1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI TỔ HỢP GA TÀU ĐIỆN NGẦM ĐỐNG ĐA - HN, PI - KIẾN TRÚC

11 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 769,16 KB

Nội dung

Các khu công nghiệp, khu chung cư, các công trình dân dụng, khu vui chơi giải trí, công viên được xây dựng ngày càng nhiều, kết hợp với mạng lưới giao thông, sông hồ tạo nên tổ hợp kiến

Trang 1

PHẦN I : KIẾN TRÚC

(10%)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN ĐỨC NGUÔN

NHIỆM VỤ:

 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH, GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

 CÁC GIẢI PHÁP VỀ HỆ THỐNG KĨ THUẬT CHÍNH

 CÁC GIẢI PHÁP VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT, VẬN HÀNH

 THỂ HIỆN CÁC BẢN VẼ KIẾN TRÚC

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 VAI TRÒ CỦA CÔNG TRÌNH NGẦM TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

Cùng với sự phát triển của xã hội, cơ sở hạ tầng đô thị cũng phải phát triển liên tục

để phù hợp với đòi hỏi của xã hội Các khu công nghiệp, khu chung cư, các công trình dân dụng, khu vui chơi giải trí, công viên được xây dựng ngày càng nhiều, kết hợp với mạng lưới giao thông, sông hồ tạo nên tổ hợp kiến trúc đô thị phức tạp Mặt khác do tốc độ mở rộng của đô thị luôn chậm hơn so với nhu cầu về xây dựng luôn không ngừng gia tăng, vì vậy các giải pháp về sử dụng không gian đô thị luôn là một vấn đề khó khăn đối với bất kì một đô thị nào Ngoài công tác mở rộng không gian theo mặt bằng, các đô thị hiện tại luôn rất chú trọng đến việc phát triển không gian theo mặt đứng bằng cách khai thác không gian trên cao và không gian ngầm Việc chuyển một

số công trình trên mặt đất xuống ngầm đã giải phóng nhiều khoảng không gian lớn trên mặt đất, vừa đáp ứng được yêu cầu về không gian đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao Khi sử dụng hiệu quả không gian ngầm cho phép:

 Tăng cường cấu trúc quy hoạch, kiến trúc của đô thị

 Giải phóng nhiều công trình có tính chất phụ trợ ra khỏi mặt đất

 Sử dụng đất đai đô thị hợp lý cho việc xây dựng nhà ở, tạo ra các công viên, bồn hoa, sân vận động, khu vực cây xanh, các vùng không có ôtô ”

 Tăng cường vệ sinh môi trường đô thị

 Bảo vệ các tượng đài kiến trúc

 Bố trí hiệu quả các cụm thiết bị kỹ thuật

 Trong trường hợp cần thiết, công trình ngầm còn dùng cho mục đích quốc phòng

 Giải quyết được vấn đề giao thông

1.1.1 Hiệu quả kinh tế xã hội của công trình ngầm

Xây dựng công trình ngầm gắn liền với chi phí đầu tư lớn Tùy thuộc vào dạng công trình ngầm cũng như điều kiện địa kỹ thuật và tính chất đô thị, giá thành xây dựng công trình ngầm có thể cao hơn từ 1,5 - 2 lần giá công trình tương tự trên mặt đất Khoảng cách về giá có thể giảm rất nhiều khi mật độ xây dựng ở đô thị cao, cường

độ đi lại của các phương tiện giao thông lớn và lượng người đi bộ nhiều Khi giá thành trên mặt đất tăng nhanh cho xây dựng công trình do: phải dịch chuyển nhà, giải phóng mặt bằng, trang thiết bị sữa chữa lại các tuyến giao thông và đường đi bộ… thì chênh lệch giá không còn lớn nửa Giá thành xây dựng công trình ngầm còn giảm nửa khi ta

bố trí chúng trong tổ hợp chung với các công trình trên mặt đất, khi điều kiện địa kỹ thuật thuận lợi cho phép sử dụng các kết cấu công nghiệp tiến tiến, các phương pháp xây dựng nhanh và kinh tế, cũng như khi khối lượng sữa chữa mạng kỹ thuật ngầm nhỏ Ngoài ra, khoảng cách giá thành xây dựng công trình nổi và công trình ngầm được giảm nhiều nhờ lợi thế về xã hội và đô thị trong việc bố trí ngầm Như vậy trong các tính toán hiệu quả khai thác không gian ngầm, cần đánh giá không những hiệu quả kinh tế xã hội (tăng cường điều kiện sống cho người lao động, trong sạch môi trường

Trang 3

đô thị, …) mà cả đánh giá về hiệu quả kinh tế của quỹ đất dùng để xây dựng công trình ngầm

Theo kinh nghiệm của nga, việc sử dụng không gian ngầm ở Matxcơva đã giải phóng được hơn 5.000 hecta đất đô thị, mà đất ở trung tâm thành phố là vô cũng đắt Như vậy đã tiết kiệm được bao nhiều tiền Mặt khác, hiệu quả từ giải phóng đất đai đô thị liên quan đến xây dựng công trình ngầm cũng là vấn đề đáng quan tâm Ví dụ, khi xây 1km đường ôtô nổi 6 làn xe, phải cần 4,5 - 7 hecta đất, còn để xây dựng công trình ngầm như vậy chỉ mất có 0,1 hecta

Như vậy, đầu tư ban đầu cho công trình ngầm thì lớn, nhưng hiệu quả lâu dài còn lớn hơn rất nhiều Tuy vậy ta vẫn phải tính toán, cân nhắc để đầu tư cho đúng, cho hiệu quả trong hiện tại và tương lai

1.1.2 Thực trạng và nhu cầu xây dựng CTN trên thế giới và Việt Nam

1.1.2.1 Trên thế giới

Biểu đồ dưới đây sẽ chỉ ra số lượng hệ thống tàu điện ngầm trên thế giới phát triển như thế nào ( Số liệu năm 2006)

Hình 1.1: Sơ đồ phát triển tàu điện ngầm trên thế giới

Theo thống kê của World Metro Database tính đến tháng 10 năm 2008 trên thế giới

có 520 tuyến ga tàu điện ngầm dài 8997,48 km bao gồm 8264 ga lớn nhỏ

Bảng 1.1: Danh sách một số hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất trên thế giới

mở cửa

Chiều dài

1 London 10/01/1863 408,00 268 11

2 NewYork 27/10/1904 368,00 468 27

3 Tokyo 30/12/1927 304,50 290 13

4 Moscow 15/05/1935 292,90 177 12

5 Seoul 15/08/1974 286,90 348 10

Trang 4

STT Tên Ngày

mở cửa

Chiều dài

6 Madrid 17/10/1919 284,00 281 13

7 Shanghai 10/04/1995 228,40 162 8

8 Paris 19/07/1900 213,00 380 16

9 Mexico City 05/09/1969 201,70 175 11

10 Beijing 01/10/1969 198,95 123 8

11 Hong Kong 01/10/1979 174,00 94 8

12 Chicago 06/06/1892 166,00 151 8

13 Berlin 18/02/1902 144,10 192 9

14 Osaka 20/05/1933 137,80 133 9

15 Barcelona 30/12/1924 106,60 147 9

Nhờ hiệu quả kinh tế xã hội của công trình tàu điện ngầm nên ngày nay hệ thống tàu điện ngầm liên tục phát triển rất mạnh trên thế giới

1.1.2.2 Ở Việt Nam

Theo đánh giá của nhiều cơ quan quản lý nhà nước của việt nam, thì ta có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình về thực trạng công trình ngầm đô thị ở nước ta hiện nay như sau:

Ở Việt Nam nói chung và ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng, hầu như chưa có được một công trình ngầm đô thị nào đúng với nghĩa của nó Tất cả đều mới bắt đầu

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã thực hiện được nhiều dự án đầu tư về hạ tầng

đô thị Tuy nhiên xét theo các chỉ tiêu bình quân đầu người thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn rất lạc hậu so với thủ đô các nước Đông Nam á Tình trạng úng ngập nước trong và ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra Hệ thống hạ tầng về giao thông vận tải còn lạc hậu, ít về số lượng, phân bố chưa đều, chưa tạo nên một hệ thống đồng bộ liên hoan Quỹ đất dành cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Hà Nội (cũ) chỉ có 5% diện tích toàn thành phố, trong khi ở thu đô các nước trong vùng là 23 - 25%

Ở Hà Nội chưa có Metro, chưa có bãi đỗ xe ngầm, chưa có collector… Đó là những công trình ngầm cần thiết trước mắt

Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng được một số đoạn đường hầm đi bộ qua các nút giao thông như: khu Mỹ Đình, Ngã Tư Sở, Kim Liên Đồng thời đã bắt đầu xây dựng đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (Gồm có 8,5km trên cao và 4 Km đi ngầm từ khách sạn DAEWOO đến ga Hà Nội)

Hệ thống nước Hà Nội cũng được đầu tư lớn, đang tiếp tục thực hiện dự án, nhưng còn chậm, nên tình trạng ngập úng mùa mưa chắc vẫn còn kéo dài

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh tình trạng cũng tương tự như Hà Nội thậm chí còn tệ hơn về mặt giao thông và ngập úng khi trời mưa Đặc biệt vấn đề ngập úng của Hồ Chí Minh càng nghiêm trọng do có địa hình thấp, lại bị triều cường từ nước Sông tràn vào

Trang 5

Trong thành phố Hồ Chí Minh có 1.210 giao lộ, trong đó có 320 giao lộ thuộc loại quan trọng trên 75 đường phố chính và đường giao thông đối ngoại Hàng trăm giao lộ đang trong tình trạng quá tải và tình trạng này không thể giải quyết được nếu không

có giao thông khác mức và đặc biệt cần có giao thông ngầm

Tại thành phố Hồ Chí Minh đã lập dự án chuyển 4 nút giao thông cùng mức thành nút giao thông khác mức bằng hình thức giao thông chui, bao gồm:

 Nút Nam Kỳ khởi Nghĩa - Lý Chính Thắng;

 Nút Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng;

 Nút Xô Viết Nghệ Tĩnh - Cách Mạng Tháng Tám;

 Nút Công Trường Dân Chủ

Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh đã lập dự án tiền khả thi cho 4 tuyến tàu điện ngầm:

 Tuyến Bến Thành - Tân Sơn Nhất dài 11km;

 Tuyến Bến Thành - Bình Tây - Phú Lâm - An Lạc dài 15km;

 Tuyến Bến Thành - Thủ Thiêm;

 Tuyến Bến Thành - Nam Sài Gòn

1.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA TÀU ĐIỆN NGÂMG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

Với những đặc điểm trên của thành phố Hà Nội, thì tiêu chí để đưa ra một hình thức vận tải hành khách công cộng hợp lý là như sau:

- Phù hợp với giao thông ở Hà Nội cho phép đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố và hạn chế các phương tiện cá nhân

- Phù hợp với “Sơ đồ quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và hệ thống đường sắt đô thị đến năm 2020”, đồng thời cho phép phát triển các dự án đô thị và kinh tế của thành phố cũng như các trung tâm, văn hoá và du lịch

- Phù hợp với khả năng tài chính của thành phố Hà Nội

- Một hệ thống tiến tiến, hiện đại và có khả năng mở rộng tuyến để khai thác khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao

- Thân thiện với môi trường, chủ yếu là các di tích lịch sử văn hoá và không gian thiên nhiên, hạn chế tối đa sự ô nhiễm về khói bụi cũng như tiếng ồn và giảm thiểu tai nạn giao thông

- Cho phép tái tổ chức có hiệu quả những mạng lưới vận tải công cộng khác (xe buýt và hệ thống đường sắt khác)

Sự phát triển của hình thức giao thông đường sắt nội đô, nhất là hệ thống tàu điện ngầm, được coi là một hình thức vận tại hiệu quả hiện đại tại Châu Âu và Mỹ, cũng như một số thành phố lớn khác trên thế giới sẽ phù hợp với sơ đồ phát triển hệ thống giao thông đường sắt nội đô đến năm 2020 vì:

- Hệ thống tàu điện ngầm đặt sâu đảm bảo sự thuận lợi cho dân cư tại các vùng đô thị và tăng cường các điều kiện về an toàn giao thông

Trang 6

- Việc di chuyển trên một tuyến riêng, khổ tĩnh không riêng và di chuyển ngầm dưới đất làm giảm tối đa tiếng ồn đặc trưng của đường sắt

- Nhờ có các trục giao thông ngầm mà việc tiếp cận mạng lưới giao thông trên mặt đất đối với hệ thống được dễ dàng

- Tính ưu việt của hệ thống càng tăng lên khi giá thành đất đô thị ngày càng tăng và

kỹ thuật thi công ngày càng phát triển, trong khi rất cần duy trì không gian của thành phố nhất là tại các khu phố cổ Khi điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn thuận lợi thì việc xây dựng công trình ngầm tại các đô thị có thể rất hiệu quả

- Không những vậy với khả năng vận chuyển hành khách lớn, tốc độ cao các tuyến tàu điện ngầm sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại dễ dàng hơn

Tất cả những biện pháp đó đã giúp cho giao thông công cộng trở nên hấp dẫn hơn

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH GA TÀU ĐIỆN

NGẦM ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI

2.1 KHU VỰC VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

- Công trình "Ga tàu điện ngầm Đống Đa" nằm trong dự án xây dựng tuyến Nhổn

- Ga Hà Nội Nằm dọc trên đường Cát Linh, quận Đống Đa, HN

- Một bên là dân cư phường Cát Linh gồm các nhà cao từ 2- 5 tầng, một bên là giáp vườn hoa, bãi đỗ xe và viện kỹ thuật xây dựng

Hình 2.1: Vị trí ga Đống Đa (S10) trên tuyến Nhổn - Ga Hà Nội

Trang 7

2.2 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH

- Là một dự án mới nhất tại Việt Nam, với rất nhiều các thách thức về kỹ thuật và

bối cảnh thực hiện

- Vòng đời thiết kế là 100 năm cho tất cả các kết cấu metro yêu cầu việc áp dụng

chặt chẽ các quy chuẩn và sự lựa chọn vật liệu phự hợp với các yêu cầu kỹ thuật của

dự án

- Luật, quy chuẩn và quy định của Việt Nam sẽ phải được xây dựng phự hợp cho

các dự án đường sắt đô thị và quản lý dự án quốc tế; việc áp dụng quy chuẩn và mẫu

biểu như các hợp đồng quốc tế hiện chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam

- Dự án xây dựng phần ngầm sử dụng cụng nghệ khoan hầm toàn tiết diện TBM

- Phối kết hợp và vận hành tích hợp với các mạng lưới giao thông đô thị khác (hiện

tại và tương lai), và phát triển đô thị trong khu vực xung quanh tuyến

2.3 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Công trình ga tàu điện ngầm Đống Đa được xây dựng tại: phố Cát Linh, phường

Cát Linh - quận Đống Đa - TP Hà Nội được xây dựng kiên cố bao gồm 5 tầng hầm:

- Chiều dài công trình : 180m

- Chiều rộng công trình : 20m

- Chiều sâu công trình : -23m (tính đến bản đáy công trình )

Hình 2.2: Mặt cắt B-B của ga Đống Đa

- Tầng hầm 1: nằm ở cao độ -5.4m là không gian của trung tâm thương mại, khách

hàng có thể mua hàng trực tiếp tại đây

Trang 8

- Tầng hầm 2 và 3: lần lượt nằm ở cao độ -8.4m và -11.4m là bãi đỗ xe ngầm, mỗi tầng có sức chứa 100 ô tô

- Tầng hầm 4: nằm ở cao độ -15m là khu vực sảnh ga bao gồm khu bán vé, khu kĩ thuật (phòng điều hành, hệ thống điện nước, thông gió ) và các quầy dịch vụ, nơi chuyển hướng của hành khách

- Tầng hầm 5: là khu vực sân ke ga nằm tại cao độ -20.4m Sân ke ga là không gian để hành khách tiếp cận trực tiếp với đoàn tàu Chiều dài sân ke ga 160m

- Từ trên vỉa hè hành khách có thể đi cầu thang cuốn xuống trực tiếp sảnh ga hoặc xuống siêu thị và bãi đỗ xe ngầm Bãi đỗ xe được thiết kế dạng phòng, có lối rẽ xoắn với độ dốc 14%, một đầu lên, một đầu xuống, có lối xuống sảnh ga thuận tiện cho việc

đi lại

2.3.1 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng thiết kế kiến trúc

- QCVN 08:2009 - Bộ Xây Dựng - Công trình ngầm đô thị _ Gara

- QCVN 08:2009 - Bộ Xây Dựng - Công trình ngầm đô thị _ Ga tàu điện ngầm

- QCVN 10:2014 - Bộ Xây Dựng - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

- TCVN 4319:2012 - Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản thiết kế

- TCVN 5744:1993 - Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng

2.3.2 Bố trí các phòng chức năng trong ga

2.3.2.1 Các phòng vận hành

Đặt tại phía trong khu vực ga, tại tầng trung gian sảnh ga và bán soát vé Có các phòng vận hành cho mục đích sử dụng công cộng và cho nhân viên

2.3.2.2 Phòng trưởng ga/ phòng giám sát

Phòng trưởng ga đặt tại khu vực bán vé tại mỗi ga Vì có 2 khu vực bán vé nên chỉ đặt ở một khu vực Phòng này có bảng điều khiển tập trung các thiết bị của ga Từ phòng này, trưởng ga phải dễ dàng tiếp cận đến bất cứ bộ phận nào trong ga

Các cửa kiểm soát:Bố trí một đường kiểm soát trong khu vực bán và soát vé Một cửa kiểm soát đủ không gian cho các hành khách là người tàn tật Một cửa dịch vụ được bố trí cạnh các cửa kiểm soát Tất cả các cửa này đều có khả năng đảm bảo vận hành trong trường hợp khẩn cấp

2.3.2.3 Phòng cấp cứu

Phòng này được đặt trong khu vực khai thác công cộng và là đơn vị cung cấp một khu vực dễ tiếp cận và độc lập có khả năng sơ cứu cho hành khách hay cho nhân viên Nhân viên an ninh cũng phải có quyền ra vào phòng này Tại đây chứa các thiết

bị cấp cứu

2.3.2.4 Phòng vệ sinh công cộng cho nam, nữ và người khuyết tật

Vị trí của chúng phải nằm trong khu vực chưa trả tiền

2.3.2.5 Quầy bán vé

Quầy bán vé tự động được đặt tại mỗi khu vực bán vé Nhân viên bộ phận khai thác

có thể bán một loại vé cho các hành khách Nhà ga bố trí 4 quầy bán vé Hơn thế nữa, quầy bán vé còn có thể được sử dụng với mục đích thông tin cho hành khách

Trang 9

2.3.2.6 Máy bán vé tự động

Máy bán vé tự động(AVM) được đặt tại khu vực vé Số lượng AVM cũng được xác định dựa vào chính sách khai thác và lưu lượng hành khách

2.3.3 Bố trí hệ thống giao thông, kỹ thuật trong ga

2.3.3.1 Hệ thống giao thông

- Bố trí mỗi bên 3 thang cuốn để nâng hạ hành khách, 1 thang máy giành cho người khuyết tật và trẻ em, 2 thang bộ dẫn xuống các bãi đỗ xe

- Thang cuốn và thang bộ kết hợp với thang máy lồng kính ở giữa thuận lợi cho người sử dụng toả đi các hướng với khoảng cách ngắn nhất, góp phần tích cực trong công tác thoát hiểm, đồng thời tạo cho công trình nét hoành tráng, thanh thoát, hiện đại

* Thang bộ:

Cầu thang bộ đem đến cho hệ thống một phương thức di chuyển ít tốn kém, tiết kiệm không gian và yêu cầu ít về bảo dưỡng Tuy nhiên phương thức này có thể gây mệt mỏi cho người sử dụng và rất khó khăn để di chuyển với xe đẩy hành lý hay đối với trẻ em và không thể sử dụng được đối với người tàn tật Cầu thang bộ có kích thước lý tưởng cho các bậc là 15×30cm và 18×30cm Bậc thang đầu và cuối sẽ được được phân biệt rõ bằng màu sắc

* Thang máy:

- Thông thường, thang máy được cung cấp phục vụ vận chuyển hành lý và cho người khuyết tật Các điểm điện thoại liên lạc sẽ được bố trí trong thang máy và các khu vực cạnh thang máy

- Những điểm điện thoại liên lạc này sẽ kết nối hành khách với phòng điều khiển Thang máy sẽ được thiết kế dành cho các hành khách là người khuyết tật Diện tích tiêu chuẩn 6.25 người/1m2

* Thang cuốn:

- Thang cuốn sẽ rất hữu dụng bởi vì chúng sẽ giảm tải trong vật lý và tâm lý của việc đi lên và xuống cầu thang (nhất là đi lên cầu thang) và sẽ gia tăng mức độ hấp dẫn cho hệ thống phương tiện giao thông metro Độ dốc 300 khả năng vận chuyển 8200 người/1h

- Thang cuốn phải được thiết kế phục vụ mục đích sử dụng rộng rãi với yếu tố cơ bản là hoạt động 20h/ngày, 7 ngày/tuần Thiết bị bơm thu hồi/tái sinh nước có thể yêu cầu đặt tại phần chân của thiết bị

2.3.4 Hệ thống kỹ thuật điện và chiếu sáng

- Những yêu cầu điện năng cơ bản trên đường tàu điện ngầm là động cơ điện kéo tàu, thiết bị truyền động băng tải, máy bơm và quạt, các lò sưởi nước, các cơ cấu CệÚ (tín hiệu, điều khiển trung tâm, hợp khối) và thông tin, thiết bị cơ cấu vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng, các dụng cụ điện khác nhau…

- Cung cấp năng lượng trạm hạ thế có thể được tiến hành từ nguồn trung tâm của hệ thống điện qua trạn kéo xây dựng ở mặt đất Cung cấp như vậy thuộc về hệ thống cung cấp trung tâm (tập trung) và cho phép giảm được chiều dài tuyến cáp cao áp, cũng như tránh được việc sử dụng các ô độc lập tại trung tâm cung cấp đối với tải trọng không lớn của trạm hạ thế đường tàu điện ngầm

- Cung cấp điện cho đường tàu điện ngầm được thực hiện từ hệ thống cung cấp điện thành phố bằng dòng 3 pha điện áp 6-10kV dẫn đến trạm kéo-hạ thế ngầm, bố trí trong tổ hợp ga và trên đoạn giữa các ga Trạm kéo- hạ áp của tuyến cần được cung

Trang 10

cấp điện từ 3 nguồn độc lập của hệ thống điện thành phố Trong đó, nguồn chính có thể là trạm điện

- Cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện-băng tải, bơm, quạt, các tổ sửa chữa

di động… được tiến hành trực tiếp từ trạm hoặc từ tuyến cung cấp trục chính tổng

- Chiếu sáng sân ga đường tàu điện ngầm được thực hiện nhờ bóng đèn chiếu sáng

bố trí trong các vốc vòm, các lỗ trên trần cũng như trên các khu vực hở bằng cách sử dụng các chao đèn loại trừ khả năng làm chói mắt lái tàu Cho phép sử dụng các nguồn sáng điện áp 380V ở những vị trí tiếp cận được để phục vụ (trên độ cao không lớn hơn 5m)

- Để tổ chức chuyển động rõ ràng và đều đặn cho các đoàn tàu, dòng hành khách và tọa độ công tác của nhân viên đội dịch vụ đường tàu điện ngầm, ta cần những phương tiện thông tin liên lạc như:

+ Thông tin điều hành cung cấp điện, điện cơ khí, băng tải và các đoàn tàu;

+ Thông tin giữa các bộ phận điều hành để trao đổi thương lượng trên các điểm điều khiển tuyến;

+ Thông tin Rađiô đoàn tàu để trao đổi trạm điều hành tàu với lái tàu;

+ Thông tin đường ngầm, ga, băng tải;

+ Thông tin dịch vụ;

+ Thông tin trực tiếp tới các đơn vị công an;

+ Thông tin điện thoại tự động để trao đổi các hoạt độc hành chính – nội vụ;

+ Quan sát vô tuyến để theo dõi chuyển động của hành khách;

+ Các tín hiệu thông báo về giờ bắt đầu và kết thúc làm việc của ga;

+ Các thông báo loa để thông tin cho hành khách và nhân viên dịch vụ;

+ Đồng hồ điện tử thông báo thời gian chạy và dừng cho hành khách và nhân viên

2.3.5 Hệ thống thông gió

- Thông gió được dùng để đảm bảo các điều kiện bình thường cho con người trong đường ngầm metro, thoả mãn các điều kiện vệ sinh môi trường Các thiết bị thông gió cần đảm bảo sự trao đổi không khí cần thiết để giữ được độ sạch, nhiệt độ và độ ẩm không khí yêu cầu, cũng như bảo đảm tốc độ chuyển động không khí theo các tiêu chuẩn đã xét

- Khối lượng không khí cần để thông gió đường ngầm, được xác định xuất phát từ

độ độc hại có trong không khí đường ngầm metro

- Các cơ cấu thông gió phòng ga phụ thuộc vào đặc tính kết cấu của ga Khi thông gió nhân tạo, ga và đường ngầm chuyển ga được thông gió đồng thời Vì vậy khối lượng không khí được truyền vào và đẩy ra khỏi ga lớn hơn rất nhiều so với lượng cần thiết

- Thông gió ga được thực hiện qua giếng đứng nằm gần một trong những đầu mút

ga hoặc qua đường ngầm băng tải Trong trường hợp, nếu thông gió ga được dự kiến qua giếng đứng thì từ đó sẽ có 2 đường thông gió độc lập tiếp nối với đường ngầm nối

ga Khi cắt một trong những đường ngầm nối ga, đường hầm thông gió sẽ đi qua trên

nó Trong đường hầm thông gió, người ta xây dựng các khoang thông gió, trong đó bố trí 2 quạt thông gió đồng trục

- Không khí hút vào cần được làm sạch trong các lưới lọc chống bụi đến nồng độ bụi trong đó không lớn hơn 0,5mg/m3

Ngày đăng: 08/12/2016, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w