TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------ TỐNG VĂN DOÃN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ NHẬN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN SAU KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRUYỀN T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái nguyên, năm 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
TỐNG VĂN DOÃN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ NHẬN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN SAU KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Hải
Thái Nguyên, năm 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Tống Văn Doãn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, các thầy cô giáo, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài khoa học của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thanh Hoá, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Lộc và Hợp tác xã Nông nghiệp các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện để tôi triển khai đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Hải là người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và đồng nghiệp đã giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
TỐNG VĂN DOÃN
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Hiểu biết chung về HCBVTV 3
1.1.1 Nguồn gốc, sự ra đời của HCBVTV 3
1.2 Cơ sở khoa học 3
1.2.1 Cơ sở lý luận 3
1.2.2 Cơ sở pháp lý 4
1.2.3 Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 5
1.2.4 Các tác động của một số nhóm hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến 8
1.2.5 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV 10
1.2.6 Ưu, nhược điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV 11
1.3 Tình hình sử dụng HCBVTV trên Thế giới và Việt Nam 12
1.3.1 Tình hình sử dụng HCBVTV trên Thế giới 12
1.3.2.Tình hình sử dụng HCBVTV ở Việt Nam 13
1.4 Tác động có hại của HCBVTV đối với sức khoẻ con người và môi trường 14
Trang 61.4.1 Tác động có hại của HCBVTV đối với sức khỏe con người 14
1.4.2 Tác động có hại của HCBVTV đối với động vật và môi trường 17
1.5 Nguyên tắc dự phòng nhiễm độc HCBVTV 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24
2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 24
2.3 Nội dung nghiên cứu 24
2.3.1 Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người dân tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 24
2.3.2 Đánh giá nhận thức, thực hành của người dân về sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 24
2.3.3 Đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng HCBVTV một cách phù hợp 24 2.4 Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 25
2.4.3 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 25
2.4.4.Các biện pháp triển khai 26
2.4.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người dân tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 29
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 29
3.1.2 Đánh giá thực trạng phân phối, lưu trữ và sử dụng HCBVTV 31
3.1.2.1 Thực trạng phân phối và lưu trữ HCBVTV 31
3.2.2 Thực trạng sử dụng HCBVTV 35 3.2 Đánh giá nhận thức, thực hành của người dân về sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 38
Trang 73.2.1 Nhân lực và các biện pháp truyền thôngtại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 38
3.2.2 Đánh giá nhận thức của người trực tiếp pha và phun HCBVTV trước và sau một số biện pháp truyền thông 38
3.2.3 Thực hành của người trực tiếp pha và phun HCBVTV trước và sau một số biện pháp truyền thông 47
3.2.4 Một số nhận xét về công tác quản lý, phân phối HCBVTV tại 3 xã nghiên cứu 58
3.3 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng HCBVTV một cách phù hợp 61
3.3.3 ây dựng, lắp đặt hệ thống cống thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV 63
3.3.4 Xây dựng nội dung kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
1 Kết luận 64
2 Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
TIẾNG VIỆT 66
TIẾNG ANH 68
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Theo độc tính HCBVTV được WHO phân nhóm như sau 7
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi người trực tiếp pha và phun HCBVTV 29
Bảng 3.2 Phân bố về TĐHV của người trực tiếp pha và phun HCBVTV 30
Bảng 3.3 Địa điểm nông dân thường lựa chọn muaHCBVTV 31
Bảng 3.4 Vị trí gia đình thường cất giữ HCBVTV (n=96) 32
Bảng 3.5 Công tác truyền thông tại thời điểm điều tra ban đầu 33
Bảng 3.6 Các hình thức truyền thông tại thời điểm điều tra ban đầu 33
Bảng 3.7 Số lần phun HCBVTV trong một năm (n=390) 35
Bảng 3.8 Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học 36
Bảng 3.9 Diện tích phun HCBVTV một người phun/vụ 37
Bảng 3.10 Tổng hợp nhân lực và các biện pháp truyền thông 38
Bảng 3.11 Nhận thức của người dân về vạch màu trên nhãn sản phẩm 38
Bảng 3.12 Nhận thức của người dân về phối hợp thuốc khi phun 39
Bảng 3.13 Thực trạng chất lượng bình phun được sử dụng 40
Bảng 3.14 Vị trí bình phun bị rò rỉ 42
Bảng 3.15 Nhận thức của người dân về 4 đúng khi phun 43
Bảng 3.16 Nhận thức của người dân về xử trí khi bị nhiễm độc HCBVTV 44
Bảng 3.17 Nhận thức của người dân khi lựa chọn độ độc của HCBVTV 45
Bảng 3.18 Nhận thức của người dân về lựa chọn thời tiết khi phun 45
Bảng 3.19 Nhận thức của người dân về chọn thuốc khi không biết rõ dịch hại 46
Bảng 3.20 Nhận thức về tuân thủ thời gian cách ly của HCBVTV 47
Bảng 3.21 Tỷ lệ người dân phun HCBVTV khi cây ra hoa 47
Bảng 3.22 Thực trạng sử dụng BHLĐ khi pha HCBVTV 48
Bảng 3.23 Thực hành của người dân khi pha HCBVTV 49
Bảng 3.24 Thực trạng ăn uống, hút thuốc trước, trong khi pha, phun 49
Bảng 3.25 Thực hành pha HCBVTV bị dính rớt vào cơ thể 51
Bảng 3.26 Thực trạng sử dụng BHLĐ trong khi phun HCBVTV 51
Bảng 3.27 Thực hành phun HCBVTV bị dính rớt vào cơ thể 52
Trang 10Bảng 3.28 Thực trạng thực hành của người dân về vệ sinh sau phun thuốc 53
Bảng 3.29 Địa điểm người dân súc rửa bình sau phun 54
Bảng 3.30 Tư trang của người dân bị thấm ướt HCBVTV khi phun 54
Bảng 3.31 Thực trạng xử lý HCBVTV còn sót trong bao bì 55
Bảng 3.32 Tình hình vệ sinh cá nhân của người dân sau phun 56
Bảng 3.33 Nhận thức đúng của người dân trước và sau truyền thông 57
Bảng 3.34 Thực hành đúng của người dân trước và sau truyền thông 57
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=390) 29
Hình 3.2 Tỷ lệ gia đình lưu trữ HCBVTV 32
Hình 3.3.Thời gian đối tượng tham gia phun HCBVTV (n=390) 35
Hình 3.4 Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học 36
Hình 3.5 Tỷ lệ người dân biết vạch màu trên nhãn sản phẩm 39
Hình 3.6 Thực trạng chất lượng bình phun được sử dụng 41
Hình 3.7 Nhận thức của người dân về phun HCBVTV đúng cách 42
Hình 3.8 Tỷ lệ người dân phun HCBVTV khi cây ra hoa 48
Hình 3.9 Tỷ lệ thực hành pha, phun HCBVTV theo chỉ dẫn 50
Hình 3.10 Tỷ lệ tư trang bị thấm ướt HCBVTV 55
Trang 12MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là những hợp chất hoá học được sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp nhằm chống lại các côn trùng, sâu bọ, vi sinh vật gây bệnh và cỏ dại để bảo vệ cây trồng Cùng với các biện pháp chọn giống, quy trình canh tác, sử dụng phân bón trong nông nghiệp thì việc sử dụng HCBVTV là một biện pháp chính nhằm nâng cao năng suất cây trồng Trên thực tế, thế giới đã không thể cung cấp
đủ lương thực mà không sử dụng HCBVTV khi dân số ngày càng tăng và diện tích canh tác ngày càng thu hẹp
Là một nước nông nghiệp đang phát triển nhưng Việt Nam có sản lượng lương thực xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước vì vậy nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng HCBVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất HCBVTV đó góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn
và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân
Ngoài mặt tích cực của HCBVTV là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng, bảo
vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc, phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Vậy vấn đề đáng quan tâm nhất ở nước ta hiện nay đối với người sử dụng HCBVTV
là phải bảo đảm được an toàn ngay từ khâu cung cấp, bảo quản, pha chế đến sử dụng thuốc
để tránh được tình trạng nhiễm độc, ngộ độc do HCBVTV Việc tuyên truyền cho người trực tiếp sử dụng HCBVTV biết rõ những tác hại khi sử dụng không đúng quy cách và cung cấp các biện pháp an toàn là một việc hết sức cần thiết, nhằm mục đích làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ của
Trang 13những người trực tiếp sử dụng HCBVTV Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành
thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và nhận thức, thực hành của người dân sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông bảo vệ sức khỏe và môi trường tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng sử dụng HCBVTV và nhận thức, thực hành của người dân sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông bảo vệ sức khỏe và môi trường tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người dân Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do HCBVTV tại 3 xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành,Vĩnh Tiến huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
- Đánh giá nhận thức, thực hành của người dân về sử dụng HCBVTV sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông tại Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành,Vĩnh Tiến huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do HCBVTV; nâng cao ý thức người dân cũng như hiệu quả công tác quản lý HCBVTV tại địa phương
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác BVMT sau này
+ Tạo cơ sở cho những định hướng nghiên cứu khoa học mới
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Đánh giá được hiện trạng sử dụng HCBVTV tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa + Đánh giá được nhận thức của người dân khi sử dụng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp
+ Đưa ra được các tác động của HCBVTV đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái (HST)
+ Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng HCBVTV một cách phù hợp
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hiểu biết chung về HCBVTV
1.1.1 Nguồn gốc, sự ra đời của HCBVTV
Loài người đã biết sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật ngay từ thủa sơ khai, vào những năm 1500 trước công nguyên, người Trung Hoa đã biết đốt cháy rơm rạ, thân cây sau khi thu hoạch để ngăn ngừa sự lan truyền của sâu bọ Dần về sau (khoảng những năm 900-1850) người ta đã biết dùng các sản phẩm tự nhiên như Asen hoặc chiết xuất các chất độc từ các cây thuốc lá, cây ruốc cá để diệt các loại sâu bệnh Từ những năm 1850-1922 là thời kỳ dùng các sản phẩm xông khói của các chất vô cơ và dầu hoả để phòng trừ sâu bệnh Những năm 80 của thế kỷ 19 sau khi phát hiện ra dung dịch Boocdo trừ được nấm bệnh của cây nho thì việc nghiên cứu khoa học bảo
vệ thực vật bắt đầu phát triển
Năm 1854 D.C Clermont lần đầu tiên đã mô tả và chú ý đến khả năng gây độc của các chất thuộc nhóm lân hữu cơ (Organophosphate), cho mãi đến năm 1937 Schader mới phát hiện được công thức chung của các hợp chất này Một thời gian sau nhóm nghiên cứu
đã tổng hợp được khoảng 2000 hợp chất lân hữu cơ khác nhau (Stremetl,D.1972)
Năm 1939, Mueller đã khám phá tác dụng diệt côn trùng của DDT (Dicloro Diphenyl Triclorethyl) và tiếp đó là các hợp chất Clo hữu cơ khác Asenat chì tiếp tục được sử dụng là hoá chất bảo vệ táo và khoai tây đến những năm 1940 Chiến tranh thế giới thứ hai, người ta sử dụng thuốc DDT làm thuốc điều trị bệnh sốt do Rickettsia và điều trị sốt rét, sau chiến tranh thế giới thứ hai DDT được sử dụng trong nông nghiệp [28]
Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật hàng năm đã có thêm nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật mới và người ta cũng nghiên cứu sao cho phù hợp để phòng trừ dịch hại có hiệu quả và giảm thiểu tác hại của HCBVTV đối với môi trường
và sức khoẻ con người
1.2 Cơ sở khoa học
1.2.1 Cơ sở lý luận
Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
- Khái niệm về môi trường
Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.[10]
Trang 15- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.[10]
- Khái niệm HCBVTV: Là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất
kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng.[2] [4] [11]
- Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng
có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc bị chết.[2] [4] [11]
- Khái niệm về độc tính
Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng
nhất định của chất độc đó Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật Độc tính được chia ra các dạng:
+ Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí hiệu
LD50 (letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ) Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nước) thỡ được kí hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1m3 không khí hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao
+ Độc mạn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ thể,
khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng.[2] [4] [11]
1.2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Trang 16- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ban hành ngày 25-11-2013;
- Nghị định số 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo
vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Ban hành quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
- Nghị định số 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo
vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”
- Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT Danh mục thuốc bảo
vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
1.2.3 Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
* Phân loại theo chữ cái
Thuốc bảo vệ thực vật có nhiều dạng khác nhau, được viết tắt bằng các chữ cái:
- Thuốc sữa còn gọi là thuốc nhũ dầu ( viết tắt là EC hay ND)
- Thuốc bột thấm nước còn gọi là bột hoà nước ( WP hay BTN)
- Thuốc phun bột (DP)
- Thuốc dạng hạt (CT, GR hoặc H)
Trang 17- Thuốc dung dịch (SL hoặc DD)
- Thuốc bột tan trong nước (SP)
- Thuốc trừ cỏ (herbicides, weedkiller)
- Thuốc trừ chuột (rodenticides)
- Thuốc kích thích tăng trưởng (plant growth regulator)
- Thuốc dẫn dụ côn trùng (insect attractants)
Hoặc phân loại theo gốc hóa học, các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau:
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn
so với nhóm clo hữu cơ
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là các thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích
Trang 18thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: thuốc rất ít độc với người và môi trường
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV, ): Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu
mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu [2] [4].[11]
* Phân loại theo độc tính
Theo độc tính HCBVTV được WHO phân nhóm như sau:
Bảng 1.1 Theo độc tính HCBVTV được WHO phân nhóm như sau
(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)
- Các nhóm thuốc BVTV sử dụng trên lúa và rau màu địa bàn của 3 xã: Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa năm 2015
Trang 19* Nhóm kháng sinh (Validamycin A) ,
* Nhóm lưu huỳnh hữu cơ (Mancozeb, Propineb, Zineb)
* Nhóm thuốc diệt cỏ thuộc các nhóm chlorinate phenoxy (2,4D, fenoxaprop) và admire (butachlor và pretilachlor) [10]
1.2.4 Các tác động của một số nhóm hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến
- Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc: Thuốc theo thức ăn ( lá cây,
vỏ thân cây ) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá rồi gây độc cho sâu hại
- Tác động tiếp xúc: Khi phun thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di
chuyển trên thân, lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thể rồi gây độc cho sâu hại
Ví dụ: Southsher 10EC, Asitrin 50EC… là thuốc trừ sâu mới, có phổ tác dụng
rộng, tác dụng tiếp xúc và vị độc
- Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả năng bay hơi chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ thở qua
đường hô hấp rồi gây độc cho sâu hại
- Tác động thấm sâu: Sau khi được phun thuốc lên mặt lá, thân cây thuốc có
khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong lớp mô đó
- Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Khi được phun thuốc lên cây hoặc tưới bón
vào gốc thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây gây độc cho những loài sâu chích hút nhựa cây
Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được trên 6 giờ nếu có gặp mưa cũng ít bị rửa trôi do thuốc có đủ thời gian xâm nhập vào bên trong thân, lá
- Tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có
nhiễm một loại thuốc có tác động gây ngán thì đã ngưng ngay không ăn tiếp, sau cùng sâu sẽ chết vì đói
- Tác động xua đuổi: Thuốc buộc sâu hại phải di dời đi xa các bộ phận có phun
xịt thuốc do vậy không gây hại được cây trồng
Trang 20Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc đến sâu hại là rất cần thiết, trên cơ sở
đó để dùng thuốc luân phiên trên các ruộng vườn chuyên canh nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại
* Hóa chất trừ bệnh
- Được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và nông sản Tuy có tên gọi thuốc trừ nấm nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu lực phòng trị nấm ký sinh mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho cây trồng và nông sản
- Các đường tác động của thuốc trừ bệnh:
+ Tác động trực tiếp: Ức chế phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh vật gây bệnh Hầu hết các thuốc trừ bệnh tác dụng theo hướng này
+ Tác động gián tiếp: Tăng sức đề kháng của cây vì kích thích hướng hoạt động
củ a các men chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ bệnh thành 2 nhóm:
- Hóa chất có tác dụng phòng bệnh (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây)
Hóa chất được phun xịt lên cây hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb…
Trang 21- Phân loại thuốc trừ cỏ:
+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc khi sử dụng theo đúng khuyến cáo sẽ chỉ diệt cỏ dại mà không gây hại cây trồng
+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc được sử dụng ở nơi không trồng trọt trừ cỏ trên bờ ruộng, trừ cỏ trước hoặc sau vụ gieo trồng, trừ cỏ trên đất hoang hoá trước khi khai phá, trừ cỏ cho công trình kiến trúc
- Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc bao gồm:
+ Hóa chất trừ cỏ tiền nảy mầm: Loại thuốc này phải được dùng sớm ngay sau khi
gieo khi cỏ sắp mọc trên ruộng, ví dụ: Simazine, Sofit…
+ Hóa chát trừ cỏ hậu nảy mầm được dùng muộn hơn để phun lên khi cỏ đã
mọc đang còn non, ví dụ: Afalon, Whip S, Oneside, …
- Các đường tác động của thuốc trừ cỏ:
+ Hóa chất trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với hóa chất Hóa chất chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất Ví dụ các Hóa chất trừ cỏ Propanil, Gramoxone…
+ Hóa chất trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn) có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên
lá Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong thực vật, thuốc được dùng để trừ cỏ hàng năm và lâu năm Ví dụ: Onecide, Propanil, Sirius, Afalon, Ronstar v.v…[2] [4] [11]
1.2.5 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
* Sử dụng theo 4 đúng
a Đúng thuốc
Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo
vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông
Trang 22quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc
d Đúng cách
Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun thuốc Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc [6]
* Hỗn hợp thuốc
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
- Mở rộng phổ tác dụng
- Sử dụng sự tương tác có lợi
- Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất
- Gia tăng sự an toàn trong sử dụng
- Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế [6]
1.2.6 Ưu, nhược điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV
1.2.6.1 Ưu điểm
Muốn hay không ta cũng không thể phủ nhận sự cần thiết của HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới Chúng ta đều rõ, HCBVTV nếu sử dụng đúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất như:
- Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn
- Chặn đứng được dịch hại, nhất là những trường hợp dịch hại phát sinh thành dịch, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các biện pháp khác không thể ngăn cản nổi
Trang 23- Trong một thời gian rất ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng với các phương tiện rải thuốc tiên tiến nhất
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của nông sản
1.2.6.2 Nhược điểm
Bên cạnh những giá trị lợi ích đó ta không thể không nhắc đến những hậu quả
mà HCBVTV gây ra, có thể kể ra đây những hậu quả như sau:
- Gây ô nhiễm môi trường, đầu độc bầu khí quyển, ảnh hưởng đến mọi vật
- Dư lượng thuốc tồn đọng trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của con người và các động vật khác
- Hình thành nên tính kháng thuốc của dịch hại, hoặc phát sinh những loài dịch hại mới… gây khó khăn cho công tác phòng trừ [6]
1.3 Tình hình sử dụng HCBVTV trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình sử dụng HCBVTV trên Thế giới
Mạng lưới Quản lý HCBVTV thế giới (PAN-Pesticide Action Network) là một mạng lưới gồm hơn 600 thành viên gồm các tổ chức, học viện và các cá nhân phi chính phủ của hơn 90 quốc gia cùng hợp tác nhằm làm thay đổi việc sử dụng HCBVTV độc hại, bảo đảm an toàn cho sinh thái và xã hội PAN được thành lập vào năm 1982 và đó có 5 khu vực độc lập, các trung tâm khu vực thực hiện các dự án và chiến dịch Theo nghiên cứu của PAN năm 2002 về sự tồn tại của HCBVTV tại các nguồn nước ở Mỹ cho thấy tại các khu vực nông thôn, 97% sông suối xuất hiện HCBVTV, trong đó có 9,6% vượt quá ngưỡng và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ở mạch nước ngầm là 61% và có 1,2% vượt quá ngưỡng Tại các khu vực thành thị, số liệu cũng không khả quan hơn, HCBVTV có mặt trên 97% sông suối trong đó
có 6,7% vượt quá ngưỡng, ở mạch nước ngầm là 55% và 4,8% vượt quá ngưỡng Trước tình hình sử dụng HCBVTV không an toàn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái, Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế giới (FAO) đó hỗ trợ và triển khai chương trình IPM (Integrated Pest Management) trên toàn thế giới, đó là chương trình nhằm giúp người nông dân và những người khác có liên quan tới HCBVTV kiểm soát tốt dịch hại và sử dụng hoá
Trang 24chất bảo vệ thực vật an toàn cho xã hội và môi trường bằng các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn người dân [27]
Năm 2008, một nghiên cứu tại Mỹ về nhận thức và thực hành HCBVTV được thực hiện trên 75 hộ gia đình thì có 97% sử dụng thuốc trừ sâu, 84% áp dụng thuốc diệt cỏ, 22% sử dụng thuốc diệt nấm nhưng chỉ có 31% người có sử dụng phương tiện bảo hộ trong quá trình phun thuốc, quốc gia này có sản lượng xuất khẩu chuối rất cao lợi tức trung bình là 6200 USD/ha/năm và chi phí trung bình là 1872 USD/ha/năm, người dân đó sử dụng khoảng 375 kg HCBVTV/ha/năm [27] Năm 2009, đánh giá mức độ phơi nhiễm của người dân trồng thuốc lá tại Ấn Độ kết quả là đa số nông dân
có nhiều triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, khó thở, yếu cơ nồng độ Cholinesterase giảm dưới 20% so với lúc đầu, 33% ngộ độc nhẹ và 11% nhiễm độc vừa phải và những người này không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động 31% có đi giày, 14% đeo khẩu trang và 9% đi găng tay trong khi phun thuốc[30]
Một nghiên cứu New Zealand về hàm lượng Cholinesterase những người phun HCBVTV cho thấy mức độ AcetylCholinesterase (AChE) ButyrilCholinesterase giảm 60% đối với người nông dân trực tiếp phun [29]
Trong một nghiên cứu cắt ngang tại 2 tỉnh miền Nam, Trung Quốc có 8,8% người dân trực tiếp sử dụng HCBVTV phải chịu nhiễm độc cấp tính, các triệu chứng
về thần kinh là 10,7%, chủ yếu là ở nữ giới và là nông dân ở các vùng nghèo, sau khi kiểm soát về các yếu tố liên quan thấy người nông dân hầu như không được huấn luyện về sử dụng HCBVTV an toàn [28]
Chính vì tác hại của HCBVTV ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nhiều mô hình được nghiên cứu nhằm mục đích thay đổi hành vi, nhận thức, thái độ, hướng dẫn người nông dân biết bảo quản, lưu trữ và sử dụng HCBVTV an toàn
1.3.2.Tình hình sử dụng HCBVTV ở Việt Nam
Từ năm 1991 trở lại đây HCBVTV được lưu hành trên thị trường như các vật tư hàng hoá khác, nhiều loại thuốc bị cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được bán ở các cửa hàng, chợ tự do gây nguy hiểm không những cho người sử dụng trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Do xác định được tính đặc thù của HCBVTV là loại vật tư đặc biệt nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đó ban hành Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 quy định về quản lý thuốc BVTV từ khâu đăng ký, sử dụng, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công đóng gói, kinh doanh đến khâu
Trang 25sử dụng HCBVTV, tiêu huỷ thuốc bao bì, nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến HCBVTV đối với sức khoẻ cộng đồng
Đỗ Văn Dũng (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành về HCBVTV của người dân trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng năm 2008, Khoa y tế công cộng trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Theo khảo sát, chỉ có 7,4% người kinh doanh có trình độ đại học, 5,9% có trình độ trung cấp, số còn lại mới chỉ qua các lớp huấn luyện ngắn ngày, trong khi cú tới 91% nông dân tìm hiểu cách sử dụng hóa chất BVTV trực tiếp từ người bán thuốc
Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu hóa chất BVTV mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai, đóng gói nhỏ tại các Nhà máy trong nước Tỷ lệ HCBVTV dùng cho lúa chiếm 80,3% Các cây trồng khác chỉ chiếm từ 5-11% Do đó, người nông dân trồng lúa ở các tỉnh đồng bằng
sử dụng nhiều HCBVTV hơn (1,15-2,66 kg thành phẩm/ha/năm so với các tỉnh miền núi (0,23kg thành phẩm/ha/năm) Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ nên lượng và chủng loại hóa chất BVTV sử dụng cũng tăng lên[11]
Theo nghiên cứu của Đỗ Hàm, Nguyễn Ngọc Anh năm 2005 về an toàn vệ sinh lao động trong tiếp xúc HCBVTV tại TP Thái Nguyên, có đến 10,7% những người đi phun có độ tuổi dưới 18, đây là tuổi cơ thể đang phát triển nên rất nhạy cảm với các tác động của HCBVTV Người dân ở đây sử dụng Bassa (72,9%), Difterex (70,3%), Wofatox (35,9%) Trong số được phỏng vấn chỉ có 38,7% đó được hướng dẫn về vệ sinh an toàn khi sử dụng HCBVTV chính vì vậy có tới 37,8% người dân là không nắm vững, 37,4% biết sơ qua và đây cũng là tình trạng của nhiều vùng nông nghiệp nước
ta Có đến 18,7% không đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun dẫn đến thu hoạch rau không đảm bảo cho người tiêu dùng, 9,1% sau khi phun mang bình phun về nhà rửa, 55,8% vứt bao bì đựng HCBVTV lung tung sau khi phun và chỉ có 7,5% đối tượng sử dụng bảo hộ lao động khi phun [20]
1.4 Tác động có hại của HCBVTV đối với sức khoẻ con người và môi trường
1.4.1 Tác động có hại của HCBVTV đối với sức khỏe con người
Do các cơ chế bệnh sinh nhiễm độc của một số nhóm HCBVTV, người sử dụng HCBVTV là người đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp khi sử dụng không an toàn
Năm 2009, đánh giá mức độ phơi nhiễm của người dân trồng thuốc lá tại Pakistan kết quả là đa số nông dân có nhiều triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, nôn
Trang 26mửa, khó thở, yếu cơ nồng độ Cholinesterase giảm dưới 20% so với lúc đầu, 33% ngộ độc nhẹ và 11% nhiễm độc vừa phải và những người này không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động 31% có đi giày, 14% đeo khẩu trang và 9% đi găng tay trong khi phun thuốc Một nghiên cứu tại miền bắc Ấn Độ về hàm lượng Cholinesterase ở những người phun HCBVTV cho thấy mức độ AcetylCholinesterase (AChE) và ButyrilCholinesterase giảm 60% đối với người nông dân trực tiếp phun [30]
Ngoài nhiễm độc, HCBVTV còn gây ngộ độc cấp Năm 2004, một nghiên cứu được tiến hành trên 14 tỉnh, thành phố ở Trung Quốc cho thấy có 2.261 ca bị ngộ độc HCBVTV đứng thứ 3 trong tổng số các nhiễm độc cấp tính, thanh thiếu niên chiếm 47,8%, tai nạn ngộ độc ở trẻ em chiếm 65,9%, độ tuổi từ 15 đến 34 chiếm 47,5% và nữ chiếm 75,8, nghề nhiệp chủ yếu của bệnh nhân là nông dân [28]
Trong một nghiên cứu cắt ngang tại 2 tỉnh miền Nam, Trung Quốc có 8,8% người dân trực tiếp sử dụng HCBVTV phải chịu nhiễm độc cấp tính, các triệu chứng
về thần kinh là 10,7%, chủ yếu là ở nữ giới và là nông dân ở các vùng nghèo, sau khi kiểm soát về các yếu tố liên quan thấy người nông dân hầu như không được huấn luyện về sử dụng HCBVTV an toàn [28]
Chính vì tác hại của HCBVTV ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên cónhiều
mô hình được nghiên cứu nhằm mục đích thay đổi hành vi, nhận thức, thái độ, hướng dẫn người nông dân biết bảo quản, lưu trữ và sử dụng HCBVTV an toàn
Nghiên cứu của Đỗ Tuấn Khanh nhiễm độc HCBVTV đối với sức khoẻ con người tại các vùng sản xuất lúa, rau, chè, nho năm 2009 thấy các biểu hiện hay gặp như sau: chóng mặt (83,30%), đau đầu (82,52%), ra nhiều mồ hôi (62,26%), tê tay chân (68,60%), đau xương khớp (63,36%), kém ngủ (59,58%), trí nhớ giảm (48,77%), giảm hoạt tính men Cholinesterase hồng cầu dưới 20% là 16,25%, 20-30% là 14,25%; trên 30% là 4% Tỷ lệ nhiễm độc mạn tính HCBVTV là 18,26% nguyên nhân chính do người dân sử dụng lân hữu cơ và Cacbamat, khi pha và phun không có đầy đủ BHLĐ, việc sử dụng lại không đảm bảo nghiêm túc, các bình phun bị rò rỉ, nhiều khi quần áo hay cơ thể người phun bị thấm ướt HCBVTV [22]
Nghiên cứu của Bùi Văn Diên tình trạng nhiễm độc của người tiếp xúc HCBVTV thấy xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tê bì kiến bò
Trang 27chiếm tỷ lệ 31,48%; Tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, thần kinh, da liễu đều cao hơn các đối tượng khác, xét nghiệm men Cholinesterase hồng cầu đều giảm [15] Trong nghiên cứu của Hoàng Hải về an toàn vệ sinh lao động và một số chứng bệnh ở khu chuyên canh rau huyện Gia Lâm, Hà Nội có 61,30% không được hướng dẫn sử dụng an toàn HCBVTV vỡ vậy người phun trực tiếp cũng mắc các chứng mệt mỏi 49,86%, đau đầu 47,12%, hoa mắt 12,6% [19]
Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa HCBVTV với bệnh ung thư não, ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang, thận Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng, quái thai, ảnh hưởng chất lượng tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, tổn thương chức năng miễn dịch
và dị ứng, tăng cảm giác da [30] Theo tổ chức y tế Liên Mỹ ước tính khoảng 3% người lao động nông nghiệp tiếp xúc với HCBVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa là khoảng 39 triệu người
Các biểu hiện nhiễm độc sau ngày làm việc khá phổ biến: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn… Nhiều tác giả đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khoẻ con người
Đặng Xuân Cường (2007), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của ngộ độc cấp một số HCBVTV có biểu hiện triệu chứng như nôn nao, khó chịu, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ, ngứa và nóng rát các vùng da hở, tăng
phun, 32,4% đối tượng nghiên cứu có biểu hiện cường phó giao cảm [13]
Lê Văn Thiện (2007), Hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh hoa tại xã Tây Tựu,huyện Từ Liêm, Hà Nội cho thấy những mối liên quan giữa các yếu tố trong bảo quản, sử dụng HCBVTV với nguy cơ nhiễm độc Cụ thể
so với nhóm chứng nguy cơ nhiễm độc sẽ tăng gấp 3,8 lần nếu dùng cả HCBVTV ngoài
Trang 28danh mục, tăng gấp 6,1 lần nếu bảo quản HCBVTV không an toàn, tăng gấp 68,4 lần nếu pha thuốc sai hướng dẫn, tăng gấp 1,9 lần nếu dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, gấp 47,6 lần nếu phun thuốc vào lúc trời nắng, gấp 30,3 lần nếu khoảng cách giữa 2 lần phun dưới 7 ngày, gấp 9,8 lần nếu không dùng phương tiện bảo vệ cá nhân, gấp 4,3 lần nếu phun thuốc vào lúc hành kinh [24]
Viện y học lao động và vệ sinh môi trường (2010), nghiên cứu 62 bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc cấp lân hữu cơ thấy tổng số nhiễm khuẩn là 29/62 (46,78%) trong đó nhiễm khuẩn phổi phế quản là 23/29 (79,32%) Ngộ độc càng nặng thì càng dễ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc độ I: nhiễm khuẩn 0%, độ II: 39,29%, độ III: 62,5%, độ IV: 80% [13]
Hà Huy Kỳ và cộng sự, nghiên cứu 213 công nhân sang chai, đóng gói HCBVTV
ở 4 cơ sở sản xuất Kết quả cho thấy giảm hoạt tính enzym cholinesterase toàn phần chiếm 34,7%, giảm enzym cholinesterase hồng cầu 33,8%; enzym cholinesterase huyết tương giảm trên 30% chiếm 8,9%
Theo Hà Minh Trung Viện y học lao động và vệ sinh môi trường (2010),cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc nghề nghiệp với HCBVTV ít nhất cũng tới 11,5 triệu người Với tỷ lệ nhiễm độc HCBVTV mạn tính là 18,26% thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người[13]
Tại Thanh Hóa năm 2015 nhân dân đã phun trừ cho 191.932,5 ha trên lúa và 15.106 ha trên màu Tổng khối lượng thuốc thương phẩm trừ sâu là 95.699,8 kg, trong
đó thuốc trừ sâu là 14.044,8 kg, thuốc trừ bệnh là 81.655 kg, tình bình quân 1 ha sử dụng 1,22 kg thuốc thương phẩm trừ sâu bệnh ngoài ra còn sử dụng 9.292,54 kg thuốc thương phẩm trừ cỏ, bình quân phun thuốc 2 lần/1 vụ [6]
Trước thực trạng nhiễm độc HCBVTV tại Việt Nam mà nguyên nhân chính là
do người sử dụng thiếu kiến thức phòng hộ, các nghiên cứu đều kiến nghị tăng cường biện pháp truyền thông, giáo dục sử dụng HCBVTV an toàn
1.4.2 Tác động có hại của HCBVTV đối với động vật và môi trường
1.4.2.1 Tác động có hại của HCBVTV đối với động vật sống trên cạn và dưới nước
Qua thức ăn, nguồn nước, HCBVTV có thể được tích lũy trực tiếp trong cơ thể động vật
Trang 29HCBVTV có thể gây ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho động vật Khi ngộ độc nhẹ, động vật có thể ăn ít, sút cân, tăng trọng kém, đẻ ít, tỷ lệ trứng nở của gia cầm thấp
HCBVTV có thể gây ra các chứng bệnh như: Nguyên tố Đồng có trong các loại HCBVTV làm cho cừu mắc bệnh vàng da; DDT làm cho thỏ đẻ con có tỷ lệ đực thấp, giảm khả năng sinh sản và phát triển…
HCBVTV gây độc cho các loài động vật thủy sinh, gây chết nếu liều lượng cao
và gây đột biến, sinh sản phát triển kém ở liều lượng thấp
HCBVTV, đặc biệt là các thuốc trừ sâu dễ gây hại cho ong mật, các sinh vật có ích, chim và động vật hoang dã
Bên cạnh các tác hại trực tiếp, thuốc còn giết hay làm giảm nguồn thức ăn cho
cá và các loài động vật, các loài ký sinh thiên địch [6]
1.4.2.2 Tác động có hại của HCBVTV tới thiên địch
Thiên địch là danh từ để chỉ các loài kẻ thù tự nhiên của dịch hại, bao gồm các động vật, loài ký sinh, động vật bắt mồi ăn thịt (côn trùng, nhện, chim…) các VSV gây bệnh cho sâu, các VSV đối kháng với các VSV gây bệnh
HCBVTV ảnh hưởng đến quần thể sinh vật Các loài thiên địch cũng bị tiêu diệt hoặc yếu đi do HCBVTV, hoặc di cư sang nơi khác do môi trường bị ô nhiễm, do thiếu thức ăn khi ta xử lý HCBVTV để trừ dịch hại Hậu quả là mất cân bằng sinh thái Nếu côn trùng đối tượng quay trở lại thì rất dễ xảy ra dịch do không còn thiên địch
khống chế [6]
1.4.2.3 Tác động có hại của HCBVTV đến môi trường đất
Khi phun cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất Đó là chưa kể đến biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất Người ta ước tính có tới 90% lượng thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà gây ô nhiễm, độc cho đất, nước, không khí và cho nông sản [6]
Hệ VSV sống trong đất (nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng, ve bét, giun đất )
có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất Các HCBVTV khi rơi xuống sẽ
Trang 30ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm cho đất bị chai cứng, cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, đất bị thoái hóa
1.4.2.4 Tác động có hại của HCBVTV đến môi trường nước
HCBVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách :
- Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất
- Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước
- Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng HCBVTV
- Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất HCBVTV
HCBVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt và nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh [6]
1.4.2.5 Tác động có hại của HCBVTV đến môi trường không khí
HCBVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến cho không khí bị ô nhiễm Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió sẽ thúc đẩy quá trình khuếch tán của hóa chất làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn Ô nhiễm không khí do HCBVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp [6]
1.4.2.6.Tác động có hại của HCBVTV đến cây trồng
HCBVTV được xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như sau:
- Làm cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng ra hoa sớm, quả chín sớm
- Tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận lợi như: chống rét, chống hạn, chống
Trang 31- Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi [6]
1.5 Nguyên tắc dự phòng nhiễm độc HCBVTV
- Nguyên tắc chung: Với thuốc BVTV chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng hoặc danh mục hạn chế sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành
- Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam; các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các loại thuốc không có nhãn hoặc có nhãn chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài
- Sử dụng thuốc BVTV đúng với hướng dẫn đã được ghi trên nhãn thuốc
- Sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách) và phải tuân thủ thời gian cách ly đã được ghi trên nhãn
Chính quyền cấp xã, phường chịu trách nhiệm quản lý việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương; phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và
- Những đối tượng có bệnh kinh niên, bệnh ngoài da, người mới ốm dậy hoặc không đủ sức khoẻ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi không được tiếp xúc với HCBVTV
- Các kho chứa, bảo quản thuốc phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, không bị ngập nước, cách xa khu dân cư
Trang 32- Không dùng tay trần tiếp xúc với thuốc, không để HCBVTV bám dính vào cơ thể hay quần áo Không phun thuốc ngược chiều gió
- Cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục người dân hiểu biết rõ tính độc hại của HCBVTV và triệt để giữ gìn kỷ luật vệ sinh lao động: quy trình thao tác, nội quy phòng hộ
- Cải tiến thiết bị kỹ thuật cơ giới, tự động hoá và công cụ sản xuất
- Trang bị phòng hộ đầy đủ, đảm bảo kín, quần áo, găng ủng, mũ kính, khẩu trang khi sử dụng HCBVTV
- Các thuốc độc phải đóng gói kín, có ghi nhón hiệu độc, khi vận chuyển phải có người áp tải, kèm theo các phương tiện chống độc
- Phải tuân thủ theo các quy định thời gian cách ly cho nông sản, đảm bảo vệ sinh sau khi thu hoạch các hoa màu được bảo vệ bằng thuốc trừ sâu
- Phải khám định kỳ cho người có tiếp xúc với HCBVTV 6 tháng 1 lần
Khi bị nhiễm độc HCBVTV cần nhanh chóng cắt ngay đường xâm nhập của HCBVTV vào cơ thể như đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc, thay ngay quần áo
có thấm HCBVTV, rửa vùng da bị thấm thuốc BVTV bằng xà phòng sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến y tế cơ sở
Trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh về đánh giá ảnh hưởng của HCBVTV lên sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên năm 2010 cho thấy kiến thức, thực hành về sử dụng, bảo quản HCBVTV thấp hầu hết các chỉ số KAP chưa đạt 50% vỡ vậy đó xây dựng mô hình giáo dục trong 2 năm để phòng chống các tác hại của HCBVTV và đó có hiệu quả cao[213]
Chương trình VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đó được triển khai rộng rãi trên toàn quốc Đó là
dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, nội dung chủ yếu hướng dẫn người nông dân biết cách nhận diện mối nguy, lựa chọn, lưu trữ, bảo quản
và sử dụng thuốc BVTV[21] Trong một chương trình nghiên cứu về đào tạo người nông dân ở Autralia về sử dụng các thiết bị bảo đảm an toàn khi thực hiện phun HCBVTV đó kết luận rằng do thiếu kiến thức nên người nông dân thường bị nhiễm
Trang 33độc vỡ vậy cần phải tăng cường các chương trình đào tạo nhằm thay đổi nhận thức giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người
Do quá lạm dụng HCBVTV trong một thời gian dài làm mất đi sự đa dạng trong sinh học về số lượng và các loài côn trùng có ích dẫn đến mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng thuốc trừ sâu quá giới hạn cho phép trên nông sản gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, một biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc HCBVTV cho sức khoẻ con người và cho môi trường đó là tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng Vai trò của chế phẩm sinh học có các ưu điểm sau:
- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng;
- Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, có tác dụng cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung;
- Không làm hại kết cấu đất, tăng độ phì nhiêu cho đất;
- Có tác dụng diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc BVTV khác có nguồn gốc hoá học;
- Có khả năng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, trong danh mục thuốc BVTV
có nguồn gốc sinh học, từ năm 2000 chỉ có 2 sản phẩm trừ sâu sinh học được công nhận cho đăng ký, đến 6 tháng đầu năm 2007 có 193 sản phẩm được cấp giấy phép đăng ký Nâng tổng số có 479 sản phẩm sinh học được phép lưu hành, trong đó có
300 loại thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh Các sản phẩm này đó gúp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại và hạn chế nguy cơ độc hại do sử dụng HCBVTV có nguồn gốc hoá học ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường [6]
1.6 Công tác tuyên truyền quản lý và sử dụng HCBVTV ở các địa phương
Việc lạm dụng thuốc hóa học BVTV đem lại những hệ lụy xấu, tiêu cực Thuốc gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm đất, nước và không khí,thậm chí diệt cả côn trùng và
Trang 34vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn Thuốc BVTV nhiều khi còn để lại dư lượng độc hại trên nông sản làm ngộ độc người
sử dụng giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản Sử dụng thuốc BVTV càng nhiều, càng rộng, càng không đúng kỹ thuật thì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc càng lớn, càng nguy hại!
- Chủ nhiệm hợp tác xã tổ chức đưa tin, tuyên truyền để nhân dân nhận biết và hiểu được tác hại của thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc… để nhân dân không tham gia hoặc tiếp tay cho người buôn lậu thuốc bảo
vệ thực vật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong sản xuất
- Các trạm: Bảo vệ thực vật, Khuyến nông tăng cường công tác tập huấn, phổ biến, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả Đặc biệt với sản xuất rau, quả, chè, chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc được phép sử dụng trên rau quả, chè tại Việt Nam
- Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân để không tiếp tay cho hành vi vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kinh doanh, buôn bán
và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- UBND các xã, chỉ đạo các ban ngành đoàn thể xã, khuyến nông viên xã tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về cấm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
- Thảo luận nhóm đầu bờ
- Phát thanh tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã: 2 lần/tuần x 4 tuần, thời gian: 6h30 – 7h30, 17h30 – 18h30
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra về kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật
Trang 35CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Người trực tiếp pha và phun HCBVTV chính trong hộ gia đình
- Người kinh doanh HCBVTV tại một số điểm, đại lý trên địa bàn xã
- Lãnh đạo chính quyền cấp xã, Chủ tịch hội nông dân, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, các tổ chức đoàn thể
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã: Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã: Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian tiến hành: từ tháng 08/2015 đến tháng 06/2016
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người dân tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
2.3.2 Đánh giá nhận thức, thực hành của người dân về sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
2.3.3 Đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng HCBVTV một cách phù hợp
2.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang
- Nghiên cứu định tính, sử dụng phương pháp phỏng vấn Sử dụng các biến số định lượng và định tính để so sánh thực trạng sử dụng HCBVTV của người dân, nhận thức, thực hành của người trực tiếp pha và phun HCBVTV trước và sau khi áp dụng các biện pháp truyền thông Tập huấn và tư vấn kỹ thuật cho các nghiên cứu viên, điều
Trang 36tra viên và đội ngũ cộng tác viên trên địa bàn 3 xã : Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến (phụ lục 2,3)
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Số liệu thu thập thông qua tìm hiểu tình hình quản lý, thu mua, bảo quản và phân phối HCBVTV tại các điểm, đại lý kinh doanh HCVBTV tại các xã điều tra
Sử dụng kỹ thuật quan sát với phiếu điều tra chuẩn bị trước
- Số liệu thu thập thông qua phỏng vấn về nhận thức, thực hành của người trực tiếp sử dụng HCVBTV trước và sau truyền thông với bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn Các bộ phiếu phỏng vấn được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu cộng đồng và được điều tra thử trước khi triển khai xuống cộng đồng
- So sánh nhận thức, thực hành của người trực tiếp sử dụng HCVBTV trước
và sau tập huấn, truyền thông và tư vấn thực hành sử dụng HCBVTV
Bộ câu hỏi phỏng vấn về nhận thức, thực hành của người trực tiếp sử dụng HCVBTV được thiết kế làm 3 phần chính:
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng phân phối, lưu trữ và sử dụng HCBVTV
- Nhận thức,thực hành của người trực tiếp pha và phun HCBVTV trước và sau một số biện pháp truyền thông
2.4.3 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
*Chọn mẫu
Chọn chủ đích 3 xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến làm đại diện cho 15 xã trong địa bàn huyện Vĩnh Lộc vì đây là 3 xã có sản lượng cây trồng cao
*Nguyên tắc chọn mẫu
Chọn mẫu theo 3 nhóm đối tượng:
- Chọn mẫu điều tra cơ bản các đối tượng trực tiếp sử dụng HCBVTV, thực hiện theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn Sử dụng danh sách hộ gia đình có trồng lúa và trồng màu do Hội nông dân cung cấp và bảng số ngẫu nhiên để chọn hộ gia đình điều
tra đầu tiên (mỗi hộ phỏng vấn 1 người)
Những hộ gia đình tiếp theo được điều tra viên tiến hành chọn đến phỏng vấn người trực tiếp pha và phun HCBVTV và chủ hộ gia đình có sử dụng HCBVTV theo
Trang 37kỹ thuật cổng liền cổng Nếu người dân thuộc hộ gia đình được chọn đi vắng thì chọn
hộ gia đình tiếp theo cho đủ cỡ mẫu (Số lượng hộ thay đổi không quá 5%) Tại mỗi hộ gia đình thực hiện phỏng vấn và lập danh sách để tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn
sử dụng HCBVTV an toàn cho đối tượng trực tiếp sử dụng HCBVTV có độ tuổi từ
18-60, biết đọc, biết viết
- Chọn toàn bộ các đối tượng kinh doanh HCBVTV trên địa bàn 3 xã;
- Chọn đối tượng để phỏng vấn sâu: đại diện các ban ngành đoàn thể (Lãnh đạo
xã, Hội nông dân, Trưởng thôn, Hội phụ nữ, y tế xã, Đoàn Thanh niên…) tại các xã nghiên cứu
) 1 (
d
p p
Z
Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu
p: là tỉ lệ người dân có nhận thức, thái độ và thực hành đúng trong pha và phun HCBVTV (để cỡ mẫu lớn nhất chúng tôi lấy p được tính là 0,5)
Z(1 – ỏ/2): Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% thì Z(1 – ỏ/2) =1,96
d:Sai số cho phép được lựa chọn là 0.05
Thay vào công thức ta có n = 384
Sau khi tính toán, cỡ mẫu được làm tròn là 390 người
Cỡ mẫu phỏng vấn đối tượng trực tiếp sử dụng HCBVTV tại mỗi xã là:
390: 3 = 130 người [25]
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: chọn mỗi tổ chức một người đại diện (lãnh đạo xã, Hội nông dân, Trưởng thôn, Hội phụ nữ, y tế xã, Đoàn Thanh niên…) và toàn
bộ chủ hộ kinh doanh HCBVTV trên địa bàn các xã nghiên cứu
2.4.4.Các biện pháp triển khai
2.4.4.1.Điều tra nhận thức, thực hành trước truyền thông
Trang 38Đánh giá nhận thức, thực hành của người trực tiếp sử dụng trước khi truyền thông theo bộ câu hỏi Cán bộ y tế thôn đã tiến hành điều tra ban đầu thực trạng sử dụng HCBVTV
2.4.4.2 Truyền thông
Triển khai công tác truyền thông, tập huấn sử dụng an toàn HCBVTV:
* Địa điểm truyền thông: Truyền thông tư vấn sử dụng an toàn HCBVTV được tiến hành với tất cả các đối tượng trực tiếp pha và phun HCBVTV trên địa bàn 3 xã: Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến (danh sách do hội nông dân cung cấp)
* Kế hoạch thực hiện:
- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ra công văn số 251/SYT-NVY ngày 4/4/2015 gửi Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc, Và chủ nhiệm hợp tác xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến về việc điều tra thực trạng và trang bị kiến thức cho người dân 3 xã nghiên cứu nhằm giảm những tác động xấu của HCBVTV cho người dân cho người trực tiếp sử dụng
- Tổ chức công tác truyền thông về thực hành sử dụng an toàn HCBVTV Sau khi triển khai xuống các xã nghiên cứu, Chủ nhiệm hợp tác xã chịu trách nhiệm chính về
bố trí nhân lực và tổ chức công tác điều tra và truyền thông Tại các xã, được sự phối hợp của UBND xã, hội nông dân và các tổ chức đoàn thể, trạm y tế đã tiến hành điều tra thực trạng sử dụng HCBVTV và tổ chức truyền thông
* Nhân lực:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thanh Hóa, phòng nông nghiệp huyện Mỹ Lộc, trạm y tế xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến cùng phối hợp về chuyên môn và nhân lực để triển khai công tác truyền thông
* Chương trình:
- Nội dung truyền thông
Tài liệu truyền thông về hướng dẫn sử dụng an toàn HCBVTV cho người dân theo tài liệu tuyên truyền của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thanh Hóa - Phụ lục 1 quy định về quản lý thuốc, sử dụng HCBVTV)
- Tổ chức tập huấn y tế thôn do cán bộ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thanh Hóa thực hiện
Trang 39- Tổ chức hướng dẫn tuyên truyền cho người trực tiếp pha và phun HCBVTV tại các xã do cán bộ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thanh Hóa triển khai
- Nhân viên y tế thôn của các thôn và các tình nguyện viên hướng dẫn trực tiếp tại thôn, xóm
- Phát tài liệu tuyên truyền đến từng hộ trong nghiên cứu
- Thảo luận nhóm đầu bờ
- Phát thanh tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã: 2 lần/tuần x 4 tuần, thời gian: 6h30 – 7h30, 17h30 – 18h30
2.4.4.3 Điều tra nhận thức, thực hành sau truyền thông
Đánh giá nhận thức, thực hành của người trực tiếp sử dụng HCBVTV sau khi
tập huấn theo bộ câu hỏi
2.4.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu điều tra được xử lý và nhập số liệu trên phần mềm EPIDATA ENTRY 3.1 sau đó việc xử lý và phân tích số liệu được tiến hành trên phần mềm SPSS 16.0 theo phương pháp thống kê Kết quả nghiên cứu dự kiến được biểu thị bằng
tỷ lệ phần trăm (%) Đánh giá trước và sau các biện pháp truyền thông, nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành của người dân trong pha và phun HCBVTV qua so sánh
kiểm định tỷ lệ và phiên giải giá trị p với ngưỡng xác suất 95%
Trang 40CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người dân tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi người trực tiếp pha và phun HCBVTV
Hình 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=390)
Kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy đối tượng Trực tiếp phun HCBVTV tại 3
xã có sự khác nhau, nam giới nhiều hơn chiếm 62,8%; nữ giới chiếm 37,2% tương