1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tiểu luận Luật cạnh tranh

18 656 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 40,2 KB

Nội dung

Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường.Quyền lực thị trường ở đây chính là lợi thế về cạnh tranh so với các doanh

Trang 2

I Khái quát chung về lạm dụng vị trí độc quyền.

1 Vị trí độc quyền của doanh nghiệp

Theo điều 12 Luật cạnh tranh “doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không

có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan” Dưới góc độ lý thuyết, vị trí độc quyền đã loại bỏ khả năng có sự tồn tại của cạnh tranh trên thị trường liên quan bởi tại đó chỉ có một doanh nghiệp duy nhất là doanh nghiệp đang được xem xét hoạt động Do đó, khi xác định vị trí độc quyền,

cơ quan cạnh tranh chỉ cần:

– Xác định thị trường liên quan;

– Xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Nếu kết luận đưa ra

là chỉ có một doanh nghiệp duy nhất thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền Các bước phân tích về doanh thu, doanh số… để xác định tổng thị phần của thị trường sẽ không còn cần thiết

Như vậy, khi chỉ tồn tại duy nhất một doanh nghiệp kinh doanh trên một thị trường hàng hóa, dịch vụ nhất định thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền Vị trí độc quyền này

có thể là do không có doanh nghiệp khác muốn tham gia thị trường hoặc do doanh nghiệp này sử dụng những cách thức để mua bản quyền duy nhất trên thị trường đó

- Ví dụ: đài kĩ thuật số K+ mua bản quyền phát sóng trực tiếp giải bóng đá ngoại hạng Anh vào ngày chủ nhật hàng tuần (từ kênh truyền hình giữ bảng quyền của giải ngoại hạng Anh) Bất cứ một kênh truyền hình khác tự ý phát sóng giải bóng đá này là vi phạm bản quyền Như vậy đài kỹ thuật số K+ là doanh nghiệp có vị trí độc quyền trong thị trường này

2 Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền:

a Khái niệm

- Là những hành vi do doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng

b Các đặc điểm của hành vỉ lạm dụng ví trí độc quyền

- Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan

Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường.Quyền lực thị trường ở đây chính là lợi thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác: Nguồn nguyên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng, khả năng tài chính, thói quen tiêu dùng của khách hàng Đối với khách

Trang 3

hàng, quyền lựa chọn của khách hàng đã bị hạn chế, nhu cầu của khách hàng bị lệ thuộc vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Doanh nghiệp có cơ hội để bóc lột bằng cách đặt

ra những điều kiện giao dịch không công bằng

II Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

Điều 14, Luật Cạnh tranh năm 2004: Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

- Các hành vi quy định tại điều 13 của luật này;

- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ họp đồng đã giao kết mà không có lí do chính đáng

1 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưói giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

- Cơ sở pháp lý: Điều 23 nghị định 116/2005/NĐ-CP

“trừ những trường hợp đặc biệt, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn

bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng dưới mức giá thấp hơn tổng các chi phí sau đây:

• Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giá mua hàng hóa để bán lại

• Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật”

=> Giá thành toàn bộ được hiểu là mức giá cơ bản được cấu thành từ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông của sản phẩm và được các doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ để căn cứ xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình

Bản chất phi kinh tế của hành vi được thể hiện: là hành vi mà một doanh nghiệp có vị trí độc quyền lợi dụng vị trí và khả năng tài chính của mình đã chấp nhận lỗ hoặc chấp nhận hy sinh lợi nhuận mà áp dụng giá bán trên thực tế thấp hơn giá thành toàn bộ mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cấu thành nên sản phẩm

Khi một doanh nghiệp có vị trí độc quyền đã giảm giá bán sản phẩm trên một thị trường liên quan thì các doanh nghiệp ở các thị trường khác hay là những nhà đầu tư có ý định tham gia vào thị trường liên quan của doanh nghiệp sẽ khó có thể gia nhập hay sẽ hạn chế đầu tư vào thị trường liên quan đó

- Hậu quả:

+ Đối với các doanh nghiệp khác hoặc những nhà đầu tư: Không có cơ hội gia nhập

vào thị trường liên quan

+ Đối với người tiêu dùng: Làm mất đi cơ hội có được sự lựa chọn trong giao dịch trên thị trường liên quan

Trên một thị trường liên quan có một doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì để đáp ứng

Trang 4

nhu cầu của mình buộc người tiêu dùng phải chịu sự lệ thuộc bởi doanh nghiệp đó Khi có

sự lệ thuộc thì doanh nghiệp có thể bóc lột người tiêu dùng bằng cách đánh vào giá sản phẩm, giảm sản lượng cung ứng

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam có đề cập đến những trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ song không có mục đích hủy diệt đối thủ Khoản 2 điều 23 Nghị Định số 116/2005/NĐ-CP liệt kê những “hành vi không được coi là bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh bao gồm:

• Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;

• Hạ giá bán hàng hóa tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù họp với thị hiếu của người tiêu dùng

• Hạ giá bán hàng hóa theo mùa vụ

• Hạ giá bán hàng hóa trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật

• Hạ giá bán hàng hóa trong trường họp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh”

Trong các tình huống này, việc hạ giá bán xuống dưới giá thành toàn bộ không phản ánh mong muốn loại bỏ đối thủ mà chỉ có thể là những kết quả đặc biệt của hoạt động kinh doanh nên việc hạ giá sản phẩm là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà kinh doanh Nếu không cho phép hạ giá bán trong những tình huống ấy, có thể sẽ gây ra lãng phí hoặc gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp; hoặc do doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường bằng việc tổ chức khuyến mại trong giới hạn cho phép của pháp luật Như vậy, ở chừng mực nào đó, pháp luật Việt nam cũng đã cân nhắc đến ý chí đích thực của doanh nghiệp thực hiện hành vi bằng cách loại bỏ những tình huống đặc biệt ra khỏi phạm vi của sự vi phạm

Ví du:

Doanh nghiệp A kinh doanh mặt hàng bút bi, doanh nghiệp A đang có vị trí độc quyền tại khu vực Al Doanh nghiệp B đang có ý định tham gia vào lĩnh vực này Trong tháng 1/2012 và tháng 2/2012, doanh nghiệp A đã sản xuất 2 lô hàng với chất lượng và chi phi

mà doanh nghiệp phải bỏ ra như các lô hàng trước đó Giá thành toàn bộ lcây bút bi là 1700đ/l cái, nhưng doanh nghiệp A lại bán giá giá trên thực tế là 1500đ/l cái trong thời gian là 2 tháng trên

Ta thấy hành vi mà DN A đã bán bút dưới giá thành toàn bộ của mình nhằm hạn chế

sự gia nhập của những nhà doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường bút bi và muốn củng cố thêm vị trí độc quyền của mình trong thị trường bút bi tại khu vực AI Trong các tình huống này, việc hạ giá bán xuống dưới giá thành toàn bộ không phản ánh mong muốn loại bỏ đối thủ mà chỉ có thể là kết quả của những đặc biệt của hoạt động kinh doanh nên

Trang 5

việc hạ giá sản phẩm là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà kinh doanh Nếu không cho phép hạ giá bán trong những tình huống ấy, có thể sẽ gây ra lãng phí hoặc gây

ra thiệt hại cho doanh nghiệp; hoặc do doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường bằng việc tổ chức khuyến mại trong giới hạn cho phép của pháp luật Như vậy, ở chừng mực nào đó, pháp luật Việt nam cũng đã cân nhắc đến ý chí đích thực của doanh nghiệp thực hiện hành vi bằng cách loại bỏ những tình huống đặc biệt ra khỏi phạm vi của

sự vi phạm

2 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng

a Áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng.

Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sau đây:

- Chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ

đã mua trước đó;

- Không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán buôn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá

thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó ( theo khoản 1 điều 27 nghị định 116/2005/NĐ-CP)

- Hành vi xảy ra khi doanh nghiệp độc quyền đóng vai trò là người mua hàng hóa, dịch vụ

- Giá mua trong giao dịch bị ép xuống thấp hơn giá thành của sản phẩm

- Hành vi gây thiệt hại cho khách hàng Thiệt hại khách hàng phải gánh chịu là sự chênh lệch giữa giá thành và giá thực tế đã bán cho doanh nghiệp Nói cách khác khoản lỗ của khách hàng chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được

Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp duy nhất thu mua lúa gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tại thời điểm tháng 7/2016 giá gạo loại dẻo 64 trên thị trường là

10000 đồng 1 kg nhưng doanh nghiệp A chỉ mua của người nông dân với giá 6000 đồng 1

kg Vì không còn doanh nghiệp nào thu mua nên người dân buộc phải bán cho doanh nghiệp A dù biết rằng doanh nghiệp A đã ép giá xuống thấp hơn giá thị trường

b Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí gây thiệt hại cho khách

Trang 6

Khoản 2 điều 27 Nghị Định 116/ NĐ-CP quy định: “Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch

vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hóa, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp

và thõa mãn hai điều kiện sau đây:

• Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5% hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó

• Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ

đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.”

- Sự tăng giá của sản phẩm liên quan.Theo đó, trong thời hạn tối thiểu 60 ngày liên tiếp, giá bán lẻ trung bình của hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường liên quan đã tăng vượt quá 5% so với thời gian trước thời gian tối thiểu đó

- Sự tăng giá là không hợp lý, hiện tượng tăng giá xảy ra khi mức cầu hàng hóa không tăng đột biến vượt quá năng lực sản xuất của doanh nghiệp hoặc công suất thiết kế của doanh nghiệp và không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời hạn tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá

Các doanh nghiệp có vị hí độc quyền đã áp đặt và khống chế giá bán các sản phẩm của mình ra thị trường với giá bất hợp lý mà buộc khách hàng phải lệ thuộc bởi giá bán đó của doanh nghiệp Lạm dụng vị trí độc quyền trong một thị trường liên quan chỉ có duy nhất một sản phẩm của mình, theo nhu cầu thì buộc người mua phải lệ thuộc vào doanh nghiệp nên doanh nghiệp đã có hành vi áp đặt giá bán

Ấn định giá bán lại là thỏa thuận dọc giữa nhà sản xuất với người phân phối sản phẩm của họ Các chủ thể này ở cấp độ khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm Giá bán lại là kết quả của sự áp đặt của nhà sản xuất đối với người phân phối, thiếu vắng yếu tố tự nguyện,tự do ý chí của ngưới phân phối trong việc xác định mức giá bán lại Theo đó, với vị trí độc quyền thì doanh nghiệp không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức đã quy định trước Nhà phân phối và nhà bán lẻ chỉ còn có thể bán lại hàng hóa với giá bằng hoặc cao hơn mức giá sàn đã được doanh nghiệp

ấn định Với hành vi này doanh nghiệp đã không gây thiệt hại trực tiếp cho nhà phân phối, các nhà bán lẻ mà buộc họ phải họp tác với mình để bóc lột khách hàng mua lại hàng hóa

c Ấn định giá bán lại tối thiểu

Khoản 3 điều 27 Nghị Định 116/NĐ-CP quy định: “Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước.”

Trang 7

Ấn định giá bán lại là thỏa thuận dọc giữa nhà sản xuất với người phân phối sản phẩm của họ Các chủ thể này ở cấp độ khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm Giá bán lại là kết quả của sự áp đặt của nhà sản xuất đối với người phân phối, thiếu vắng yếu tố tự nguyện,tự do ý chí của ngưới phân phối trong việc xác định mức giá bán lại Theo đó, với vị trí độc quyền thì doanh nghiệp không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức đã quy định trước Nhà phân phối và nhà bán lẻ chỉ còn có thể bán lại hàng hóa với giá bằng hoặc cao hơn mức giá sàn đã được doanh nghiệp

ấn định Với hành vi này doanh nghiệp đã không gây thiệt hại trực tiếp cho nhà phân phối, các nhà bán lẻ mà buộc họ phải họp tác với mình để bóc lột khách hàng mua lại hàng hóa

Ví dụ: Các sản phẩm hóa của mĩ phẩm của P&G được công ty xác định giá ngay trên

bao bì sản phẩm, nhà phân phối chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm với mức giá được xác định cụ thể Cách thức này còn ngăn chặn những hành vi lừa lối, nói thách của các cửa hàng tiêu thụ để lừa dối khách hàng

3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng

Điều 18 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định về hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng cụ thể như sau:

Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa dịch vụ gây thiệt hại cho khách hàng

là hành vi giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả tạo để tạo sự khan hiếm trên thị trường, làm biến động quan hệ cung cầu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp

có vị trí độc quyền, gồm những hành vi sau:

Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn

về kỹ thuật; hoặc không có tình trạng khẩn cấp

Hành vi được xác định bằng hiện tượng lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trên thị trường giảm so với trước đó Vì vậy để xác định doanh nghiệp có vi phạm hành vi này hay không thì cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra các số liệu về lượng( số lượng, khối lượng…) hàng hóa, dịch vụ đang được cung ứng trên thực tế để tiến hành so sánh với số lượng, khối lượng của năm trước đó Vấn đề được đặt ra ở đây là đối với hành vi này thì có cần phải xác định lượng sản phẩm giảm xuống tới mức nào thì bị coi là vi phạm Phân tích quy định ở Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP về hành vi, ta có thể thấy rằng pháp luật chỉ

Trang 8

quan tâm đến hiện tượng giảm sản lượng mà không quy định mức giảm cụ thể là bao nhiêu Điều đó có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền chỉ cần xác định doanh nghiệp có hiện tượng chủ động cắt giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ so với trước đó là đủ để kết luận về dấu hiệu vi phạm của hành vi Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ bị coi là vi phạm khi hành vi cắt giảm sản lượng của họ được thực hiện trong điều kiện hoàn toàn bình thường của thị trường, cụ thể là trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật; hoặc không có tình trạng khẩn cấp

Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp độc quyền về lĩnh vực B trong năm 2014 doanh nghiệp cung cấp ra thị trường 500.000.000 sản phẩm nhưng đến năm 2015 mặc dù không có biến động về cung cầu; không khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch hịa; không có

sự cố lơn về kỹ thuật và tình trạng khẩn cấp nào nhưng sản lượng cung cấp chủa doanh nghiệp A lại giảm xuống còn 400.000.000 sẩn phẩm

Ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường

Ở đây ta thấy hành vi này là việc doanh nghiệp có vị trí độc quyền ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mà hậu quả của nó là tạo sự khan hiếm trên thị trường Luật không quy định thể nào là mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.Mà ta

có thể hiểu khan hiếm là tình trạng thiếu hẳn so với nhu cầu của thị trường, lượng hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phải ở mức chênh lệch đáng kể so với nhu cầu của thị trường

Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường

găm hàng lại không bán là hành vi giữ lại hàng hóa không chịu đưa ra bán nhằm mưu lợi riêng Như vậy, để xác định hành vi vi phạm, trước hết cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chứng minh rằng doanh nghiệp có vị trí độc quyền đã sản xuất hoặc thu mua hàng hóa nhưng lưu kho không đưa ra thị trường

Ví dụ: doanh nghiêp có vị trí độc quyền A đang có hàng hóa nhưng lại không bán ra thị trường

Hành vi giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng

Là những hành vi của doanh nghiệp tự giới hạn vùng thị trường mua hoặc bán hàng hóa, dịch vụ, việc giới hạn thị trường có thể là giới hạn khả năng cung ứng theo khu vực địa lý hoặc mang tính chất của sự phân biệt bằng cách từ chối mua theo nguồn cung ứng Các dạng hành vi cơ bản của nhóm này gồm:

Trang 9

Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định

Hành vi xảy ra khi doanh nghiệp đóng vai trò là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường theo đó doanh nghiệp chia thị trường địa lý thành các khu vực riêng biệt và chỉ cung ứng trong một hoặc một số khu vực nhất định

Ví dụ: doanh nghiệp có vị trí độc quyền A kinh doanh sản phẩm B nhưng chỉ bán cho tỉnh Đồng Nai, Bạc Liêu, Kiên Giang còn những khu vực còn lai thì không bán

Chỉ mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra

Đây được xem là một hành vi giới hạn thị trường thông qua hình thức vi phạm là giới hạn nguồn cung và nó còn có dấu hiệu của sự phân biệt một cách không công bằng giữa các nguồn cung hàng hóa, dịch vụ, từ đó đẩy cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp vào tình trạng không bình đẳng

Ví dụ: doanh nghiệp A này có vị trí độc quyền và chỉ doanh nghiệp A này mua hàng hóa của doanh nghiệp B, C,D nhưng lại chỉ mua hàng hóa của B,C mà không mua của D mặc dù 3 doanh nghiệp này đều có lượng hàng hóa chất lượng như nhau

Hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng

Trong thị trường cạnh tranh các doanh nghiệp không ngừng đầu tư, phát triển khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng lực nội tại nhằm tìm kiếm lợi thế trong kinh doanh bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên, để cản trở cạnh tranh doanh nghiệp có vị trí độc quyền đã không chế khả năng phát triển kỹ thuật, công nghệ trên thị trường liên quan, bằng các vi phạm sau:

 Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy khoặc không sử dụng

Là việc các doanh nghiệp có vị trí độc quyền mua các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ich, kiểu dáng công nghiệp về nhưng không sử dụng, áp dụng nó mà lai tiêu hủy nó hoặc không sử dụng Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, làm cho kinh tế dừng chân tại chỗ thậm chí là thụt lùi

 Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó

Trang 10

Nếu như hành vi trên mang bản chất ngăn cản sự ứng dụng của các thành quả sáng tạo

kỹ thuật, công nghệ vào thực tiễn thì trong hành vi này, doanh nghiệp vi phạm lại thực hiện chiến lược cản trở sự nghiên cứu để phát triển công nghệ bằng những thủ đoạn mang tính ép buộc Cũng như hành vi trên hành vi này kìm hãm sự phát triển chung về trình độ

kỹ thuật, công nghệ dẫn đến việc hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường, làm cho nên kinh tế dừng chân tại chỗ không phát triển được

4 Hành vi áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau cho các giao dịch như nhau nhằm tạo sự bất hình đẳng cho khách hàng.

Điều 29 Nghị Định 116/NĐ-CP quy định: “Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là hành vi phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hóa, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác.”

Doanh nghiệp độc quyền áp đặt các điều kiện khác nhau cho các giao dịch như nhau

• Sự như nhau của các giao dịch được thể hiện:

+ Tính tương tự của sản phẩm về giá trị của sản phẩm và tính chất của sản phẩm + Tính tương tự về giá trị của giao dịch: cùng một số lượng sản phẩm cùng loại giao dịch là dịch vụ hoặc hàng hóa

+ Giao dịch được xác lập ở những điều kiện thị trường như nhau, nhu cầu thị trường của các giao dịch là giống nhau

• Nhưng lại có sự khác nhau về điều kiện thương mại như:

+ Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ: có thể với khách hàng này thì doanh nghiệp có vị trí độc quyền đòi hỏi phải đáp ứng đúng 100% yêu cầu mà mình đã đặt ra, nhưng cùng với mặt hàng đó nhưng doanh nghiệp lại chỉ yêu cầu đạt khoảng 90% yêu cầu là đã được chấp nhận thực hiện giao dịch

+ Giá: cũng tương tụ như thế, có thể với khách hàng này doanh nghiệp có vị trí độc quyền quy định một mức giá cao hoặc cũng với mặt hàng, chất lượng đó nhưng doanh nghiệp lại giảm giá cho khách hàng khác

+ Thời hạn thanh toán: với một khách hàng A doanh nghiệp thực hiện giao dịch và yêu cầu thời hạn thanh toán là 1 tháng sau khi thực hiện giao dịch Nhưng cũng với loại hàng hóa đó nhưng doanh nghiệp lại yêu cầu thời hạn thanh toán là 4 tháng sau khi thực hiện giao dịch đối với khách hàng B

• Hậu quả từ hành vi áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau cho các giao dịch như nhau

+ Tạo ra sự bất bình đẳng giữa các khách hàng

Ngày đăng: 07/12/2016, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w