1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI THỰC HÀNH TRONG BÀI “VIẾT BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH ĐÀO XUYÊ VÀ KÊNH ĐÀO PANAMA”_ĐỊA LÍ LỚP 10 BAN CƠ BẢN

17 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 189,5 KB
File đính kèm sang kien kinh nghiem_kimcuc.rar (791 KB)

Nội dung

Các dạng bài thực hành trong SGK Địa lí 10 và Địa lí 10 Nâng cao hết sức đa dạng: vẽ và nhận xét biểu đồ; phân tích lược đồ, bảng số liệu; viết báo cáo về một vấn đề kinh tế - xã hội và

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI THỰC HÀNH

TRONG BÀI

“VIẾT BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH ĐÀO XUY-Ê

VÀ KÊNH ĐÀO PA-NA-MA”_ĐỊA LÍ LỚP 10 BAN

CƠ BẢN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Cúc

Tổ bộ môn: Địa – Ngoại ngữ Mã:………

SĐT: 01683047747

Email: meomin199@gmail.com

Yên Lạc, tháng 4 năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Danh mục từ viết tắt……….1

PHẦN I

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

2

Trang 3

PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong chương trình Địa lí bậc THPT, nội dung thực hành thường chiếm 1/3 số tiết học Nội dung thực hành không chỉ có ở các bài học thực hành riêng biệt, mà còn được lồng ghép trong tất cả các bài học Các dạng bài thực hành trong SGK Địa lí 10 và Địa lí 10 Nâng cao hết sức đa dạng: vẽ và nhận xét biểu đồ; phân tích lược đồ, bảng số liệu; viết báo cáo về một vấn đề kinh tế - xã hội

và môi trường; hoàn thành sơ đồ; lập bảng tóm tắt, điền thông tin vào bảng….Những dạng bài thực hành này luôn đòi hỏi người học phải có những kĩ năng thành thạo mới hoàn thành tốt được

Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành hiện vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả học tập của học sinh chưa tương xứng với yêu cầu Đây chính là tình hình chung của các trường phổ thông ở thành phố cũng như vùng nông thôn và đặc biệt là ở vùng khó khăn.Trong các dạng bài thực hành thì dạng bài viết báo cáo ít được chú trọng nhất mà vẫn chủ yếu tập trung vào dạng bài vẽ biểu đồ để đáp ứng yêu cầu của các bài kiểm tra và thi tốt nghiệp Từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài:

“Phương pháp dạy dạng bài thực hành trong bài “Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma” _ Địa lí lớp 10 ban cơ bản”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng viết báo cáo trong giờ học trên lớp,

từ đó cũng rèn luyện khả năng sắp xếp, phân tích một vấn đề địa lí nói riêng và các vấn đề trong cuộc sống nói chung Đồng thời còn giúp học sinh thể hiện bản lĩnh, sự tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

Trang 4

Đề tài này thực hiện cho đối tượng là học sinh lớp 10 trong học tập môn

địa lý và áp dụng cho bài học thuộc phần địa lý dịch vụ, cụ thể là bài: “ Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma”

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

4.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

4.2 Phương pháp tổng hợp đánh giá

Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá

4.3.Phương pháp thực nghiệm

4.4.Phương pháp điều tra, khảo sát

PHẦN II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm phương pháp dạy thực hành

Phương pháp dạy thực hành nói chung và phương pháp dạy thực hành dạng báo cáo nói riêng là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát GV làm mẫu và thực hiện tự lực của HS dưới sự hướng dẫn của GV nhằm hoàn thành các bài tập, các công việc, từ đó hình thành các kĩ năng, kĩ xảo Thêm vào đó phương pháp dạy học thực hành còn giúp HS cũng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy để có khả năng xử lí các tình huống thực tế trong cuộc sống

1.2 Các mô hình phương pháp dạy thực hành

1.2.1 Mô hình phương pháp 3 bước

Cấu trúc mô hình phương pháp 3 bước:

4

Bước 2: Trình bày lí thuyết về bài thực hành

- Nội dung qui trình luyện tập

- Phân nhóm, giao nhiệm vụ

- Lưu ý về an toàn lao động

( Hình thức tổ chức lớp học: toàn lớp)

Bước 1: Gây động cơ

- Khơi dây sự chú ý - làm rõ kiến thức sơ bộ

- Phát biểu mục tiêu, nhiệm vụ bài thực hành

Trang 5

Nguồn: Tài liệu bài giảng Lí luận dạy học Trường Đại học sư phạm kĩ thuật

Phương pháp này có tác dụng tạo điều kiện cho học sinh phát huy các qui trình thao tác thực hành các biểu tượng và chuyển tải những tri thức thành kĩ năng thao tác thực hành Chính vì vậy học sinh còn bị động vào những gì giáo viên truyền và phải làm theo

1.2.2 Mô hình phương pháp 6 bước

Cấu trúc mô hình phương pháp 6 bước

5

Bước 3: Tổ chức luyện tập

- Học sinh luyện tập theo qui trình hướng dẫn ở bước 2

- GV quan sát và giúp đỡ

Bước 1

- Cái gì nên được làm?

- Những câu hỏi hướng dẫn

Bước 2:

- Người ta dự định trước như thế nào?

- Lập kế hoạch làm việc

Bước 6

- Cái gì phải được

làm tốt hơn ở lần

sau?

- Trao đổi với GV

1 Thông tin

2

Kế hoạch

3 Quyết định

6 Đánh giá

5 Kiểm tra

Trang 6

Nguồn: Tài liệu bài giảng lí luận dạy học đại học, trường Đại học sư phạm kĩ thuật

Ngoài mục đích hình thành kĩ năng, tổ chức dạy học thực hành theo mô hình phương pháp này còn phát triển ở học sinh năng lực hợp tác, tự thu nhận thông tin và khả năng lập kế hoạch Mô hình phương pháp 6 bước được xây dựng trên cơ sở của lí thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thông tin tài liệu để kich thích học sinh độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập

Như vậy có thể thấy: mô hình phương pháp 6 bước đã mang lại một số ưu

và nhược điểm:

- Ưu điểm: GV không còn đóng vai là là trung tâm của quá trình dạy học Từ đó tích cực hóa học sinh, rèn luyện cho học sinh tính độc lập sáng tạo

- Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và phải có đầy đủ phương tiện dạy học

1.3 Vai trò của các bài thực hành địa lí

Kĩ năng thực hành địa lí là yêu cầu không thể thiếu được của việc học môn địa lí bởi các kĩ năng là thước đo kết quả học tập của HS theo xu hướng học tập tích cực Trước đây trong chương trình và SGK địa lí thường mới chỉ chú trọng đến các bài dạy lí thuyết, mà chưa chú ý đến các bài thực hành, nên tỉ lệ các bài thực hành thường quá thấp Tuy nhiên trong những năm gần đây tỉ lệ bài thực hành địa lí lớp 10 đã tăng lên đáng kể (tăng 7 bài so với chỉ có 1 bài ở SGK cũ)

và có nhiều dạng thực hành khác nhau, trong đó có cả dạng viết báo cáo

Ngoài ra, trong thời gian đây, bài thực hành thường chiếm 30-40% tổng số điểm trong các đề thi tôt nghiệp, thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng

Các bài thực hành địa lí 10, một mặt vừa cũng cố kĩ năng mà HS đã làm quen

từ THCS, một mặt bước đầu cung cấp những kĩ năng mới cho HS Những kĩ năng đó sẽ là tiền đề, cơ sở cho HS tiếp tục tìm hiểu những kĩ năng cao hơn khi

6

Bước 4:

- Hoàn tất chi tiết

- Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3:

- Xác định con đường hoàn thành

và phương tiện hỗ trợ

- Trao đổi với GV

Bước 5

- Nhiệm vụ được

hoàn thành chính

xác?

- Phiếu kiểm tra

4 Thực hiện

Trang 7

lên lớp 11, 12.Vì vậy,các bài thực hành địa lí nói chung và bài thực hành viết báo cáo nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng

1.4 Thực trạng dạy thực hành địa lí lớp 10 ban cơ bản

Một quan niệm khá phổ biến xuất phát từ phương pháp dạy học truyền thống, cho rằng thực hành chỉ là một bài học vận dụng tri thức, có mục đích cũng cố kiến thức và kĩ năng đã học Với quan niệm đó, bài thực hành không đem lại kiến thức gì mới cho HS, cũng không làm cho HS thấy hứng thú Khi dạy thực hành, GV thường coi nhẹ và xem nó như bài tập tự làm bình thường của HS, GV không cần chuẩn bị, nhiều GV dạy bài thực hành cũng giống như dạy lí thuyết Bên cạnh đó, không ít GV chưa hiểu biết nội dung, yêu cầu của bài thực hành nên khi dạy còn lúng túng về phương pháp dạy thường qua loa theo lối thuyết trình, GV làm việc nhiều, còn HS không chịu thao tác, ỷ lại cho Thầy

Về mặt nhận thức, đa số GV đều cho rằng chương trình và SGK địa lí 10 hiện nay về nội dung và yêu cầu của bài thực hành cao, một số dạng thực hành không cần thiết vì không có trong cấu trúc đề thi (dạng viết báo cáo) Dạy thực hành đòi hỏi đầu tư công sức và kĩ thuật nhiều trong khi điều kiện của một số trường ở những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa còn thiếu

Thực tế khi dạy các bài thực hành (kể cả dạng viết báo cáo), đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát huy tư duy, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

2.1 Phân loại dạng bài thực hành trong chương trình địa lí lớp 10 cơ bản

Trong chương trình địa lí lớp 10 gồm 7 bài thực hành được xếp vào 3 dạng:

2.1.1 Dạng bài thực hành vẽ biểu đồ

- Bài 30 Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia

- Bài 34 Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

2.1.2 Dạng bài thực hành đọc bản đồ, biểu đồ

- Bài 4 Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa

lí trên bản đồ

- Bài 10 Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ

- Bài 14 Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

- Bài 25 Thực hành: Phân tích phân bố dân cư trên thế giới

2.1.3 Dạng bài thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama

7

Trang 8

2.1.3 Dạng bài thực hành viết báo cáo

Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào

Panama

2.2 Vận dụng mô hình 6 bước vào dạy bài thực hành “Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama”

đóng cửa…

Học sinh thực sự là trung tâm trong mô hình phương pháp 6 bước, hầu hết các công việc HS phải tự thực hiện, GV chỉ đề ra hướng thực hiện và can thiệp ở mức độ vừa phải

- Bước 1 (thông tin): GV hướng dẫn gợi mở dựa trên yêu cầu của đề bài: cái gì

cần phải làm? Để từ đó hướng tới nhiệm vụ mà HS cần phải thực hiện

- Bước 2 (lập kế hoạch thực hiện): GV giao việc cho HS để tiến hành làm bài

- Bước 3 (quyết định): HS trao đổi những thắc mắc, những vấn đề chưa rõ với

GV Từ đó quyết định cách thức tiến hành và làm như thế nào?

- Bước 4 (hoàn tất chi tiết): Dựa trên những gì đã trao đổi với GV, HS tiến

hành làm bài

- Bước 5 (kiểm tra): GV sẽ kiểm tra phần làm việc của HS, tiến hành chuẩn

kiến thức

- Bước 6 (đánh giá): GV nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của HS

Cụ thế:

Bước 1: Thông tin (5 phút): GV cung cấp những yêu cầu của bài thực hành Bài tập 1:

a Hãy xác định vị trí của kênh đào Xuy-ê trên bản đồ các nước trên thế giới và bản đồ tự nhiên thế giới?

b Cho bảng số liệu (SGK):

+ Hãy tính quãng đường vận chuyển được rút ngắn bao nhiêu hải lí và bao nhiêu % so với tuyến vòng qua Châu Phi?

+ Sự hoạt động của kênh đào Xuy-ê đã đem lại những lợi ích gì cho ngành hàng hải thế giới?

+ Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời kì 8 năm (1967-1975) do chiến tranh, thì

sẽ gây những tổn thất kinh tế như thế nào đối với Ai Cập, đối với các nước ven Địa Trung Hải và biển Đen?

c Trên cơ sở các thông tin trên, hãy hoàn thiện một bài viết ngắn về kênh Xuy-ê

Bài tập 2:

a Hãy xác định vị trí của kênh đào Panama trên bản đồ các nước trên thế giới và bản đồ tự nhiên thế giới?

b Cho bảng số liệu (SGK)

8

Trang 9

+ Hãy tính quãng đường vận chuyển được rút ngắn bao nhiêu hải lí và bao nhiêu phần trăm so với tuyến vòng qua Nam Mĩ

+ Sự hoạt động của kênh đào Panama đã đem lại những lợi ích gì cho sự tăng cường giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu á- thái bình dương với nền kinh

tế Hoa kì?

c Trên cơ sở các thông tin trên, hãy hoàn thiện một bài viết ngắn về kênh đào Panama

GV: Chúng ta vẫn thường nghe đến những kênh đào trên sông để phục vụ cho

việc tưới tiêu trong nông nghiệp Tuy nhiên 2 kênh đào này lại được đào thông qua biển và đại dương, để hoàn thành 2 kênh đào này đã tốn rất nhiều về sức người, sức của Vậy tại sao người ta lại xây dựng 2 kênh đào xuyên biển?

Bước 2: Lập kế hoạch làm việc (5’): GV chia nhóm làm việc.

GV: chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1 và 3: Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê

+ Nhóm 2 và 4: Tìm hiểu về kênh đào Panama

GV: Yêu cầu mỗi nhóm lên xác định vị trí 2 kênh đào (GV chuẩn bị bản đồ) GV: Chuẩn kiến thức: chỉ trên bản đồ (Vị trí của kênh đào Xuy-ê: cắt ngang

eo đất Xuy-ê, nằm phía đông bắc Châu Phi, nối biển đỏ với Địa Trung Hải thuộc chủ quyền Ai cập; Vị trí kênh đào Panama nằm ở cực nam của eo đất Trung Mĩ nối liền Đại Tây dương với Thái Bình Dương Thuộc chủ quyền Panama

GV: Các nhóm tiến hành làm việc:

+ Nhóm 1 và 3: Tiến hành xử lí quãng đường rút ngắn của kênh đào Xuy-ê

sau đó viết bào cáo trong thời gian 15 phút vào giấy A4

+ Nhóm 2 và 4: Tiến hành xử lí 5 tuyến đầu tiên của kênh đào Panama Sau

đó viết báo cáo trong 15 phút vào giấy A4

Bước 3: Quyết định (10’): Các thành viên trong nhóm trao đổi với nhau về cách làm bài: cách xử lí, viết báo cáo.

Trong thời gian các nhóm làm việc, trao đổi với nhau, GV đi quan sát từng nhóm và trả lời những thắc mắc của HS

Bước 4: Hoàn tất chi tiết (15’): Các nhóm hoàn thành bài tập

Các nhóm tiếp tục phân công nhau hoàn thành bài tập

Bước 5: Kiểm tra đánh giá (5’): Sau khi các nhóm nộp bài, GV kiểm tra và yêu cầu 1 nhóm lên báo cáo GV chuẩn kiến thức.

Bước 6: Đánh giá (5’): GV nhận xét phần làm việc của các nhóm

Các nhóm tự rút ra những lỗi sai và chưa hoàn chỉnh

GV: Tổng kết những lỗi mà các nhóm mắc phải để rút kinh nghiệm HS trao

đổi những thắc mắc của nhóm với GV (Nếu không kịp giờ HS và GV có thể trao đổi với nhau qua email hoặc một buổi khác)

3 Kết quả thực nghiệm

9

Trang 10

Hiệu quả của của phương pháp được kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm 3.1 Mục đích thực nghiệm

Trong đề tài thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp 6 bước trong việc dạy bài thực hành

“Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma”_ Địa lý lớp 10 ban cơ bản so với cách sử dụng truyền thống để chứng minh tính đúng đắn và tính khả thi của giả thiết đã đưa ra

3.2 Phương pháp thực nghiệm

Các lớp được chọn tiến hành thực nghiệm được chia làm 2 nhóm lớp:

- Nhóm lớp thực nghiệm: dạy học sử dụng phương pháp 6 bước

- Nhóm lớp đối chứng: dạy học theo phương pháp truyền thống

3.3 Quy trình thực nghiệm

3.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm

3.3.1.1 Chọn lớp thực nghiệm

Tại trường THPT Đồng Đậu tôi chọn 1 lớp thực nghiệm có lực học tốt hơn (10A1) và 1 lớp đối chứng có lực học yếu hơn (10A2) Các lớp được chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trình độ học lực và hạnh kiểm giữa hai lớp không có sự chênh lệch đáng kể

- Sĩ số học sinh giữa hai lớp tương đương nhau

- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thực nghiệm giữa hai lớp tương đương nhau

3.3.1.2 Chọn giáo viên thực nghiệm

Để đảm bảo tính ổn định tôi chọn ở trường THPT Đồng Đậu 2 giáo viên trực tiếp giảng dạy ở 2 lớp khác nhau, 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng

3.2.2 Tổ chức thực nghiệm

Công tác thực nghiệm được tổ chức đôi với 2 giáo viên dạy ở 2 lớp khác nhau Lớp thực nghiệm có sử dụng phương pháp 6 bước theo giáo án do tôi thiết

kế, lớp đối chứng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống theo giáo án của giáo viên

3 4 Kết quả thực nghiệm

3.1 Về mặt định lượng:

Bài thực hành được tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A1 (năm học 2012-2013) với mô hình phương pháp 6 bước Lớp đối chứng là 10A2 dạy theo bài giảng truyền thống Kết quả thu được như sau:

Điểm

Lớp

10A1*

10

Ngày đăng: 07/12/2016, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng phúc, (2001), Lý luận dạy học Địa lí (phần đại cương), NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
2. Lê Thông (chủ biên), (2006) SGK địa lí lớp 10, NXB Gíao dục Khác
3. Lê Thông (chủ biên), (2006) Sách giáo viên Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục 4. Nguyễn Văn Tuấn, (2009), Tài liệu bài giảng Lí luận dạy học (phần đại cương), trường Đại Học sư phạm kĩ thuật TPHCM Khác
5. Nguyễn Đức vũ (chủ biên), (2008), dạy và học thực hành Địa lí 10, 11 NXB Giáo dục Khác
6. Nguyễn Chí Tuấn, (niên khóa 2000-2004), Phương pháp rèn luyện kĩ năng Địa lí lớp 10 thí điểm ban KHTN, khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TPHCM Khác
1. Qua tiết học này, em tiếp thu bài được bao nhiêu %?a. >75%b. Từ 50-70%c. <50% Khác
2. Em có cảm thấy hứng thú với bài thực hành này không?a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thường d. Không hứng thú Khác
3. Với một bài thực hành em thấy GV làm tất cả hay chỉ hướng dẫn cho HS tự làm thì sẽ giúp cho việc rèn luyện kĩ năng của bản thân?a. GV hướng dẫn b. GV làm tất cả Khác
4. Em có thích học bài thực hành theo cách tổ chức như thế này không?a. Thích Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w