GIÁO ÁN B SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm biến thái, sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ. Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. Lấy được ví dụ về phát triển không qua biến thái; phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. Rèn luyện kỹ năng làm việc đọc lập SGK, hoạt động nhóm. Kỹ năng ứng dụng các kiến thức sinh trưởng và phát triển trong đời sống và sản xuất. 3. Thái độ: Tiêu diệt phòng trừ các loài động thực vật gây hại. Nhận thức được những nhu cầu mà cơ thể đòi hỏi trong từng giai đoạn, có thể tác động hữu hiệu vì lợi ích bản thân sinh vật và con người. Có thế giới quan khoa học khi giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. II PHƯƠNG TIỆN DẠY HOC Hình: 37.1, 37.2, 37.3. Ví dụ liên quan. Phiếu học tập III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Hỏi đáp tìm tòi Nghiên cứu SGK, tìm tòi Hoạt động nhóm.
Trang 1Gvhd: Đặng Thị Dạ Thủy
Tên : Lê Thị Sương
GIÁO ÁN B- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I- MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm biến thái, sinh trưởng và phát triển ở động vật Lấy ví dụ
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
- Lấy được ví dụ về phát triển không qua biến thái; phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh
- Rèn luyện kỹ năng làm việc đọc lập SGK, hoạt động nhóm
- Kỹ năng ứng dụng các kiến thức sinh trưởng và phát triển trong đời sống và sản xuất
3 Thái độ:
- Tiêu diệt phòng trừ các loài động thực vật gây hại.
- Nhận thức được những nhu cầu mà cơ thể đòi hỏi trong từng giai đoạn, có thể tác động hữu hiệu vì lợi ích bản thân sinh vật và con người
- Có thế giới quan khoa học khi giải thích các hiện tượng trong tự nhiên
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HOC
- Hình: 37.1, 37.2, 37.3 Ví dụ liên quan
- Phiếu học tập
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Hỏi đáp tìm tòi
-Nghiên cứu SGK, tìm tòi
-Hoạt động nhóm
Trang 2IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1 Khám phá:
Mở bài (1’): Đặc điểm chung của sinh vật là đều trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển
trong chu trình sống của mình Ở bài trước các em đã được học về sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật Vậy liệu ở động vật quá trình sinh trưởng và phát triển có giống như ở thực vật hay không? Và phải chăng ở tất cả các loài động vật quá trình sinh trưởng và phát triển đều như nhau? Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài 37: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”
TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm sinh
trưởng và phát triển ở động vật.
Quan sát hình “Sự biến đổi từ gà
con thành gà trưởng thành” và trả
lời câu hỏi:
-Nhận xét sự biến đổi từ gà con
mới nở thành gà trưởng thành về
kích thước và khối lượng?
-Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến
đổi đó?
Hiện tượng đó người ta gọi là sinh
trưởng của cơ thể động vật
-Vậy sinh trưởng của cơ thể động
vật là gì?
Quan sát hình “Sự phát triển của
phôi gà” và trả lời câu hỏi:
- Bên cạnh sự tăng kích thước,
khối lượng cơ thể cho biết còn có
những biến đổi nào khác?
- Đó là những biểu hiện của phát
triển Vậy phát triển ở động vật là
gì?
• Đặc điểm
- Các em cho biết nếu theo hướng
nuôi lấy thịt, khi gà Ri và gà Hồ
đã đạt 1,5 kg nên nuôi tiếp gà
nào? xuất chuồng gà nào? tại sao?
-> mỗi giống loài có tốc độ sinh
-Tăng kích thước, tăng khối lượng
-Do tăng và kích thước và
số lượng tế bào
HS trả lời
- phát sinh thêm hình thái các cơ quan và cơ thể
HS trả lời
Hs trả lời
I.Khái niệm sinh trưởng
và phát triển ở động vật: 1.Khái niệm sinh trưởng
-Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào
2.Khái niệm phát triển
-Phát triển của cơ thể động
vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
Trang 33
trưởng tối đa nhất định
GV cho hs xét vd tốc độ ST và PT
chiều cao ở người
-> Cơ thể trước tuổi phát dục lớn
rất nhanh, đến sau khi tuổi phát
dục sinh trưởng chậm lại
Tốc độ ST diễn ra không đồng đều
ở các giai đoạn phát triển khác
nhau
→ Chiều cao cở thể tăng chậm đối
với trẻ từ 0-10 tuổi nhưng tăng
nhanh trong khoảng 15 – 20 tuổi
(tuổi dậy thì) như vậy ở độ tuổi
này cần phải có chế độ luyện tâp
TDTT và dinh dưỡng hợp lý để
phát triển tối đa chiều cao
Cũng giống như ở thực vật
ST và PT ở động vật liên quan
mật thiết với nhau, đan xen lẫn
nhau
+ ST tạo tiền đề cho PT
+ PT làm thúc đẩy ST
-Quan sát tranh quá trình sinh
trưởng và phát triển ở người và
ếch em hãy so sánh khác nhau giai
đoạn con non và con trưởng thành
của cả 2 loài ?
-Người thuộc kiểu phát triển nào?
-Biến thái là gì? Dựa vào biến thái
người ta phân chia phát triển của
động vật thành các kiểu nào?
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về
hình thái, cấu tạo và sinh lí động
vật sau khi sinh ra hoặc nở từ
trứng ra
6
HĐ 2: Các kiểu phát triển ở
động vật.
Hoàn thành PHT
a Giai đoạn phôi: Hợp tử phân
chia nhiều lần hình thành phôi,
phôi phân hóa và tạo thành các cơ
quan
b.Giai đoạn sau sinh: Cơ thể sinh
trưởng và phát triển, hình thái và
cấu tạo giống người trưởng thành
Học sinh hoàn thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
II Các kiểu phát triển ở động vật:
1.Phát triển không qua biến thái:
-Đại diện: Đa số động vật
có xương sống và một số động vật không xương sống
-Sự phát triển ở người diễn
ra theo 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh
Trang 4Ở giai đoạn phôi thai thai phụ cần
ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh
tiêu xúc với các chất độc hại và
tránh vận động mạnh
+ Phôi: hợp tử phân chia nhiều lần
hình thành phôi, các tế bào của
phôi phân hóa và hình thành các
cơ quan của sâu non
+Hậu phôi:
++Tằm: Có đặc điểm, hình thái,
cấu tạo sinh lí rất khác bướm
trưởng thành, lột xác nhiều lần
thành nhộng
++Nhộng: Là giai đoạn tu chỉnh
toàn bộ cơ thể
++Bướm trưởng thành
-Tại sao sâu bướm phá hoại cây
cối, mùa màng rất ghê gớm, trong
khi đó bướm trưởng thành thường
không gây hại cho cây trồng ?
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không
có enzim tiêu hoá xenlulozo nên
sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn có
hiệu quả rất thấp nên sâu phải ăn
rất nhiều lá cây mới đáp ứng được
nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể
Trong khi đó bướm chỉ ăn mật hoa
nên giúp cây trồng thụ phấn
-Theo các em nên tiêu diệt bướm ở
giai đoạn nào? Vì sao?
-Hợp tử phân chia nhiều lần hình
thành phôi, các tế bào phôi phân
hóa thành các cơ quan của ấu
trùng
+Hậu phôi:
++Ấu trùng: Tương tự con trưởng
thành nhưng phát triển chưa hoàn
thiện, chưa có cánh
Học sinh trả lời
-Khái niệm: Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành
2.Phát triển qua biến thái:
a.Phát triển qua biến thái hoàn toàn:
-Đại diện: Đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong, ) và lưỡng cư, -gồm 2 giai đoạn: phôi và giai đoạn hậu phôi
-Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng
có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con rưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
b.Phát triển qua biến thái không hoàn toàn:
-Đại diện: Một số loại côn trừng như: châu châu , cào cào, gián,
-gồm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi -Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà
ấu trùng phát triển chưa
Trang 5-Ấu trùng lột xác nhiều lần mới
thành con trưởng thành
++Châu chấu trưởng thành
- Rắn lột bỏ da có phải là biến thái
không?
Rắn lột bỏ da không phải là biến
thái vì rắn thay lớp da cũ bằng lớp
da mới không có sự biến đổi về
hình thái, cấu tạo và sinh lí
-Trong sản xuất nông nghiệp hiểu
biết về biến thái có ý nghĩa như
thế nào?
Đối với côn trùng (sâu bướm, ấu
trùng châu chấu, ) hại cây trồng,
biết được các giai đọan phát triển
để có biện pháp tiêu diệt hiệu quả
nhất
-Ví dụ: Tiêu diệt muỗi ở giai đoạn
bọ gậy Bằng các biện pháp như:
Thả cá vào chum, vại nước để cá
ăn bọ gậy Cọ rửa, úp dụng cụ
đựng nước, dọn vệ sinh môi
trường, phát quang bụi rậm, phun
thuốc trừ muỗi
hoàn thiện trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
4.Củng cố: (3 phút)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1:Phát triển của co thể động vật bao gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là
• A .Sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
• B Sinh trưởng và phân hoá tế bào
• C Sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
• D Phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
Câu 2: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có
• A đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành
• B đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về đặc điểm sinh lý
• C đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý hoàn toàn giống với con trưởng thành
• D đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
Câu 3: Những động vật nào sau đây sinh truởng và phát triển không qua biến thái?
• A Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
• B Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
Trang 6• C Châu chấu, ếch, muỗi.
• D Cá chép, gà, thỏ, khỉ
Câu 4: Sinh truởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là truờng hợp
• A ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi để biến thành con trưởng thành
• B ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi để biến thành con trưởng thành
• C ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để biến thành con trưởng thành
• D ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để biến thành con trưởng thành
Câu 5: Sinh truởng của co thể động vật là quá trình tăng kích thuớc của
• A Các hệ cơ quan trong cơ thể
• B Cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào
• C Các mô trong cơ thể
• D Các cơ quan trong cơ thể
Phiếu học tập (PHT)37:
Không qua biến thái
Không qua biến thái Qua biến thái
hoàn toàn
Qua biến thái không hoàn toàn Hình dạng cấu tạo sinh lý con non
so với con trưởng thành
Các giai đoạn
sinh trưởng,
phát triển
Giai đoạn phôi
Giai đoạn hậu phôi Trải qua lột xác
Kiểu phát triển
Đặc điểm phân
biệt
Trang 7Xảy ra ở nhóm động vật
- Đáp án PHT 37:
Không qua biến thái
Không qua biến thái Qua biến thái
hoàn toàn
Qua biến thái không hoàn toàn
Hình dạng cấu tạo sinh lý con
non so với con trưởng thành
Con non giống hệt con trưởng thành
Con non khác hoàn toàn con trưởng thành
Con non gần giống với con trưởng thành
Các giai đoạn
sinh trưởng, Giai đoạn
phôi
Hợp tử - phân chia – phôi – phân hóa và tạo thành cơ
quan
Kiểu phát triển
Đặc điểm phân
biệt
Trang 8phát triển Giai đoạn hậu
phôi
Con non – con trưởng thành
Con non – nhộng – con trưởng thành
Con non – lột xác nhiều lần – con trưởng thành
Xảy ra ở nhóm động vật
Đa số động vật
có xương sống,rất nhiều động vật không xương sống
Đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong, ) và lưỡng cư
Một số loại côn trùng như: châu châu , cào cào, gián