DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTUN: Liên Hiệp Quốc WB: Ngân hàng thế giới IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế EU: Liên minh châu Âu ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ADB: Ngân hàng phát triển châu Á G8:
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế quốc tế là môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của sự phụ thuộc lẫnnhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia, nghiên cứu sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ, sự vậnđộng của các yếu tố sản xuất, các chính sách điều chỉnh quá trình vận động và trao đổi
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để đạt tới vị trí thuận lợi trongnền kinh tế thế giới Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phát triển mạnh mẽ lĩnh vựckinh tế đối ngoại, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và di chuyển quốc tế về laođộng, hợp tác về kinh tế và khoa học – công nghệ, các dịch vụ thu ngoại tệ Trên ý nghĩa
đó, việc nghiên cứu môn học Kinh tế quốc tế là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận vàphương pháp luận, tạo điều kiện cho việc tổ chức và quản lý lĩnh vực kinh tế đối ngoại củamỗi quốc gia đạt hiệu quả cao
Tập bài giảng này được biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo các giáo trình: Quan hệkinh tế quốc tế; Kinh tế đối ngoại – Những nguyên lý vận dụng tại Việt Nam; Kinh tế quốc tếcủa Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông nghiệp I HàNội, Trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Quan hệ quốc tế
Trong quá trình biên soạn tập bài giảng, tác giả đã nhận được những ý kiến đónggóp quý báu của các đồng nghiệp trong Hội đồng khoa học Trường Cao đẳng kinh tế - kỹthuật Vĩnh Phúc, các đồng nghiệp trong khoa Kinh tế Tác giả xin chân thành cảm ơnnhững ý kiến đóng góp quý báu đó
Tập bài giảng này trình bày những nội dung chủ yếu của môn học Kinh tế quốc tếthuộc chương trình cơ sở Tập bài giảng gồm 4 chương do giáo viên Nguyễn Thị Cẩm Tú
và Chu Thị Dương đồng chủ biên
Chương 1: Tổng quan về kinh tế quốc tế do giáo viên Chu Thị Dương biên soạn Chương 2: Thương mại quốc tế do giáo viên Chu Thị Dương biên soạn
Chương 3: Đầu tư quốc tế do giáo viên Nguyễn Thị Cẩm Tú biên soạn
Chương 4: Liên kết kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam dogiáo viên Nguyễn Thị Cẩm Tú biên soạn
Do kinh nghiệm nghiên cứu và thời gian biên soạn có hạn nên tập bài giảng khôngtránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp củacác bạn đồng nghiệp để tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn
Tập thể tác giả
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
G8: Nhóm nước tư bản công nghiệp phát triển 5
ISO: Tiêu chuẩn quốc tế thống nhất 5
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
Chương 1 7
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ 7
1 1 NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới 9
1.1.3 Các xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới 10
1.2 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 11
1.2.1 Khái niệm và nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế 11
1.2.2 Tính chất của quan hệ kinh tế quốc tế 13
1.2.3 Cơ sở hình thành và phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế 13
1.2.4 Vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại 14
CÂU HỎI ÔN TẬP 14
Chương 2 16
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 16
2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 16
2.1.1 Khái niệm 16
2.1.2 Đặc điểm 16
2.1.3 Vai trò 17
2.2 MỘT SỐ HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 17
2.2.1 Học thuyết trọng thương (chủ nghĩa trọng thương) 17
2.2.2 Học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam - Smith 18
2.2.3 Học thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) của David Ricardo 21
2.3 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 23
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chính sách thương mại quốc tế 23
2.3.2 Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế 24
2.4 CÁC NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 27
2.4.1 Nguyên tắc tương hỗ 27
2.4.2 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc 28
2.4.3 Nguyên tắc nước được ưu đãi nhất 28
2.5 CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 29
2.5.1 Thuế quan 29
2.5.2 Các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu 32
2.5.3 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 35
2.6 NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM 39
2.6.1 Ưu điểm 39
2.6.2 Hạn chế 40
CÂU HỎI ÔN TẬP 40
Trang 4Chương 3 42
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 42
3.1 KHÁI NIỆM VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 42
3.1.1 Khái niệm 42
3.1.2 Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế 42
3.1.3 Tác động của đầu tư quốc tế 43
3.2 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰC TIẾP - FDI (ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI) 44
3.2.1 Khái niệm và đặc điểm 44
3.2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 45
3.2.3 Lợi thế và bất lợi của của đầu tư trực tiếp nước ngoài 45
3.2.4 Khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất 46
3.3 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP (ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI) 48
3.3.1 Khái niệm 48
3.3.2 Đặc điểm 48
3.3.3 Lợi thế và bất lợi của đầu tư gián tiếp nước ngoài 48
3.3.4 Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài 49
3.3.5 Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA 49
3.4 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 51
3.4.1 Vai trò của đầu tư quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam 51
3.4.3 Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam 55
CÂU HỎI ÔN TẬP 55
7.Phân tích vai trò của đầu tư quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam? .55 Chương 4 56
LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM56 4.1 LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 57
4.1.1 Khái niệm và nguyên nhân hình thành liên kết kinh tế quốc tế 57
4.1.2 Những đặc trưng cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế 58
4.1.3 Vai trò của liên kết kinh tế quốc tế 58
4.1.4 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 59
4.2 CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ QUỐC TẾ 61
4.2.1 Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization -WTO) 61
4.2.2 Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) 63
4.2.3 Ngân hàng thế giới (WB) 65
4.2.4 Liên minh châu Âu – European (EU) 65
4.2.5 Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 67
4.2.6 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 67
4.2.7 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 68
4.3 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 75
4.3.1 Tiến trình tự do hóa đơn phương 75
4.3.2 Tham gia vào các thể chế liên kết 75
4.3.3 Tham gia vào các liên kết kinh tế song phương 76
4.3.4 Tham gia liên kết kinh tế khu vực 76
CÂU HỎI ÔN TẬP 77
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UN: Liên Hiệp Quốc
WB: Ngân hàng thế giới
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
EU: Liên minh châu Âu
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ADB: Ngân hàng phát triển châu Á
G8: Nhóm nước tư bản công nghiệp phát triển
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GNP: Tổng sản phẩm quốc dân
GATT: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
EEC: Ủy ban Châu âu
MFN: Nguyên tắc tối huệ quốc
NTR: Quy chế Quan hệ thương mại bình thường
PNTR: Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễnISO: Tiêu chuẩn quốc tế thống nhất
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FPI: Đầu tư gián tiếp nước ngoài
KCNTT: Khu công nghiệp tập trung
KCX: Khu chế xuất
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
UNDP: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốcAFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
NAFTA: Khu mực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Trang 7Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nền kinh tế thế
giới như: Quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới, những xu thế vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới, cơ sở hình thành và phát triển của các quan hệ kinh
tế quốc tế và vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại.
1 1 NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1.1.1 Khái niệm
Nền kinh tế thế giới là nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới có mối liên
hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng vớicác quan hệ kinh tế quốc tế của chúng
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Trình độ phân công lao động quốc tế
- Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế
Nền kinh tế thế giới được cấu thành từ nhiều bộ phận và có quan hệ, tác động qualại lẫn nhau bao gồm 2 bộ phận cơ bản sau:
a.Thứ nhất: Chủ thế kinh tế quốc tế
Đây chính là những tổ chức, cá nhân đại diện trong nền kinh tế thế giới và là nơiphát sinh các quan hệ kinh tế quốc tế Các chủ thể kinh tế quốc tế bao gồm các thực thểkinh tế với các cấp độ khác nhau
Các nền kinh tế của các quốc gia độc lập trên thế giới: Đây là những chủ thể đầy đủnhất trên các mặt: Kinh tế, chính trị, pháp lý Quan hệ giữa các chủ thể này được thực hiệnthông qua việc ký kết các hiệp định (kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ …) giữa cácquốc gia hay từng nhóm quốc gia
Ví dụ: Nền kinh tế của các nước Việt Nam, Mỹ, Nhật, Nga, Đức …
Các chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn cấp quốc gia: Đây là các công ty, xí nghiệp,tập đoàn kinh doanh của các nước Chúng là các chủ thể kinh tế không đầy đủ xét từ khíacạnh chính trị, pháp lý như chủ thể là quốc gia độc lập Các chủ thể này tham gia vào cáchoạt động kinh tế quốc tế dựa trên những hợp đồng thương mại, đầu tư, chuyển giao côngnghệ … được thoả thuận giữa các bên trong khuôn khổ của hiệp định ký kết giữa chủ thểNhà nước đã nêu ở trên
Ví dụ: HONDA, PANASONIC, TOYOTA, SAM SUNG, MICROSOFT…
Các chủ thể kinh tế ở cấp độ quốc tế: Bao gồm:
- Các tổ chức quốc tế xuất hiện trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự pháttriển của các liên kết kinh tế quốc tế Chúng có địa vị pháp lý rộng hơn các chủ thể ở cấp độquốc gia như: Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
- Các liên kết kinh tế quốc tế khư vực như: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)…
Trang 8- Các hiệp hội ngành nghề: hiệp hội chè, hiệp hội cà phê thế giới …
Ngoài ba loại chủ thể trên, trong nền kinh tế thế giới hiện nay còn có một số loại chủthể đặc biệt như: Công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia và công ty siêu quốc gia
Thuật ngữ “công ty đa quốc gia” thường được dùng để chỉ các công ty mà vốn của
nó thuộc sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, và
do đó phạm vi hoạt động kinh doanh của nó cũng diễn ra ở trên lãnh thổ nhiều quốc giakhác nhau Trong trường hợp này, người ta chưa chú ý đến tỷ trọng vốn đóng góp của từngbên và cũng chưa quan tâm đến sức mạnh kinh tế của các công ty đó
Thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia” được sử dụng một cách tương đối phổ biếntrong các sách báo kinh tế, nó dung để chỉ những công ty có trụ sở chính ở một quốc gianào đó, tầm hoạt động của các công ty này vươn sang nhiều quốc gia khác (công ty con,chi nhánh, văn phòng đại diện…), các công ty này có sức mạnh kinh tế to lớn, giữ vai tròchi phối một lĩnh vực thị trường liên quan đến nhiều quốc gia Những công ty xuyên quốcgia có khả năng nằm ngoài tầm kiểm soát của một chính phủ
Thuật ngữ “công ty siêu quốc gia” cũng được sử dụng trong một số trường hợp, chủyếu ám chỉ tầm hoạt động của những công ty này vượt ra ngoài lãnh thổ của một quốc gia
mà không quan tâm đến việc hình thành và tổ chức bộ máy của nó
Các loại công ty nói trên là một loại chủ thể kinh tế quốc tế quan trọng vì nó chiếm
tỷ trọng lớn trong các hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao côngnghệ Nhưng khi phân nhóm, không thể coi các loại công ty này là những chủ thể kinh tế ởcấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia, đồng thời cũng không thể khẳng định nó là các chủ thể
ở cấp độ vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia
b Thứ hai: Khách thể của nền kinh tế thế giới (Nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế).
Đây chính là các quan hệ kinh tế quốc tế, là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới,được hình thành do sự tác động qua lại của các chủ thể kinh tế quốc tế Các quan hệ kinh
tế quốc tế bao gồm:
- Quan hệ kinh tế quốc tế về trao đổi hàng hoá và dịch vụ: Đó chính là việc muabán hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia, hình thành nên hoạt động xuất nhập khẩu(thương mại quốc tế)
- Quan hệ kinh tế quốc tế về di chuyển vốn đầu tư (xuất nhập khẩu vốn đấu tư):Đây là việc đưa các nguồn vốn từ nước này sang nước khác để thực hiện các hoạt động đầu
tư, bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
- Quan hệ kinh tế quốc tế về di chuyển sức lao động (xuất nhập khẩu sức lao động):
Đó là việc di cư một cách tạm thời một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động giữa cácquốc gia với nhau để điều chỉnh quan hệ cung cầu về sức lao động theo trình độ chuyênmôn khác nhau giữa các quốc gia
- Quan hệ kinh tế quốc tế về trao đổi khoa học công nghệ
- Quan hệ kinh tế quốc tế về di chuyển các phương tiện tền tệ: Đó là việc di chuyểncác loại tiền mặt, các loại kim khí quý, các loại giấy tờ có giá trị (trái phiếu, cổ phiếu,chứng khoán…) giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho hoạt động lưu thông tiền tệ, hoạtđộng tín dụng, hoạt động thanh toán cũng như hoạt động đầu tư…Như vậy, giữa việc di
Trang 9chuyển quốc tế các phương tiện tiền tệ và việc di chuyển quốc tế về vốn có một sự trùnghợp với nhau, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác nhau quan trọng.
Nền kinh tế thế giới là một thực thể thống nhất hữu cơ của hai bộ phận nói trên Cơcấu của nền kinh tế thế giới biến đổi gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp Ngàynay với xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá làm tăng dần tính đa dạng của các mốiquan hệ kinh tế quốc tế và làm tăng dần tính chỉnh thể của nền kinh tế thế giới
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới
a Những tiền đề ra đời của nền kinh tế thế giới
- Quan hệ sản xuất của phương thức tư bản chủ nghĩa, mà trước hết là quan hệ thịtrường thông qua trao đổi hàng hoá dịch vụ Để tìm kiếm lợi nhuận, các nhà tư bản đã mởrộng thị trường ra khỏi biên giới của quốc gia mình, hình thành nên thị trường thế giới Đó
là yếu tố quyết định sự hình thành nền kinh tế quốc tế
- Quá trình phân công lao động quốc tế gắn liền với chuyên môn hoá và hợp tácquốc tế Mỗi quốc gia đều có điều kiện tự nhiên và trình độ sản xuất khác nhau vì vậy họ
sẽ có những lợi thế khác nhau trong việc sản xuất hàng hoá, dịch vụ thể hiện bằng chi phísản xuất thấp Từ đó xuất hiện quá trình chuyên môn hoá, hợp tác và nhu cầu trao đổi sảnphẩm giữa các nước vì lợi ích kinh tế Đây chính là cơ sở hình thành thị trường thế giới
- Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuấtphát triển, nâng cao năng suất lao động và tăng nhanh khối lượng hàng hoá dịch vụ ở cácnước, đặc biệt là các nước kinh tế phát triển Từ đó xuất hiện nhu cầu hợp tác giữa cácnước trong lĩnh vực khoa học công nghệ trên phạm vi toàn thế giới - động lực phát triểncủa nền kinh tế thế giới
- Sự phát triển của các phương tiện vận tải, thông tin liên lạc đã làm cho các bộphận của nền kinh tế thế giới xích lại gần nhau, mở rộng không ngừng các quan hệ kinh tếgiữa các nước, các khu vực trên thế giới
b Các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới
* Giai đoạn thứ nhất: Nền kinh tế thế giới xuất hiện và ở vào thời kỳ chủ nghĩa tư
bản tự do cạnh tranh với những đặc điểm sau:
- Phân công lao động quốc tế chuyển từ sử dụng sự khác biệt về điều kiện tự nhiênsang phân công lao động thông qua buôn bán quốc tế
- Lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng ở một số nước gắn liền với việc mởrộng thị trường nhằm đạt lợi nhuận cao
- Sự phát triển không đồng đều giữa các nước làm sâu sắc thêm sự cách biệt về tốc
độ phát triển kinh tế giữa một nhóm nhở các nước công nghiệp phát triển với phần còn lạicủa thế giới
* Giai đoạn thứ hai: Nền kinh tế thế giới từ cuối thế kỷ XIX ở vào thời kỳ chủnghĩa đế quốc với những đặc điểm sau:
- Hình thành các liên minh độc quyền thống trị thị trường trong nước và thế giới
Trang 10- Nền kinh tế thế giới mang tính chất tư bản chủ nghĩa thống nhất do các quy luật pháttriển kinh tế - xã hội của một nhóm nước tư bản công nghiệp phát triển nhất quyết định (G8).
- Tồn tại xu hướng xuất khẩu tư bản (vốn) từ các nước chính quốc sang các nướcthuộc địa
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản công nghiệp phát triển và các nước thuộc địa,giữa tư bản và lao động làm thuê diễn ra ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn thế giới
* Giai đoạn thư ba: Nền kinh tế thế giới ở vào thời kỳ bắt đầu từ sự thắng lợi cáchmạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười với những đặc điểm sau:
- Sự ra đời của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển theo quy luật hoàn toànkhác với quy luật của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Xuất hiện quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa (do Liên Xôđứng đầu) với các nước tư bản chủ nghĩa, quan hệ hàng hoá- tiền tệ
- Mâu thuẫn cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế là mẫu thuẫn giữa chủ nghĩa tưbản và chủ nghĩa xã hội (thể hiện trên lĩnh vực kinh tế)
- Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc dần dần bị xoá bỏ và hình thành cácnước mới độc lập Do đó, xuất hiện mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, giữa cácnước tư bản công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển
* Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn hiện đại của nền kinh tế với những đặc điểm sau:Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa của Châu Âu tan rã, hệ thống kinh tế xã hộichủ nghĩa không tồn tại, các cường quốc phương tây trở thành thế lực chủ yếu chi phối cụcdiện chính trị - kinh tế thế giới
1.1.3 Các xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ vũ bão, đưanền kinh tế tri thức vào trong mọi lĩnh vực, trong đó khoa học và công nghệ là động lực vàphương tiện để phát triển kinh tế
Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng lớn ởtất cả các lĩnh vực: Buôn bán, đầu tư, tổ chức sản xuất, nghiên cứu và chuyển giao côngnghệ … Xu hướng toàn cầu hoá và xu hướng khu vực hoá trở thành mốt trong sự phát triểncủa mỗi quốc gia
Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác Xu hướng nàylàm nảy sinh hai hệ quả trái ngược nhau
- Các nước ưu tiên cho phát triển kinh tế thông qua gia tăng các hình thức hợp táckinh tế quốc tế trong các lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệtrên cơ sở đảm bảo cho các bên tham gia đều có lợi
- Cạnh tranh về kinh tế sẽ dẫn đến chiến tranh kinh tế làm cho mâu thuẫn giữa cáccường quốc, các trung tâm kinh tế và các tập đoàn xuyên quốc gia … ngày càng gay gắt
Trang 11Sự phát triển của vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương với các quốc gia có nềnkinh tế hết sức năng động, đạt nhịp độ phát triển cao liên tục qua nhiều năm, đang làm chotrung tâm kinh tế thế giới chuyển dần về khu vực này Vòng cung châu Á – Thái BìnhDương có khoảng 2 tỷ dân, chiếm gần 40% GNP của toàn thế giới với những tài nguyênthiên nhiên phong phú, đã từng có những nền văn minh rực rỡ trong quá khứ và ngày nayđang chứng tỏ một sự phát triển hết sức mau lẹ, chưa từng có trong tiền lệ.
1.2 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
1.2.1 Khái niệm và nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế
a Khái niệm
Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nướcxét trên toàn bộ nền kinh tế thế giới Nói cách khác, quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể cácmối quan hệ về vật chất, tài chính, kinh tế và khoa học công nghệ có liên quan tới tất cảcác giai đoạn của quá trình tái sản xuất diễn ra giữa các quốc gia và giữa các quốc gia vớicác tổ chức kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ vật chất và tài chính, kinh tế
và khoa học công nghệ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới
b Nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế
- Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là quan hệ trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế
có quốc tịch khác nhau (trong đó trao đổi thường vượt ra ngoài biên giới một quốc gia) thôngqua hoạt động mua, bán và lấy tiền tệ làm trung gian trao đổi
Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế vàngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế Sở dĩ thương mại quốc
tế có vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùngđược thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hoá – tiền tệ vẫn là quan hệphổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế
Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau Trên phạm vi một quốc gia,
nó chính là hoạt động ngoại thương của quốc gia đó Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm:
+ Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,
lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng…): Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò quantrọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
+ Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá vô hình (Các bí quyết công nghệ, bằng sáng chếphát minh, phần mềm máy tính, các loại dịch vụ du lịch và nhiều loại hình dịch vụ khác…):Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoahọc – công nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
+ Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công: Đây là một hình thứccần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế và do sự khác biệt về điềukiện tái sản xuất giữa các quốc gia Nó được phân chia thành hai loại hình chủ yếu tuỳ theovai trò của bên đặt hàng và bên nhận gia công Khi trình độ phát triển của một quốc gia cònthấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường ở vào vị trínhận gia công thuê cho nước ngoài Nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nênchuyển qua hình thức thuê nước ngoài gia công cho mình Hoạt động gia công mang tính chất
Trang 12công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, đầu vào và đầu ra của nó gắn liền với thịtrường nước ngoài nên nó được coi là một bộ phận của hoạt động ngoại thương.
+ Tái xuất khẩu: Người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời sau đó thực hiện xuất khẩusang nước thứ ba mà không có sự tác động của nước đó Ở đây, có cả hành vi mua và bán nênmức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao
+ Chuyển khẩu: Xuất khẩu qua nước khác thông qua nước trung gian Nghĩa là không có
hành vi mua bán mà chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho lưu bãi, bảo quản…
+ Xuất khẩu tại chỗ: Trong trường hợp này, hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoàibiên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu Đó là việccung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, cho khách du lịch quốc tế… Hoạt độngxuất khẩu tại chỗ có thể đạt hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản,chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh, trong khi vẫn có thể thu được ngoại tệ
+ Xuất khẩu tiểu ngạch: Mua bán giữa người dân hai quốc gia mà không thông qua
hợp đồng
+ Xuất khẩu chính ngạch: Mua bán giữa người dân hai quốc gia trên cơ sở hợp đồng
- Đầu tư quốc tế:
Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh, trong đó vốn đầu tư được di chuyển từquốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời
Trong đầu tư quốc tế thường có hai hoặc nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng phối hợpvới nhau để triển khai một dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các bên Khác với hoạtđộng thương mại quốc tế có thể chỉ diễn ra theo từng vụ việc, đầu tư quốc tế là một quá trình đượckéo dài, có trường hợp đến vài chục năm Vốn đầu tư quốc tế có thể được biểu hiện dưới nhiềuhình thức khác nhau, như bằng các loại tiền mặt hoặc giấy tờ có giá trị, máy móc thiết bị, nguyênvật liệu, quyền sử dụng đất đai, các sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, nhãn hiệu hànghoá… Lợi ích do hoạt động đầu tư mang lại thường là lợi ích kinh tế, đồng thời còn có cả lợi íchchính trị, lợi ích văn hoá – xã hội, lợi ích về bảo vệ môi trường sinh thái…
Vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư của tư nhân và Hỗ trợ phát triển chínhthức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế
- Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học – công nghệ, bao gồm:
+ Chuyên môn hoá hợp tác hoá quốc tế giữa các tổ chức kinh tế, giữa các quốc giatrong sản xuất một loại sản phẩm:
Việc chuyên môn hoá có thể diễn ra theo các ngành, trong nội bộ từng ngành (theotừng sản phẩm), theo chi tiết sản phẩm và theo quy trình công nghệ Chuyên môn hoá theo cácngành diễn ra khi có sự khác biệt lớn về điều kiện tự nhiên, sự chênh lệch đáng kể về trình độcông nghệ, trong đó mỗi quốc gia sẽ tập trung vào những ngành mà bản thân họ có điều kiệnsản xuất thuận lợi và đạt được hiệu quả cao
Quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất gắn liền với sự phát triển củacách mạng khoa học – công nghệ và quá trình phát triển của các công ty xuyên quốc gia.Những công ty lớn có chi nhánh ở hàng chục quốc gia có khả năng thực hiện quá trình chuyênmôn hoá và hợp tác hoá một cách ăn khớp trên những phạm vi rộng lớn Đặc biệt sự ra đời củacác khối liên kết kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của việc chuyênmôn hoá và việc hợp tác hoá quốc tế trong lĩnh vực sản xuất
Trang 13+ Hợp tác và trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ (hànghoá hữu hình và hàng hoá vô hình): Là một loại hình hoạt động bao gồm các hình thức phốihợp giữa các nước để cùng nhau tiến hành nghiên cứu, sáng chế, thiết kế, thử nghiệm, trao đổicác kết quả nghiên cứu, thông tin về khoa học – công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học –công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất Sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học – công nghệ
là một đòi hỏi khách quan trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có khả năng tựgiải quyết mọi vấn đề khoa học – công nghệ mà thực tiễn đặt ra Khoa học – công nghệ ngàycàng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và những thành tựu khoa học – công nghệ
- Các dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm: Du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, thông tinliên lạc quốc tế, bảo hiểm quốc tế …
1.2.2 Tính chất của quan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế là một mối quan hệ thoả thuận, tự nguyện giữa các quốcgia độc lập, giữa các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân Dựa trên:
+ Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộcủa các bên tham gia
+ Bình đẳng, hợp tác, các bên tham gia đều có lợi thông qua các hợp đồng kinh tếvới sự thoả thuận của các bên
+ Quan hệ kinh tế quốc tế chịu sự chi phối của các quan hệ chính trị quốc tế, do đócần sử dụng kết hợp để chúng làm tiền đề và thúc đẩy nhau cùng phát triển
Quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra theo yêu cầu của các quy luật của kinh tế thị trường
và chịu sự tác động của các quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh …
Quan hệ kinh tế quốc tế chịu sự tác động của hệ thống quản lý, của các chính sách,pháp luật, thể chế của từng quốc gia cũng như điều ước quốc tế Do đó, khi tiến hành cáchoạt động kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải:
+ Am hiểu luật pháp của nước mình và nước đối tác
+ Tuân thủ hệ thống pháp luật và chính sách trong nước
+ Tôn trọng và vận dụng phù hợp với yêu cầu của luật pháp và chính sách của cácquốc gia có liên quan
Quan hệ kinh tế quốc tế được vận hành gắn liền với sự gặp gỡ và chuyển đổi giữacác đồng tiền thông qua tỷ giá hối đoái …
Khoảng cách về không gian địa lý giữa các nước có tác động trực tiếp đến thời gian
và chi phí vận tải
1.2.3 Cơ sở hình thành và phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế
- Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa các nước: Vị trí địa lý, nguồn tàinguyên khoáng sản, điều kiện đất đai … khác nhau dẫn đến chi phí sản xuất cùng một loạisản phẩm ở một nước sẽ rất khác nhau Vì thế, mỗi nước sẽ có lợi thế về việc sản xuất một
số loại sản phẩm nào đó và không có lợi thế khi sản xuất một số sản phẩm khác Chính vìvậy, mỗi quốc gia phải tiến hành trao đổi sản phẩm cho nhau để cân bằng phần dư thừa cácsản phẩm
- Do sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các nước
Từ đó dẫn tới sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất như: Vốn, trình độ kỹ thuật công nghệ
kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý …
Trang 14- Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến phân công lao động, sự phân công nàydiễn ra giữa các quốc gia với nhau, giữa các công ty, tập đoàn kinh doanh ở các nước khácnhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia.
- Do yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hoá giữa các quốc gianhằm đạt quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất để tận dụng lợi thế riêng về điều kiện tựnhiên, vốn, kinh nghiệm …
- Do sự đa dạng trong nhu cầu của mỗi quốc gia đòi hỏi phát triển các quan hệ kinh
tế quốc tế Khi kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng tăng thì nhu cầu về sảnphẩm hàng hoá có chất lượng cao, chủng loại, mẫu mã đa dạng ngày càng tăng Chính vìvậy cần có các quan hệ trao đổi làm phong phú hơn sản phẩm hàng hoá trên thị trường
1.2.4 Vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại
a Đối với những nước công nghiệp phát triển
+ Tạo điều kiện để bành trướng sức mạnh, tìm kiếm và mở rộng thị trường để tiêuthụ lượng hàng hoá dư thừa do sản xuất phát triển
+ Tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi nhằm mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn so vớiđầu tư trong nước do tận dụng được lợi thế của nước nhận đầu tư: Điều kiện tự nhiên, tàinguyên, giá nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Phân tán rủi ro trong kinh doanh
b Đối với những nước đang phát triển
+ Tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến để tiến hành CNH – HĐHnền kinh tế, khắc phục tình trạng tụt hậu so với các quốc gia
+ Khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước, tạo thêm công ăn việc làm chongười lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế
+ Thúc đẩy sản xuất trên quy mô lớn và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sangcác quốc gia khác
+ Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Trình bày các bộ phận cơ bản của nền kinh tế thế giới?
2 Phân tích các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới? Từ đó thấy được quátrình phát triển của các quan hệ kinh tế thế giới?
3 Phân tích các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới?
4 Cho biết nội dung và tính chất của quan hệ quốc tế?
5 Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế?
6 Phân tích vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại?
Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đảng cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, Nghị quyết
số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế
2 PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng (Chủ biên), Giáo trình Kinh tế quốc tế,
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004
3 PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Bùi Anh Tuấn (Chủ biên), Kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, 2002
4 TS Đinh Xuân Quý, Kinh tế Việt Nam trước thềm hội nhập, Nhà xuất bản Thống kê, 2005
5 GS.TS Võ Thanh Thu, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, 2003
6 Giáo trình kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, 2002
7 Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế
8 Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế
Trang 16Chương 2
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Mục tiêu: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế
như: Nội dung của thương mại quốc tế, các học thuyết về thương mại quốc tế, các chính sách và công cụ chủ yếu của hoạt động thương mại quốc tế.
Trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, vấn đề mở rộng vàphát triển thương mại quốc tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên tất yếu và cấp bách đốivới các quốc gia Để đảm bảo cho hoạt động thương mại quốc tế đạt hiệu quả, cần thiếtphải nắm được những vấn đề chung về thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốctế; đồng thời phải đánh giá được tiềm năng của chính mình để xây dựng một cơ chế, chínhsách… thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia trong quan hệbuôn bán với các quốc gia khác trên thế giới
2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1.1 Khái niệm
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế cóquốc tịch khác nhau thông qua hoạt động mua, bán và lấy tiền tệ làm trung gian trao đổi
2.1.2 Đặc điểm
- Thương mại quốc tế những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, cao hơn so với tốc
độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó đưa đến tỷ trọng kim ngạch ngoại thương trong tổngsản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng của nềnkinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới
- Tốc độ tăng trưởng của thương mại “vô hình” nhanh hơn tốc độ tăng trưởng củathương mại “vô hình” thể hiện sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng xuất –nhập khẩu của mỗi quốc gia Điều này đã kéo theo nhiều quốc gia đang có sự đầu tư phát triểnnhiều lĩnh vực dịch vụ
- Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với các xuhướng chính sau:
+ Giảm đáng kể tỷ trọng của nhóm hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống
+ Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên vật liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ
Trang 17Trình độ phát triển của các quan hệ thị trường càng cao, càng mở rộng phạm vi thịtrường sang các lĩnh vực tài chính – tiền tệ và chính công cụ tài chính – tiền tệ này ngày càngđóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Đi đôi với các quan hệ mậu dịch, sự phân công lao động quốc tế, hợp tác đầu tư, hợptác khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ… ngày càng đa dạng và phong phú, bổ sungcho nhau và thúc đẩy nhau phát triển
- Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị,đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục, đòi hỏi phải năng động, nhạybén khi gia nhập thị trường thế giới Các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao
có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm, nguyên liệu thô ngày càng mất giá, kémsức cạnh tranh
- Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hoá thương mại,song mặt khác, giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hàng rào mới, yêu cầubảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn
- Vai trò của GATT/WTO ngày càng quan trọng trong điều chỉnh thương mại quốc tế
Có thể coi WTO là một tổ chức quốc tế có uy lực nhất trong điều chỉnh hoạt động thương mạiquốc tế Các thể chế điều chỉnh của GATT/WTO ngày càng có hiệu lực đối với nhiều nước,mức độ điều chỉnh và tính chất điều chỉnh cũng ngày càng sâu sắc và hiệu quả hơn Việc ViệtNam trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007 là một thành công, mở ragiai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế quốc tế
2.1.3 Vai trò
- Thương mại quốc tế làm thay đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội vàthu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất và nhập khẩu nhằm đạttới cơ cấu có lợi cho nền kinh tế trong nước
- Thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, doviệc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sởphân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành
2.2 MỘT SỐ HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thương mại quốc tế đã ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng phải đến thế kỷ XVmới xuất hiện những lý thuyết nhằm giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc
tế Ngày nay, những nỗ lực nhằm hoàn chỉnh và phát triển các lý thuyết về thương mạiquốc tế vẫn đang được tiếp tục
2.2.1 Học thuyết trọng thương (chủ nghĩa trọng thương)
Chủ nghĩa trọng thương được hình thành và phát triển ở Châu Âu, mạnh mẽ nhất là
ở Anh và Pháp từ giữa thế kỷ XV (1450), phát triển hoàng kim vào thế kỷ XVI – XVII vàtan rã vào đầu thế kỷ XVIII
Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan
rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời Chính vì vậy, lý thuyết trọng thươngđược coi là hệ thống kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, là một lý thuyết làm nền tảng chocác tư duy kinh tế từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
a Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về thương mại quốc tế
Tư tưởng chính của chủ nghĩa trọng thương được thể hiện qua 4 điểm sau:
Trang 18- Về tiền tệ/ Bản chất giàu có của các quốc gia
Mỗi nước muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì phải gia tăngkhối lượng tiền tệ (biểu hiện bằng vàng, bạc, đá quý)
- Về ngoại thương
Muốn gia tăng khối lượng tiền tệ thì con đường chủ yếu là phát triển ngoại thương,tức là phát triển buôn bán với nước ngoài Nhấn mạnh trong hoạt động ngoại thương phảithực hiện chính sách xuất siêu (tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu)
- Về vai trò của Nhà nước
Đánh giá cao vai trò của Nhà nước trong việc điều khiển nền kinh tế thông qua cácchính sách kinh tế Những người theo đuổi thuyết trọng thương kêu gọi Nhà nước canthiệp sâu vào hoạt động kinh tế; lập hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch, miễn thuếnhập khẩu cho các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, cấm bán ra nước ngoài nhữngsản phẩm thiên nhiên (sắt, thép, lông cừu …), nâng đỡ xuất khẩu …
b Ưu điểm và hạn chế của học thuyết trọng thương
- Ưu điểm:
+ Sớm nhìn ra và đánh giá cao vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc
tế đối với sự phát triển và phồn vinh của mỗi quốc gia “không có biện pháp nào kiếm nhiều tiền bằng thương mại” Tư tưởng này đối lập với trào lưu tư tưởng phong kiến lúc
bấy giờ là coi trọng nền kinh tế tự cung tự cấp
+ Sớm nhìn ra và đánh giá cao vai trò của Nhà nước trong việc trực tiếp tham giađiều tiết hoạt động nền kinh tế xã hội, đặc biệt là hoạt động ngoại thương thông qua cáccông cụ: Thuế quan, lãi suất, các công cụ bảo hộ mậu dịch …
+ Lần đầu tiên trong lịch sử lý thuyết kinh tế được nâng lên như là lý thuyết khoahọc và khác hẳn với các hệ tư tưởng kinh tế thời trung cổ, giải thích các hiện tượng kinh tếtheo quan niệm tôn giáo
- Hạn chế:
+ Đánh giá quá cao vai trò của tiền tệ
+ Quan niệm về nguồn gốc của lợi nhuận chưa đúng
+ Các lý luận về kinh tế của chủ nghĩa trọng thương còn đơn giản và chưa cho phépgiải thích bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế
Tuy nhiên chúng ta đã khẳng định rằng những người theo lý thuyết trọng thương đãđặt nền móng để nghiên cứu nghiêm túc hiện tượng và lợi ích của thương mại quốc tế
2.2.2 Học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam - Smith
Adam – Smith (1723 - 1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh Trong cuộc đờicủa mình ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng về kinh tế , nổi tiếng nhất là cuốn “Nghiên cứu
Trang 19về bản chất và nguyên nhân giàu có của các quốc gia” xuất bản năm 1776 Cũng nhờ tácphẩm này mà ông được suy tôn là “cha đẻ của kinh tế học”.
a Nội dung của học thuyết
- Theo Adam - Smith, lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên hay lợi thế do
nỗ lực của nước đó
- Một nước được coi là có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất ra một sản phẩm khi
nó có thể sản xuất ra sản phẩm đó với chi phí thấp hơn các nước khác
- Theo Adam - Smith, lợi thế tuyệt đối chính là cơ sở của thương mại quốc tế Cácquốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất các loại sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và trao đổivới các quốc gia khác để lấy các sản phẩm mà họ không có lợi thế tuyệt đối Chính vì thế mà
sự trao đổi buôn bán giữa các quốc gia dựa trên sự tự nguyện và các bên cùng có lợi
Mô hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối
Giả sử có 2 quốc gia A và B cùng tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y Trong đó:
- Quốc gia A có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất sản phẩm X
- Quốc gia B có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất sản phẩm Y
Theo quan điểm của Adam - Smith thì:
- Quốc gia A nên chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm X
- Quốc gia B nên chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm Y
Sau đó 2 quốc gia sẽ tiến hành trao đổi sản phẩm với nhau thông qua hành vi xuấtnhập khẩu Cụ thể:
- Quốc gia A xuất khẩu sản phẩm X, nhập khẩu sản phẩm Y
- Quốc gia B xuất khẩu sản phẩm Y, nhập khẩu sản phẩm X
Kết quả là sản lượng của cả 2 mặt hàng sẽ tăng lên và cả 2 quốc gia đều trở nênsung túc hơn
Ví dụ minh họa:
Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với giả thiết thếgiới chỉ bao gồm hai quốc gia là Anh và Mỹ, sản xuất 2 mặt hàng là gạo và vải; lao động làyếu tố sản xuất duy nhất
Trong điều kiện tự cung tự cấp, mỗi nước tự sản xuất hai mặt hàng để tiêu dùngtrong nước Số lượng lao động cần thiết để mỗi nước sản xuất ra mỗi đơn vị gạo và vải nhưsau:
Bảng 1: Chi phí sản xuất của Anh và Mỹ
Nước SX
Trang 20- Có thể thấy rằng:
Ở Mỹ: Chi phí sản xuất 1 kg gạo là 1 lao động, 1 m vải là 5 lao động
Ở Anh: Chi phí sản xuất 1 kg gạo là 6 lao động, 1 m vải là 4 lao động
- Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam - Smith thì Mỹ có lợi thế tuyệt đốitrong sản xuất gạo, Anh có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải Do đó, Mỹ nên chuyên mônhóa sản xuất gạo, Anh nên chuyên môn hóa sản xuất vải Sau đó hai nước sẽ đem trao đổimột lượng nhất định các mặt hàng với nhau
Cụ thể: Mỹ xuất khẩu gạo và nhập khẩu vải, Anh xuất khẩu vải và nhập khẩu gạo.Điều này sẽ dẫn tới mỗi nước có khả năng tiêu dùng nhiều hơn so với trường hợp tự cung
tự cấp và đồng thời làm gia tăng sản lượng gạo và vải của toàn thế giới
- Giả sử Anh và Mỹ mỗi nước có 120 lao động và số lao động được chia đều cho 2ngành sản xuất gạo và vải
+ Trong trường hợp sản xuất tự cung tự cấp, sản lượng gạo và vải được thểhiện ở bảng sau:
Bảng 2: Sản lượng gạo và vải khi chưa có thương mại quốc tế
Nước SX
+ Khi hai nước tham gia vào thương mại quốc tế, lượng lao động sẽ được phân
bổ lại ở mỗi nước Cụ thể là tất cả 120 lao động ở Mỹ tập trung vào ngành gạo, 120 lao động ởAnh tập trung vào ngành sản xuất vải Lúc đó sản lượng gạo và vải được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3: Sản lượng gạo và vải khi có thương mại quốc tế
b Ưu điểm và hạn chế của học thuyết
- Ưu điểm:
So với học thuyết trọng thương, học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam - Smith tiến
bộ hơn ở 3 điểm sau:
Trang 21+ Quan điểm về bản chất giàu có của các quốc gia.
Theo Adam – Smith, sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số lượng hàng hóa
mà quốc gia đó sản xuất ra chứ không phải phụ thuộc vào lượng tiền tệ, vàng bạc, đá quý
mà quốc gia đó tích lũy được
+ Quan điểm về lợi ích thu được từ thương mại quốc tế
Adam - Smith bác bỏ quan điểm trọng thương coi thương mại quốc tế như là mộttrò chơi phải có kẻ thắng người thua Ngược lại Ông chứng minh rằng thương mại quốc tếđem lại lợi ích cho cả hai nước tham gia thông qua việc thực thi một nguyên tắc cơ bản làphân công lao động
+ Quan điểm về chính sách ngoại thương của Chính phủ
Adam - Smith khẳng định rằng thương mại tự do có lợi cho tất cả các quốc gia vàChính phủ nên thực hiện chính sách “không can thiệp” vào hoạt động thương mại quốc tếnói riêng và hoạt động kinh tế nói chung
+ Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam – Smith có thể giúp giải thích được mộtphần nhỏ của thương mại quốc tế, đó là sự trao đổi buôn bán giữa các quốc gia có điềukiện sản xuất khác nhau Còn giữa các quốc gia có điều kiện sản xuất khá giống nhau (vídụ: giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau hoặc các nước đang phát triển với nhau)cùng có lợi thế về một sản phẩm hoặc một số sản phẩm nào đó, họ có thể trao đổi buôn bánvới nhau được không thì học thuyết của Adam - Smith không giải thích được
2.2.3 Học thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) của David Ricardo
David Ricardo (1773 – 1823) là nhà kinh tế học người Anh (gốc Do Thái) Ôngđược C.Mác đánh giá là người “đạt đến đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển”.Tác phẩm nổi tiếng của ông là “Nguyên lý kinh tế chính trị và thuế” xuất bản năm 1817
a Các giả thiết sử dụng khi nghiên cứu:
Lý thuyết này được xây dựng dựa trên 6 giả thiết
- Trên thế giới chỉ có 2 quốc gia sản xuất ra hai loại hàng hoá, trong đó mỗi quốcgia có lợi thế so sánh tương đối về một mặt hàng
- Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và có thể di chuyển tự do trong nước nhưngkhông thể di chuyển lao động ra nước ngoài (Điều đó có nghĩa là trong quá trình tạo rasản phẩm người ta chỉ coi trọng yếu tố lao động)
Trang 22- Công nghệ sản xuất ở cả hai nước không đổi.
- Chi phí sản xuất không đổi
- Không có chi phí vận tải và thương mại giữa các nước hoàn toàn tự do
- Sở thích tiêu dùng là như nhau ở cả hai quốc gia
b Nội dung của học thuyết lợi thế so sánh
Tư tưởng chính của David Ricardo về thương mại quốc tế được thể hiện ở cácđiểm sau:
- Mọi nước luôn có thể và rất có lợi khi tham gia vào quá trình phân công lao độngquốc tế và thương mại quốc tế Bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năngtiêu dùng của một nước do chỉ chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm nhất định vàxuất khẩu sản phẩm của mình để đổi lấy hàng hoá nhập khẩu từ các nước khác
- Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn so với các nước khác, hoặc bị kémlợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi loại sản phẩm thì vẫn có thể và
có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế, bởi vì mỗinước có lợi thế so sánh nhật định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh nhất định vềcác mặt hàng khác
- Lợi thế so sánh chỉ sự khác biệt về chi phí sản xuất tương đối (chi phí cơ hội)
- Một số quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó nếu nước
đó có chi phí sản xuất tương đối (chi phí cơ hội) sản xuất mặt hàng đó thấp hơn so với cácnước khác Hay nói một cách khác, có năng suất lao động tương đối cao hơn các nước khác
- Xác định lợi thế so sánh của một quốc gia theo công thức sau:
Giả sử có hai quốc gia A và B cùng sản xuất hai mặt hàng X và Y
Quốc gia A có lợi thế so sánh trong sản xuất mặt hàng X nếu
Chi phí sản xuất ra một đơn vị
hàng hoá X của nước A
<
Chi phí sản xuất ra một đơn vịhàng hoá X của nước BChi phí sản xuất ra một đơn vị
hàng hoá Y của nước A
Chi phí sản xuất ra một đơn vịhàng hoá Y của nước B
Chú ý:
+ Lợi thế so sánh là một khái niệm có tính tương đối, nghĩa là trong một thế giới gồm
2 quốc gia, khi đã xác định được một quốc gia có lợi thế so sánh về một mặt hàng nào đó thì
có thể rút ra kết luận là quốc gia thứ hai có lợi thế so sánh về mặt hàng kia
+ Để đảm bảo thương mại quốc tế giữa hai nước có thể diễn ra thì giá quốc tế hay
tỷ lệ trao đổi quốc tế phải nằm trong khoảng giới hạn hai tỷ lệ trao đổi nội địa
+ Nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế vượt ra khỏi phạm vi giới hạn nói trên thì một trong haiquốc gia sẽ từ chối tham gia vào buôn bán
+ Nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế đúng bằng tỷ lệ trao đổi nội địa của một trong hai quốcgia thì quốc gia đó sẽ không có lợi gì, còn toàn bộ lợi ích sẽ thuộc về quốc gia kia
Trang 23c Ưu điểm và hạn chế của học thuyết
* Ưu điểm:
David Ricardo đã khắc phục được những hạn chế của Adam Smith, khẳng định mọiquốc gia đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế, dù cho quốc gia đó có lợi thếtuyệt đối trong tất cả các mặt hàng hay không có lợi thế tuyệt đối về bất kỳ mặt hàng nào
+ Khi nghiên cứu lợi thế so sánh, trong chi phí sản xuất, David Ricardo mới chỉtính đến yếu tố duy nhất là lao động và đồng nhất lao động trong tất cả các ngành sản xuất.Chính vì vậy mà David Ricardo chưa thể tìm ra nguyên nhân tại sao năng suất lao độngcủa nước này lại thấp hơn hay cao hơn năng suất lao động của nước kia, không giải thíchđược nguồn gốc phát sinh thuận lợi của một nước đối với một loại sản phẩm nào đó, chonên không giải thích được nguyên nhân sâu xa của thương mại quốc tế
+ Lý thuyết so sánh của David Ricardo đã miêu tả nền kinh tế thế giới ở mức độchuyên môn hoá quá mức mà chúng ta thấy không có trong thế giới hiện thực
2.3 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chính sách thương mại quốc tế
a Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyêntắc và công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt độngthương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, phù hợp với địnhhướng, chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốcgia đó
b Đặc điểm
- Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tếcủa một nước, nó góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trongtừng giai đoạn cụ thể
- Trong từng thời kỳ khác nhau, mục tiêu kinh tế - xã hội của một đất nước là khácnhau vì vậy chính sách thương mại quốc tế cũng phải thay đổi cho phù hợp Không cóchính sách thương mại quốc tế áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế
- Chính sách thương mại quốc tế của một đất nước phải nhằm bảo vệ thị trường nộiđịa, hạn chế sự cạnh tranh bất lợi từ bên ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước pháttriển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới, đẩy nhanh
sự hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
Trang 24c Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế
Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi quamỗi thời kỳ nhưng đều có mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tếtheo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhiệm vụ này thểhiện trên 2 mặt:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ranước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế trên cơ sở khai thác triệt đểlợi thế so sánh của nước mình nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnhtranh của nền kinh tế trên thị trường thế giới
- Bảo vệ thị trường nội địa và sản xuất trong nước, hạn chế sự cạnh tranh bất lợi từbên ngoài
d Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế
+ Tạo cơ sở để rút ra những kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chứcthực hiện chính sách thương mại quốc tế của đất nước một cách khoa học và mang lạihiệu quả kinh tế cao nhất
- Về phía doanh nghiệp:
+ Nắm vững chính sách thương mại quốc tế của các nước trên thế giới sẽgiúp các doanh nghiệp tìm cách thâm nhập vào thị trường thế giới, lựa chọn được nhữngthị trường có lợi nhất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu
+ Nắm vững chính sách thương mại quốc tế của các nước sẽ tạo điều kiệncho việc lựa chọn hình thức và cách thức bành trướng kinh tế ra bên ngoài thích hợp
+ Nắm vững chính sách thương mại quốc tế của các nước giúp cho việc xâydựng những chính sách thích hợp trong quan hệ đối ngoại với các đối tác
2.3.2 Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế
Mỗi một quốc gia đều có chính sách thương mại quốc tế riêng phù hợp với điềukiện phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng thời kỳ Chính sách thương mại quốc tếcủa các nước được tiến hành phân loại theo 2 cách sau:
a Theo mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt động thương mại quốc tế
* Chính sách mậu dịch tự do
Là chính sách thương mại quốc tế, trong đó Nhà nước không can thiệp trực tiếp vàoquá trình điều tiết hoạt động thương mại quốc tế, mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa
Trang 25để cho hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động tự do lưu thông giữa trong và ngoài nướcnhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh.
- Đặc điểm của chính sách mậu dịch tự do:
+ Nhà nước không sử dụng hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất các công cụ điềutiết thương mại quốc tế trước hết là đối với hoạt động xuất nhập khẩu Các công cụ đó làhàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan Đây là 2 công cụ điều tiết thương mạiquốc tế phổ biến
+ Thúc đẩy mở rộng xuất khẩu bằng cách bỏ thuế xuất khẩu và các biện phápkhuyến khích khác
+ Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hóa nước ngoài tự do xâm nhập, bằng cáchxóa bỏ hàng rào thuế quan, sau đó là các trở ngại khác
+ Quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ được tiến hành một cách tự dogiữa trong và ngoài nước
+ Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, thương mại trong nướcđều được điều tiết bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường
- Ưu điểm của chính sách mậu dịch tự do:
+ Mọi trở ngại trong thương mại quốc tế bị loại bỏ, tạo điều kiện thúc đẩy sự tự dolưu thông hàng hóa giữa các nước
+ Làm cho hàng hóa trên thị trường nội địa phong phú, đa dạng hơn, giúp ngườitiêu dùng có điều kiện để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năngthanh toán của mình
+ Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa từ đó kích thích các nhàsản xuất trong nước phát triển và hoàn thiện mình
+ Đối với những nước phát triển, các nhà sản xuất đã đủ sức cạnh tranh với nướcngoài thì chính sách này giúp các nhà kinh doanh bành trướng ra ngoài
+ Tạo điều kiện tự do phát triển thương mại quốc tế và thương mại nội địa nhằmlàm suy yếu hoặc xóa bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước khác, tạo cơ sở cho cácnhà kinh doanh nội địa dễ dàng thâm nhập và phát triển trên thị trường mới
- Nhược điểm của chính sách mậu dịch tự do:
+ Do thị trường trong nước được điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh tranh chonên nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, không ổn định và bị lệ thuộc vào tìnhhình kinh tế, chính trị ở bên ngoài
+ Khi các nhà sản xuất trong nước chưa đủ mạnh thì dễ bị phá sản trước sự tấncông của hàng ngoại nhập
Trang 26Chính vì vậy mà hiện nay, ngay cả các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật …đều không thực hiện chính sách mậu dịch tự do đối với một số mặt hàng đã đủ sức cạnhtranh trên thị trường thế giới và chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định.
* Chính sách bảo hộ mậu dịch
Là chính sách thương mại quốc tế mà trong đó Nhà nước sử dụng các biện pháp đểbảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập Đồng thời Nhà nướccòn giúp đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị trường nước ngoài bằngcách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu …
- Ưu điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
+ Giảm bớt sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập, giúp các nhà sản xuất kinh doanhtrong nước phát triển và tăng cường sức mạnh trên thị trường nội địa
+ Tăng cường sức mạnh cho các nhà kinh doanh xuất khẩu để giúp họ từng bướcthâm nhập vào thị trường thế giới
- Nhược điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
+ Làm tổn thương đến sự phát triển của thương mại quốc tế, dẫn đến sự cô lập kinh
tế của một nước
+ Bảo hộ quá chặt chẽ dẫn đến sự trì trệ và bảo thủ của các nhà sản xuất kinh doanhtrong nước, quá trình sản xuất kinh doanh trong nước chậm được đổi mới, chất lượng sảnphẩm thấp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hoạt động kinh doanh và đầu
tư sẽ không mang lại hiệu quả
+ Bảo hộ mậu dịch dẫn tới sự thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước vì hàng hóa
ở thị trường nội địa kém đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hóa ít được cảithiện, giá cả hàng hóa đắt …
b Theo mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
* Chính sách hướng nội:
Là chính sách mà nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường thế giới, mà phát triển tựlực cánh sinh bằng sự can thiệp của Nhà nước Với mô hình này Nhà nước thực hiện chiếnlược công nghiệp hóa thay thế hàng xuất khẩu
- Ưu điểm chính sách hướng nội:
+ Thị trường nội địa được bảo hộ chặt chẽ nhờ đó mà nền công nghiệp trong nước cóđiều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là ở những nước có ngành công nghiệp nội địa chưaphát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên
+ Là mô hình phát triển dựa vào nguồn tài lực bên trong, cho nên mọi tiềm lực quốcgia đều được huy động cao độ cho phát triển kinh tế
Trang 27+ Nền kinh tế trong nước ít chịu tác động của thị trường nước ngoài, nên tốc độ tăngtrưởng kinh tế tuy thấp nhưng ổn định.
- Nhược điểm chính sách hướng nội:
+ Hàng hóa sản xuất không mang tính cạnh tranh nên chất lượng thường thấp, kiểudáng chậm được đổi mới, giá thành cao
+ Nhiều ngành kinh tế phát triển kém hiệu quả vì việc phát triển kinh tế không dựavào lợi thế của đất nước mà chỉ dựa vào nhu cầu của nền kinh tế đóng cửa
+ Do kim ngạch xuất khẩu thấp, nguồn thu ngoại tệ ít nên cán cân thương mại quốc
tế bị mất cân đối
+ Vay nợ nước ngoài lớn, khả năng trả nợ khó khăn
Với những ưu, nhược điểm trên, chính sách hướng nội được nhiều nước trên thếgiới lựa chọn thực hiện trong giai đoạn đầu khi nền kinh tế chưa phát triển
* Chính sách hướng về xuất khẩu
Là chính sách mà nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực phát triển Tham gia vàoquá trình phân công lao động quốc tế và khu vực, chuyên môn hóa vào sản xuất các sảnphẩm mà quốc gia có lợi thế
Chính sách hướng về xuất khẩu tạo điều kiện để các nước từng bước tham gia vàoquá trình phân công lao động quốc tế, làm gia tăng thương mại giữa các nước, làm cho nềnkinh tế phát triển năng động do các doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệpnước ngoài, đồng thời làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng cao
2.4 CÁC NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.4.1 Nguyên tắc tương hỗ
Còn gọi là nguyên tắc có đi có lại
- Theo nguyên tắc này, các bên tham gia trong quan hệ buôn bán, cam kết dành chonhau những ưu đãi và nhân nhượng trên cơ sở tương xứng nhau trong quan hệ buôn bánvới nhau
- Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của cácbên tham gia Bên yếu hơn sẽ bị lép vế và thường bị buộc phải chấp nhận điều kiện do bên
có tiềm lực kinh tế mạnh hơn đưa ra
- Trong thực tế, những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng này chỉ mang tính hìnhthức Việc áp dụng nguyên tắc này thường gây bất lợi cho những bên yếu hơn
Trong thực tiễn quan hệ kinh tế quốc tế, nguyên tắc có đi có lại còn được thể hiệntheo hướng không thiện chí, được gọi là trả đũa thương mại Theo quy định của WTO,biện pháp trả đũa thương mại chỉ được coi là hợp pháp nếu biện pháp này được thực hiệntrên cơ sở phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
Trang 28Ví dụ minh hoạ: Vụ chiến tranh gà vịt
Đây là vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và EEC thời kỳ 1962-1964 có liên quan đến việc
áp dụng nguyên tắc có đi có lại.
Đây là thời kỳ căng thẳng trong quan hệ buôn bán giữa Hoa Kỳ và EEC, kéo dài từ tháng 7-1962 đến tháng 1-1964, bắt đầu bằng sự kiện Đức tăng thuế nhập khẩu 3 lần đối với gia cầm xuất khẩu từ Hoa Kỳ, làm Hoa Kỳ thiệt hại khoảng 26 triệu USD Cơ quan giải quyết tranh chấp của GATT cho phép Hoa Kỳ áp dụng biện pháp trả đũa Hoa Kỳ đã đánh thuế nhập khẩu bổ sung đối với rượu Cognac xuất khẩu từ Pháp, xe tải xuất khẩu từ Đức, tinh bột xuất khẩu từ Hà Lan.
Ngày nay các nước ít áp dụng nguyên tắc này trong điều chỉnh quan hệ buôn bángiữa các nước
2.4.2 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc
Còn gọi là nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
- Theo nguyên tắc này, các bên tham gia trong quan hệ buôn bán cam kết sẽ dànhcho nhau những đối xử ngang bằng ở cả hai quốc gia (trừ quyền bầu cử, ứng cử và thamgia nghĩa vụ quân sự) Điều này có nghĩa là mọi công dân, công ty của nước A khi sinhsống đặt trụ sở ở nước B thì được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như công dân và công
ty của nước B và ngược lại Nếu nước A và B ký kết hiệp định quan hệ thương mại dựatrên nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
- Thực tế áp dụng nguyên tắc này cho thấy các nước công nghiệp phát triển bao giờcũng thuận lợi hơn so với các nước kinh tế kém phát triển Vì vậy tính chất ngang bằngtrong thực tế chỉ là hình thức
2.4.3 Nguyên tắc nước được ưu đãi nhất
Còn được gọi là nguyên tắc “Tối huệ quốc”( MFN).
Điều I của GATT đã nêu rõ: MFN phải được coi là nguyên tắc cơ bản đầu tiêntrong quan hệ thương mại quốc tế
- Theo tập quán quốc tế, khi một nước cam kết cho một nước khác được hưởng chế
độ tối huệ quốc thì phải dành cho nước đó tất cả những ưu đãi mà mình đã và sẽ dành chomột nước thứ ba trong quan hệ kinh tế và buôn bán về các mặt như: Thuế quan, mặt hàngtrao đổi, tàu bè chuyên chở, …
Ví dụ: Nếu Hoa Kỳ áp dụng MFN đối với Việt Nam Giả sử Hoa Kỳ có chính sáchgiảm thuế nhập khẩu đồ len dạ Australia từ 20% xuống còn 10% thì đương nhiên ViệtNam cũng được hưởng chính sách ưu đãi đó
MFN là quy chế phát triển quan hệ thương mại có lịch sử khá lâu dài Được ápdụng lần đầu tiên vào năm 1860 trong quan hệ giữa Anh và Pháp Có tài liệu chứng minh
nó được áp dụng từ thế kỷ XII dù khi đó chưa có tên gọi là MFN Trong 2 cuộc chiến tranhthế giới, MFN hầu như không được áp dụng Từ năm 1941 (khi Hoa Kỳ ký Hiến chươngĐại Tây Dương) và nhất là từ khi GATT ra đời và hoạt động (1948), MFN trở thànhnguyên tắc ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quan hệ kinh tế quốc tế MFN cùng với
Trang 29nguyên tắc đối xử quốc gia tạo nên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử(NonDiscrimination) trong quan hệ thương mại quốc tế.
Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước khác, MFN được ghi nhận trong các hiệp định song phương về thương mại và đầu tư Trong quan hệ thương mại với
EU, Việt Nam được hưởng MFN của EU lần đầu tiên vào năm 1939 Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam được hưởng, đồng thời phải áp dụng MFN với tất cả 149 thành viên còn lại của WTO.
Do đó, có quan điểm cho rằng không nên hiểu MFN là chế độ quan hệ thương mại
ưu đãi mà điểm cơ bản của MFN là đối xử bình đẳng với các nước cùng được hưởng MFN Xuất phát từ quan điểm này, từ năm 1999, Hoa Kỳ đã chính thức sử dụng thuật ngữ NTR (Normal Trade Relations), nghĩa là quy chế Quan hệ thương mại bình thường để thay thế cho thuật ngữ MFN Quy chế NTR của Hoa Kỳ được chia thành hai loại: NTR phê chuẩn hàng năm và NTR vĩnh viễn hay PNTR (Permanent Normal Trade Relations) Tháng 12-2006, Hoa Kỳ đã phê chuẩn quy chế PNTR cho Việt Nam, đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ hai nước Việt Nam Hoa Kỳ.
- Mục tiêu của nguyên tắc tối huệ quốc:
Giảm bớt sự phân biệt đối xử trong quan hệ buôn bán giữa các nước, làm cho điềukiện cạnh tranh của hàng hoá các nước tiến ngang bằng nhau, từ đó thúc đẩy sự phát triểncủa thương mại quốc tế
- Cách thức áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc:
+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc vô điều kiện (thường áp dụng ở các nước châu Âu):Nghĩa là được hưởng mặc nhiên mọi quyền lợi, ưu đãi, miễn giảm mà một trong các bên
đã, đang và sẽ dành cho một nước thứ ba
+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện (Hoa Kỳ): nghĩa là các quốc gia chỉđược hưởng tối huệ quốc nếu chấp nhận những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội màquốc gia cho hưởng đòi hỏi
Ví dụ: Nghị viện Hoa Kỳ thông qua điều khoản Jackson Vanik sửa đổi (trong Đạo luật thương mại 1974): Hoa Kỳ từ chối áp dụng MFN đối với các nước “hạn chế quyền di
cư tự do” nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa cũ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
- Các trường hợp không đưa vào tối huệ quốc:
+ Không áp dụng tối huệ quốc trong quan hệ thương mại đường biên
+ Không áp dụng tối huệ quốc trong quan hệ thương mại truyền thống (đã có mốiquan hệ từ lâu đời, tín nhiệm mặt hàng của nhau)
+ Không áp dụng tối huệ quốc trong trường hợp có những ưu đãi và thuận lợi đặcbiệt về thuế quan các khu vực mậu dịch tự do hoặc các tổ chức, liên kết kinh tế quốc tế
2.5 CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.5.1 Thuế quan
a Khái niệm
Trang 30Thuế quan là những khoản tiền tệ mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuhoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước sở tại.
Thuế quan có thể phân thành 3 loại: thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu vàthuế quan quá cảnh Hiện nay, ở các quốc gia thuế quan xuất khẩu rất ít được sử dụng vì
nó sẽ làm hạn chế quy mô xuất khẩu của hàng hóa Thuế quan quá cảnh được áp dụng đốivới các quốc gia có điều kiện, vị trí đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hànghóa (tái xuất khẩu và chuyển khẩu) Thuế quan nhập khẩu được áp dụng khá phổ biến vàrộng rãi ở tất cả các quốc gia trên thế giới
b Vai trò của thuế quan
- Thuế quan có vai trò điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu, bởi vì lượng hàng hoá xuất
khẩu hoặc nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá
cả Giá cả lên xuống làm tăng hoặc giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Thuế quan đánhthấp hay cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, do đó thông qua mức thuế quanđánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, chính phủ gián tiếp điều tiết xuất nhập khẩu hàng hoá
Ví dụ: Nếu đánh thuế xuất khẩu vào hàng hoá A → làm tăng giá hàng hoá A ở thị
trường nước ngoài → giảm sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài → giảm cung hàng hoá
A ở thị trường nước ngoài
Nếu đánh thuế nhập khẩu hàng hoá B → làm tăng giá hàng hoá B ở thị trường trongnước → giảm sức cạnh tranh ở thị trường trong nước → giảm cung hàng hoá B ở thịtrường trong nước
- Thuế quan có tác dụng bảo hộ thị trường nội địa, bởi vì đánh thuế cao vào nhữnghàng hoá nhập khẩu, giúp hàng hoá trong nước có giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng hoánhập khẩu Đặc biệt thuế quan giúp các doanh nghiệp sản xuất “non trẻ” ở trong nước cóthời gian để trưởng thành và sinh lời, có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu trongtương lai Vì những doanh nghiệp non trẻ thường chi phí sản xuất ban đầu cao, chưa có thịtrường rộng lớn cho nên những doanh nghiệp này có thể bị bóp chết trong “trứng nước”,khi bị hàng hoá ngoại cạnh tranh
- Thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách Nhà nước, vì thuế là nguồn thu chủ
yếu của ngân sách Nhà nước, gồm thuế VAT, thuế thu nhập …
- Thuế nhập khẩu có tác dụng làm giảm bớt nạn thất nghiệp, vì khi đánh thuế cao đòihỏi phải mở rộng quy mô sản xuất thay thế nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
- Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực
đối với các bạn hàng buộc họ phải nhượng bộ trong khi đàm phán Chẳng hạn Mỹ đòi EU
phải giảm từ 30-50% trợ cấp trong nông nghiệp, nếu không Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vàonông sản của EU nhập khẩu vào thị trường Mỹ
- Giảm thuế quan là biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến độ hội nhập khu vực và thếgiới về kinh tế Đa số các hiệp định song phương và đa phương đều dùng biện pháp cơ bản làgiảm thuế nhập khẩu để thực hiện tiến trình toàn cầu hoá Ví dụ: Tháng 1/2003 các nước ASEAN– 6 đã giảm thuế nhập khẩu xuống còn ở mức 0% - 5% và dự kiến đến năm 2010 thị trườngchung của các nước ASEAN hình thành thì thuế nhập khẩu giảm xuống bằng 0
- Xem xét tác động của thuế quan (thuế nhập khẩu) thông qua mô hình
Ghi chú
Trang 31Đường S: Đường cung hàng hóa AĐường D: Đường cầu hàng hóa A
PW : Giá thế giới trong điều kiện thương mại tự do
PW + t : Giá thế giới trong điều kiện đánh thuế nhập khẩuS□P(W+1) PW FA = a
S□ABDE = cS∆AEF = bS∆BDC = d
Hình 2.1 Tác động của thuế quan nhập khẩu
+ Trong điều kiện không có thuế quan mức giá hàng hóa A là Pw
Ở mức giá PW người mua sẵn sàng mua một lượng QD1 hàng hóa A, người sản xuấttrong nước chỉ muốn sản xuất và bán ra một lượng QS1 hàng hóa A (∆Q)
QD1 > QS1 nên để thỏa mãn nhu cầu trong nước thì phải nhập khẩu một lượng ∆Q =QD1 - QS1 hàng hóa A
+ Giả sử lúc này nước nhập khẩu hàng hóa A và Chính phủ đánh thuế nhập khẩuhàng hóa A làm cho giá hàng hóa A tăng lên mức PW + t
Ở mức giá PW + t người mua sẵn sàng mua một lượng hàng hóa A là QD2, người sảnxuất lại muốn sản xuất ở mức QS2 và lúc này đất nước phải nhập khẩu một lượng hàng hóa
A là QD2 - QS2 để thỏa mãn nhu cầu trong nước
Trang 32- Như vậy có thể thấy được tác động của thuế quan như sau:
+ Tác động về giá: Làm cho giá hàng hóa tăng lên
+ Tác động về tiêu dùng: Lượng tiêu dùng giảm sút một lượng là QD1 - QD2
+ Tác động về sản xuất: Sản xuất gia tăng một lượng là QS2 – QS1
+ Tác động về buôn bán: Làm cho lượng hàng hóa nhập khẩu giảm một lượng =lượng tiêu dùng giảm sút + lượng sản xuất gia tăng = (QD1 - QD2) + (QS2 – QS1)
+ Tác động về mặt ngân sách Nhà nước: Thuế quan sẽ đem lại cho ngân sách Nhànước một khoản thu bằng khối lượng nhập khẩu x thuế / 1 đơn vị = c
+ Tác động về phân phối lại:
- Lợi ích của người sản xuất tăng lên do gia tăng khối lượng sản xuất
Nếu không có thuế thì thặng dư sản xuất = S∆PW FPmin Nếu bị đánh thuế thì thặng dư sản xuất = S∆P(W+t) APmin
→ Phần lợi ích gia tăng = S∆P(W+t) APmin - S∆PW FPmin = a
- Lợi ích của người tiêu dùng giảm
Trước khi có thuế quan, thặng dư tiêu dùng = S∆Pmax CPW Sau khi có thuế quan, thặng dư tiêu dùng = S∆Pmax BP(W+1)
→ Phần lợi ích của người tiêu dùng giảm = S∆Pmax CPW - S∆Pmax BP(W+1) = a + b + c + d
- Lợi ích của Chính phủ: Thu ngân sách Nhà nước tăng lên
Phần thu từ thuế của Chính phủ gia tăng = S□ABDE = c
- Lợi ích của xã hội bị giảm = b + d
2.5.2 Các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu
a Hình thức cấm hẳn nhập khẩu một số loại mặt hàng nào đó
Tuỳ vào chính sách kinh tế của từng nước mà Chính phủ đưa ra danh mục hàng hoácấm nhập khẩu Đây là hình thức bảo hộ mậu dịch tuyệt đối, loại hoàn toàn đối thủ cạnhtranh trên thị trường nội địa
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, biện pháp cấm nhập khẩu ngày cànggiảm vai trò, vì đây là biện pháp gây nên những trở ngại không thể vượt qua đối với hoạtđộng thương mại quốc tế Theo tinh thần của các Hiệp định chung về thuế quan và thươngmại (GATT) các nước chỉ xác định danh mục hàng cấm nhập khẩu đối với các mặt hàngảnh hướng lớn đến an ninh, xã hội của quốc gia
b Hạn ngạch nhập khẩu (quota)
- Khái niệm:
Trang 33Hạn ngạch là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan, được hiểu là quyđịnh của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phépxuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định (thường là một năm)thông qua hình thức cấp giấy phép (quota xuất nhập khẩu) Quota nhập khẩu là hình thức phổbiến hơn, còn quota xuất khẩu ít được sử dụng và nó cũng tương đương với biện pháp “Hạnchế xuất khẩu tự nguyện”.
Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thời gây ảnh hưởngđến giá nội địa của hàng hoá Do mức cung thấp, giá cân bằng sẽ cao hơn so với giá trong điềukiện thương mại tự do Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu tác động tương đối giống với thuế nhậpkhẩu Do hạn ngạch nhập nên giá hàng nhập nội địa sẽ tăng lên và nó cho phép các nhà sảnxuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn là so với điều kiệnthương mại tự do Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu cũng dẫn tới sự lãng phí nguồn lực của xãhội giống như đối với thuế nhập khẩu – là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuấthay thay thế nhập khẩu, bảo hộ nền sản xuất nội địa Đối với chính phủ và các doanh nghiệp,hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu (điều này lại khác với thuế quan nhập khẩu
vì nó phụ thuộc vào mức độ co dãn của quan hệ cung cầu)
Hạn ngạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn là thuế nhập khẩu nên một số nhà sảnxuất nội địa ưa thích hơn, những người tiêu dùng lại bị thiệt thòi nhiều hơn, còn người đượchưởng lợi nhiều nhất là nhà nhập khẩu chứ không phải Nhà nước Trong thực tiễn, người tathường quy định hạn ngạch nhập khẩu cho một số loại sản phẩm đặc biệt hay cho sản phẩmvới thị trường đặc biệt, hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước và theokhoảng thời gian nhất định
Xu hướng hiện nay các quốc gia ít sử dụng công cụ hạn ngạch và họ dùng thuế quanthay thế dần hạn ngạch.Việc sử dụng thuế quan thay thế cho hạn ngạch và các công cụ địnhlượng khác được gọi là thuế hoá Đây chính là quy định có tính chất bắt buộc đối với các nướcthành viên WTO (Điều XI GATT)
So sánh hạn ngạch và thuế quan
+ Hạn ngạch nhập khẩu là một công cụ của
hàng rào phi thuế quan + Thuế nhập khẩu là một công cụ của hàngrào thuế quan.+ Thông qua hạn ngạch, Nhà nước có thể
dự báo trước được số lượng hàng sẽ nhập
khẩu trong từng thời kỳ
+ Thông qua thuế quan thì khó dự báo được
vì lúc này khối lượng hàng hoá nhập khẩuphụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thịtrường
+ Hạn ngạch không mang lại thu nhập cho
Chính phủ mà mang lại thu nhập cho doanh
nghiệp
+ Thuế quan mang lại thu nhập cho Chínhphủ (làm tăng ngân sách cho Nhà nước)
+ Hạn ngạch tạo ra sự bất bình đẳng trong
kinh doanh + Thuế quan nhập khẩu không gây ra hiệntượng đó, tất cả các doanh nghiệp đều phải
chịu thuế nhập khẩu
Trang 34- Giấy phép chung, có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Được cấp công khai, rộng rãi
+ Doanh nghiệp muốn được cấp phải hội đủ những điều kiện nhất định (giấy phépthành lập công ty, vốn, nhân sự…)
+ Quy định ngành hàng kinh doanh
+ Không quy định số lượng và giá trị hàng nhập khẩu
+ Không quy định thời hạn sử dụng giấy phép
Loại giấy phép này thường được áp dụng ở nhữg nền kinh tế phi thị trường, thôngqua giấy phép Nhà nước thực hiện quản lý độc quyền ngoại thương Loại giấy phép nàyngày nay càng ngày càng ít được áp dụng
- Giấy phép riêng: Muốn được cấp phải thoả mãn các điều kiện khác Ví dụ phải cóhạn ngạch
+ Được cấp kín đáo và mang tính chất bí mật
+ Giấy phép riêng được cấp từng lần, trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệpđược cấp
+ Quy định rõ số lượng và giá trị hàng hoá được phép nhập khẩu
+ Ghi rõ chủ hàng và thị trường nhập khẩu
+ Ghi rõ thời hạn hiệu lực
d Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêucầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu như:
+ Quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường
+ Quy định về an toàn lao động
+ Quy định về mẫu mã, bao bì, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm
+ Đăc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động
Trang 35công ty nước ngoài và biến chúng thành công cụ cạnh tranh có lợi cho nước chủ nhà trongquan hệ thương mại quốc tế Về mặt kinh tế, những quy định này có tác dụng bảo hộ đốivới thị trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hoá trên thịtrường thế giới.
Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu có khoảng 1/3 kim ngạch buôn báncủa thế giới gặp cản trở do các nước đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn Để khắc phục tình trạngnày, người ta ban hành các tiêu chuẩn quốc tế thống nhất (ISO), đó chính là tổ chức quốc
tế về chất lượng sản phẩm Nói chung, những nước phát triển có lợi hơn các nước chậmphát triển trong việc áp dụng các quy định này
e Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan Hạn chế xuất khẩu tựnguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏiquốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tựnguyện”, nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết Thực chất đây là nhữngcuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, tạocông ăn việc làm cho thị trường trong nước Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nócũng có tác động kinh tế như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương Tuy nhiên, hạn ngạchxuất khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước hoặcnguồn tài nguyên trong nước, còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực ra lại mang tính miễncưỡng và gắn với những điều kiện nhất định Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia
có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó
2.5.3 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
a Tín dụng xuất khẩu
Đây là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước lập các quỹ tín dụngxuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại, đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăngcường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu và thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu có thể được cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhà sản xuất hoặcxuất khẩu trong nước, giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu Tín dụng còn có thể được nước xuấtkhẩu cấp cho các nước nhập khẩu hoặc nhà nhập khẩu (thông qua các hình thức gia hạnthanh toán, trả chậm, ưu đãi về điều kiện vay và lãi suất…) để khuyến khích họ nhập hàngcủa mình
Cũng giống như trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu thường được các nước pháttriển sử dụng nhiều hơn và chủ yếu áp dụng cho các nhóm hàng thiết bị, máy móc, dâychuyền công nghệ đồng bộ
b Trợ cấp xuất khẩu
Bên cạnh các công cụ nhằm hạn chế nhập khẩu còn có những công cụ dùng để nâng
đỡ hoạt động xuất khẩu Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc chovay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước Bên cạnh đó, Chính phủ còn cóthể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điềukiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất, và để xuất khẩu ra bên ngoài Đây chính là
Trang 36các khoản tín dụng “viện trợ” mà Chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng khicho các nước đang phát triển vay (thường có kèm theo các điều kiện chính trị).
- Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp:
Là hình thức chính phủ các nước dành những ưu đãi về tài chính để hỗ trợ các nhàxuất khẩu, giúp họ giảm chi phí kinh doanh từ đó nâng cao sức cạnh tranh về giá hàng hóatrên thị trường thế giới Chẳng hạn như tiền thưởng xuất khẩu, tài trợ lãi suất khi vay vốnkinh doanh, trợ giá, bù lỗ xuất khẩu, …
- Trợ cấp xuất khẩu gián tiếp:
Là hình thức nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô kết hợp bảo hộ bằngcác biện pháp quản lý hành chính để hỗ trợ xuất khẩu Chẳng hạn như dùng ngân sách nhànước để tuyên truyền, quảng cáo cho hàng xuất khẩu, mở các cuộc trưng bày, triển lãmgiúp đỡ về mặt kỹ thuật, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, …
Giả sử, để nâng đỡ một ngành sản xuất nào đó, Chính phủ sẽ trợ cấp trực tiếp mộtkhoản tiền nhất định cho bộ phận sản phẩm được đem vào xuất khẩu Khi ấy các nhà sảnxuất trong nước sẽ thu lợi về chính khoản tiền trợ cấp đó Nhưng tác động của việc trợ cấp
sẽ lan truyền sang các khâu khác, cụ thể là:
- Mức cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thịtrường nội địa tăng lên,người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định
- Chi phí ròng của xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu gâythiệt hại cho xã hội gồm có chi phí nội địa tăng lên do sản xuất thêm nhiều sản phẩm đểxuất khẩu (chi phí cận biên nội địa tăng lên), đồng thời gồm cả chi phí do giảm mức tiêudùng trong nước Lưu ý là lợi ích mà nhà sản xuất thu được nhỏ hơn chi phí mà xã hội phải
bỏ thêm Như vậy, trợ cấp xuất khẩu đưa đến cái hại nhiều hơn là cái lợi Nhưng trongthực tế nó vẫn được sử dụng để phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đó Bởi vậy, cầnphải cân nhắc thận trọng trong khi áp dụng công cụ này
c Bán phá giá
Bán phá giá là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, cần lên án và khắc phục.Tuy nhiên WTO không đặt việc bán phá giá ra ngoài vòng pháp luật Thay vào đó, WTOcho phép các thành viên áp dụng các biện pháp chống phá giá, đồng thời có cơ chế tự điềuchỉnh vấn đề này
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADA) đặt ra các tiêu chí nghiêm ngặt đểxác định thế nào là một hành vi bán phá giá Hiệp định quy định một sản phẩm sẽ bị coi làbán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường được bán trên thị trường nộiđịa của nước xuất khẩu
Hiệp định quy định ba phương thức tính giá trị thông thường của sản phẩm đó tạithị trường nội địa của nước xuất khẩu Trường hợp không sử dụng được phương thức nàythì có thể lựa chọn hai phương thức còn lại: căn cứ vào giá bán của nước xuất khẩu tạimột nước khác; hoặc tính theo kiểu tổng hợp giá thành sản xuất, các chi phí có liên quan
Trang 37cùng với lợi nhuận tối thiểu của nhà sản xuất và xuất khẩu Hiệp định cũng quy định cụ thểviệc so sánh một cách hợp lý giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường.
Trên thực tế, hành vi chống bán phá giá là hành vi đánh thuế nhập khẩu bổ sung đốivới một loại hàng cụ thể từ một nước xuất khẩu cụ thể nào đó, nhằm cân bằng giữa giáhàng nhập và giá trị thực của nó, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trong nước tạinước nhập khẩu
Việc đánh thuế chống bán phá giá phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Nước nhập khẩu phải xác lập được bằng chứng, thông qua việc điều tra ở cấpquốc gia, rằng nhập khẩu tăng đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nộiđịa (ví dụ: doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, tăng số người lao động thất nghiệp…)
- Chính phủ nước nhập khẩu chỉ tiến hành điều tra nếu có đơn khiếu nại của các nhàsản xuất nội địa có sản lượng chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng nội địa
Điều tra bán phá giá sẽ được chấm dứt ngay trong trường hợp các cơ quan có thẩmquyền cho rằng: mức độ phá giá không lớn, ít hơn 2% giá xuất khẩu sản phẩm, hoặc kimngạch nhập khẩu hàng bị bán phá giá là không đáng kể, dưới 3% tổng lượng nhập khẩu sảnphẩm tương tự Tuy nhiên, điều tra vẫn có thể được tiến hành nếu tổng cộng hàng nhậpkhẩu của một số nước chiếm trên 7% tổng khối lượng nhập khẩu, cho dù lượng hàng nhậpkhẩu của mỗi nước chiếm ít hơn 3% khối lượng nhập khẩu nói trên
Nếu kết luận là có tồn tại việc bán phá giá và sản xuất trong nước bị tổn hại, thìthông qua đàm phán, nước xuất khẩu phải cam kết nâng giá lên mức thoả thuận để tránhphải chịu thuế chống bán phá giá Nếu giá bán không được điều chỉnh tăng lên, nước nhậpkhẩu có quyền áp thuế chống bán phá giá
Hiệp định cũng quy định các thủ tục cụ thể về việc khởi kiện các vụ tranh chấp bánphá giá, quá trình điều tra, các điều kiện đảm bảo để tất cả các bên liên quan đều có mặt đểtrình chứng cứ Các biện pháp chống bán phá giá sẽ hết thời hạn sau 5 năm kể từ ngày bắtđầu áp dụng, trừ trường hợp kết luận điều tra cho rằng nếu dừng áp dụng thì sẽ dẫn đến tổnthất cho nước nhập khẩu
Mục đích của bán phá giá là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá đến thị trường nhấtđịnh, nhằm tiêu thụ hàng tồn kho hoặc cạnh tranh với nhà sản xuất và nhập khẩu khác củanước nhập hàng, chiếm giữ thị trường, sau đó có thể nâng giá trở lại và cuối cùng đạt lợinhuận cao
Bán phá giá có tác hại kinh tế lớn đối với nước nhập hàng Mặc dù ban đầu ngườitiêu dung được hưởng lợi do mua hàng hoá giá rẻ, nhưng về lâu dài sẽ tổn hại đến ngànhcông nghiệp sản xuất hàng hóa cùng loại Còn đối với Nhà nước và các hãng sản xuất củanước xuất hàng bán phá giá, thì bán phá giá là công cụ lợi hại để cạnh tranh tiêu diệt đốithủ và cuối cùng là công cụ giành lợi nhuận độc quyền cao
Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay của Việt Nam, một số hàng hoá có lợithế của Việt Nam bị các nước coi là hàng bán phá giá Ví dụ: cá basa, cá tra xuất khẩusang Hoa Kỳ, giày dép xuất khẩu sang châu Âu, xe đạp xuất khẩu sang Trung Đông…Trong các vụ kiện về bán phá giá chống lại các doanh nghiệp Việt Nam, các kết luận của
Trang 38cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có xu hướng bất lợi cho phía Việt Nam Lý docủa vấn đề là các nước này đều vin vào quy chế “nền kinh tế phi thị trường” của Việt Nam,theo đó khi xác định giá trị thông thường, các nước này không căn cứ vào giá thị trường ởViệt Nam mà sử dụng giá thị trường của “nước thay thế”, do đó dễ dàng chứng minh đượcrằng giá trị thông thường bán trên thị trường nội địa của Việt Nam (nước xuất khẩu) caohơn giá xuất khẩu, từ đó kết luận được là hàng hoá Việt Nam bán phá giá Trong cam kếtgia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường (NME) trongthời gian 12 năm, kể từ khi gia nhập WTO, vì mục đích áp thuế chống bán phá giá và thuếđối kháng (thuế chống trợ cấp xuất khẩu).
Ngược lại, tại thị trường Việt Nam, chúng ta đã phải đối mặt với hàng nước ngoàibán phá giá Trong pháp luật Việt Nam, chúng ta đã có Pháp lệnh chống bán phá giá hànghoá nhập khẩu vào Việt Nam (2004), tạo cơ sở pháp luật cho việc tấn công lại các doanhnghiệp nước ngoài bán phá giá trên thị trường Việt Nam Tuy nhiên, để sử dụng được công
cụ pháp luật này, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có năng lựcnhất định Trong tương lai, các tranh chấp liên quan đến bán phá giá vẫn có xu hướng pháttriển mạnh
d Phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ (hay phá giá hối đoái) là hình thức biến tướng của phá giá Đặc điểmcủa biện pháp này là thông qua các thủ thuật tác động vào tỷ giá hối đoái làm cho đồngtiền nội tệ mất giá so với một, một nhóm hoặc tất cả các đồng tiền ngoại tệ để hàng xuấtkhẩu trở nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ và do vậy có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn trênthị trường nước ngoài
Khác với bán phá giá hàng hoá, trong trường hợp áp dụng phá giá hối đoái, giá bánthị trường nước ngoài không thấp hơn giá bán trong nước Bên cạnh đó, phá giá hối đoái
có tác động đến tất cả các mặt hàng và tất cả các thị trường liên quan
Phá giá hối đoái thường được sử dụng khi Nhà nước cần cân đối lại tỷ giá hối đoáitrong mối quan hệ với cán cân thương mại và cán cân thanh toán Đây là biện pháp sửdụng không thường xuyên và cần phải nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng, vì nó có tác độngdây chuyền đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội
e Một số biện pháp khác
Ngoài các biện pháp thường được sử dụng nêu trên, để khuyến khích xuất khẩu,trong thực tiễn chính sách thương mại quốc tế còn sử dụng một số biện pháp khác sauđây:
- Hệ thống thuế nội địa: Các loại thuế nội địa như thuế thu nhập, thuế lợi tức, thuếVAT…cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích xuất khẩu thông qua các quy địnhmiễn, giảm thuế đối với nhà sản xuất hoặc xuất khẩu thì hàng hoá được xuất khẩu ra nướcngoài Để hạn chế nhập khẩu, có thể sử dụng biện pháp đánh thuế VAT (hoặc thuế doanhthu) ngay khi hàng được nhập khẩu Để khuyến khích xuất khẩu, các nước thường hoànthuế VAT cho hàng xuất khẩu
- Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái: Biện pháp này được áp dụng đểkhuyến khích xuất khẩu (áp dụng tỷ giá kế toán nội bộ cao hơn) hoặc hạn chế nhập khẩu(hạn chế bán ngoại tệ cho nhà nhập khẩu)
- Độc quyền mua bán: Nhà nước có thể quy định độc quyền ngoại thương chonhững doanh nghiệp Nhà nước để kiểm soát dễ dàng hơn hoạt động xuất – nhập khẩu,