất cây giống và sản phẩm cây hồ tiêu, cụ thể có Làng TNLN Trường Xuân có diện tích đất tự nhiên 1.363 ha, được quy hoạch tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, trong đó diện tích đất quy hoạch để giao cho các hộ thanh niên vừa làm nhà, vừa phát triển sản xuất vườn hộ là 4.000m2, đây là diện tích không nhỏ trong việc phát triển các mô hình cây con giống mà cụ thể là việc phát triển vườn ươm giống cây Hồ tiêu tại Làng TNLN Trường Xuân Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa có một cơ sở sản xuất giống cây Hồ tiêu, việc đáp ứng nguồn giống cây Hồ tiêu thường ở các tỉnh khác Chính vì vậy việc thực hiện thành công “Mô hình vườn ươm giống cây Hồ tiêu tại Làng TNLN Trường Xuân” sẽ góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tạo được hướng mới trong việc phát triển sản xuất, trồng trọt cho các hộ di dân, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ di dân, giúp các hộ di dân phát triển kinh tế vườn
hộ vươn lên làm giàu, sớm ổn định cuộc sống tại Làng TNLN Trường Xuân và Làng TNLN Quảng Châu Tạo được nguồn cung cấp giống có chất lượng cho các hộ di dân tại làng TNLN Trường Xuân, Làng TNLN Quảng Châu và các hộ dân trong địa bàn tỉnh Quảng Bình
2 Mục tiêu:
- Tạo được nguồn cung cấp cây giống cho các hộ di dân tại Làng TNLN Trường Xuân, các hộ dồng bào dân tộc Vân Kiều, các hộ di dân tại Làng TNLN Quảng Châu và các hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để các hộ thanh niên di dân
áp dụng trong quá trình phát triển sản xuất vườn hộ một cách có hiệu quả
- Tận dụng tối đa tiềm năng của đất đai, giúp các hộ di dân vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình
3 Quy mô mô hình:
3.1 Khảo sát, tìm địa điểm, san gặt mặt bằng diện tích vườn ươm :
Diện tích quy hoạch để xây dựng vườn ươm cây Hồ tiêu tại làng TNLN Trường Xuân là 1000 m2 Số lượng hom giống là 3000 hom
3.2 Thiết kế và triển khai xây dựng khu nhà lưới:
- Xây dựng hệ thống luống gạch kích thước 1,2x15m để ươm hom
- Thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp nước cho khu nhà lưới
- Thiết kế và xây dựng hệ thuống phun sương bán tự động
- Thiết kế lồng giữ ẩm cho cây mới giâm hom
3.3 Thiết kế và triển khai xây dựng khu dưỡng cây:
- Hệ thống luống xây bằng gạch kích thước 1,2x15m
- Hệ thống phun mưa
Trang 4- Hệ thống cung cấp nước.
3.4 Thiết kế và triển khai xây dựng Khu luyện cây:
- Hệ thống luống mềm kích thước 1,2x15m
- Hệ thống phun mưa
- Hệ thống cung cấp nước
3.5 Lập kế hoạch và tiến hành giâm hom cây Hồ tiêu:
- Tổ chức 01 chuyến học tập kinh nghiệm về việc xây dựng vườn ươm giống cây Hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị cho 03 cán bộ trực tiếp thực hiện mô hình
- Tiến hành mua hom giống tại tỉnh Quảng Trị hoặc Tp Hồ Chí Minh
3.6 Tổ chức theo dõi, giám sát, chăm sóc hom giâm:
- Giai đoàn đầu giâm hom: Thời gian phun sương 2 - 3 phút/lần, mỗi lần
15 đến 20 giây
- Giai đoạn hom có rễ và có lá mới: Thời gian phun sương 3 - 4 phút/lần, mỗi lần 15 đến 20 giây
- Thời gian sau khoảng cách giữa hai lần phun giảm dần
3.7 Chăm sóc cây con:
- Sau 1,5 - 2 tháng giâm hom, tiến hành đảo bầu và lựa cây giống có cùng chiều cao Quá trình đảo bầu cần lợp lưới che nắng và khi cây sống ổn định thì tháo bỏ lưới che Định kỳ 15 - 29 ngày xới đất phá váng một lần, nhổ cỏ
- Tưới phân NPK với liều lượng 50g - 100g/10lít nước/5m2, định kỳ 2 - 3 lần/tháng
- Phòng trị nấm bệnh: Phun Viben C định kỳ 10 ngày 1 lần
- Cây có độ tuổi khoảng 3 - 4 tháng, nhánh tiêu mọc dài 40 - 50cm, có 5 -
7 lá thật thì có thể xuất vườn
4 Công nghệ ứng dụng triển khai mô hình:
Công nghệ nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang được đưa vào sử dụng ngày một nhiều và đóng một vai trò không thể thiếu được trong công tác chọn giống, bảo tồn tài nguyên di truyền ở trên thế giới nói chung
và nước ta nói riêng Kết quả của hom giâm được xác định bởi thời gian ngắn và
tỷ lệ ra rễ cao Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc giâm hom, nhưng phụ thuộc bởi ba yếu tố chính là: khả năng ra rễ của hom giâm (cá thể, giai đoạn và vị trí của hom), môi trường giâm hom và các chất kích thích ra rễ Đối với cây Hồ tiêu ta tiến hành lấy cành giâm là thân chính (dây ác), hoặc cành chính (dây lươn) của cây để mang lại hiểu quả tốt năng suất cao
Nền giâm được sử dụng là cát khô, than bùn, xơ dừa hoặc là nền đất tuỳ thuộc vào điều kiện giâm cành, thời vụ giâm, chủng loại giống và loại cành giâm khác nhau
Trang 5Để tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như: a NAA, IBA, IAA ở nồng độ 2000
- 4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên ở nồng độ 20 - 40 ppm trong thời gian 10 - 20 phút
Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn
Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che
5 Kinh phí triển khai mô hình:
(Bằng chữ: Một trăm sáu mươi triệu đồng)
III DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1 Hiệu quả kinh tế (doanh thu):
Sau 04 tháng giâm hom và chăm sóc hom giâm, cây Hồ tiêu được xuất vườn, mỗi cây Hồ tiêu giống bán ra thị trường giá 70.000 đồng/cây Dự kiến doanh thu là 70.000 đồng x 3.000 cây = 210.000.000 đồng, lợi nhuận thu được
là 60.000.000 đồng Lợi nhuận này sẽ tăng dần theo các năm tiếp theo (tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường)
2 Hiệu quả xã hội:
Từ mô hình, đưa ra được hướng làm giàu bền vững cho các hộ di dân tại Làng TNLN Trường Xuân, các hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều và các hộ dân ở Làng TNLN Quảng Châu Giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao được các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp cho các hộ di dân nắm bắt và áp dụng vào quá trình sản xuất của mình, tăng hiệu quả kinh tế, ổn định cuộc sống, hạn chế việc chặt phá rừng, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới
"Mô hình vườn ươm giống cây Hồ tiêu tại Làng TNLN Trường Xuân" thành công sẽ tạo được nguồn cung cấp cây giống Hồ tiêu có chất lượng cho các
hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1 Kết luận:
Trang 6Dự án xây dựng "Mô hình vườn ươm giống cây Hồ tiêu tại Làng TNLN Trường Xuân" được triển khai và thực hiện thành công sẽ tạo cơ sở và động lực cho các mô hình khác được đầu tư thành công và có hiệu quả, tạo được nguồn cung cấp giống có chất lượng, giúp cho các hộ thanh niên di dân tại Làng TNLN Trường Xuân, Làng TNLN Quảng Châu và các hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào quá trình sản xuất của mình
2 Kiến nghị:
Để mô hình triển khai thuận lợi và đạt được kết quả như mục tiêu đặt ra, Ban chỉ huy Tổng đội TNXP XDKT tỉnh Quảng Bình kính đề nghị Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và Tài năng trẻ Trung ương Đoàn quan tâm, tạo điều kiện để mô hình được thực hiện trong thời gian tới