KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2016 2017 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút A. PHẦN TỰ LUẬN (15 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày đặc điểm phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX? Vì sao phong trào thất bại? Câu 2 (5,0 điểm) Từ câu nói của Nguyễn Hàm: “Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả”. Em hãy làm rõ: a. Tại sao đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? b. Nhận thức về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với Phan Bội Châu?
Trang 1KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút
A PHẦN TỰ LUẬN (15 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX? Vì sao phong trào thất bại?
Câu 2 (5,0 điểm)
Từ câu nói của Nguyễn Hàm: “Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không
gì bằng sang Nhật là hơn cả” Em hãy làm rõ:
a Tại sao đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
b Nhận thức về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với Phan Bội Châu?
Câu 3 (4,0 điểm)
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những chuyển biến nào?
Câu 4 (3,0 điểm)
Có nhận định cho rằng sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy” Em hãy làm rõ nhận định trên?
B PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
Câu 1: Những nước nào sau đây gia nhập ASEAN sau hiệp định Pa-ri về
Cam-pu-chia?
A Bru-nây, Việt Nam, Phi-líp-pin, Mi-an-ma
B Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia
C Mi-a-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po
D Phi-líp-pin, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma
Câu 2: Điền các cụm từ thích hợp vào chổ trống…để hoàn chỉnh câu nói
của Nguyễn Trung Trực trước khi bị thực dân Pháp hành hình?
“Bao giờ……… nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết……… đánh Tây”
Câu 3: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển trên khắp cả nước Nơi
diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là:
A Nam Kỳ; C Trung kỳ
B Trung Kỳ và Bắc Kỳ; D Bắc kỳ
Câu 4: Tầng lớp giai cấp nào dưới đây có tinh thần Cách mạng triệt để nhất
là:
A Công nhân; C Tiểu tư sản thành thị
B Nông dân; D Tư sản dân tộc
Câu 5: Điền những từ thích hợp vào chỗ chấm: “…”
Trang 2“Phần lớn họ xuất thân từ…, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm
mỏ, nhà máy, đồn điền xin làm công ăn lương …và gia đình của họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ”
Câu 6: Trong các chính sách dưới đây của thực dân Pháp, chính sách nào
mà chúng tuyên truyền “khai hóa văn minh cho nhân dân An Nam?
A Chính sách chính trị; C Chính sách văn hóa, giáo dục
B Chính sách kinh tế; D.Chính sách bắt phu, bắt lính
Câu 7: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: “…”
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc kể lại với nhà văn Liên Xô Ôxíp Manđenxtam rằng:
“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp: “…” Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì
ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”
Câu 8: Trong các phong trào yêu nước sau, phong trào nào diễn ra trong
thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A Phong trào Đông Du; C Phong trào chống thuế Trung kì
B Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; D.Phong trào nổi dậy của đồng bào Mơ-nông
Câu 9: Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khoảng
thời gian nào?
A 1885-1895; B.1911-1912; C 1897-1914; D.1914-1921
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách
“dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp?
A Khởi nghĩa Thái Nguyên; C Khởi nghĩa Hương Khê
B Khởi nghĩa Yên Thế; D Khởi nghĩa Trương Định
Hết
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Trang 3PHÒNG GD-ĐT THẠCH HÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Lịch sử
HƯỚNG DẪN CHẤM
A PHẦN TỰ LUẬN (15 điểm)
Câu 1 Trình bày đặc điểm phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân
Pháp cuối thế kỉ XIX? Vì sao phong trào thất bại? 3,0
- Trình bày khái quát…Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, trong bối cảnh
triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp Thực dân Pháp đã
hoàn thành xâm lược nước ta và bắt đầu công cuộc bình định và mở
rộng phạm vi chiếm đóng Phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp
dưới danh nghĩa Cần Vương diễn ra sôi nổi Bên cạnh đó còn có
những cuộc đấu tranh tự phát của đồng bào trung du và miền núi,
tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Thế
0.5
- Lãnh đạo phong trào là các văn thân yêu nước hưởng ứng chiếu
Cần Vương hoặc thủ lĩnh nông dân (Hoàng Hoa Thám)
- Lực lượng tham gia đông đảo, bao gồm các văn thân, sỹ phu yêu
nước, một số thổ hào địa phương, đồng bào các dân tộc thiểu số…
nhưng đông nhất vẫn là nông dân
0.75
- Mục tiêu của phong trào: Giúp vua đánh Pháp khôi phục chế độ
phong kiến (Cần Vương) hoặc bảo vệ cuộc sống quê hương, giữ đất
giữ làng (khởi nghĩa Yên Thế)
0.5
- Phong trào diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại 0.25
- Tương quan lực lượng giữa phong trào với thực dân Pháp còn
- Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của một lực lượng xã hội tiên tiến, sự
hạn chế về tầm nhìn của đội ngũ văn thân mang ý thức hệ phong
kiến, bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo
0.25
- Cách đánh giặc chủ yếu là phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở,
mang tính địa phương, cô lập với nhau, dễ bị địch bao vây đàn áp
tiêu diệt
0.25
- Ngọn cờ lãnh đạo không còn hợp với xu thế phát triển của lịch sử,
duy trì chế độ phong kiến đã mục ruỗng (Cần Vương) hoặc mang
tính tự phát (Yên Thế)…nên không thu hút được đông đảo nhân dân
tham gia Chiến đấu đơn lẻ chưa có tính thống nhất trong toàn quốc
0.25
Câu 2 Từ câu nói của Nguyễn Hàm: “Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại
viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả” Em hãy làm rõ:
Trang 4a Tại sao đầu thế kỉ XX các nhà yêu nước Việt Nam muốn
noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
b Nhận thức về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
có gì khác so với Phan Bội Châu?
5.0
a Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX, muốn noi
- Từ thất bại của các phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX,
Phan Bội Châu và các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX đã thấy không
thể đấu tranh thắng lợi bằng hình thức đơn độc đứng lên thủ hiểm
một vùng
0.5
- Ở châu Á cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản cũng là một nước phong kiến
lạc hậu bị các nước đế quốc nhòm ngó, nhưng nhờ cuộc Duy tân
Minh Trị đã đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược và trở
thành một nước tư bản giàu mạnh, lại đánh thắng đế quốc Nga
(1905)
0.5
- Luận thuyết “đồng chủng, đồng văn” (Cùng giống người da vàng,
thờ đạo Khổng Tử) đã làm cho các nhà yêu nước Việt Nam ngộ
nhận, họ hướng về “người anh cả da vàng” mong muốn cầu thân
nương nhờ Nhật Bản giúp đỡ trong đấu tranh giải phóng dân tộc
0.5
- Hướng về và noi gương Nhật Bản là trào lưu chung của nhiều nước
phương Đông trong đó có Việt Nam vào đầu thế kỉ XX như Nguyễn
Hàm đã nói Với lòng yêu nước nồng nàn các nhà yêu nước Việt
Nam đã lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư
sản bằng phương pháp bạo động vũ trang và xuất dương cầu viện
· Tháng 3/1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản Đến đây,
Phan
Tháng 3/1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản Đến đây,
Phan
0.5
b Nhận thức về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có
- Nhận thức của Phan Bội Châu cầu viện Nhật Bản là sai lầm "đưa
hổ cửa trước, rước beo cửa sau" không thể dựa vào đế quốc này để
đánh đế quốc khác được Đã là phường đế quốc dù da trắng hay da
vàng thì chúng đều là một lũ cướp nước như nhau Không nhận thấy
bạn thù đối lập nhau ở giai cấp mà chỉ nhìn bạn thù ở chỗ cùng hay
khác màu da
0.75
- Nguyễn Tất Thành hướng về các nước phương Tây mong muốn
được đến “tìm xem những gì ẩn đằng sau những tự do, bình đẳng,
bác ái” Đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác làm như
thế nào rồi sẽ trở về giúp đỡ đồng bào
0.5
- Đến bất cứ ở đâu, Nguyễn Tất Thành đều nhận thấy cảnh trái
ngược: cuộc sống đế vương với sự tham làm tàn bạo của chủ nghĩa
đế quốc và cảnh đói nghèo cơ cực của những người lao động lương
0.75
Trang 5thiện, dù màu da họ như thế nào Từ đó nhận thức của Người khác
với Phan Bội Châu Bạn và thù đối lập nhau về giai cấp, không phải
ở màu da
- Từ đó Nguyễn Tất Thành hoạt động tích cực trong quần chúng lao
động và công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu
nước, viết báo truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn…tố cáo thực dân
bênh vực quyền lợi cho công nhân Pháp, tuyên truyền cho Cách
mạng Việt Nam
0.5
-Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của
Nguyễn Tất Thành dần có những chuyển biến Những hoạt động của
Người tuy mới chỉ bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người
nhận thức xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt
Nam
0.5
Câu 3 Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những chuyển biến nào? 4.0
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã hoàn toàn trở thành tay sai cho thực
dân, địa vị kinh tế chính trị được tăng cường ra sức áp bức bóc lột
nông dân Chỉ có một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu
nước
0.75
- Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, bị cướp đoạt ruộng đất…
căm thù đế quốc, sẵn sàng vùng dậy chống áp bức giai cấp và dân
tộc
0.75
- Đô thị ra đời và phát triển ngày càng nhiều, xuất hiện các giai cấp
tầng lớp mới
0.25
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện bị kìm hãm, chèn ép Do bị lệ thuộc
yếu ớt về kinh tế nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong
muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống, chưa dám tỏ
thái độ hưởng ứng hay tham gia Cách mạng
0.25
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ…Đó là
những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm
giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế
kỉ XX
0.5
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn
điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực,
có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ kiên quyết đấu tranh chống đế quốc,
phong kiến
0.5
Trang 6* Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1.0
- Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá
- Những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã vận động cứu nước
theo con đường dân chủ tư sản Đây là xu hướng cứu nước mới đầu
thế kỉ XX
0.5
Câu 4 Có nhận định cho rằng sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu
Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy” Em hãy làm rõ
nhận định trên?
3.0
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai cơn bão táp cách mạng bùng nổ ở
Châu Phi Phong trào nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi nơi có trình độ kinh
tế, văn hóa, xã hội phát triển nhất
0.5
- Mở đầu là cách mạng Ai Cập Tháng 7-1952 dưới sự lãnh đạo của
Đại tá Nát-Xe binh lính Ai Cập đã làm cuộc binh biến… Thành lập
nước cộng hòa Ai Cập 1953…Tiếp đó là cách mạng An–giê-ri
(1954-1962)
0.5
- Năm 1960 được gọi là năm châu Phi với sự kiện 17 nước tuyên bố
độc lập
0.5
- Năm 1975 hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã ,
các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền…
0.5
- Các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước phát
triển kinh tế xã hội và thu đươc nhiều thành tựu, tuy nhiên nhìn
chung Châu Phi vẫn là lục địa đói nghèo, lạc hậu không ổn định:
xung đột quân sự, nội chiến…
0.5
- Trong những năm gần đây các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm
các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột ,
khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên
minh khu vực, điển hình nhất là liên minh châu Phi AU…
0.5
B PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Gồm 20 câu, mỗi câu trả lời đúng 0, 5 điểm
Câu 1 Đáp án B Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia
Câu 2 Đáp án Người Tây, người Nam
Câu 3 Đáp án B Trung Kỳ và Bắc Kỳ
Câu 4 Đáp án A Công nhân
Trang 7Câu 5 Đáp án Nông dân, công nhân
Câu 6 Đáp án C Chính sách văn hóa, giáo dục
Câu 7 Đáp án Tự do, bình đẳng, bác ái
Câu 8 Đáp án D Phong trào nổi dậy của đồng bào Mơ-nông
Câu 9 Đáp án C 1897-1914
Câu 10 Đáp án A Khởi nghĩa Thái Nguyên
Chú ý những học sinh đưa ra không dự kiến trong đáp án để cho điểm chính xác Điểm làm tròn toàn bài đến: 0,5