1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

GIÁO TRÌNH TIN HỌC I

151 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 5,41 MB

Nội dung

Các thiết bị mà máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ, gọn và tiện dụng nhưng khối lượng lưu trữ được lại rất lớn.. Mô hình làm việc của máy tính Người sử dụng điều khiển má

Trang 2

PHẦN 1 - GIỚI THIỆU MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG

1 Dữ liệu và thông tin 5

• Dữ liệu 5

• Thông tin 5

• Quá trình xử lý thông tin tổng quát 5

2 Máy tính và Tin học 6

• Định nghĩa máy tính 6

• Đặc điểm xử lý của máy tính 6

• Đặc điểm lưu trữ của máy tính 6

• Mô hình làm việc của máy tính 7

• Phân loại máy tính 7

• Định nghĩa Tin học 8

3 Các thành phần của máy tính 8

• Các thành phần của máy tính 8

• Các thành phần phần cứng của máy tính 9

• Bộ xử lý (CPU) 10

• Bộ nhớ (Memory) 10

• Thiết bị lưu trữ (Storage devices) 11

• Thiết bị nhập (Input devices) 12

• Thiết bị xuất (Output devices) 13

• Phần mềm máy tính và phân loại phần mềm 14

• Phần mềm Hệ điều hành 15

4 Mạng máy tính 15

• Sự hình thành mạng máy tính 15

• Phân loại mạng máy tính 15

• Máy chủ (server) và máy khách (client) 17

• Hệ điều hành mạng 17

• Các dịch vụ trên mạng 17

5 Mạng Internet và tìm kiếm thông tin 20

• Internet là gì? 20

• Lịch sử hình thành Internet 20

• Mạng toàn cầu Internet 20

• Các nhà cung cấp liên quan đến Internet 20

• Kết nối Internet và các dịch vụ trên Internet 21

• Tìm kiếm thông tin trên Internet 21

Trang 3

1 Hệ điều hành Windows 32

• Giới thiệu Hệ điều hành 32

• Giao diện cửa sổ 32

• Hộp thoại 36

• Các thao tác chuột 38

2 Tập tin và thư mục 38

• Tập tin, thư mục, cây thư mục, đường dẫn 38

• Dùng chuột thao tác kéo và thả với tập tin và thư mục 41

3 Sử dụng Hệ điều hành Windows 2000 41

• Khởi động hệ điều hành 41

• Đăng nhập hệ thống 41

• Thoát khỏi hệ thống 42

• Thực đơn đối tượng 43

• Đối tượng My Computer 45

• Thực đơn Start 46

• Công cụ cấu hình Control Panel 48

4 Công cụ Windows Explorer 51

• Công cụ Windows Explorer 51

• Xem và hiển thị thông tin 52

• Các thao tác đĩa 53

• Các thao tác tập tin 57

• Các thao tác thư mục 62

5 Các công cụ khác trong Windows 65

• Các công cụ khác 65

• Accessories 66

PHẦN 3 - XỬ LÝ VĂN BẢN VỚI MS WORD Chương 1 - Giới thiệu tổng quát 67

1 Phần mềm Word 67

2 Khởi động và thoát khỏi Word 67

3 Cửa sổ ứng dụng Word 67

4 Một phiên làm việc thông thường với Word 68

5 Quản lý văn bản 69

• Tạo một văn bản mới 69

• Lưu văn bản mới 69

• Lưu văn bản dưới tên khác 70

• Đóng văn bản 70

• Mở một văn bản đã tồn tại 71

• Làm việc với nhiều văn bản 72

Trang 4

• Ký tự, từ và đoạn trong văn bản 73

• Tính chất cuộn dòng 73

• Tính chất xuống dòng 73

• Tạo văn bản mới 73

• Nhập văn bản tiếng Việt 74

• Nhập văn bản tiếng Anh 78

• Di chuyển dấu chèn trong văn bản 79

• Đánh dấu chọn văn bản 80

• Xóa và sửa văn bản 80

• Di chuyển và sao chép văn bản 81

• Lưu văn bản 82

2 Tìm kiếm và thay thế văn bản 83

• Tìm kiếm văn bản 83

• Thay thế văn bản 84

• Tìm trang 84

3 Văn bản tự động (AutoText) 85

4 Sửa lỗi tự động (AutoCorrect) 87

Chương 3 - Định dạng và in văn bản 90

1 Định dạng ký tự 90

• Trình bày ký tự đặc biệt 90

• Trình bày phông chữ, cỡ chữ 90

• Trình bày chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch dưới 91

• Các định dạng khác lên ký tự 92

• Xác định khoảng cách giữa các ký tự 93

• Xác định vị trí của các ký tự 93

• Tạo phông chữ mặc nhiên 95

• Sao chép định dạng ký tự 96

• Xóa định dạng ký tự 96

2 Định dạng đoạn 96

• Hiển thị và tắt dấu ngắt đoạn 96

• Canh dòng trong đoạn 97

• Canh lề trái cho đoạn 98

• Canh lề trái và lề phải cho đoạn bằng cách dùng thước 98

• Dùng thực đơn định dạng cho đoạn văn bản 99

• Định dạng ký tự bắt đầu đoạn 101

• Trang trí đoạn 102

Trang 5

• Ấn định Tab trên thước 108

• Thay đổi, gỡ bỏ các ấn định Tab trên thước 110

• Ấn định Tab trên thước bằng thực đơn 111

• Xóa ấn định Tab trên thước bằng thực đơn 112

• Chọn cách thể hiện Tab 112

• Tạo đối tượng chứa văn bản 113

• Thanh công cụ Drawing 113

• Đối tượng chứa văn bản là gì? 113

• Khung chứa văn bản 114

• Đối tượng chứa văn bản 115

• Các loại đối tượng chứa văn bản 116

• Trình bày trang in 117

• Chọn khổ giấy, hướng giấy 117

• Định lề cho trang in 118

• Xem trước khi in 119

• Tạo tiêu đề trang và đánh số trang 119

• Hiệu chỉnh tiêu đề trang (header, footer) 121

• In văn bản 122

Chương 4 - Định cột, lập bảng biểu, đồ họa, biểu đồ và trộn thư 124

1 Định cột trong văn bản 124

• Tạo cột chữ đơn giản 124

• Chèn điểm ngắt cột 125

2 Bảng biểu 126

• Tạo bảng 126

• Nhập nội dung cho bảng 126

• Chọn ô, chọn dòng, chọn cột, chọn bảng 126

• Chèn dòng và cột, xóa dòng và cột, chèn và xóa ô, bảng 127

• Điều chỉnh chiều cao dòng và chiều rộng cột 128

• Trộn ô, tách ô 130

• Trình bày bảng, trang trí bảng 131

3 Đồ họa 133

• Chèn hình 133

• Vẽ hình minh họa trong văn bản 135

• Trình bày phối hợp hình và văn bản 136

• Tạo chữ nghệ thuật (WordArt) 137

4 Biểu đồ 139

• Biểu đồ và các thành phần của biểu đồ 139

• Tạo và hiệu chỉnh biểu đồ 140

5 Trộn thư 141

• Ví dụ về trộn thư 142

• Các bước trộn thư 144

Trang 6

PHẦN 1

GIỚI THIỆU MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG

1 DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN

Dữ liệu

Dữ liệu có thể xem là những ký hiệu hoặc tín hiệu mang tính rời rạc và không có cấu trúc, ý nghĩa rõ ràng Khi dữ liệu được tổ chức lại có cấu trúc hơn, được xử lý và mang đến cho con người những ý nghĩa, hiểu biết nào đó thì khi đó nó trở thành thông tin Nói khác đi, từ dữ liệu và xử lý dữ liệu con người có được thông tin

Thông tin

Thông tin là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu và xử lý dữ liệu nhằm tạo

ra sự hiểu biết, tạo ra các tri thức và những nhận thức tốt hơn về tự nhiên và xã hội Nói cách khác, thông tin là dữ liệu đã qua xử lý, đối chiếu và trở nên có ý nghĩa đối với người dùng

Quá trình xử lý thông tin tổng quát

Hình 1.1: Mô hình quá trình xử lý thông tin

Một cách tổng quát, việc xử lý thông tin bao gồm năm quá trình sau:

• Quá trình thu nhận thông tin: Nạp, ghi nhớ thông tin vào vùng nhớ trong não hoặc các vật lưu trữ trung gian (giấy, đĩa từ, …)

• Quá trình tìm kiếm thông tin: Nhớ lại thông tin trong vùng nhớ não, hoặc thu thập, truy tìm thông tin trong các vật lưu trữ thông tin

• Quá trình biến đổi thông tin: Các hoạt động xử lý, biến đổi thông tin dẫn đến việc thay đổi thông tin, tạo ra thông tin mới

Trang 7

• Quá trình lý giải, suy luận thông tin: Các hoạt động mang tính trí tuệ và sáng tạo như phân tích, so sánh, lý giải, suy luận, đối chiếu, đánh giá vai trò, ý nghĩa của thông tin

So sánh máy tính và con người trong việc xử lý thông tin

Máy tính Con người

Đặc điểm xử lý của máy tính

Máy tính có khả năng xử lý dữ liệu nhanh, chính xác với khối lượng lớn Các dữ liệu

mà máy tính có thể xử lý được rất đa dạng Chúng có thể là số, chữ, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động

Đặc điểm lưu trữ của máy tính

Máy tính có khả năng lưu trữ một lượng rất lớn các loại dữ liệu khác nhau Các thiết

bị mà máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ, gọn và tiện dụng nhưng khối lượng lưu trữ được lại rất lớn

Đơn vị lưu trữ dữ liệu dùng trong máy tính:

Trang 8

Mô hình làm việc của máy tính

Người sử dụng điều khiển máy tính thông qua các chương trình được xây dựng sẳn Các hãng sản xuất máy tính và các nhà sản xuất phần mềm tạo ra các chương trình này

Có nhiều chương trình khác nhau được tạo ra nhằm phục vụ cho các nhu cầu, lĩnh vực khác nhau Chẳng hạn như:

• Chương trình nghe nhạc, xem phim phục vụ nhu cầu giải trí

• Chương trình vẽ hình, tạo ảnh phục vụ công việc xuất bản

• Chương trình tính toán dùng trong học tập và nghiên cứu

So sánh mô hình làm việc của máy tính với các mô hình làm việc của các loại máy khác

Hình 1.2: So sánh hai mô hình làm việc

Mô hình làm việc của máy tính Mô hình làm việc của các loại máy khác

Người sử dụng

Các chương trình ứng dụng

Các linh kiện và thiết bị

Người sử dụng

Các nút bấm, điều khiển, cần gạt

Các linh kiện và thiết bị

Phân loại máy tính

Có rất nhiều loại máy tính khác nhau, và cũng có nhiều cách phân loại máy tính khác nhau Việc phân loại có thể dựa vào năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu của máy tính, hoặc dựa vào chức năng của máy tính Sau đây là một số phân loại:

• Máy tính loại lớn (mainframe), siêu máy tính (super computer), máy tính loại trung (minicomputer), máy tính cá nhân (personal computer)

• Máy tính đa năng (multi-purpose computer), máy tính chuyên dụng

(special-purpose computer), máy tính hỗ trợ

Trang 9

Hình 1.3: Máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay

Máy tính để bàn (Máy vi tính) Máy tính xách tay (Laptop)

Định nghĩa Tin học

Tin học (Công nghệ thông tin) là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ, kỹ thuật lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên công cụ chủ yếu là máy tính và các thiết bị truyền tin

Việc nghiên cứu chính của Tin học nhằm vào hai kỹ thuật chính được phát triển song song Đó là kỹ thuật phần cứng và kỹ thuật phần mềm:

• Kỹ thuật phần cứng: Nghiên cứu chế tạo các linh kiện, thiết bị điện tử, công nghệ vật liệu mới, nhằm làm cho máy tính và mạng máy tính ngày càng tăng khả năng xử lý, truyền tải và chia sẻ dữ liệu

• Kỹ thuật phần mềm: Nghiên cứu các phương pháp, quy trình, công cụ giúp cho việc phát triển các hệ thống chương trình điều hành sự hoạt động của máy tính và mạng máy tính, các ngôn ngữ lập trình và các chương trình ứng dụng phục vụ nhu cầu người sử dụng ở các lĩnh vực khác nhau

Trang 10

Các thành phần phần cứng của máy tính

Mỗi loại máy tính có thể có hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng nhưng một cách tổng quát phần cứng của máy tính bao gồm 5 thành phần chính là (Xem hình 1.4):

• Bộ xử lý (hay còn gọi là CPU – Central Processing Unit)

• Bộ nhớ (Memory)

• Thiết bị lưu trữ (Storage devices)

• Thiết bị nhập (Input devices)

• Thiết bị xuất (Output devices)

Các thiết bị nhập và xuất còn được gọi chung là thiết bị ngoại vi

Hình 1.4: Năm thành phần chính của phần cứng máy tính

Bộ xử lý (CPU)

Thiết bị lưu trữ

Bộ nhớ

Trang 11

Bộ xử lý (CPU)

Bộ xử lý (còn gọi là CPU – Central Processing Unit) chỉ huy các hoạt động của máy tính theo các lệnh trong chương trình và thực hiện các phép tính Một số bộ xử lý thông dụng hiện nay là Intel Celeron - 1.3 GHz, Intel Pentium 4 - 1.8 GHz, Intel Pentium 4 - 2.4 GHz CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học

và logic, và một số thanh ghi

• Khối điều khiển (Control Unit) được xem như là trung tâm điều hành mọi hoạt động của máy tính Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh trong chương trình, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu

• Khối tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit) bao gồm các thiết bị

có khả năng thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ), các phép tính logic (and, or, not, ) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng, )

• Các thanh ghi (Registers) là các mạch nhớ được gắn vào CPU làm nhiệm

vụ bộ nhớ trung gian Các thanh ghi được thiết kế nhằm giúp làm tăng tốc

độ trao đổi dữ liệu bên trong máy tính

Hình 1.5: Bộ xử lý (CPU) và bộ nhớ RAM

CPU Pentium hãng Intel Bộ nhớ RAM

Bộ nhớ (Memory)

Trong quá trình máy tính làm việc, máy tính cần lưu lại dữ liệu và chương trình Bộ nhớ là các thiết bị cho phép lưu trữ dữ liệu và chương trình trong khi máy tính hoạt động Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM:

• ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc chứ không ghi được Các chương trình được nạp sẳn vào ROM thường là các chương trình hệ thống khởi động và điều khiển máy tính làm việc Khi máy tính khởi động hoặc đang hoạt động thì những chương trình này được đọc và thi hành Khi mất điện nội dung lưu trong bộ nhớ ROM vẫn còn chứ không bị mất đi

Trang 12

• RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên có thể đọc

và ghi Bộ nhớ này được dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình trong quá trình thực hiện Các chương trình lưu trong RAM thường là các chương trình ứng dụng được nạp vào để thực hiện một ứng dụng nào đó Nội dung lưu trong bộ nhớ RAM sẽ bị mất đi khi mất điện hoặc tắt máy

Nhắc lại, để đo dung lượng lưu trữ của bộ nhớ máy tính (RAM, ROM) người ta dùng các đơn vị là Byte, KiloByte (KB), MegaByte (MB), GigaByte (GB) và TetraByte (TB) Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy vi tính hiện nay thông thường vào khoảng 128

MB, 256 MB hoặc 512 MB Đối với những máy tính mạnh, dung lượng RAM có thể nhiều hơn

Thiết bị lưu trữ (Storage devices)

Để lưu trữ dữ liệu và có thể chuyển dữ liệu từ máy tính này qua máy tính khác, người ta dùng các thiết bị lưu trữ như băng từ, đĩa từ, đĩa quang CD-ROM, Các thiết bị lưu trữ này có dung lượng chứa rất lớn, và dữ liệu không bị mất đi khi không

có nguồn điện (Xem hình 1.6)

Những loại thiết bị lưu trữ được dùng phổ biến hiện nay bao gồm:

• Đĩa cứng (Hard Disk) Dùng phổ biến là những đĩa cứng có dung lượng 20

Trang 13

Đĩa quang (CD)

Thẻ nhớ (Compact Flash Card) USB Flash Drive Đĩa cứng rời

Thiết bị nhập (Input devices)

Thiết bị nhập được dùng để đưa dữ liệu vào máy tính Các loại dữ liệu khác nhau có

thể được đưa vào máy tính nhờ nhiều loại thiết bị nhập khác nhau Các loại thiết bị

nhập thông dụng hiện nay bao gồm (Xem hình 1.7):

• Chuột (Mouse) Chuột là thiết bị trỏ, có kích thước vừa nắm tay Khi di

chuyển chuột trên một tấm phẳng theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi

tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó để có thể trỏ đến một biểu

tượng mong muốn trên màn hình Một số máy tính có con chuột được gắn

ngay trên bàn phím

• Bàn phím (Keyboard) Đây là thiết bị nhập cho phép nhập dữ liệu văn bản

dạng chữ và số Bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa

104 phím có các tác dụng khác nhau

• Máy quét hình (Scanner) Thiết bị này dùng để nhập văn bản hay hình vẽ

bằng cách quét hình chụp vào máy tính Toàn bộ nội dung văn bản hay

hình vẽ sẽ được lưu trong máy tính dưới dạng dữ liệu hình ảnh

Hình 1.7: Thiết bị chuột, bàn phím và máy quét hình (scanner)

Chuột (2 nút nhấn) Chuột (3 nút nhấn) Bàn phím

Trang 14

(chèn), phím Delete (xóa tại điểm nháy), phím Backspace (xóa bên trái điểm nháy), phím Home (về đầu dòng), phím End (về cuối dòng)

Thiết bị xuất (Output devices)

Thiết bị xuất được dùng đưa dữ liệu từ bên trong máy tính ra bên ngoài để người sử dụng có thể cảm nhận được (nhìn được, đọc được, nghe được) Các loại thiết bị xuất thông dụng hiện nay bao gồm (Xem hình 1.8):

• Màn hình (Monitor) Là thiết bị xuất hiển thị dữ liệu trên màn hình cho người sử dụng xem Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn

Trang 15

Hình 1.8: Thiết bị màn hình và máy in

Màn hình Màn hình Màn hình LCD

Máy in kim Máy in phun mực Máy in laser

Phần mềm máy tính và phân loại phần mềm

Phần mềm máy tính nói chung rất phong phú và đa dạng Tổng quát, phần mềm có thể phân thành hai loại là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng:

• Phần mềm hệ thống (System Software): Là những chương trình có khả năng tổ chức và điều hành sự hoạt động phối hợp của các thành phần khác nhau trong máy tính Các chương trình này được xây dựng bởi các chuyên viên hệ thống Phần mềm hệ thống thông dụng là các hệ điều hành, chương trình dịch, Các hệ điều hành được dùng phổ biến là MS-DOS, Windows, Linux

• Phần mềm ứng dụng (Application Software): Là những chương trình có khả năng giải quyết một nhu cầu nào đó của người sử dụng Các chương trình này được xây dựng bởi các nhà lập trình ứng dụng Phần mềm ứng dụng nói chung rất phong phú và đa dạng nhằm phục nhiều loại nhu cầu khác nhau của người sử dụng từ các nhu cầu về học tập, nghiên cứu, xử lý công việc cho đến nhu cầu liên lạc và giải trí

Các phần mềm ứng dụng có thể được phân loại vào các lĩnh vực ứng dụng như sau:

• Xử lý văn bản (MS Word, Word Perfect)

• Xử lý bảng tính (MS Excel, Lotus)

• Quản trị cơ sở dữ liệu (MS Access, FoxPro, SQL Server, Oracle)

• Thuyết trình, trình diễn (MS PowerPoint)

• Thư điện tử (MS OutLook Express)

• Thống kê xử lý số liệu (SPSS, Minitab)

Trang 16

• Xử lý toán học (Maple, Mathematica)

• Xem thông tin trên mạng Internet (Internet Explorer, Netscape Navigator)

Hệ điều hành có các chức năng chính sau:

• Quản lý tài nguyên của hệ thống

• Quản lý hệ thống tập tin

• Tạo môi trường giao tiếp giữa người và máy, giữa máy và máy

• Quản lý sự thực hiện các chương trình ứng dụng

Quá trình phát triển hệ điều hành

• Hệ điều hành đơn nhiệm (MS DOS)

• Hệ điều hành đa nhiệm (Windows, Unix, Linux)

• Hệ điều hành mạng (Windows 2000 Server)

Một số hệ điều hành được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay:

• Hệ điều hành MS DOS

• Hệ điều hành Windows (phổ biến nhất)

• Hệ điều hành Linux (phổ biến trong tương lai)

4 MẠNG MÁY TÍNH

Sự hình thành mạng máy tính

Những người làm việc trên các máy tính riêng lẻ tại những vị trí phân tán trong quá trình làm việc thường có nhu cầu chia sẻ dữ liệu và các tài nguyên máy tính (bộ nhớ, máy in, khả năng xử lý tính toán, …) với nhau

Để giải quyết nhu cầu này, các máy tính được ghép nối lại với nhau một cách hệ thống Sự ghép nối này hình thành nên mạng máy tính Việc ghép nối có thể là “có dây” (qua cáp) hoặc “không dây” (qua vệ tinh)

Phân loại mạng máy tính

Có nhiều cách phân loại mạng máy tính Hai cách phân loại thông dụng là phân loại theo khoảng cách và phân loại theo cách ghép nối

Trang 17

Phân loại theo cách ghép nối (Xem hình 1.9)

Mạng hình cây

Trang 18

Máy chủ (server) và máy khách (client)

Trong một mạng máy tính người ta thường dùng một số ít các máy tính có năng xử

lý mạnh làm các máy tính trung tâm, gọi là các máy chủ (máy server) Còn đa số các máy tính thông thường còn lại gọi là máy khách (máy client), và chúng được kết nối với máy chủ (Xem hình 1.10)

Người sử dụng làm việc ở các máy khách có thể yêu cầu máy chủ cung cấp các dịch

vụ cần thiết Dịch vụ ở đây có thể hiểu là các tài nguyên mà máy chủ có được và có thể chia sẻ cho máy khách

Hình 1.10: Máy chủ và các máy khách trong mạng máy tính

Các dịch vụ trên mạng

Dịch vụ trên mạng là những tài nguyên mà máy chủ có được và có thể chia sẻ, phục

vụ theo các yêu do các máy khách trong mạng gởi đến (Xem hình 1.12) Có nhiều dịch vụ trên mạng Một số dịch vụ thông dụng trên mạng bao gồm:

• Dịch vụ tập tin

Trang 19

Hình 1.11: Hệ điều hành máy chủ và các hệ điều hành máy khách

HĐH Windows 2000

Hình 1.12: Yêu cầu dịch vụ và đáp ứng dịch vụ

Các dữ liệu lưu trữ trong máy tính dưới dạng các tập tin Ví dụ một hình ảnh lưu trữ thành một tập tin, một tài liệu lưu trữ thành một tập tin, một bài hát lưu trữ thành một tập tin Và hệ điều hành giúp người sử dụng quản lý dữ liệu thông qua việc quản lý các tập tin Trong một mạng máy tính, người sử dụng có thể có các nhu cầu truyền tập tin, lưu trữ tập tin, sao lưu tập tin, … giữa các máy tính trong mạng với nhau Dịch vụ tập tin giúp thực hiện những việc này (Xem hình 1.13)

HĐH Windows 98

Máy chủ Yêu cầu DV

Máy khách

File Server

File Client

Request Reply

Trang 20

Khi một mạng máy tính có máy in mạng thì các máy tính trong mạng có thể cùng nhau chia sẻ máy in này Các máy tính có nhu cầu in sẽ gởi dữ liệu cần in đến dịch

vụ in ấn do máy chủ quản lý Dịch vụ in ấn này sẽ điều khiển máy in mạng lần lượt

in dữ liệu theo các yêu cầu in ấn đã gởi đến (Xem hình 1.14)

Hình 1.14: Dịch vụ in ấn

Khi người sử dụng làm việc trong một mạng máy tính có nhu cầu gởi e-mail (thư điện tử) từ máy tính của mình đến một máy tính khác trong mạng, người sử dụng có thể yêu cầu dịch vụ e-mail (là một loại dịch vụ thông báo) do máy chủ quản lý để thực hiện yêu cầu này (Xem hình 1.15)

Hình 1.15: Dịch vụ e-mail

Mạng Internet

E-Mail E-Mail

Trang 21

5 MẠNG INTERNET VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN

Có thể nói “Internet là mạng của các mạng”

Lịch sử hình thành Internet

Giữa thập niên 60, Bộ Quốc phòng Mỹ giao một nhóm nghiên cứu hình thành mạng máy tính gọi là mạng ARPANet nhằm phục vụ việc liên lạc, trao đổi dữ liệu, thông tin trong quân sự Năm 1973, mạng ARPANet mở rộng kết nối quốc tế lan rộng đến các mạng máy tính của các trường đại học lớn trên nước Mỹ Năm 1983, mạng ARPANet

mở rộng lần nữa nối kết hầu hết các trung tâm máy tính trên toàn nước Mỹ Năm

1983 đến nay, mạng ARPANet phát triển rộng khắp trên toàn thế giới và được gọi là mạng Internet

Mạng toàn cầu Internet

Từ năm 1983 đến 1991, Internet trở thành mạng máy tính lớn nhất trên thế giới Năm 1991, một dịch vụ mới trên Internet ra đời gọi là dịch vụ World Wide Web (WWW) làm cho Internet dễ sử dụng hơn

Càng ngày mạng Internet càng phát triển:

• Nhiều máy tính kết nối vào Internet (phát triển số lượng)

• Khắp nơi trên thế giới kết nối vào Internet (phát triển phạm vi)

• Nhiều dịch vụ trên Internet (phát triển ứng dụng)

• Nhiều thông tin trên Internet (phát triển thông tin)

Các nhà cung cấp liên quan đến Internet

Có ba nhà cung cấp quan trọng liên quan đến việc cung cấp khả năng kết nối

Internet cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ trên Internet

• Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet (IAP – Internet Access Provider)

• Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider)

• Nhà cung cấp thông tin Internet (ICP – Internet Content Provider)

Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet, gọi tắt là IAP, cung cấp cổng truy nhập vào Internet cho các mạng Ví dụ Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC được xem là một IAP

Nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp quyền truy cập Internet qua mạng điện thoại và các dịch vụ như dịch vụ WWW, E-Mail, Chat, … Ví dụ Công ty FPT, Công ty

Trang 22

Saigon Postel, Công ty VDC, … được xem là các ISP Chú ý Công ty VDC vừa là một IAP, đồng thời là ISP

Các thông tin về văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, giải trí, … có trên

Internet được cung cấp bởi các nhà cung cấp thông tin trên Internet Ví dụ Công ty FPT vừa là một ISP đồng thời cũng là một ICP

Kết nối Internet và các dịch vụ trên Internet

Hai cách kết nối Internet thông dụng ở Việt Nam là (Xem hình 1.16):

• Kết nối trực tiếp qua đường thuê bao dành riêng

• Kết nối gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng với sự hỗ trợ của modem

Trên mạng Internet hiện nay có rất nhiều dịch vụ Một số dịch vụ thông dụng trên Internet bao gồm:

• Dịch vụ thông tin (Web)

• Dịch vụ thư điện tử (E-mail)

• Dịch vụ hội thoại trực tuyến (Chat)

• Dịch vụ truyền tập tin (FTP)

• Dịch vụ truy cập máy chủ (Telnet)

• Dịch vụ diễn đàn thông tin (News Group)

Hình 1.16: Kết nối Internet qua mạng điện thoại công cộng

Mạng Internet

Máy chủ nhà cung cấp ISP

Mạng điện thoại công cộng

Modem

Tìm kiếm thông tin trên Internet

Trang 23

• Mỗi Website trên Internet đều phải có một địa chỉ để người sử dụng có thể truy cập đến (hay tham khảo đến) Địa chỉ này gọi là địa chỉ Web URL Các Website khác nhau phải có các địa chỉ Web URL khác nhau

• Ví dụ một địa chỉ Web URL là http://www.vnexpress.net, trong đó http://

là ký hiệu giao thức còn www.vnexpress.net là địa chỉ Website Giao thức

là cách thức đóng gói, mã hóa dữ liệu để truyền trên đường mạng, và các qui tắc để thiết lập vá duy trì qua trình trao đổi dữ liệu trên mạng

• Phân tích địa chỉ Web URL: Mã quốc gia

http://www.hcmuns.edu.vn

Giao thức http dùng

để tham khảo thông

chủ của Website Địa chỉ Website

• Ba ký tự thể hiện tính chất của tổ chức chủ của Website:

„ com: Các tổ chức, công ty thương mại

„ org: Các tổ chức phi lợi nhuận

„ net: Các trung tâm hỗ trợ về mạng

„ edu: Các tổ chức giáo dục (trường đại học, trung tâm giáo dục, …)

„ gov: Các tổ chức thuộc chính phủ

„ mil: Các tổ chức thuộc quân sự

„ int: Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế

• Hai ký tự thể hiện mã quốc gia:

„ us: Mỹ (nếu không có 2 ký tự thể hiện quốc gia, mặc nhiên hiểu là Mỹ)

„ ca: Canada

„ vn: Việt Nam

„ th: Thái Lan

„ jp: Nhật

Trang 24

Một số địa chỉ Web:

• www.microsoft.com (Website của hãng Microsoft, Mỹ)

• www.tintucvietnam.net (Website Tin tức Việt Nam)

• www.vnexpress.net ((Website Tin nhanh Việt Nam)

• www.tuoitre.com (Website Báo Tuổi Trẻ, TP Hồ Chí Minh)

• www.sap-vn.org (Website Chương trình hỗ trợ xã hội cho Việt Nam)

• www.undp.org.vn (Website Chương trình phát triển của LHQ tại Việt Nam)

• www.search.asiaco.com/Vietnam/ (Website tìm địa chỉ Internet Việt Nam)

Để xem thông tin chứa trong một Website nào đó trên Internet, máy tính của người

sử dụng ngoài khả năng kết nối Internet còn cần phải có trình duyệt Web

Chạy trình duyệt Web (Xem hình 1.17 và 1.18)

• Chọn Start | Program | Internet Explorer

• Hoặc nhấp đôi chuột biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền

• Tại ô Address, vào địa chỉ Website của nơi cần tham khảo, ấn Enter

Hình 1.17: Biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền

Trang 25

Thoát trình duyệt Web (Xem hình 1.19)

• Từ thanh thực đơn, chọn File | Close

• Hoặc nhấp chuột tại nút đóng trên thanh tiêu đề

Sử dụng các động cơ tìm kiếm

Thông thường khi tìm kiếm thông tin trên Internet người sử dụng rất khó nhớ các địa chỉ của Website có chứa thông tin cần tìm, hoặc không biết có những Website nào trong nước hoặc trên thế giới có chứa những thông tin cần tìm Nhằm giúp người sử dụng tìm những Website cần thiết, một số các công ty phần mềm trên thế giới cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm Các dịch vụ này thường được gọi là các động cơ tìm kiếm, và chúng được thể hiện cũng ở dạng các Website

Một số Website động cơ tìm kiếm nổi tiếng:

• www.google.com www.excite.com www.infoseek.com

• www.yahoo.com www.search.com www.altavista.com

Hình 1.18: Xem thông tin tại trang Web http://www.vnn.vn

Trang 26

Hình 1.19: Thoát khỏi trình duyệt Web

Kỹ năng tìm kiếm thông tin với Google

Hiện nay Google là động cơ tìm kiếm nổi tiếng nhất được nhiều người sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Internet

Các bước tìm kiếm thông tin (Xem hình 1.20)

• Xác định chủ đề tìm kiếm, từ khóa của chủ đề

• Dùng trình duyệt Web mở trang Web Google (www.google.com.vn)

• Đánh vào từ khóa ở ô trống

• Nhấn nút “Tìm kiếm với Google”

Từ khóa là từ quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất, gần nhất, cụ thể nhất về chủ đề mà

ta muốn tìm kiếm thông tin trên Internet Từ khóa càng cụ thể, không mơ hồ chung chung thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp và việc tìm kiếm trở nên hiệu quả hơn

Ví dụ so sánh việc tìm kiếm thông tin với các từ khóa sau, xem từ khóa nào là tốt (Xem hình 1.21, 1.22, 1.23, 1.24 và 1.25):

• History

• Asian history

• Vietnam history

Trang 27

Hình 1.20: Dùng động cơ tìm kiếm Google để tìm thông tin trên Internet

Ô trống

Hình 1.21: Tìm kiếm với từ khóa history

Trang 28

Hình 1.22: Tìm kiếm với từ khóa Asian history

Hình 1.23: Tìm kiếm với từ khóa Vietnam history

Trang 29

Hình 1.24: Tìm kiếm với từ khóa Vietnam war history

Hình 1.25: Tìm kiếm với từ khóa “Vietnam war history” (có dấu ngoặc kép)

Trang 30

Tìm kiếm thông qua từ khóa

• Từ khóa càng cụ thể, phạm vi tìm kiếm càng xác định

• Có thể dùng các phép toán tìm kiếm and, +, or, not, “…”

Ví dụ tìm với từ khóa culture and society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa

cả hai từ culture và society (nhưng hai từ này không nhất thiết phải đi liền nhau)

Ví dụ tìm với từ khóa culture or society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa từ

culture hoặc có chứa từ society, hoặc có chứa cả hai từ culture và society (nhưng hai

từ này không nhất thiết phải đi liền nhau)

Ví dụ tìm với từ khóa culture not society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa

từ culture nhưng không có chứa từ society

Ví dụ tìm với từ khóa “culture society” nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa cả hai từ culture và society, đồng thời hai từ này phải đi liền nhau

Chú ý từ khóa culture and society tương đương với các từ khóa culture + society và cultute society Tức là phép toán + tương đương với phép toán and khi tìm kiếm với Google

Sử dụng trình duyệt Internet Explorer (IE)

Khởi động IE

• Start | Program | Internet Explorer

• Hoặc nhấp đôi chuột biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền

Thoát IE

• Từ thanh thực đơn chọn File | Close

• Hoặc nhấp nút đóng trên thanh tiêu đề

Giao diện của IE (Xem hình 1.26)

Thanh công cụ (Xem hình 1.27)

• Chứa các biểu tượng tượng trưng cho các tác vụ

• Cho phép thực hiện nhanh một số chức năng thường dùng khi duyệt Web

Trang 31

Hình 1.26: Giao diện trình duyệt Internet Explorer

Hình 1.27: Thanh công cụ

Thanh thực đơn

• Bao gồm các thực đơn kéo xuống

• Các thực đơn File, Edit, View, Favorites, Tools và Help

Truy cập Website

• Giả sử máy tính đã được kết nối Internet Có ba cách truy cập Website

• Truy cập Website mới

- Xác định địa chỉ trang Web cần tham khảo

- Vào địa chỉ trang Web ở ô Address

Trang 32

• Truy cập Website từ Address Book

- Nhấp chuột vào mũi tên bên phải ô Address

- Chọn địa chỉ trang Web trong danh sách

• Truy cập Website từ Favorite

- Chọn Favorite từ thanh thực đơn

- Chọn địa chỉ trang Web ưa thích đã ghi lại trước đó

Thư điện tử (E-Mail)

Web Mail là một dịch vụ trên mạng Internet nhằm cho phép người sử dụng trao đổi e-mail qua mạng Internet Web Mail hiện nay phát triển rất nhanh, và có nhiều công

ty cung cấp dịch vụ Web Mail miễn phí Thông qua Web Mail mọi người trên thế giới

có thể liên lạc trao đổi với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện

Một số Web Mail miễn phí thông dụng

Trang 33

PHẦN 2

HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

1 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

Giới thiệu Hệ điều hành

Sự hoạt động của máy tính dựa vào sự phối hợp của hai thành phần là phần cứng và phần mềm Phần mềm bao gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

Hệ điều hành (HĐH) là một phần mềm hệ thống được thiết kế nhằm giúp người sử dụng điều khiển và quản lý máy tính một cách dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả Các chức năng chính của HĐH bao gồm:

• Quản lý tài nguyên hệ thống

• Quản lý việc nhập và xuất dữ liệu

• Quản lý hệ thống tập tin

• Quản lý, điều khiển việc thực hiện chương trình

• Tạo môi trường giao tiếp thuận tiện và thân thiện giữa người và máy

Các HĐH thông dụng hiện nay là MS-DOS, Windows, Macintosh và Linux Giáo trình này trình bày HĐH Windows Mỗi HĐH có nhiều phiên bản (version) khác nhau Ngoài ra người ta còn phân biệt HĐH dùng cho máy đơn, và HĐH dùng cho mạng máy tính HĐH được phát triển liên tục và ngày càng thân thiện hơn với người sử dụng, đồng thời cũng phức tạp hơn

Một số phiên bản HĐH Windows thông dụng cho máy đơn:

• Windows 98, Windows 98 SE

• Windows Me, Windows XP

• Windows 2000, Windows 2000 Professional

Một số phiên bản HĐH Windows thông dụng cho mạng:

• Windows NT Server

• Windows 2000 Server

Giao diện cửa sổ

Giao diện là gì? Giao diện là cách thức mà thông qua đó người sử dụng có thể tương tác (giao tiếp) với máy tính

HĐH Windows thiết kế giao diện kiểu cửa sổ kết hợp với thực đơn và dùng các biểu tượng hình ảnh, được gọi chung là giao diện cửa sổ hay giao diện Windows Người

sử dụng điều khiển và quản lý máy tính thông qua việc tương tác với các thành phần hiển thị trong các giao diện cửa sổ này Cách thức giao tiếp này làm cho người sử dụng cảm thấy việc điều khiển máy tính trở nên dễ dàng và thân thiện (Xem hình 2.1

và 2.2)

Trang 34

Hình 2.1: Thực đơn và biểu tượng

Biểu tượng

Thực đơn

Hình 2.2: Cửa sổ

Cửa sổ

Trang 35

Các thành phần của giao diện Windows (Xem hình 2.3, 2.4, 2.5 và 2.6)

• Cửa sổ, con trỏ, biểu tượng

• Thực đơn, hộp thoại, nút điều khiển

Màn hình nền

Trang 36

Hình 2.4: Cửa sổ, thanh tiêu đề, thanh thực đơn và thanh công cụ

Cửa sổ

Thanh công cụ

Thanh thực đơn Thanh tiêu đề

Hình 2.5: Thực đơn

Thực đơn kéo xuống

Trang 37

Hình 2.6: Các nút điều khiển cửa sổ, các thanh cuộn

Thanh cuộn ngang

Thanh cuộn đứng

Các nút điều khiển cửa sổ

Hộp thoại

Trong khi làm việc, có những tình huống HĐH cần người sử dụng cung cấp thông tin hoặc quyết định cho công việc tiếp theo Khi đó HĐH dùng hộp thoại để giao tiếp với người sử dụng

Các thành phần của hộp thoại (Xem hình 2.7, 2.8 và 2.9):

• Tiêu đề

• Các nút xác nhận, các nút điều khiển, các thẻ

• Các mục nhập (hộp văn bản, hộp chọn lựa, …)

Trang 38

Hình 2.7: Hộp thoại và nút điều khiển

Nút điều khiển

Hộp thoại

Hình 2.8: Tiêu đề hộp thoại, nút điều khiển, mục nhập loại hộp văn bản

Nút Mục nhập

(hộp văn bản)

Tiêu đề hộp thoại

Trang 39

Hình 2.9: Thẻ, mục nhập loại hộp chọn lựa

Mục nhập (hộp chọn lựa) Thẻ

Các thao tác chuột

Khi giao tiếp với HĐH thông qua giao diện Windows, người sử dụng thường dùng thiết bị chuột để làm công cụ trỏ đến các biểu tượng hiển thị trong giao diện

Các thao tác với thiết bị chuột (gọi tắt là chuột):

Kéo và trỏ Di chuyển chuột và trỏ chuột đến biểu tượng Kéo và thả Nhấp chuột tại biểu tượng, kéo và thả chuột Nhấp chuột (nhấp chuột trái) Nhấp phím trái của chuột

Nhấp chuột phải Nhấp phím phải của chuột

Nhấp đôi chuột Nhấp đôi phím trái của chuột

2 TẬP TIN VÀ THƯ MỤC

Tập tin, thư mục, cây thư mục, đường dẫn

Máy tính có thể lưu trữ một khối lượng lớn các dữ liệu vào các thiết bị lưu trữ như đĩa mềm, đĩa cứng, USB, … Dữ liệu được lưu trữ vào các thiết bị lưu trữ dưới dạng các tập tin (files) Ví dụ một hình ảnh, một bản đồ, một bài hát, một bài viết hoặc một tập các số liệu cần tính toán, … có thể được lưu vào đĩa thành một tập tin HĐH Windows giúp người sử dụng quản lý các tập tin này một cách dễ dàng

Trang 40

Để quản lý các tập tin, HĐH Windows yêu cầu mỗi tập tin khi lưu trữ đều phải có tên Các tập tin khác nhau phải có tên khác nhau Tên tập tin gồm hai phần là phần tên và phần mở rộng cho biết loại tập tin

• Ví dụ tên tập tin: bailam.doc, baocao.xls, trinhbay.ppt, hinhanh.jpg

• Phần tên do người sử dụng đặt

• Phần mở rộng thường do phần mềm ứng dụng qui định, người sử dụng không cần phải đặt Ví dụ ta dùng phần mềm MS Word để viết một bài làm, khi ta lưu bài làm này thành một tập tin trên đĩa chẳng hạn thì tập tin này sẽ tự động có phần mở rộng là doc

Trong khi làm việc, người sử dụng sẽ tạo ra rất nhiều tập tin Để giúp cho việc tìm kiếm các tập tin dễ dàng và nhanh chóng, HĐH Windows cho phép người sử dụng tạo ra các thư mục (folder) và lưu các tập tin có nội dung liên quan với nhau vào từng thư mục

Trong một thư mục có chứa các tập tin, nhưng cũng có thể chứa các thư mục khác Các thư mục liên kết với nhau làm thành cây thư mục Windows qui ước mỗi đĩa có một thư mục bắt đầu, gọi là thư mục gốc, ký hiệu là \

Hình ảnh cây thư mục và các tập tin (Xem hình 2.10 và 2.11)

C:\

KeHoach

HocKy1 Hocky2 BaoCao

CongTacGV

GiaoVien CongTacSV

Vị trí của tập tin được xác định bởi đường dẫn Đường dẫn bắt đầu từ thư mục gốc của đĩa cho đến thư mục con chứa tập tin Thông qua đường dẫn, người sử dụng xác định được:

• Tập tin được lưu ở đĩa nào

• Tập tin được lưu ở thư mục nào trong đĩa đó

• Thư mục mà tập tin lưu vào đó là thư mục con hay thư mục gốc

• Nếu thư mục chứa tập tin là thư mục con thì là con của thư mục nào

• Ví dụ: D:\GiaoTrinh\TinHocI\BaiGiang\P2-HeDieuHanh.doc

BaoCaoHK1.doc BaoCaoHK2.doc TongKet.ppt HinhAnhHoiThao.jpg

Đường dẫn

Ngày đăng: 22/12/2016, 13:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Lê Minh Đức Hùng (2004). Tin học văn phòng – Microsoft Word 2000. Tái bản lần thứ nhất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Khác
[2] Nguyễn Tiến & Nguyễn Văn Hoài (2003). Giáo trình Microsoft Word 2002 Dành cho sinh viên và người đang làm việc. Nhà xuất bản Thống Kê Khác
[3] Vũ Gia Khánh (2002). Sử dụng và khai thác Microsoft Word. Nhà xuất bản Giáo Dục Khác
[4] Joyce Cox, Polly Urban & Christina Dudley (2000). Quick Course in Microsoft Office 2000. Microsoft Press Khác
[5] Alexis Leon & Mathews Leon (2001). Introduction to Computers with MS- Office 2000. Tata McGraw-Hill Publishing Company Limited Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w