giáo viên TDTT cấp THCS nói riêng đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.Giáo viên TDTT là lực lượng trực tiếp triển khai và quyết định chất lượng,hiệu quả của chương trình môn học trong c
Trang 1MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển củamỗi quốc gia Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo dục, coi giáodục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, trong
đó vấn đề đội ngũ nhà giáo được coi là khâu then chốt Để biến các mục tiêugiáo dục thành hiện thực, đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt giữvai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục Chỉ thị 40/CT - TW củaBan bí thư Trung ương Đảng đã đưa ra việc phải xây dựng đội ngũ nhà giáo
và quản lý giáo dục một cách toàn diện với mục tiêu chuẩn hóa, đảm bảo chấtlượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và coi đây là nhiệm vụ vừa đáp ứngyêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thànhcông chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước [22]
Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giáo dục THCS có vai trò hết sứcquan trọng, bởi đây là cấp học mang tính liên thông giữa cấp tiểu học và cấpTHPT Giáo dục THCS có vai trò là cầu nối, là sự chuyển giao giữa cấp họcnền tảng với cấp học có chức năng định hướng nghề nghiệp tương lai cho họcsinh [20], [26]
GDTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tương lai của mỗi conngười, nhất là với lứa tuổi học sinh cấp THCS, bởi đây là giai đoạn phát triểnquan trọng về tâm - sinh lý và nhận thức xã hội Quá trình GDTC trong nhàtrường có tác động tích cực không chỉ đối với sự phát triển thể chất, mà còntác động tích cực và có hiệu quả tới sự hình thành và phát triển nhân cách củahọc sinh GDTC ở nhà trường THCS là môi trường giàu tiềm năng để pháthiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho đất nước [3], [81]
Thực tiễn của nền giáo dục Việt Nam hơn 40 năm qua đã chứng minhnhững đóng góp to lớn của công tác GDTC trường học nói chung và đội ngũ
Trang 2giáo viên TDTT cấp THCS nói riêng đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.Giáo viên TDTT là lực lượng trực tiếp triển khai và quyết định chất lượng,hiệu quả của chương trình môn học trong các nhà trường THCS; có trọngtrách chuyển hóa hoạt động TDTT thành phương tiện để tạo ra một đời sốnghọc đường lành mạnh, góp phần biến mục tiêu giáo dục của Đảng và nhàNước trở thành hiện thực Vì vậy, trình độ chuyên môn và năng lực hoạt độngnghề nghiệp của đội ngũ thầy, cô giáo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sựnghiệp giáo dục nói chung, GDTC cấp THCS nói riêng.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục mà Đảng vàNhà nước đặt ra, Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới GDPT sau năm 2015 gồmnhững vấn đề cơ bản như, đổi mới từ chương trình định hướng nội dung dạyhọc sang chương trình định hướng năng lực Đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng chú trọng phát triển năng lực của học sinh Chuyển đổi kiểm tra,đánh giá từ chủ yếu đánh giá kiến thức và kỹ năng sang đánh giá năng lực củahọc sinh Do vậy, GDTC trường học phải có sự đổi mới toàn diện, mà vấn đề
cơ bản và trước hết là đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn chođội ngũ giáo viên TDTT theo hướng chất lượng và hiệu quả Đây là nhân tốquan trọng ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến hiệu quả công tác GDTCtrường học, trong đó có cấp THCS và đây cũng là những thách thức lớn đốivới khả năng đáp ứng về trình độ chuyên môn của chính bản thân đội ngũgiáo viên TDTT cấp THCS
Qui mô và chất lượng của hệ thống đào tạo, số lượng và chất lượngchuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS những năm gần đây đã
có sự tăng trưởng đáng khích lệ Tuy nhiên, trước nhu cầu của thực tiễn đổimới giáo dục, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT các tỉnhphía Bắc đã bộc lộ những hạn chế về kiến thức và kỹ năng thực hành các mônthể thao thuộc chương trình môn học, về tiềm lực chuyên môn và khả năngđáp ứng yêu cầu ĐMGD, về kiến thức và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả
Trang 3môn học và về kiến thức và kỹ năng tự học, tự phát triển năng lực nghềnghiệp Điều đó đã dẫn đến hiện trạng mục tiêu và vị thế của công tác GDTCtrong nhà trường chưa được đảm bảo, chưa được phát huy tương xứng vớitiềm năng và kỳ vọng của xã hội, của tuổi trẻ học đường [78]
Thực trạng đó đồng thời là nhân tố kìm hãm xu thế và cơ hội đổi mớinội dung môn học theo hướng phù hợp với nhu cầu và năng lực của học sinh;tạo ra tình trạng giáo viên thiếu tích cực, chủ động tham gia tiến trình đổi mớinội dung và chất lượng dạy học, làm gia tăng khoảng cách về chất lượng, uytín của môn học so với các môn học khác trong mỗi nhà trường Vì vậy, bùđắp sự thiếu hụt về tiềm năng và phát triển tiềm năng của giáo viên để thamgia hoạt động ĐMGD có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để nâng cao chấtlượng GDTC trong nhà trường THCS các tỉnh phía Bắc
Từ những phân tích trên và xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu về chuyên môn của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên Thể dục thể thao cấp Trung học
cơ sở các tỉnh phía Bắc”.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài hướng tới mục đích góp phần nâng cao trình độichuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc trướcnhu cầu của thực tiễn giáo dục
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu:
Mục tiêu 1 Nghiên cứu nhu cầu chuyên môn, cụ thể hóa các tiêu chí
phản ánh nhu cầu của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên TDTT cấp THCScác tỉnh phía Bắc
Mục tiêu 2 Đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo
viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc trước nhu cầu chuyên môn của thựctiễn giáo dục
Trang 4Mục tiêu 3 Nghiên cứu biện pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về
chuyên môn của thực tiễn giáo dục cho giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía
Bắc thông qua hoạt động đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học; thực
nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả các biện pháp
Giả thuyết khoa học của đề tài
Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnhphía Bắc chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn ĐMGD, thực trạng đó chưađược khắc phục có hiệu quả thông qua loại hình đào tạo nâng cấp từ trình độcao đẳng lên đại học
Nếu có các biện pháp có giá trị nâng cao chất lượng loại hình đào tạonâng cấp đó thì năng lực hoạt động nghề nghiệp của giáo viên TDTT cấpTHCS sẽ được cải thiện một cách đáng kể
Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định được các tiêu chí phản ánh nhu cầu chuyên môn của thựctiễn giáo dục đối với giáo viên TDTT cấp THCS
- Đánh giá được thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viênTDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc, cụ thể như: còn nhiều hạn chế về kiếnthức và kỹ năng thực hành các môn thể thao; thiếu kiến thức và kỹ năng vềxây dựng và phát triển chương trình, kiểm tra đánh giá kết quả môn học; kỹnăng tự học và triển khai hoạt động NCKH
- Xác định được các biện pháp hướng tới quá trình đào tạo nâng cấp từtrình độ cao đẳng lên đại học cho giáo viên TDTT cấp THCS Kết quả thựcnghiệm đã chứng tỏ được tính khoa học và khả thi của các biện pháp được lựachọn, góp phần nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp của giáo viên khắcphục có hiệu quả những tồn tại cơ bản về chuyên môn của giáo viên do quátrình đào tạo trước đây trong các nhà trường CĐSP địa phương, tạo tiền đề đểgiáo viên có thể tự nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới tiếp theo củathực tiễn giáo dục, của đổi mới chương trình GDPT sau năm 2015
Trang 5Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục
1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng về một nền giáo dục dân tộc, khoa học, đại chúng phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công cũng là thời điểm Chủ tịch HồChí Minh khai sinh cho đất nước một nền giáo dục dân tộc khoa học và đạichúng Ngay khi mới giành được độc lập, Người đã kêu gọi toàn dân thực hiệnnhiệm vụ trọng đại và cấp bách là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoạixâm Chính phủ do Người chỉ đạo đã bắt tay ngay vào một chương trình hànhđộng với những công việc thiết thực như kêu gọi mọi người dân tham gia học
chữ quốc ngữ trong phong trào bình dân học vụ Tháng 9 năm 1945, Người gửi
thư cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường Bức thư của Người chính làcương lĩnh cho nền giáo dục mới - một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam [30]
Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnhthành lập Ban đại học văn khoa, Bộ Giáo dục ra tuyên bố nêu rõ mục đích củanền giáo dục Việt Nam là, tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triểntài năng của mọi người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào sự tiến hóachung của nhân loại Với phương pháp giáo dục mới, chú trọng phần thựchọc, phần học về chuyên môn nghề nghiệp chiếm một vị trí quan trọng giúphọc sinh có lối nhận thức khoa học, phát triển tư duy sáng tạo và óc thực tếcùng việc tổ chức nền giáo dục mới là một nền giáo dục duy nhất chung chotoàn dân tộc [30]
Tư tưởng của Bác về việc tổ chức dạy học và giáo dục trong nhà trường
Về công tác tổ chức dạy học và giáo dục trong nhà trường Bác đã đưa
ra một số tư tưởng chỉ đạo như, trường học phải là nơi đào tạo ra những công
Trang 6dân và cán bộ tốt để trở thành những người chủ tương lai của đất nước và giáodục trong nhà trường phải đảm bảo mục tiêu bồi dưỡng, giáo dục một cáchtoàn diện Đối tượng giáo dục là dành cho tất cả mọi người và nguyên tắcgiáo dục phải đảm bảo tính thực tiễn, tính chủ động, tính toàn diện và tính dântộc Phương pháp giáo dục phải phù hợp với từng lứa tuổi và công việc, bêncạnh đó cũng phải sử dụng các phương pháp khác như nêu gương, thi đua, tônvinh, kì vọng, khích lệ và động viên Nội dung giáo dục phải dạy cả bốn mặt
về lý luận, công tác, văn hoá và chuyên môn Cùng với đó thì phương châmgiáo dục là học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, laođộng trí óc mà không lao động chân tay chỉ biết lý luận mà không biết thựchành thì cũng chỉ là trí thức một nửa Vì vậy, Người đã chỉ ra rằng trong lúchọc lý luận phải biết kết hợp với thực hành Người còn cho rằng việc giáo dục
ở nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài
xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn, do đó phải kết hợp chặt chẽ giữagiáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội [30]
Tư tưởng về xây dựng đội ngũ nhà giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nghề giáo là một nghề rất quan trọng,rất vẻ vang, người đưa ra quan điểm, giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng,Nhà nước và toàn dân và những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính lànhững nhà giáo Nhà giáo có nhiệm vụ rất nặng nề nhưng đầy vẻ vang là đàotạo cán bộ cho nước nhà, nhà giáo là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận
tư tưởng, văn hoá có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đứcchân chính…chính vì vậy Bác cũng đưa ra những yêu cầu về phẩm chất đốivới người thầy giáo là phải thật thà, yêu nghề, đoàn kết với đồng nghiệp giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ, thương yêu học sinh như con em ruột thịt của mình vàphải luôn ra sức thi đua công tác và học tập để không ngừng nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ [30]
Trang 7Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam đồngthời cũng là một nhà giáo dục lớn của dân tộc, tư tưởng của Người về giáo dụcđược thể hiện trên nhiều bình diện, những tư tưởng đó là mô ôt bô ô phâ ôn rất quantrọng trong kho tàng lý luận về giáo dục và đã trở thành mục tiêu, nguyên lý,phương pháp, phương châm dạy và học của nền giáo dục nước nhà.
1.1.2 Quan điểm đường lối của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay
Xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới
Bước sang thế kỷ XXI thế giới có nhiều biến đổi, khoa học và côngnghệ có bước tiến nhảy vọt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của GD&ĐT và
xu hướng toàn cầu hóa, đại chúng hóa giáo dục nên số người lao động cótrình độ cao ngày càng tăng, nền kinh tế tri thức có vai trò đặc biệt quan trọngtrong quá trình phát triển ở nhiều quốc gia [99], [100]
Để đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động cho nền kinh tế luôn biến đổi,giáo dục cũng luôn phải bám sát thực tiễn, thích nghi với những thay đổi về cơcấu của nền kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, do vậy hiệnnay hệ thống các nền giáo dục trên thế giới cũng đang đứng trước xu hướng toàncầu hóa, đại chúng hóa, quốc tế hóa giáo dục, liên kết mở rộng qui mô với các
cơ sở giáo dục ở nước ngoài Trong khi quá trình toàn cầu hóa đã đem đến quátrình thương mại hóa song song với quốc tế hóa các trường học, việc liên kết vềchương trình và mở rộng các cơ sở đào tạo giữa các trường trên thế giới đã trởthành một trào lưu thì quá trình đại chúng hóa giáo dục cũng cho phép việc mởrộng phạm vi giáo dục, gia tăng các trung tâm, cơ sở giáo dục, làm cho nhiềungười có cơ hội tiếp cận, lựa chọn một hình thức giáo dục phù hợp hơn Cùngvới các xu thế giáo dục trên còn có một xu thế mới gắn liền với sự phát triển củacông nghệ thông tin đó là môi trường dạy và học trực tuyến Nhờ có những bướctiến trong hệ thống mạng Internet và viễn thông, cũng như khả năng tái sử dụngnguồn tài liệu giáo dục được các nước tiên tiến đang và sẽ không ngừng phát
Trang 8triển trên các website, viễn cảnh giáo dục từ xa thắp sáng niềm hi vọng về mộtquá trình toàn cầu hóa, khi gắn với sự phát triển, có thể đem đến cho con ngườikhả năng giải quyết hầu hết các thiếu sót về kiến thức cơ bản chỉ trong vòng mộtthế hệ [69], [86], [87], [98], [100], [101].
Gắn liền với các xu thế giáo dục trên thế giới hiện nay là sự ĐMGD,đổi mới về tầm nhìn, về định hướng giáo dục, đổi mới về chương trình, vềphương pháp… và một trong những định hướng quan trọng trong việcĐMGD, đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều nước được thể hiện ở tínhphân hóa trong giáo dục Tăng cường tính phân hóa trong giáo dục nhằmhướng tới sự phát triển năng lực ở mỗi cá nhân và dành cho người học nhiềuhơn các cơ hội lựa chọn các hình thức và nội dung học tập… [86], [97], [102]
Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển giáo dục
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 xác định mộttrong ba mũi đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội đất nước đến năm
2020 là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao và tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân,trong đó phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một yếu tố quan trọng, làkhâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục [23]
Nghị quyết hội nghị lần 8 BCH TW Đảng khóa XI (Nghị quyết số
29NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH
-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế đã đưa ra quan điểm chỉ đạo [24]:
- GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước vàcủa toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trướctrong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hô ôi
- Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốtlõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương
Trang 9pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện, đổi mới ở tất cả cácbậc học, ngành học
- Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sangphát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lýluận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình vàgiáo dục xã hội
- Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vàbảo vê ô Tổ quốc
- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữacác bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hoá,hiện đại hoá GD&ĐT
- Chủ đô ông phát huy mă ôt tích cực, hạn chế mă ôt tiêu cực của cơ chế thịtrường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD&ĐT Ưu tiênđầu tư phát triển GD&ĐT đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộcthiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD&ĐT, đồng thờiGD&ĐT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước
Định hướng ĐMGD và các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn
2011 - 2020
GD&ĐT có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, quyết địnhthành công công cuộc CNH - HĐH đất nước do vậy, đổi mới căn bản và toàndiện nền GD&ĐT được Đảng, Nhà nước coi là một yêu cầu cấp thiết vớiđịnh hướng về các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu [24]:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới GD&ĐT, quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu,nhiê ôm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền GD&ĐT trong hê ô thốngchính trị, ngành GD&ĐT và toàn xã hô ôi, tạo sự đồng thuận cao coi GD&ĐT
Trang 10là quốc sách hàng đầu Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượngGD&ĐT của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐTtheo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực
- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giákết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan
- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục
mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập Đẩy mạnh phân luồng sauTHCS; định hướng nghề nghiệp ở THPT Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệthống GDPT phù hợp với điều kiê ôn cụ thể của đất nước và xu thế phát triểngiáo dục của thế giới
- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ,thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục,đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổimới GD&ĐT Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đô ôi ngũ nhàgiáo và cán bô ô quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hóa độingũ nhà giáo theo từng cấp học và trình đô ô đào tạo Tiến tới tất cả các giáoviên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiê ôpphải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm Đổi mới mạnh mẽmục tiêu, nô ôi dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giákết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng,trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp
Trang 11- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học,công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý
- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáodục, đào tạo
Mục tiêu đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản vàtoàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hộinhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện Đến năm
2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, THCS là 95% và 80% thanhniên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương Phấn đấu đếnnăm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực
1.2 Giáo dục trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.1 Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trong hệ thống giáo dục, tất cả các cấp học, bậc học là một chỉnh thểthống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một dòng chảy liên tục cóchủ đích cho quá trình phát triển của mỗi con người Trong chiến lược phát triểngiáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, GDPT nói chung, cấpTHCS nói riêng là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và là cơ sởđem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục Chất lượng giáo dục ở phổ thôngnói chung và ở cấp THCS nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dụcdạy nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, đây chính là nguồn gốc góp phầnquan trọng quyết định chất lượng nguồn lực lao động của quốc gia [26], [97]
Điều 26, Luật Giáo dục năm 2005 ghi: “Giáo dục THCS được thực
hiện trong 4 năm, từ lớp 6 đến lớp 9 Học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học và học sinh THCS có độ tuổi từ 11 tuổi đến 15 tuổi”.
Trong hệ thống GDPT, cấp THCS tiếp bước những cơ sở ban đầu của giáodục tiểu học đem lại cho học sinh những hiểu biết nhất định về lao động vàhướng nghiệp [26], [66]
Trang 12Luật Giáo dục đã xác định mục tiêu của giáo dục THCS nhằm “giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”… Như vậy, giáo dục THCS phải tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡngnăng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáodục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống,ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vàothực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời
và bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thôngnền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS [24], [66]
1.2.2 Khái quát về hệ thống trường, lớp, giáo viên và học sinh cấp THCS
1.2.2.1 Hệ thống trường và lớp cấp THCS
Nghị quyết hội nghị lần 2 BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã đưa rađịnh hướng chiến lược về phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH - HĐH, với tưtưởng chỉ đạo là thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và GD&ĐT là sựnghiệp của toàn đảng, của Nhà nước và toàn dân Từ tư tưởng chỉ đạo cùng cácchính sách quan tâm, đầu tư cho giáo dục, GD&ĐT đã đạt được những thànhtựu quan trọng, đặc biệt là quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở GDPT pháttriển nhanh chóng và rộng khắp trên cả nước đáp ứng nhu cầu học tập ngàycàng tăng của nhân dân Với chính sách xã hội hóa, giáo dục Việt Nam đã cónhững điều kiện vật chất tốt hơn, chấm dứt tình trạng học 3 ca một ngày, cảnước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm
2000 và phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010, đến nay hệ thống các trườngTHCS đã có ở hầu hết các xã hoặc liên xã trên toàn quốc [11], [21]
Hệ thống trường, lớp cấp THCS được tổ chức dưới nhiều loại hìnhtrường học khác nhau, trong đó có trường công lập và ngoài công lập; trường
Trang 13THCS (từ lớp 6 đến lớp 9); trường phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 9) vàtrường trung học liên cấp (từ lớp 6 đến lớp 12) Tuy nhiên, trường THCSđược tổ chức riêng cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm đại đa số trong hệthống trường, lớp cấp THCS hiện nay
Từ năm 2000 đến nay do tỷ lệ dân số tăng nhanh nhất là trong độ tuổiđến trường nên quy mô và mạng lưới trường học cũng phát triển mạnh Kếtquả thống kê được trình bày tại bảng 1.1 cho thấy: số trường THCS liên tụcđược xây mới, năm học 2000 - 2001 tổng số trường THCS trên cả nước là7.733 trường, trong đó trường công lập có 7.635 trường, trường ngoài cônglập là 98 trường và tỷ lệ lớp/phòng học là 1,49 Năm học 2003 - 2004 có8.396 trường, trong đó 8.314 trường công lập, 82 trường ngoài công lập và tỷ
lệ lớp/phòng học là 1,44 Đến năm học 2011 - 2012 tổng số trường THCStrên cả nước là 10.797 trường, trong đó trường công lập có 10.761 trường,trường ngoài công lập có 36 trường đạt tỷ lệ 1,41 lớp/phòng học Như vậy sau
10 năm tổng số trường và lớp học cấp THCS trên cả nước đã gia tăng đáng
kể, từ 7.733trường lên 10.797 trường và tỷ lệ lớp trên phòng học đã giảm từ1,49 xuống còn 1,41 lớp/phòng học [11]
Bảng 1.1 Hệ thống trường, lớp cấp THCS trên toàn quốc
giai đoạn từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2011 - 2012
Học sinh THCS là những học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học
và có độ tuổi từ 11 tuổi đến 15 tuổi, đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ
về nhiều mặt cả về thể chất, tâm lý và trí tuệ Việc học tập ở trường THCS có
sự khác biệt và phức tạp hơn so với ở tiểu học, các em chuyển sang chương
Trang 14trình học tập có phân môn mà mỗi môn học gồm những khái niệm, những quyluật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc, do vậy đòi hỏi các
em phải có sự tự giác và độc lập cao
Số lượng học sinh cấp THCS từ năm học 2000 - 2001 đến nay có
nhiều biến động, tỷ lệ học sinh phổ thông trong độ tuổi đi học tăng nhanh
vào những năm đầu của thập kỷ mới, trong đó số học sinh cấp THCS nămhọc 2000 - 2001 là 5.918.153 học sinh, tăng mạnh nhất vào năm học 2003 -
2004, với tổng số 6.612.099 học sinh, tuy nhiên các năm học sau số lượnghọc sinh lại có chiều hướng giảm dần, đến năm học 2011 - 2012 chỉ còn4.926.401 học sinh [11]
1.2.2.3 Đội ngũ giáo viên cấp THCS
Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo đốivới sự nghiệp phát triển giáo dục, Đảng, Nhà nước cùng ngành Giáo dục luôndành sự quan tâm đãi ngộ với các chính sách đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡngdành cho đội ngũ nhà giáo Trong chiến lược xây dựng, nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên giai đoạn sau năm 2010 thì việc củng cố, hoàn thiện hệthống đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình GDPT sau năm 2015 là mộtnhiệm vụ trọng tâm [41]
Bảng 1.2 Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
trên toàn quốc từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2011 - 2012
Như vậy, số lượng giáo viên THCS trên toàn quốc trong 5 năm gần đâykhông có nhiều biến động, tại thời điểm năm học 2011 - 2012 là 311.970 giáo
Trang 15viên Trong đó có 213.072 giáo viên nữ và 24.770 giáo viên là người dân tộcthiểu số Về cơ bản các trường THCS đã đảm bảo đủ số lượng giáo viên giảngdạy và cân đối số giáo viên cho các môn học cơ bản Tuy nhiên, vẫn còn tìnhtrạng dạy kiêm nhiệm không đúng chuyên môn đào tạo đặc biệt là các trườngTHCS ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người dẫn đến chất lượng giáodục không đảm bảo [11], [41]
Về chất lượng đội ngũ giáo viên THCS: theo kết quả nghiên cứu củaNguyễn Thúy Hồng về thực trạng đội ngũ nhà giáo ở cấp THCS đã có sự tăngnhanh về tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo Năm 2010
số giáo viên đạt chuẩn chiếm 57,6% và trên chuẩn là 40,9%, đến năm 2012 tỷ
lệ giáo viên đạt và trên chuẩn đào tạo là 99,22%, trong đó có 46% đạt trình độtrên chuẩn Như vậy, xét về chất lượng theo chuẩn quy định của Bộ GD&ĐTthì trình độ của đội ngũ giáo viên cấp THCS đã được đảm bảo Mặc dù vậy,cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hồng thì hầu hết giáo viêngiảng dạy các hoạt động giáo dục như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa được đào tạo chuẩn và đa số các giáoviên mới chỉ đáp ứng yêu cầu ở phương diện dạy học môn học chứ chưa đápứng yêu cầu về NLGD, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực tìm hiểu đốitượng, môi trường giáo dục, năng lực phối hợp với gia đình, cộng đồng xã hộitrong giáo dục học sinh cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểmtra đánh giá vẫn còn hạn chế [41]
1.2.3 Công tác GDTC trong nhà trường THCS
1.2.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường học
Cấu trúc của nền TDTT Việt Nam được chia thành hai mảng rõ rệt:TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao GDTC trong nhà trường vừa làmột môn học vừa là một mặt của giáo dục toàn diện, là một bộ phận quantrọng của TDTT quần chúng
Đảng ta hết sức quan tâm, chăm lo sức khỏe, tương lai cho thế hệ trẻcủa đất nước Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của công tác GDTC nên
Trang 16ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Bác Hồ đã hết sức đề caovai trò của TDTT đối với sự phát triển của thế hệ trẻ và coi đây là một nhiệm
vụ cách mạng [85]
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII giaotrách nhiệm cho Bộ GD&ĐT và Tổng cục TDTT thường xuyên phối hợp chỉđạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy làm cho việc tậpluyện thể dục, thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên
Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010,Ban bí thư Trung ương Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ của côngtác GDTC trường học là phải đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học, tiếntới đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp họcthể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC và xemđây là một tiêu chí công nhận trường chuẩn quốc gia
Nghị quyết 08/NQTW ngày 01.12.2011 của Bộ Chính trị về việc tăngcường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm
2020 cũng chỉ rõ, đối tượng chiến lược của TDTT Việt Nam là thanh - thiếuniên, địa bàn chiến lược của TDTT Việt Nam là trường học
Trong hệ thống các văn bản pháp luật của Quốc hội và Chính phủ cũng quyđịnh rất rõ ràng về công tác GDTC trong nhà trường với những điều luật sau:
- Điều 41 hiến pháp (sửa đổi năm 1992) nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quy định “Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân
tộc, khoa học và nhân dân Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT; Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học…’’.
- Luật Thể dục, Thể thao năm 2006, điều 20 quy định “Giáo dục thể
chất là môn học chính khóa, thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”.
Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là chủ trì phốihợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban TDTT thực hiện: xây dựng chương
Trang 17trình GDTC; đào tạo bồi dưỡng giáo viên TDTT; hướng dẫn hoạt động ngoạikhoá trong hệ thống các trường học của cả nước (công lập và ngoài công lập);quy định tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh và tổ chức hệ thống thi đấu thểthao cấp quốc gia dành cho học sinh, sinh viên mà trọng tâm là Hội khoẻ PhùĐổng và Đại hội TDTT sinh viên toàn quốc tổ chức 4 năm 1 lần
Chiến lược phát triển TDTT Viê ôt Nam đến 2020 đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt bằng quyết định số 2198/QĐ-TTg trong đó xác địnhnhiê ôm vụ và giải pháp phát triển TDTT trường học Để thực hiê ôn được cácnhiê ôm vụ này, điểm mấu chốt là: các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng banhành và kiểm tra, giám sát các chuẩn mực về GDTC và thể thao trong mỗicấp học, bậc học; các tổ chức xã hội về TDTT phải sớm được kiê ôn toàn, đủsức thực hiê ôn các hoạt đô ông tác nghiê ôp về TDTT trường học
Như vậy, ngay từ những ngày đầu cách mạng tháng 8 thành công cho đếnnay, công tác GDTC trường học nói chung và GDTC trong nhà trường phổthông các cấp nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và coi đây
là một nhiệm vụ cách mạng cao cả, là trách nhiệm to lớn vì sự phát triển toàndiện nhân cách của thế hệ trẻ
1.2.3.2 Vị trí, vai trò của GDTC trong nhà trường THCS
GDTC trong nhà trường phổ thông nói chung và ở cấp THCS nói riêng
là một mặt của giáo dục toàn diện, giữ vị trí quan trọng và then chốt trong
chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT Mặt khác, GDTC còn có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và giáo dục đạo đức, ý chí,nhân cách cho học sinh GDTC ở nhà trường THCS là một môi trường giàutiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước [3], [81]
GDTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tương lai của mỗi conngười nhất là với lứa tuổi học sinh THCS, bởi đây là giai đoạn phát triển quantrọng về tâm – sinh lý và nhận thức xã hội của các em Do vậy, quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách của các em thông qua tác động của GDTC
Trang 18chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và đượcthể hiện ở các mặt sau:
- Tạo dựng cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hoàn thiện
cả về hình thái và các chức năng của cơ thể Hình thành hệ thống kỹ năng, kỹxảo vận động trong hoạt động thể dục, thể thao và trong cuộc sống
- Thông qua hoạt động thể dục, thể thao sẽ góp phần nâng cao năng lựcnhất định về trí tuệ cho học sinh, giúp các em hoàn thành các nhiệm vụ họctập chương trình phổ thông
- Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ ở tất cả các mặt của lứa tuổi này,việc tích cực tham gia các hoạt động nhất là hoạt động thể dục, thể thao sẽ cótác động mạnh mẽ đến việc rèn luyện các phẩm chất và nhân cách, đặc biệt làhình thành lối sống lành mạnh, bổ ích, năng động, sáng tạo cho các em trước sựthay đổi nhanh chóng của xã hội trong thời kỳ đất nước phát triển và hội nhậpquốc tế
- Lứa tuổi học đường nói chung và ở cấp THCS nói riêng là thời kỳthuận lợi và an toàn nhất để giáo dục, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động
cơ bản và thiết thực trong cuộc sống Việc sử dụng hiệu quả các phương tiệnGDTC ở nhà trường trong giai đoạn này sẽ có tác động mạnh mẽ tới quá trìnhhình thành và phát triển cả về hình thái, chức năng của cơ thể lẫn các phẩmchất và nhân cách của các em [19], [54]
Như vậy, GDTC trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng về cả thểchất, tinh thần và các phẩm chất như đạo đức, ý chí… đối với tuổi trẻ họcđường GDTC trong nhà trường THCS giúp cho học sinh có được những kiếnthức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp các emgiải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động gây nên [14]
1.2.3.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của GDTC trong nhà trường THCS.
Mục tiêu giáo dục chỉ có thể được coi là cân đối và hài hòa khi GDTCtrở thành một thành phần, một nội dung không thể thiếu của nền giáo dục
Trang 19GDTC trường học có một ý nghĩa xã hội sâu sắc, bởi không chỉ đem lại chohọc sinh sự phát triển hài hòa về thể chất cùng các kỹ năng vận động mà còn
là sự chuẩn bị cho các em một nền tảng thể lực để thực hiện chức năng xã hội,chức năng nghề nghiệp trong tương lai, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ bước vàocuộc sống lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc [1], [14]
GDTC trong trường học nói chung và ở cấp THCS nói riêng là một nộidung bắt buộc Tại điều 41 Hiến pháp năm 1992 và Luật Thể dục, thể thaonăm 2006 quy định GDTC là môn học chính khóa, GDTC trường học góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [65], [67].
GDTC trường học là một bộ phận quan trọng của toàn bộ nền TDTTquốc gia, là một mặt cơ bản trong giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Do vậy,GDTC trường học nói chung và ở cấp THCS nói riêng có những nhiệm vụ sau:
- Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triểnmạnh mẽ về tâm - sinh lý, đa số các em đã bước vào giai đoạn “dậy thì”, dovậy nhiệm vụ quan trọng của GDTC cho các em giai đoạn này là phải thúcđẩy sự phát triển cơ thể các em một cách cân đối, hài hòa
- Giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực và tính đề kháng của cơ thể họcsinh trước những ảnh hưởng bất lợi của môi trường xung quanh
- Đảm bảo sự phát triển hợp lý các tố chất thể lực, đáp ứng yêu cầuchương trình môn học Thể dục và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứatuổi Phát động phong trào tập luyện thể dục, thể thao ngoại khóa cho họcsinh dưới nhiều hình thức khác nhau kể cả việc phối hợp với lãnh đạo và cácđoàn thể tại địa phương… đặc biệt là sự tự tập luyện của các em tại gia đình
- Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, cầnthiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống và rèn luyện cho các em có ýthức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh tập luyện thể dục,thể thao
Trang 20- Khơi gợi hứng thú và nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao cho học sinhđồng thời trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về TDTT và phương pháptập luyện để từ đó tạo cho các em thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên,suốt đời và một nếp sống văn minh, lành mạnh.
Như vậy, mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của GDTC cho học sinh THCSchính là: giúp các em có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực Đạt tiêu chuẩn rènluyện thân thể theo lứa tuổi và giới tính Trang bị cho các em những kiến thức
và kỹ năng vận động cần thiết trong cuộc sống Xây dựng thói quen rèn luyệnthân thể thường xuyên, suốt đời, có lối sống lành mạnh, tác phong nhanhnhẹn, có tinh thần tập thể, tình đoàn kết cùng các phẩm chất đạo đức, ý chívươn lên… Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động
ở nhà trường và trong đời sống hàng ngày [2], [14], [48], [95]
1.2.3.4 Chương trình môn học Thể dục cấp THCS
Chương trình môn học Thể dục ở trường THCS có vị trí hết sức quantrọng và là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC trong giáo dục toàn diện ởnhà trường Cũng giống như các cấp học, bậc học khác, GDTC ở trườngTHCS được thực hiện dưới hai hình thức là GDTC (môn học Thể dục) nộikhóa và hoạt động thể thao ngoại khóa Cả hai hình thức trên đều cơ bản, thiếtyếu và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo chương trình và kếhoạch giáo dục trong nhà trường [2], [67]
Chương trình môn học Thể dục hiện hành (ban hành năm 2006) so vớichương trình cũ đã có nhiều tiến bộ, nội dung chương trình được lựa chọn,đảm bảo tính lôgic và định hướng phát triển nhiều môn thể thao, phát huyđược thế mạnh các môn thể thao dân tộc trong phạm vi trường học Tuynhiên, với mục tiêu lấy sức khỏe và thể lực là mục tiêu quan trọng nhất nhưng
để thực hiện thì chương trình còn bộc lộ một số hạn chế: nội dung chươngtrình còn lặp lại nhiều nội dung ở cấp tiểu học về kiến thức và kỹ năng dẫnđến nhàm chán, không phát huy được tính tích cực và sự khám phá môn học ở
Trang 21học sinh Mặt khác, phương pháp và hình thức đánh giá, động viên kết quảhọc tập còn lạc hậu, đơn giản, chưa thật sự phát huy niềm thích thú, tích cựchoạt động thường xuyên của học sinh [1], [32], [33], [79]
Như vậy, chương trình môn học Thể dục ở trường THCS nói riêng và ởphổ thông nói chung sau 10 năm đổi mới đã có nhiều ý kiến đánh giá của cácnhà khoa học, cán bộ quản lý về GDTC và những giáo viên trực tiếp giảng dạy
về mục tiêu, nội dung, cấu trúc nội dung chương trình… Mặc dù chưa có nhữngnghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện nhưng có thể thấy đa số đều cho rằngchương trình đã đáp ứng được yêu cầu nhất định của mục tiêu GDPT trong bốicảnh và điều kiện thực tiễn dạy học những năm qua [2], [32], [33], [78]
Hiện nay với xu hướng chung, các chương trình giáo dục tiên tiến trênthế giới là hướng tới phát triển các tiềm năng và biến nó trở thành năng lựcthực sự của từng học sinh và học tập phải trở thành nhu cầu và hoạt độngthường xuyên, suốt đời của các em Đặc biệt theo tinh thần Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo nhu cầuphát triển của xã hội và trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020(QĐ711/QĐTTg ngày 13/6/2012) đã xác định, trên cơ sở đánh giá chương trìnhGDPT hiện hành và tham khảo chương trình tiên tiến của các nước, thực hiệnđổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng pháttriển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phùhợp đặc thù của mỗi địa phương Do đó, từ những kết quả nghiên cứu lý luận,đánh giá thực tiễn về GDTC và yêu cầu đổi mới chương trình GDPT sau năm
2015, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về vấn đề này, trong đó
có hội thảo khoa học quốc gia về GDTC ở trường phổ thông Việt Nam (2013).Đây là hội thảo tập trung nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý về GDTC vànhững giáo viên TDTT giảng dạy ở phổ thông, với nhiều tham luận, nghiêncứu được trình bày trong đó có những đánh giá về chương trình, sách giáoviên hiện hành và đề xuất chương trình môn Thể dục sau năm 2015 có giá trịkhoa học và thực tiễn cao [12], [17], [97]
Trang 221.2.3.5 Khái quát về điều kiện triển khai công tác GDTC trong nhà trường THCS
Đặc điểm tâm - sinh lý và nhu cầu về GDTC của học sinh THCS
GDTC học đường với việc tác động đến cơ thể học sinh trong giai đoạnnày thông qua các bài tập hợp lý, khoa học sẽ có một ý nghĩa rất lớn đến quátrình phát triển thể chất ở các em Bằng những nghiên cứu của mình, các nhàkhoa học đã chứng minh, đỉnh cao sự phát triển về mặt thể chất của mỗi conngười chính là ở lứa tuổi học đường Đây cũng là thời kỳ thuận lợi nhất, antoàn nhất để tiếp thu các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản thiết thực cho đờisống hàng ngày [2], [19], [31]
Đặc điểm về tâm lý: học sinh THCS có độ tuổi từ 11 tuổi đến 15 tuổi,
đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt cả về thể chất, tâm lýlẫn trí tuệ Nhiều nhà nghiên cứu sự phát triển của lứa tuổi này đã gọi đây làgiai đoạn “tuổi khủng hoảng”, là “thời kỳ quá độ” với nhiều diễn biến phứctạp Diễn biến tâm lý của các em trong học tập được biểu hiện ở nhiều mặtnhư về động cơ học tập, sự tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, năng lực tư duy
và giao tiếp [42], [70]
Ở lứa tuổi này các em đã thấy rõ sự biến đổi về thể chất và đời sống tâm
lý của mình nhưng cũng không tránh khỏi trạng thái lo âu trước những biến đổi
đó đồng thời nhu cầu thiết lập mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa có ý nghĩaquan trọng đối với việc hình thành nhân cách và phát triển tâm lý ở các em.Trước những diễn biến phức tạp về mặt tâm lý của các em ở lứa tuổi này, trongquá trình giáo dục nói chung và GDTC nói riêng, người giáo viên cần quan tâmnắm vững những đặc điểm tâm lý của học sinh mới có thể tổ chức quá trình dạyhọc đạt được mục tiêu như mong muốn [27], [40], [42], [70], [95]
Đặc điểm về sinh lý: từ tuổi 11 đến tuổi 15 là thời kỳ cơ thể có những
biến đổi mạnh mẽ, quan trọng Dưới góc độ sinh học thì đây là thời kỳ trưởngthành sinh dục hay còn gọi là “tuổi dậy thì” Lứa tuổi này cho thấy sự phát triển
về mọi mặt tuy diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối, điển hình là chiều cao
Trang 23và cân nặng tăng lên một cách đột ngột, sau mỗi năm các em có thể cao lên từ5cm đến 6cm và cân nặng tăng từ 2.4kg đến 6kg [31], [34], [46]
Nhu cầu về GDTC của học sinh: ở lứa tuổi này, nhu cầu được học tập,
vận động và muốn tự khẳng định mình của các em là rất lớn, đặc biệt rất dễ bịlôi cuốn vào các hoạt động tập thể nhất là các hoạt động phong trào có bề nổinhư TDTT Đây cũng là lứa tuổi dễ bị kích thích và trong hoạt động thể dục,thể thao các em luôn thể hiện lòng ngưỡng mộ, thần tượng các cầu thủ, vậnđộng viên nổi tiếng Do vậy, ngoài thỏa mãn nhu cầu vận động về mặt sinh lý
và nhiệm vụ học tập thì lòng ham muốn được tập luyện TDTT để bắt chước,mong được như thần tượng của mình trong các em cũng là một nhu cầu rấtlớn [49]
Mặt khác, học sinh phổ thông còn phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình chonên chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ Điều đầu tiên các bậc phụ huynh quantâm là làm sao con em mình có được sự giáo dục tốt nhất và trong đó sức khỏe
là vấn đề đặc biệt quan trọng Do vậy, đa số các bậc cha mẹ thường có địnhhướng cho con em mình phải rèn luyện sức khỏe thông qua tập luyện thể dục,thể thao để tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất [49]
Như vậy, nhu cầu về GDTC của học sinh cũng như của các bậc phụhuynh về sức khỏe con em họ là một nhân tố thuận lợi để triển khai các hoạtđộng GDTC và đây cũng là điều kiện đảm bảo chất lượng GDTC trong nhàtrường THCS
Đội ngũ giáo viên TDTT ở cấp THCS
Để triển khai nội dung chương trình môn học Thể dục do Bộ GD&ĐTban hành cùng các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường thì đội ngũ giáoviên TDTT chính là lực lượng cơ bản trực tiếp tiến hành thực hiện và vị trí,vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên, giáo viên TDTT cũng đã được qui địnhrất cụ thể thông qua các văn bản pháp quy [10], [13], [67]
Trang 24Điều kiện đảm bảo chất lượng GDTC trong nhà trường THCS chịu ảnhhưởng bởi một trong những nhân tố hết sức quan trọng có tính quyết định đóchính là đội ngũ giáo viên TDTT Do đó, muốn nâng cao hiệu quả công tácGDTC trường học trước hết cần quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên TDTT Thông qua nghiên cứu, một số nhà khoa học cho rằng số lượng vàchất lượng đội ngũ giáo viên TDTT hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế vềNLCM do đó dẫn đến mục tiêu GDTC trong nhà trường chưa được đảm bảo.Chất lượng giờ học thể dục chưa cao, hình thức hoạt động đơn điệu, lượngvận động thấp, tác dụng rèn luyện thân thể và nâng cao sức khỏe cho học sinhcòn hạn chế Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học cũng cho rằngphải có nhiều giải pháp đồng bộ, giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa cácyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên như quy trình đào tạo, hoàn cảnh
và điều kiện công tác, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, kỹ năng
tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân giáo viên [29],[47], [78]
Cơ sở vật chất, thiết bị dụng cụ và kinh phí cho hoạt động GDTC
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và xác định vị trí quan trọng củaGDTC trong mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Sự quan tâm ấy đãđược thể hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cho công tác GDTCtrường học trong đó có đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt độngGDTC và thể thao trường học Luật Thể dục, thể thao năm 2006 đã dành 7điều từ điều 20 đến điều 26 để quy định về GDTC và thể thao trong nhà
trường Tại khoản 1 điều 21 quy định “Nhà nước có chính sách dành đất đai,
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường” Khoản 4 điều 21 quy định Ủy ban nhân nhân các Tỉnh, Thành có
trách nhiệm quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở vật chất, nhà tập đa năng, đảmbảo trang thiết bị dụng cụ cho các trường công lập tại địa phương và thực hiệnchính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của pháp luật đối với các trường tư
Trang 25thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ sở vật chấtphục vụ GDTC và thể thao trong nhà trường Trước đó, quy chế về GDTC và
y tế trường học được ban hành năm 2001 với quy định 14/2001/BGDĐT cũng
đã đặt ra điều kiện đảm bảo công tác GDTC và Y tế trường học như phải cósân tập, nhà tập, trang thiết bị dụng cụ TDTT để phục vụ cho việc dạy và họcmôn Thể dục và các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên ở các cấp học,bậc học
Theo báo cáo tổng kết công tác GDTC và phong trào Hội khỏe PhùĐổng của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2008 - 2012, thống kê về cơ sở vật chất phục
vụ cho các hoạt động GDTC trong nhà trường phổ thông các cấp trên toànquốc như sau [14]:
- Năm 2008 số nhà tập luyện và thi đấu đa năng có 833, đến năm 2012
có 1.446
- Năm 2008 số sân tập ngoài trời có 20.727, đến năm 2012 có 22.428
- Năm 2008 có 18 trường có bể bơi, đến năm 2012 có 55 trường có bể bơi
- Diện tích đất bình quân trên đầu học sinh năm 2008 là 9m2/học sinh,đến năm 2012 tăng lên là 11m2/học sinh
Số liệu thống kê trên cho thấy số lượng các công trình thể thao phục vụcho hoạt động GDTC trong nhà trường phổ thông các cấp đã không ngừngtăng lên theo từng năm học Tuy nhiên với sự tăng nhanh về dân số trong độtuổi dẫn đến số lớp học, trường học cũng gia tăng do vậy cơ sở vật chất dù đãđược đầu tư, xây mới thì cũng không thể đáp ứng yêu cầu trong thực tế Bêncạnh đó việc phân bố đầu tư cơ sở vật chất phục vụ GDTC giữa các trường,giữa các địa phương trong cả nước cũng không đồng đều nên có nơi đượcquan tâm, đầu tư, tạo thuận lợi thì đã đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất,thiết bị dụng cụ phục vụ cho các hoạt động GDTC trong nhà trường và chấtlượng công tác GDTC ở nơi đó cũng được nâng lên… Còn những nơi ít đượcđầu tư thì cơ sở vật chất, thiết bị dụng cụ còn thiếu nhiều hoặc đã quá cũ
Trang 26không đảm bảo chất lượng chỉ đạt mức tối thiểu cho việc giảng dạy chínhkhóa môn Thể dục [4], [71], [72], [73], [74], [75], [76]
Mặc dù được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng sự cố gắng khắcphục khó khăn của các nhà trường, địa phương, số công trình thể thao và thiết
bị, dụng cụ TDTT đã được xây mới và mua sắm nhiều hơn, nhưng do nhiềunguyên nhân như số lượng học sinh tăng nhanh, sự phân bố đầu tư khôngđồng đều… nên phần lớn các trường (cả thành phố và nông thôn) đều chưađảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ phục vụ GDTC.Đặc biệt, có nơi còn không có dụng cụ, đồ dùng dạy học và sân chơi, bãi tậpphục vụ cho các sinh hoạt tập thể và hoạt động GDTC trong nhà trường Đâycũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện nâng caonghiệp vụ chuyên môn của giáo viên từ đó dẫn đến sự giảm sút về chất lượngcủa đội ngũ giáo viên TDTT và công tác GDTC trong nhà trường không đảmbảo [12], [14]
1.2.3.6 Định hướng đổi mới công tác GDTC trong nhà trường THCS
Với quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác GDTCtrường học, trong những năm qua ngành Giáo dục đã đề ra nhiều giải pháp đồng
bộ nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tácGDTC ở phổ thông Bộ GD&ĐT đặt ra phương hướng phát triển và nâng caochất lượng công tác GDTC ở bậc phổ thông trong đó có cấp THCS giai đoạn
2012 - 2016 với những mục tiêu và giải pháp chiến lược như sau [14]
Mục tiêu
Mục tiêu lâu dài:
- Tăng cường các giải pháp đồng bộ về công tác GDTC và phong tràoHội khỏe Phù Đổng trong trường phổ thông, đặc biệt quan tâm đến học sinhnghèo, có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu vùng xa, miền núi
- Giáo dục cho học sinh những kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năngsống để thay đổi những thói quên tập luyện thể dục, thể thao, hình thành được
Trang 27những hành vi tích cực sống khỏe mạnh, tăng cường rèn luyện TDTT tránh xacác tệ nạn xã hội.
- Xây dựng môi trường học tập vui chơi lành mạnh trong trường họccác cấp và phối hợp với gia đình, cộng đồng tổ chức hoạt động thể dục, thểthao ngoài trường học
- Xã hội hóa công tác thể dục, thể thao và Hội khỏe Phù Đổng trongnhà trường với sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, cha mẹhọc sinh và cộng đồng
- Phối hợp xây dựng chương trình, nội dung, đổi mới phương pháp vàhọc theo chương trình đổi mới của ngành giáo dục sau năm 2015
- 100% các trường phổ thông thực hiện tốt công tác thể dục, thể thao và
có phong trào Hội khỏe Phù Đổng thường xuyên, nề nếp, chất lượng
- 100% các trường học có sự liên kết hỗ trợ của các tổ chức xã hội vàcộng đồng trong công tác GDTC nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh
- 100% giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường tham gia công tác GDTC
- 70% các trường phổ thông triển khai có hiệu quả các giải pháp rènluyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhậpvào trường học
- 100% các trường có kế hoạch và thực hiện việc xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực, trong đó có 95% số trường đạt mức từ trungbình trở lên
- 50% số trường tiểu học có kế hoạch và tiến hành dạy học kỹ năng phòngchống đuối nước và dạy bơi, đặc biệt chú trọng các trường ở vùng sông nước
Trang 28- Tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động thể thao học sinh quốc tế.
Các giải pháp chiến lược
- Hoàn thiện bộ phận quản lý công tác thể dục, thể thao và phong trào Hộikhỏe Phù Đổng trường học ở các cấp quản lý giáo dục từ Bộ đến nhà trường
- Tăng cường cơ sở vật chất, đất đai dành cho GDTC
- Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng giáo viên giảng dạy môn Thể dục
- Tiếp tục cải tiến chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy mônThể dục
- Mở rộng, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục, thểthao quần chúng, nâng cao thành tích thể thao trong học sinh
- Xây dựng và quản lý thống nhất nội dung và hình thức thi đấu thểthao học sinh phổ thông từ cơ sở đến Trung ương
- Duy trì Hội khỏe Phù Đổng thường xuyên theo chu kỳ từ 1 năm đến 4năm tổ chức 1 lần từ cấp trường đến toàn quốc
- Duy trì và cải tiến tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao các trường dântộc nội trú, hội thi nghiệp vụ sư phạm, văn nghệ, thể thao các trường sư phạmtoàn quốc
- Chuẩn bị lực lượng vận động viên, học sinh từ địa phương đến Trungương để tham gia các hoạt động thể thao học sinh quốc tế
- Ổn định hệ thống thi đấu các môn thể thao của học sinh theo chu kỳ 1năm hoặc 2 năm
- Đẩy mạnh công tác NCKH về TDTT trường học:
+ Định hướng về nội dung và phương pháp nghiên cứu trên cơ sở địnhhướng NCKH giáo dục và TDTT
+ Vận động và có chính sách khuyến khích giáo viên, các chuyên gia
về lĩnh vực này ở trong và ngoài ngành, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện chosinh viên và giáo sinh các trường sư phạm tham gia các đề tài NCKH vềTDTT học đường
Trang 29+ Tổ chức hội nghị khoa học GDTC, sức khỏe toàn quốc định kỳ 2năm/ lần.
+ Chú trọng đưa công tác quản lý NCKH và sử dụng các công trìnhNCKH đi vào nề nếp và phát huy được hiệu quả trong thực tiễn
Như vậy, với định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục,trong đó công tác GDTC ở bậc phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêngcũng được Bộ GD&ĐT đặt ra phương hướng đổi mới và phát triển với nhữngmục tiêu cụ thể cho cả trước mắt và lâu dài cùng các giải pháp mang tínhchiến lược nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC góp phần thực hiện mụctiêu đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo
vệ tổ quốc trong thời kỳ mới
1.3 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên TDTT ở trường THCS
1.3.1 Đặc điểm lao động sư phạm
Lao động sư phạm là quá trình lao động luôn luôn có sự tương tác giữacon người với con người, giữa thầy - trò, giữa trò - trò, thầy - thầy và giữa nhàtrường với cộng đồng Lao động sư phạm là để đào tạo thế hệ trẻ thành lựclượng lao động tiếp nối sự phát triển xã hội theo mô hình nhân cách mà xã hộiđòi hỏi ở từng thời kỳ phát triển Trong lao động sư phạm, đối tượng lao động làcon người, công cụ chủ yếu là con người và sản phẩm cũng là con người [38]
Đặc điểm lao động sư phạm đòi hỏi phải hết sức coi trọng chất lượngcủa từng giáo viên, bởi giáo viên chính là nhân tố quyết định chất lượng củagiáo dục và là người đào tạo con người mới, đào tạo thế hệ tương lai cho đấtnước Hiện nay, thế hệ trẻ đều được học tập, giáo dục và chịu sự tác động củanhà trường dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của những thầy, cô giáo.Tác động giáo dục của người giáo viên đối với học sinh là tác động cóchương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp và phương tiện thích hợp nêntác động này có sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của học sinhvừa sâu sắc, vừa toàn diện có tác dụng đặt nền móng vững chắc, định hướng
Trang 30cho quá trình phát triển lâu dài Người giáo viên chính là người tổ chức,hướng dẫn, giảng dạy và giáo dục cho học sinh; nhằm hình thành cho họcsinh hệ thống tri thức khoa học, các kỹ năng kỹ xảo vận dụng linh hoạt, sángtạo tri thức để giải quyết các vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra Người giáoviên luôn phải là người có đủ phẩm chất và NLGD để đào tạo học sinh thànhnhững con người phát triển toàn diện đáp ứng phù hợp với yêu cầu của xã hội.Ngoài ra, giáo viên còn là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển giáodục Quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng của nền giáo dục tùy thuộc phầnlớn vào số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên Nếu đất nước có một độingũ giáo viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng thì sự nghiệp phát triểngiáo dục sẽ nhanh hơn, mạnh hơn và vững vàng hơn; đáp ứng được đầy đủ
mọi yêu cầu của đất nước của xã hội Đảng ta đã khẳng định: “Giáo viên là
lực lượng cốt cán trong sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục”, “là lực lượng trung tâm quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo”, nên,“giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”…, “ phải nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên” Vì vậy, từ đặc điểm lao động sư phạm, từ yêu cầu nghề
nghiệp mà người giáo viên phải có cả phẩm chất và năng lực để tạo nên nhâncách người thầy, bởi đây chính là công cụ lao động chủ yếu của giáo viên.Bằng chính nhân cách của mình, người giáo viên sẽ tác động đến sự hìnhthành nhân cách của học sinh và sản phẩm của quá trình lao động này lànhững nhân cách theo mô hình mà xã hội đòi hỏi ở người giáo viên, ở giáodục trong nhà trường [21], [37], [58], [90], [92]
Chính từ những đặc điểm lao động và yêu cầu đối với chất lượng giáoviên mà người giáo viên luôn được xã hội tôn vinh, đề cao và có vị trí cực kỳquan trọng trong sự nghiệp đổi mới, phát triển giáo dục của đất nước hiện nay.Nhưng bên cạnh đó, chất lượng giáo viên phải được xem xét dưới góc độ phùhợp với nhiệm vụ cụ thể của từng giáo viên, ở từng cấp học và môn học
1.3.2 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên TDTT ở trường THCS
Trang 31Trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, nhà trườngnói chung và nhà trường THCS nói riêng không còn là nơi duy nhất đem đếncho học sinh những tri thức mới, nhưng việc học tập của học sinh dưới sự chỉđạo của giáo viên ở nhà trường vẫn là con đường đáng tin cậy và hiệu quảnhất Chính vì vậy, các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của người giáo viêntrước đòi hỏi của thực tiễn giáo dục cũng có nhiều thay đổi so với trước đây.Mỗi loại hình giáo viên, giáo viên giảng dạy ở mỗi môn học khác nhau cũng
có những yêu cầu và đặc thù về năng lực nghề nghiệp khác nhau [35]
Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên TDTT trong nhàtrường THCS đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm nhất định thìmới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn ĐMGD Năng lực sư phạm của người giáoviên cơ bản được cấu thành bởi ba nhóm năng lực chính là, NLDH, NLGD vànăng lực tổ chức các hoạt động giáo dục Tuy nhiên, do sự khác nhau vềchuyên môn, về mục tiêu, nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức giảng dạy -hoạt động giảng dạy và môi trường làm việc của người giáo viên TDTT ởtrường THCS còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết vì chủ yếu được tiếnhành ngoài trời, trên sân bãi và với dụng cụ tập luyện TDTT Nên ngoài yêucầu chung thì trong cấu trúc năng lực sư phạm và đặc điểm hoạt động nghềnghiệp của người giáo viên TDTT cấp THCS có sự khác biệt với những yêucầu và nét đặc thù riêng
Đối tượng của GDTC ở nhà trường THCS chính là những học sinh ở lứatuổi đang có nhiều biến đổi về tâm - sinh lý, luôn muốn tự khẳng định mình,ham làm chóng chán, dễ bị kích thích, dễ thần tượng trước những gì mìnhkhông hiểu nhưng người khác biết, mình không làm được nhưng người kháclàm được và đặc biệt rất dễ bị lôi cuốn vào các hoạt động tập thể nhất là cáchoạt động phong trào có bề nổi như TDTT Do vậy, người giáo viên TDTTphải luôn biết “ rèn tâm, dục trí, dưỡng thân” nhằm tạo ra hình ảnh đẹp đẽ, hàihòa của bản thân “trong mắt” học sinh từ đó nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng sẽtrở lên thuận tiện và dễ dàng hơn Trước những diễn biến phức tạp nhất là về
Trang 32mặt tâm lý của các em ở lứa tuổi này, trong quá trình giáo dục nói chung vàGDTC nói riêng, người giáo viên TDTT cần quan tâm nắm vững những đặcđiểm tâm lý của học sinh mới có thể tổ chức quá trình dạy học đạt được mụctiêu như mong muốn [40], [42], [70], [95], [96].
Để có những sản phẩm chất lượng theo đúng khuôn mẫu mà nhàtrường, phụ huynh học sinh và xã hội mong muốn, kỳ vọng thì bản thân ngườigiáo viên TDTT phải có những phẩm chất và NLCM đặc trưng phù hợp vớihoạt động GDTC trong nhà trường THCS
Nhân cách: lòng yêu nghề chính là động lực to lớn giúp người giáo
viên TDTT phấn đấu vượt lên khó khăn, vất vả để lao động, cống hiến vàsống bằng chính nghề nghiệp của mình Trong công việc của người giáo viênvốn vất vả, phức tạp và chế độ chính sách đãi ngộ cho nhà giáo còn quá thấp
so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội thì ở người giáo viên TDTT nóichung và giáo viên TDTT ở trường THCS càng vất vả, khó khăn hơn Mặtkhác, trong xã hội hiện nay còn quan niệm xem thường môn học Thể dục, coiđây chỉ là môn học phụ không cần quan tâm, đầu tư như một số môn học khácnên càng đòi hỏi nhân cách của người giáo viên TDTT phải có tư tưởng, đạođức và một tình yêu nghề nghiệp cao cả Chính từ những đặc điểm nhân cáchnày của người giáo viên TDTT sẽ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo và
từ đó sẽ tuyên truyền, khơi dậy tình yêu với TDTT và giáo dục nhận thức về
vị trí, vai trò và lợi ích tác dụng của TDTT cho các em, lôi cuốn, thu hút các
em vào các hoạt động tập thể, các phong trào rèn luyện thể dục, thể thao để cólối sống lành mạnh, bổ ích [45], [96]
Năng lực dạy học: người giáo viên TDTT phải có những năng lực đặc
trưng cho hoạt động dạy học môn Thể dục chương trình THCS và được thểhiện ở những mặt sau:
- Phải nắm vững đặc điểm tâm - sinh lý, những biến đổi phát triển mạnh
mẽ trong cơ thể lứa tuổi học sinh THCS cũng như những thay đổi đó ở từng
Trang 33học sinh Phải nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng như trình độ tập luyện, tâm tưnguyện vọng của các em khi tham gia hoạt động thể dục, thể thao Trên cơ sởnhững thông tin đó người giáo viên sẽ chủ động đưa ra những nội dung, hìnhthức và phương pháp tập luyện phù hợp, hiệu quả cho học sinh [2], [19], [54].
- Phải có kiến thức và kỹ năng tương đối toàn diện về một số môn thểthao, trong cùng một thời điểm có thể thực hiện nhiều bài giảng với những nộidung khác nhau của môn học cho học sinh Trong mỗi giờ lên lớp, giáo viêncùng lúc có thể phải sử dụng kiến thức nhiều môn khoa học khác nhau như,kiến thức về Tâm lý học, Giáo dục học… để biết cách đi sâu vào thế giới nộitâm của học sinh để điều khiển, định hướng quá trình học - tập và phát triểnnhân cách học sinh Người giáo viên TDTT cũng phải nắm vững những kiếnthức về Y - Sinh học như: Giải phẫu học, Sinh lý học TDTT, Y học TDTT,Sinh cơ học TDTT… bởi những kiến thức trong lĩnh vực này cho phép ngườigiáo viên TDTT sử dụng một cách khoa học các bài tập thể chất tác động lên
cơ thể học sinh khi tính đến đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, trạng thái sứckhoẻ và trình độ vận động của học sinh cũng như để giải thích, hướng dẫn vàtrang bị cho các em vốn kiến thức để tự tổ chức tập luyện thể dục, thể thaomột cách khoa học, hiệu quả
- Lứa tuổi học sinh THCS có sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, tâm
lý lẫn trí tuệ Tâm lý của các em có nhiều diễn biến phức tạp, luôn muốnchứng tỏ mình đã là người lớn và thích thể hiện Trong bối cảnh sự phát triển
vũ báo của công nghệ thông tin như hiện nay thì sự tác động cả mặt tốt và mặtxấu ngoài xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ tới các em ngay cả trong giờ học ởtrường, đặc biệt là trong tập luyện thể dục, thể thao Do vậy, Người giáo viênTDTT trong nhà trường THCS phải biết tổ chức, quản lý, điều khiển quá trìnhtập luyện thể dục, thể thao của học sinh, đảm bảo giờ học thể dục diễn ra antoàn, chất lượng tránh xảy ra những hành động phiêu lưu mạo hiểm của các
em dẫn đến những tai nạn đáng tiếc trong tập luyện Mặt khác việc giám sát
Trang 34chặt chẽ lượng vận động của cả tập thể cũng như từng cá nhân học sinh sẽgiúp người giáo viên đánh giá chất lượng thực hiện từng động tác đơn lẻcũng như cả bài tập, cả giờ học của học sinh để từ đó phát hiện và lựa chọnbài tập khắc phục sửa chữa những sai sót cho học sinh Người giáo viênTDTT còn phải nắm vững các nguyên tắc trong GDTC để đưa ra các phươngpháp tập luyện phù hợp với điều kiện thực tế từ đó sẽ tạo hứng thú, kích thíchhọc sinh tự giác tích cực tập luyện.
- Ngoài ra, thực tiễn giáo dục ở cấp THCS cũng đòi hỏi người giáo viênTDTT phải biết xây dựng, thiết kế chương trình môn học vừa phải đảm bảocác nguyên tắc giáo dục vừa phải phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tếkhi tính đến các yếu tố về văn hóa và phong trào TDTT của địa phương, đặcđiểm học sinh, cơ sở vật chất…
- Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động giảng dạycủa người giáo viên TDTT Với đặc trưng của hoạt động TDTT và lại giảngdạy ngoài trời, không gian rộng, loãng nên ngôn ngữ của giáo viên phải ngắngọn, rõ ràng, dễ hiểu, âm lượng đủ để tất cả học sinh đều nghe thấy với khẩukhí nghiêm, nhiều khi phải như hiệu lệnh nhưng cũng đầy sức truyền cảm, cónhư vậy mới lôi cuốn các em hăng say tham gia tập luyện
Năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao: tổ
chức các hoạt động phong trào, thi đấu thể dục, thể thao cho học sinh khôngchỉ đem lại lợi ích thuần túy của một trận thi đấu thể thao mà nó còn có ýnghĩa chính trị và có tính giáo dục cao Do vậy, người giáo viên TDTT phảibiết lập kế hoạch tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trườngmang ý nghĩa giáo dục cao về tư tưởng, đạo đức, lối sống… cho học sinhnhân những ngày kỷ niệm, ngày lễ, tết… của trường, địa phương, đất nước.Biết vạch kế hoạch tuyển chọn, thành lập và huấn luyện các đội tuyển thể thaotham gia thi đấu các giải của trường, của địa phương và Hội khỏe Phù Đổngcác cấp Chính vì thế, năng lực về tổ chức, quản lý các hoạt động thi đấu thể
Trang 35dục, thể thao là một yêu cầu rất thiết thực của thực tiễn giáo dục ở THCS đốivới người giáo viên TDTT Người giáo viên TDTT còn phải nắm vững các kỹnăng và phương pháp tổ chức, điều hành, trọng tài thi đấu các môn thể thao,các hoạt động phong trào TDTT trong nhà trường phổ thông THCS cũng nhưtại địa phương
Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục: do nhu cầu giao tiếp, thiết
lập mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa có ý nghĩa quan trọng nên ở lứatuổi học sinh THCS tình bạn và tinh thần tập thể, tinh thần đồng đội đượcphát triển rất mạnh Các em biết quí trọng danh dự tập thể và một tập thể có tổchức hợp lý, có những hoạt động phong phú, lành mạnh sẽ thu hút các em vàmọi thành viên đều tích cực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tập thểgiao cho Ngược lại, một tập thể nghèo nàn, kém sinh khí sẽ làm cho các em
hờ hững, chán ghét tập thể Chính vì vậy, trong thực tiễn công tác, đòi hỏi ởngười giáo viên TDTT cấp THCS phải có các năng lực thuyết trình, tổ chức,quản lý và biết tuyên truyền, gắn kết mọi học sinh thành một tập thể đoàn kết,thống nhất, kỷ luật trong mọi hoạt động của lớp, của trường Ngoài ra, ngườigiáo viên TDTT còn phải biết lên phương án tổ chức các hoạt động thamquan, du lịch, dã ngoại với các chủ đề khác nhau mang tính rèn luyện và giáodục cao cho học sinh Biết phối hợp với các tổ chức như Hội phụ huynh họcsinh, Đoàn, Đội… trong nhà trường và xã hội cùng tham gia vào các hoạtđộng quản lý, giáo dục học sinh
Như vậy, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên TDTTtrong nhà trường THCS vừa có điểm chung so với giáo viên dạy các môn họckhác vừa có những nét đặc thù riêng trong hoạt động GDTC cho học sinh Tất cảcác năng lực sư phạm của người giáo viên TDTT có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, tác động và hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra một tổ hợp năng lực nghề nghiệp rấtđặc trưng ở người giáo viên TDTT trong thực tiễn giáo dục ở cấp THCS
Trang 361.4 Một số khái niệm có liên quan
1.4.1 Khái niệm về nhu cầu
Định nghĩa về nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, nhu cầu chi phối mộtcách mãnh liệt đến toàn bộ đời sống tâm lý nói chung và hành vi ứng xử nóiriêng của con người Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, nhữngđặc điểm tâm - sinh lý mà mỗi người có những nhu cầu khác nhau Nhu cầu làyếu tố thúc đẩy con người hoạt động, nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chiphối con người càng cao
Nhu cầu của một cá nhân rất đa dạng và vô tận, khi cuộc sống xã hộicàng phát triển thì hệ thống các nhu cầu của con người ngày càng được bổsung thêm và ngược lại Khi nhu cầu của con người được thõa mãn đến mứctối đa thì có thể nói rằng xã hội đó đã đạt đến một trình độ phát triển cao vànhu cầu xã hội được biến đổi, cải tạo thành nhu cầu của cá nhân mỗi con
người Mác đã nói: “sự phát triển của xã hội xét đến cùng là sự phát triển các
nhu cầu của con người” [53]
Trong những nghiên cứu về nhu cầu, các nhà khoa học có rất nhiềunhững quan điểm khác nhau, nhưng khái quát lại có thể định nghĩa về nhu cầu
như sau: Nhu cầu chính là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được
thỏa mãn để tồn tại và phát triển [43, tr 13]
Đặc điểm của nhu cầu
Trong mỗi con người luôn xuất hiện một hay nhiều nhu cầu cùng tồn tạisong song, tuy nhiên không phải lúc nào con người cũng đòi hỏi phải thỏa mãntất cả các nhu cầu của bản thân, có thể có nhu cầu này lớn hơn, cấp bách hơnnhu cầu kia và cũng còn tùy thuộc vào từng thời điểm Nhu cầu bao giờ cũng lànhu cầu có đối tượng, gặp phải đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu thì nhucầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm chiếm lĩnh đốitượng để thỏa mãn Sau khi được thỏa mãn, nhu cầu dần mất đi và thay vào đó
Trang 37là một nhu cầu mới, nhưng nhu cầu có thể xuất hiện và tái tạo lại - đây là điềukiện vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhu cầu [50].
Từ trong hoạt động và nhờ có hoạt động, nhu cầu của con người được nảysinh, phát triển và ngày càng phong phú dựa trên những điều kiện, phương tiện
tương ứng được tạo ra để thỏa mãn những đòi hỏi của bản thân, “Muốn sống
trong thế giới xung quanh, con người phải tạo ra các hoạt động với thế giới đó, sản xuất ra các đối tượng, lĩnh hội các phương thức sử dụng các đối tượng đó
và các phương thức ấy đã chứa sẵn trong các đối tượng đó, nhằm thỏa mãn nhu cầu này hay nhu cầu khác Đó chính là cuộc sống của con người” [25].
Phân loại nhu cầu
Nhu cầu có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độnhận thức của cá nhân mà nhu cầu của con người được hình thành và pháttriển ở các tầng bậc khác nhau trong cuộc sống Theo quan điểm của một sốnhà tâm lý học phương tây cho rằng nhu cầu của con người được chia thànhcác cấp bậc khác nhau, bắt đầu là nhu cầu cơ bản; nhu cầu an toàn; nhu cầu về
xã hội, tiếp theo là các nhu cầu như: nhu cầu được tôn trọng, được tán thành,được biết đến…và thứ tự của các nhu cầu được nêu ra cũng được cho là điều
rất quan trọng [43, tr 25], [52]
Một số nhà khoa học khác lại căn cứ theo xu hướng của nhân cách vàtính đối tượng nhu cầu để phân loại nhu cầu, bao gồm nhu cầu vật chất, nhucầu tinh thần và nhu cầu xã hội
Sự hình thành của nhu cầu
Sự hình thành nhu cầu của con người chịu sự tác động của hàng loạtcác yếu tố khác nhau và được phân thành hai nhóm chính, nhóm yếu tố kháchquan và nhóm yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân [43, tr 30]
Nhóm yếu tố khách quan bao gồm những yếu tố về điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội, yếu tố về môi trường sống và điều kiện sống với các cá nhân
Sự phát triển về kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong sự hình thành hệ
Trang 38thống các nhu cầu của con người Vì thế để thỏa mãn những nhu cầu của bảnthân các cá nhân phải có sự lựa chọn phương thức, cách thức hành động, hoạtđộng một cách chính xác và phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu
Nhóm yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân gồm những yếu tố về nghềnghiệp, quan hệ xã hội, vị trí xã hội Các kết quả nghiên cứu về xã hội họccho thấy, trình độ của người lao động càng thấp thì sự quan tâm đến nghềnghiệp càng ít và các kích thích về vật chất đối với lao động ở họ càng có ýnghĩa Vì thế tính sáng tạo trong các hoạt động của con người cho phép thựchiện và phát triển đa dạng, phong phú các nhu cầu Điều này có ảnh hưởng rấtnhiều đến việc hoàn thiện hệ thống các nhu cầu ở mỗi cá nhân
Như vậy, sự hình thành nhu cầu trong quá trình hoạt động sống của conngười được thực hiện dựa trên những tác động của các yếu tố khách quan vàchủ quan ở mỗi cá nhân Trong những thời điểm, hoàn cảnh, điều kiện cụ thểthì nhu cầu ở mỗi người cũng có sự khác nhau và rộng hơn là nhóm ngườikhác nhau, ngành, nghề khác nhau… cũng có những nhu cầu khác nhau Nhucầu cũng không chỉ là những mong muốn nằm ở mỗi người, nhóm người mà
nó còn là những mong muốn, đòi hỏi của cả cộng đồng, cả xã hội… về một sựviệc, một lĩnh vực, một vấn đề nào đó
1.4.2 Khái niệm về chuyên môn
- Khái niệm về chuyên môn:
Về danh từ: chuyên môn là một môn riêng của ngành khoa học, kỹ
thuật: trình độ chuyên môn, người có chuyên môn sâu
Về tính từ: chuyên môn là chỉ chuyên làm một việc, chỉ có một đặc
tính, ví dụ: cửa hàng chuyên bán hàng sành sứ [44, tr 406]
Theo tác giả Hoàng Phê thì chuyên môn được hiểu theo hai nghĩa [62, tr 251]:
Thứ nhất: chuyên môn chỉ lĩnh vực riêng, những kiến thức riêng nói
chung của một ngành khoa học, kĩ thuật, ví dụ: trình độ chuyên môn
Thứ hai: chuyên môn chỉ làm hoặc hầu như chỉ làm một việc, ví dụ:
cửa hàng chuyên bán đồ gỗ
Trang 39- Khái niệm về trình độ:
Là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giátheo tiêu chuẩn xác định nào đó
Là trình độ khá cao trong một lĩnh vực nào đó [62, tr 1325]
- Khái niệm về trình độ chuyên môn: từ hai khái niệm về chuyên môn
và trình độ thì “trình độ chuyên môn” có thể được hiểu là kiến thức và kỹnăng để chuyên làm một công việc nào đó, một lĩnh vực hoặc một ngành,nghề nào đó
- Khái niệm về năng lực:
Là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện mộthoạt động nào đó Ví dụ: mọi người đều có năng lực suy nghĩ
Là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thànhmột hoạt động nào đó với chất lượng cao [62, Tr 851]
- Khái niệm về NLCM: là những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm mộtviệc gì hoặc là khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc: có năng lựcchuyên môn [44, tr 1772]
Như vậy, chuyên môn có thể được hiểu là chuyên về một việc, mộtcông việc nào đó hoặc về một lĩnh vực hay kiến thức, kỹ năng thành thạotrong một ngành, một nghề nào đó Ngoài ra, đi cùng với chuyên môn còn córất nhiều khái niệm gắn liền với chuyên môn, ví dụ: trình độ chuyên môn,NLCM, công việc chuyên môn và đặc biệt chuyên môn thường gắn chặt vớimột nghề nghiệp nào đó và nhờ được đào tạo, rèn luyện con người có đượcnhững kiến thức và kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinhthần phục vụ nhu cầu của xã hội
Trong mỗi nghề lại bao gồm rất nhiều chuyên môn với những công việcmang tính chuyên môn sâu NLCM hay trình độ chuyên môn của mỗi ngườilao động lại được đánh giá chủ yếu thông qua công việc đảm nhiệm mang tínhchuyên môn hẹp, ví dụ: bác sĩ chuyên khoa nội, ngoại hay giáo viên chuyênToán, chuyên Văn, chuyên Thể dục…
Trang 40Trong ngành Giáo dục, hoạt động dạy học và giáo dục của người thầyđược coi là một nghề - nghề dạy học, chuyên môn của nghề dạy học đượchiểu là nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên, đó là sự đan xen, hòa quyệngiữa NLDH và NLGD học sinh Với xu hướng phát triển của nghề dạy họchiện nay thì chuyên môn của người giáo viên không chỉ giới hạn ở chức năngdạy kiến thức và giáo dục học sinh mà người giáo viên còn phải có năng lựcthường xuyên tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của bản thân mới có thểđáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề dạy học trong một xã hội đang pháttriển nhanh về khoa học, công nghệ và tiến tới một nền kinh tế tri thức, một
xã hội học tập [39]
Chuyên môn của người giáo viên TDTT là tổ hợp những kiến thức, kỹnăng và phương pháp giảng dạy môn học Thể dục cũng như kiến thức, kỹnăng về tổ chức, quản lý các hoạt động tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao vàcác hoạt động giáo dục khác cho học sinh [78], [96]
1.4.3 Khái niệm về nhu cầu chuyên môn
Nhu cầu chuyên môn là một loại nhu cầu đặc trưng mang tính nghềtrong xã hội Là đòi hỏi của xã hội đối với người lao động phải có chuyênmôn sâu, tinh thông nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao với côngviệc mà mình đảm nhiệm Trong xã hội, nhu cầu về chuyên môn là rất đadạng và phong phú, nó hiển hiện ở mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, từnhững công việc cụ thể có tính chuyên môn hẹp đến những công việc đại trà
có tính đặc trưng của một ngành nghề nào đó
Trong ngành Giáo dục, người giáo viên chính là những người làm nghềdạy học và chuyên môn của người giáo viên chính là các hoạt động dạy học
và giáo dục học sinh, yêu cầu về chuyên môn của người giáo viên đã đượcquy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ GD&ĐT ban hành Tuynhiên, chuẩn nghề nghiệp là văn bản quy định hệ thống các yêu cầu cơ bảnchung đối với người giáo viên trung học, do vậy yêu cầu về chuyên mônmang tính đặc thù đối với giáo viên ở mỗi môn học cũng có sự khác nhau [8]