1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

PHÂN TÍCH ẨM THỰC 3 CÁC VÙNG MIỀN CỦA VIỆT NAM

39 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiềuảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự đadạng trong văn hóa ẩm thực của cả nước.. C

Trang 1

BÀI TẬP CÁ NHÂN 1

Chủ đề: Mô tả, nhận xét, đề xuất ý kiến về việc khai thác các giá trị ẩm thực của Việt Nam tại khách sạn mà sinh viên đã thực tập – Nhà hàng Buffet Sen Việt, khách sạn Sahul

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những văn hóa ẩm thực riêng

và cực kỳ hấp dẫn Và đối với mỗi người khách du lịch hiện nay nhu cầu thamquan kết hợp tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực tại nơi đến ngàycàng quan trọng Có thể thấy văn hóa ẩm thực cũng là một lực hút rất lớn tácđộng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch, thời gian lưu trú, mức độ tiêu dùngcủa khách du lịch Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực, nhiều quốcgia trên thế giới đã quan tâm, chú trọng khai thác giá trị văn hóa này để pháttriển du lịch và trong đó có Việt Nam Tại Việt Nam theo định hướng phát triển

du lịch trong tương lai do Tổng Cục Du Lịch đề ra có đề cập đến vấn đề khaithác giá trị văn hóa ẩm thực Việt trong khai thác du lịch nhằm thu hút khách dulịch đến và đem lại lợi nhuận cao trong du lịch Cùng với xu hướng đó, ngàycàng nhiều những khách sạn trên khắp cả nước quan tâm và thực thi việc pháthuy giá trị văn hóa ẩm thực Việt trong khách sạn Một phần nhằm tạo sự kháchbiệt, thu hút khách du lịch, tăng doanh thu, đồng thời giới thiệu văn hóa đa dạng

và phong phú Việt Nam đến chính những người Việt và đặc biệt là du khách đến

từ các nước khác

Nhận thức được vấn đề nhưng để đi từ nhận thức đến việc thực hiện một cáchthành công là cả một chặng đường dài và đầy khó khăn Hiện nay đã có rấtnhiều khách sạn triển khai kế hoạch khai thác giá trị văn hóa ẩm thực Việt, tuynhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết

Từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài “Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực Việt tại khách sạn – Nhà hàng Buffet Sen Việt, Khách sạn Sahul” Nhằm

đưa ra một các nhìn rõ hơn về văn hóa ẩm thực Việt, thực trạng khai thác giá trịvăn hóa ẩm thực tại khác sạn, tìm ra những vấn đề còn tồn đọng từ đó có nhữnggiải pháp khắc phục một cách hiệu quả

Bài cáo cáo của em gồm 3 phần chính như sau:

Chương 1: Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Chương 2: Thực trạng khai thác giá trị văn hóa ẩm thực Việt tại nhà hàng BuffetSen Việt – Khách sạn Sahul

Chương 3: Gi ải pháp nâng cao hiệu quả khai thác giá trị văn hóa ẩm thực tạinhà hàng Buffet Sen Việt – Khách sạn Sahul

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

1 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ khách hàng mục tiêu của nhà hàng

buffet Sen Việt

2 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ món ăn truyền thống Việt Nam tại nhà

hàng buffet Sen Việt

Trang 4

CHƯƠNG 1: VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

1.1 Giới thiệu chung

Ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riếng với ba miền Bắc, Trung vàNam Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiềuảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự đadạng trong văn hóa ẩm thực của cả nước

Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn được hình thành và phát triển gắn với sự pháttriển của xã hội Món ăn Việt ngày nay, do đã trải qua quá trình phát triển lâudài của lịch sử dân tộc rất đa dạng, hài hòa Có những món ăn thuần Việt, cónhững món ăn ảnh hưởng từ văn hóa Trung hoa, văn hóa ẩm thực Pháp và cảvăn hóa ẩm thực Ấn Độ…

Thông qua sự giao thương, giao lưu văn hóa tôn giáo giữa các quốc gia mà món

ăn Việt Nam chịu ảnh hưởng của cách thực chế biến của Ấn Độ với những gia vịđặc trưng, các món ăn đặc trưng Giai đoạn lịch sử gần 1000 năm Bắc thuộc đãcho thấy không chỉ có chữ viết mà các tập quán ăn uống, chế biến cũng bị ảnhhưởng từ Trung Quốc, tạo nên một hệ thống cá món ăn mang nét văn hóa ẩmthực Trung Quốc Bên cạnh đó, với gần 100 năm làm thuộc địa của thực dânPháp, các món ăn Việt Nam lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách thức chế biến củangười Pháp, đặc trưng là các loại nước sốt, nước dùng hiện nay được sử dụng rấtphổ biến

Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tếđang diễn ra sâu rộng, văn hóa ẩm thực Việt lại càng có nhiều điều kiện để tiếpbiến và phát triển. 

Tuy có những nét chung trong phong cách ăn uống song vẫn còn những đặcđiểm khác nhau theo từng vùng Bắc, Trung và Nam, tạo nên nét đặc trưng khóxen lẫn

1.2 Đặc trưng văn hóa ẩm thực 3 miền

1.2.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Bắc – “Cái nôi” văn hóa ẩm thực Việt

Nam

Trang 5

Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sànglọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi Người miền Bắc chọn món ănthanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ.

o Vị thanh không quá nồng

Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là thường không đạm các vị cay, béo, ngọtbăng các vùng khác, món ăn có vị vừa phải, không quá nồng

o Khéo léo và cầu kỳ trong chế biến

Như đã nói ẩm thực miền Bắc in đậm cốt cách của một nền văn hóa lâu đời,những món ăn qua năm tháng ngày càng trở nên tinh tế, cầu kỳ trong cách chếbiến, thưởng thức Với mỗi món ăn lại có cột cách chế biến riêng, làm sao đểmỗi món ăn thật đậm đà, tròn vị và điều quan trọng trong chế biến là tôn trọngmùi vị tự nhiên của món ăn

o Màu sắc sặc sỡ bắt mắt

Nhân chứng rõ ràng nhất cho đặc trưng này của văn hóa ẩm thực miền Bắc khichúng ta quan sát những món ăn Bất kỳ món ăn nào cũng được chế biến mộtcách cầu kỳ, làm sao để mỗi món ăn đều mang một hương vị riêng Nhưng đốivới người miền Bắc hương vị của món ăn vẫn chưa đủ, và bất cứ món ăn nàocũng phải đáp ứng được 4 cái ngon: ngon mắt, ngon miệng, ngon mũi và ngontinh thần Ngon mắt là một trong những cái ngon được đánh giá là quan trọngnhất, vì vậy với mỗi món ăn của người miền Bắc đều được trang trí đẹp mắt vớinhững màu sắc sặc sỡ

o Hà Nội – tiêu biểu cho thực miền Bắc

Hà Nội là một đô thị nghìn năm tuổi, từng là kinh đô của nhiều triều đại, và lànơi được Lý Nam Đế chọn làm kinh đô từ năm 542 Đến năm 1010 với “Chiếudời đô”, Lý Công Uẩn chính thức đặt tên kinh đô là Thăng Long để khẳng địnhlợi thế của mảnh đất này Từ đó đến nay, Thăng Long – Hà Nội vẫn là nơi tụ hộibốn phương, là nơi kết tinh những tinh hoa của đất nước và là nơi giao lưu vănhóa với bừ bạn bốn phương

Ăn uống của người Hà Nội phản ánh đúng nét văn hóa thanh lịch của người dânkinh kỳ, lịch sự, tao nhã và sang trọng Đồng thời, ăn uống cũng là nơi thể hiệnnhững điều kiện sống, trình độ sống của người Hà Nội, thể hiện khả năng cảm

Trang 6

Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội mang một nét riêng, rất thanh lịch, điều đóthể hiện rõ nét qua cách chế biến, cách ăn, cách uống trong các bữa ăn hàngngày cũng như trong các ngày lễ, ngày tết, hội hè của họ.

- Cách chế biến:

Mỗi dân tộc đều có cách ăn uống riêng của mình, cho đến mỗi vùng của một dântộc cũng có tập quán ăn uống riêng, tạo ra một nền văn hóa ẩm thực không lẫnvới nơi khác Hà nội là một trong những vùng đất như thế

Với đặc điểm là khí hậu bốn mùa trong một năm, cho nên Hà Nội rất thuận lợitrong việc chăn nuôi và trồng trọt Điều đó làm cho thực vật phong phú hơn vàviệc chế biến các món cũng đa dạng hơn

Các phương pháp chế biến:

Phương pháp luộc chín bằng nước như: luộc, ninh, chần

Phương pháp làm chín bằng hơi nước: tần, hấp, đồ tráng

Phương pháp làm chín bằng chất béo: xào, rán, quay, tráng bằng mỡ

Phương pháp làm chín bằng chất trung gian khác: rang, muối

Phương pháp làm chín bằng lửa trực tiếp: nướng, đốt, thui

Phương pháp lên men: muối dưa, làm mắm

Trải qua nhiều thế kỷ, lại là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị từ lâu đời nên

Hà Nội tích tụ những yếu tố nhân văn của nhiều vùng đất nước Bếp ăn củangười Hà Nội chứa đựng nhiều khẩu vị của nhiều vùng miền: mặn, ngọt, béo,bùi, chát Người Hà Nội thích tất cả các vị mặc dù khẩu vị chính của họ là ítcay, ít chua, ít ngọt

Để làm ra một món ăn như một tác phẩm mỹ thuật của mùi vị, người phụ nữ HàNội phải được trang bị một tay nghề bậc thầy trong thuật sử dụng phép dùng gia

vị mà người Huế thường gọi là đồ màu

Gia vị giữ chức năng hòa sắc trong món ăn của người Hà Nội, tỉ mỉ nhưng rấtchính xác, chính vì thế mà tạo ra vị giác hoàn toàn khác lạ

Mâm cơm Hà nội được coi là sang hay không, bà chủ nhà được gọi là tài hoahay vụng về, cứ nhìn vào gia vị là có thể biết được Việc dùng gia vị nào đi kèm

Trang 7

món ăn nào cũng là một nghệ thuật Với những món ăn mang tính hàn (thịt bò,rau cải, bí đao…) thì thường được dùng loại gia vị nóng như tỏi, gừng… Vớinhững thực phẩm có mùi tanh, hôi như ốc, thịt chó… thì dùng gia vị cay, chua,chát để khủ mùi như riềng, sả, khế…

Gia vị làm tăng độ hấp dẫn, thơm ngon cho các món ăn Có một loại gia vị thuộcloại đặc biệt, quý hiếm mà chỉ riêng người Hà Nội mới thưởng thức hết được sựngon của nó Đó chính là cái bọng chỉ to bằng hạt gạo nếp ở gần sống lưng con

bọ cánh nửa cứng, nửa mềm là cà cuống Một thứ hương vị từ đất trời, vừa quýtộc vừa dan dã, vừa nồng nàn vừa thoảng qua Bánh cuốn, bún thang hay nhânbánh chưng có nó, món ăn trở thành thiêng liêng hơn, Hà Nội hơn

Để có một món ngon Hà Nội chuẩn, ngoài việc lựa chọn được những gia vịthích hợp, thì cách chế biến cũng đòi hỏi ở người nấu ăn một tri thức chuyênbiệt, tỉ mỉ và chính xác Trong bài viết này, chỉ xin nêu ra một số ví dụ về cáchthức chế biến món ăn của người Hà Nội

Thứ nhất là lót: dùng những nguyên liệu không phải là thức ăn để lót dưới đáynồi để tạo nên vị ngon Ví dụ khi nấu món cá ngừ kho nước phải dùng riềng đểlót Khi nấu món cá thu kho, ta lót lá chè tươi

Thứ hai là bọc: dùng trong việc nướng thức ăn Ví dụ để nướng thịt cầy đượcngon, ta thường bọc vỏ ngoài bằng lá ổi, phủ ngoài một lần lá chuối, sau cùnglấy bùn quánh đắp phía ngoài cùng

Ý thức chế biến thể hiện đầy đủ trong bát nước chấm dùng cho từng món ăn.Người Hà Nội thường có thói quen pha chế bát nước mắm phù hợp cho từngmón ăn cụ thể Bánh cuốn, bún chả, nem cuốn không thể dùng nước mắmnguyên chất từ chai rót thẳng ra, mà cần pha cho nhạt hơn Thêm vào một chúthạt tiêu, vài lát ớt, một chút hương cà cuống, một chút đường Và thế là món ănthêm phần ngon hơn, đặc biệt hơn

Giá trị của món ăn phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay chế biến tài hoa của ngườiđầu bếp Và các món ăn dù cao sang hay dân dã, khi đã được chế biến qua bàn

Trang 8

tay của người nội trợ Hà Nội thì đều trở thành những món ăn ngon, mang đậmcái hồn của một Hà Nội thanh lịch, ngàn năm văn hiến.

 - Cách ăn:

Hà Nội là đất kinh kỳ, vốn đã được xem là “ăn Bắc mặc Kinh” thì người Hà nội,hay bất kỳ ai đó đã từng sống ở Hà Nội, dẫu đi xa rồi, cũng khó quên cái ăn củangười Hà Nội Người Hà Nội ăn cầu kỳ mà giản dị, có thể hơi “bụi” một chútnhưng vẫn không mất đi cái thanh lịch của người Tràng An xưa Bởi cái ăn làmột thói quen cha truyền con nối, một nét đẹp thanh tao trong sinh hoạt hàngngày của người dân Hà Nội

Với người Hà Nội, trong bữa ăn họ coi trọng chất hơn lượng Ăn cho ngon chứkhông phải ăn cho no, ăn lấy thích lấy vui chứ không phải cho đầy bụng

Khi ăn bát bún riêu, họ không để ý đến bát bún có nhiều hay ít, mà chỉ để ý đếncọng rau muống thái có mỏng hay không? Và nhất thiết bát bún đó phải có vàilát ớt đỏ tươi điểm xuyết, thêm vào đó là ít cọng ngổ ba lá

Người Hà Nội ăn không xô bồ, vội vã Tao nhã, lịch sự văn minh, ăn cho ngon,mặc cho đẹp… đã trở thành nếp sống của người Hà nội, dẫu đi xa cũng khônglẫn vào ai được

Chuối là thứ quả thông thuờng mà vùng, miền nào cũng có ở Việt Nam và mỗinơi có cách ăn khác nhau Người Hà Nội ăn chuối không ai cầm cả quả bóc màphải bẻ đôi quả chuối, sau đó mới bóc bốn phía, nửa quả chuối biến thành bônghoa bốn cánh, thịt chuối như là nhụy hoa vậy

Bắp ngô nướng đêm đông, ngô luộc buổi sáng đâu cứ cầm lên mà gặm ăn Cầmtrong lòng bàn tay, dùng ngón tay hkẽ tẽ ra từng hạt theo hàng, hạt ngô như viênngọc trai được nghiền khẽ khàng giữa hai hàm răng để cái thơm cái ngọt thấmdần vào vị giác Thế mới là ngon, mới là ngọt

- Cách ứng xử trong bữa ăn:

Trang 9

Người Hà Nội rất chú ý đến cung cách ứng xử trong bữa ăn Khi ăn, họ ý tứnhường người gắp trước, tiếp cho khách miếng ngon Ăn trông nồi, ngồi trônghướng, ngồi không ngay không ăn Người Hà Nội xưa thường lên án những kẻphàm ăn tục uống Họ rất chú ý đến vẻ đẹp của cách cầm chén, bát, cách cầmđũa gắp thức ăn, cách và cơm vào miệng Các cô gái Hà Nội cũng rất chú ý đến

vẻ đẹp của động tác bàn tay khi cầm thìa múc canh đến vẻ đẹp của miệng khinhai, khi nuốt thức ăn Ăn từ tốn, nói nhẹ nhàng, câu chuyện trong bữa ăn vui

vẻ, chan hòa và tránh không nhắc đến đồ thô, vật tục trong bữa ăn Cách ăn tạocho người Hà Nội một phong cách riêng là thế

Ở Hà Nội, ăn uống từ lâu đã mang tính khoa học, thể hiện ở chỗ ăn luôn đượctính toán sao cho có lợi với sức khỏe, giúp con người thích ứng tốt nhất với môitrường sống, sao cho phù hợp nhất với điều kiện của tự nhiên, của nền văn minhlúa nước sông Hồng, của địa hình một vùng đồng bằng Bắc Bộ

 Ăn uống nhiều khi còn là phương thức chữa bệnh hoặc kết hợp chặt chẽ vớiviệc chữa bệnh Các món ăn còn được thay đổi để phù hợp khí hậu, thời tiết củabốn mùa

Người Hà Nội đã quen cách ăn thanh lịch Mùa nào thức nấy, giờ nào món nấy.Mùa đông ăn ngô nướng, chả cá Lã Vọng… Mùa hè ăn chè nhãn lồng, bánh trôibánh chay Mùa thu ăn cốm Vòng… Buổi sáng là bánh cuốn Thanh Trì, xôi lúaHoàng Mai Buổi trưa ăn bún chả Hàng Mành Buổi tối ăn xôi lạp xường…

Ăn uống của người Hà Nội là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dânThủ đô Món ăn Hà Nội với văn hóa thưởng thức trong ăn uống đã trở thànhniềm tự hào của văn hóa Thủ đô, trở thành một giá trị văn hóa mà thiếu nó khó

có thể hình dung hết được về diện mạo văn hóa của người Tràng An

- Cách uống:

Ngoài chuyện ăn thì người Hà Nội uống cũng rất cẩn thận, chu đáo, không àuôm được chăng hay chớ Người Hà Nội uống là để giải khát, để vui lúc gặpnhau, để chuẩn bị tiễn biệt nhau, để hàn huyên lúc đi xa về, để thổ lộ tâm sự.Đây là một nét đẹp của người dân Hà Nội

Trang 10

o Một số món ăn mang đậm nét đặc trưng cho văn hóa ẩm thực miền Bắc Phở bò Hà Nội

- Nước dùng được ninh từ xương bò hoặc

đuôi bò

- Gia vị: gừng, hành, quế, hồi, thảo quả,

lóng mía nướng, dễ cây mùi…

- Rau ăn kèm: hành , mùi

- Bánh phở nên được trần qua nước nóng

- Yêu cầu món ăn: nước dùng trong và

ngọt, bánh phở mềm, thịt bò thái mỏng

chín tới, màu sắc tươi mới đẹp mắt

- Ăn khi nóng hổi, cho thêm một vài lát ớt

- Yêu cầu: nước dùng bún ngọt đậm đà,

trong veo và thơm nồng mùi tôm khô

Trang trí đẹp mắt Và đặc biệt ăn thật

nóng mới ngon

Bánh cuốn Thanh Trì

Trang 11

“Thanh Trì có bánh cuốn ngon

- Thưởng thức khi còn nóng hổi, và càng

hấp dẫn nếu ăn vào mùa đông

Trang 12

Trong kho tàng ẩm thực miền Trung đa dạng và đặc sắc, không chỉ vậy đặc sảnmiền Trung cũng nhiều vô kể, mỗi vùng, mỗi miền đều có những nét tinh tếmang theo niềm tự hào riêng.

Ẩm thực miền Trung được sáng tạo, góp nhặt từ sự gian khổ, khó nghèo củatừng vùng đất khô cằn nhưng vẫn mang hơi thở Việt và được lưu truyền ra cảmọi miền đất nước Vì vậy mà người miền Trung đã hình thành nên một vùngvăn hóa ẩm thực miền Trung truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng và đặcsắc

o Món ăn thường cay nhiều, hơi mặn, hơi ngọt

Ẩm thực miền Trung sử dụng cay nhiều nhưng độ ngọt lại ít hơn ẩm thực miềnNam Đặc biệt là người Huế, từ món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa

đều rất nhiều món, nhiều gia vị và đặc biệt là vị chua và cay như mắm cà, mắmtôm… Các món đặc trưng của người miền Trung: bún bò Huế, bánh bèo, bánhxèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc…

Trang 13

o Bình dị dẫn dã nhưng mang hương vị rất riêng

Nói đến ẩm thực miền Trung là nói đến cái bình dị, dân dã nhưng mang hương

vị rất riêng không lẫn vào đâu được Nhiều thực khách đã rất ngỡ ngàng và xuýtxoa khi được thưởng thức

Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính Cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩmthực rất bình dân, dung dị, đơn giản Có ẩm thực sang trọng nhưng cũng có ẩmthực đường phố Tuy nhiên không có nghĩa là ẩm thực đường phố kém giá trị,kém hấp dẫn và ít ngon, ít bổ dưỡng hơn ẩm thực sang trọng Văn hóa ẩm thựcMiển Trung hội tụ cả hai loại ẩm thực trên một cách hài hòa và tinh tế Nókhông chỉ bổ ích đối với ai muốn tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt nam và còn bổích với những ai quan tâm đến Văn hóa Việt Nam

o Ẩm thực Huế - ẩm thực cung đình

Ẩm thực xứ Huế - Cái nôi của ẩm thực miền Trung Người dân Huế vốn nổitiếng thanh lịch, có lẽ vì thế mà họ tỏ ra rất sành điệu trong việc ăn uống, khôngchỉ trong khâu chọn nguyên liệu mà còn cầu kỳ từ việc chế biến cho đến cáchbày biện trang trí và thưởng thức Mỗi món ăn đều được nâng lên thành một tácphẩm nghệ thuật nổi tiếng và quyến rũ ta lúc nào không hay

Ở nơi đây, ăn uống cũng là một trong những loại hình văn hóa vì thế văn hóa ẩmthực ở Huế được chia ra làm hai loại khác nhau đó là ẩm thực Cung đình và ẩmthực Dân gian Ẩm thực Cung đình Huế là một trong những nét đặc trưng riêngcủa văn hóa ẩm thực Miền Trung Nó không chỉ nổi tiếng bởi cách trình bày mà

nó còn đặc sắc về hình thức Những món ăn trong cung thời đó chỉ dành riêngcho vua chúa triều đình nhà Nguyễn ăn và rất cầu kì về phần chế biến cũng nhưcách trang trí Vua ăn thì gọi là Ngự Thiện, dụng cụ ăn của vua gọi là đồ Ngựdụng, đội phục vụ vua ăn gọi là Đội Thượng Thiện

Mỗi bữa phải từ ba muơi năm đên năm mươi món, trong đó phải có một mónthuộc bát trân như: Nem công, Chả phượng, Da tây ngưu, Bàn tay gấu, Gân nai,Yến sào…Và món nào đặc biệt sẽ được liệt vào danh sách rồi truyền tiếp sangđời sau, cứ thế, món ăn cung đình Huế trở nên phong phú và đa dạng hơn

Ẩm thực Dân gian Huế là cách chế biến món ăn theo nguyên lý chế biến, trangtrí và những thói quen ăn uống rất riêng của người Huế và một bữa ăn của ngườiHuế như hội tụ đủ cả âm dương, ngũ hành với sự hài hòa đến mức tự nhiên giữa

Trang 14

tính chất, mùi vị, màu sắc của các món ăn Muốn mặn thì có vài chục vị ruốc,ngọt thì có một chuỗi các loại chè, béo thì có Bún bò, đắng thì có Cháo nấmtràm, cay thì dùng cơm hến, Sự đậm đà đó đã tạo nên hượng vị rất đặc trưngtrong món ăn Huế.

Những món ăn Huế dù là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho ai đómột lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon đến mức “ngậm mà nghe”, để rồi lưuluyến mãi cái hương vị khó quên ấy Đặc biệt, người Huế cũng mê gia vị đếncực đoan Ngoài màu sắc đẹp, đồ gia vị mang lại cho vị giác nỗi “thống khổ”của cái ngon Và trong bè giao hương hàng trăm loại gia vị thì ớt vẫn là vị “nhạctrưởng” có chiếc mũ đỏ đầy quyến rũ

Người Nam – Bắc du lịch Cố đô vẫn cay tít với Huế từ bát bún bò điểm tâmbuổi sáng Rồi Bún hến, Cơm hến, cho đến nước chấm các lọai Bánh khoái,Bánh nâm, Bánh lọc…Tất cả đều cay Đã có một lần tôi được thưởng thức mónBánh đa hến Nói đến đất Huế thơ mộng với những nét văn hóa ẩm thực phongphú sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới ẩm thực chay xứ Huế

Các món ăn chay ở Huế rất phong phúc, được chế biến cầu ký và ngon khôngkém món ăn mặn Và cùng với các món ăn trong gia đình, Huế còn có nhữngmón ăn đặc sản như Bún bò, Giò heo mà nổi tiếng nhất là Bún Gia Hội Đến vớichợ Tuần Lại còn hàng chục loại bánh mặn, ngọt mà ai đã một lần nếm thử, hẳnkhông quên được món quà đặc sắc chốn Cựu kinh Đó là loại bánh nổi tiếng gắnliền với các địa danh: Bánh khoái Đông Ba, Bánh bèo Ngự Bình, Bánh canhNam Phổ, Bánh ướt thịt nướng Kim Long…

Đặc biệt khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Huế ta cũng không thể không nhắc đếnchè Huế Ở Huế có tới mấy chục loại chè, có những loại chè mang nét sangtrọng của chốn Cung đình xưa như chè hạt sen, Chè long nhãn bọc hạt sen, Chèđậu ngự…Mỗi loại chè đều có hương vị khác biệt nhưng đều có vị thơm ngon

và rất hấp dẫn đặc biệt là món chè mang sắc tím Huế - chè khoai môn Tất cả đãlàm và hình thành lên một “vương quốc chè” Chính những phong cách và mangbản sắc đó người Huế đã xem ẩm thực là nhân cách Và Miền Trung chỉ khôngdừng lại ở đó mà còn có các bản sắc rất riêng của các vùng miền khác

Các nguyên liệu như Mạch nha, Đường phổi, Đường phèn đã giúp tôn vinh mónchè hạt sen của người Huế tao nhã Một nét hấp dẫn khác của Quảng Ngãi lànhững món ăn không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước, đó là cá Bống sông

Trang 15

Trà, Chim mía, Kẹo gương, Mạch nha, Đường phổi và Món Don… tất cả rấtđậm đà hương vị của một miền quê.

o Một số món ăn mang đậm nét đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung

Cao Lầu

- Sợi mì: giòn dẻo và khô

- Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt

sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua,

cay, đắng, chát, ngọt của rau

sống, hương vị của mắm, bột

thơm, nước tương và tép mỡ vỡ

tan trong miệng

Bánh Bèo

Trang 16

- Bánh được làm từ bột gạo tẻ, bột

năng

- Nước chấm chua chua ngọt ngọt

chắc chắn không thể thiếu khi

thưởng thức món bánh bèo Huế

- Nhân bánh cũng không quá cầu kỳ

nhưng lại dậy lên được mùi thơm,

vị bùi của tôm

Ẩm thực cung đình Huế

món ăn còn phải được trìhnbày vô cùng đẹp mắt

- Món ăn được trang trí vôcùng cầu kỳ và công phu

- Mùi vị ngon màu sắc hài hòa,tất cả tinh hoa được trưng bàytrên một chiếc đĩa

- Món ăn thật không hổ danh là

món ăn dùng cho vua chúangày xưa

Trang 17

Chè sen Cà pháo và rau muống

1.2.3 Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Nam – Sự hòa trộn của nhiều nền

văn hóa khác nhau

o Món ăn chua, cay nhiều và ngọt đậm

Nếu đã từng có cơ hội thử qua các món ăn miền Nam Việt Nam chắc hẳn aicũng sẽ nhận ra đặc trưng rất riêng – vị ngọt đậm Món ăn miền Nam khôngthanh đạm như món ăn miền Bắc, cũng không quá cay như món ăn miền Trung,đổi lại là vị ngọt đậm đà không lẫn vào đâu được Tiêu biểu là món thịt khochứng cút, hay món cá kho tộ, đưa một miếng thịt, miếng cá là ngay lập tức cảmnhận được vị ngọt rất đậm, rất ngon Không chỉ có ngọt, chua và cay cũng đượcngười miền Nam sử dụng rất nhiều

o Thực phẩm đa dạng phong phú

Trang 18

Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế, văn hóa Nam Bộ đã định hình nềnvăn minh sông nước, ở đó nguồn lương thực - thực phẩm chính là lúa, cá và rauquả kể cả các loại rau đồng, rau rừng Từ sự phong phú, dư dật ấy mà trải suốtquá trình khai hoang dựng nghiệp, món ăn, thức uống hàng ngày của người Nam

Bộ cho dù trong hoàn cảnh nào, thiếu thốn đạm bạc, hay đầy đủ ngỏa nguê, họkhông thể không khám phá và sáng tạo nhiều phương thức nuôi trồng, đánh bắt

để chế biến vô số miếng ngon một cách có bài bản từ những đặc sản của địaphương

o Phong cách ẩm thực hào phóng và hoang dã

Nét nổi bật của các món ăn của vùng đất Nam Bộ là sự hào phóng và hoang dã,

nó thể hiện qua bữa cơm hàng ngày, qua các món ăn chế biến từ động thực vật,côn trùng hoang dã Ngoài ra, ẩm thực miền Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều từ

ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêmđường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa)

o Ít chú ý đến cái tinh vi trong cách nấu và trình bày

Phải chăng do điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đã, mà cuộc sống củangười dân miền Nam cũng dễ chịu hơn so với người dân miền Trung và miềnBắc đã ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của họ Đối với người dân miền Nam,cái gì cũng thoải mái, ung dung, sống cho ngày hôm nay không tiết kiện hay lolắng cho ngày mai, họ quan niệm sống làm sao cho thoải mái nhất có thể, chínhđiều này cũng đã tác động đến cách chế biến và trang trí món ăn Món ăn khôngđược chế biến và trang trí quá cầu kỳ, tuy nhiên cũng mùi vị hấp dẫn của mỗimón ăn là không thể thiếu

o Một số món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực miền Nam

Trang 19

Cá rô kho khế Bún mắm

1.2.4 Ẩm thực dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ngày đăng: 16/12/2016, 21:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo, Sách Ẩm thực Việt Nam và Thế Giới, Nhà xuất bản Phụ Nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Ẩm thực Việt Nam và Thế Giới
Nhà XB: Nhà xuất bản Phụ Nữ
3. Sách Ẩm thực 3 miền – cẩm nang ẩm thực và du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Ẩm thực 3 miền – cẩm nang ẩm thực và du lịch Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin
4. Nguyễn Minh Tuệ, Giáo trình Địa lý du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Địa lý du lịch Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5. Nick Ray, Wendy Yanagihara, Viet Nam, Lonely Planet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viet Nam
6. Băng Sơn, Mai Khôi, Văn hóa ẩm thực Việt Nam – các món ăn miền Bắc, Nhà xuất bản Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ẩm thực Việt Nam – các món ăn miền Bắc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Niên
2. Ths. Đào Minh Ngọc, Slide và tài liệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w