Bục giảng đôi lời thầy nhắn gửi Thềm bàn nước mắt chúng em trôi Bên thềm lá rủ còn vương vấn Bụi phấn rơi rơi lặng lẽ trôi Nếu dẫu sau này có đổi thay Nhớ trường nhớ lớp một lần thôi… Câ
Trang 1HUỲNH THỊ DIỄM MI
VĂN HỌC 8A
MSSV: 13D220330040
Câu 1: Sáng tác 3 bài thơ:
THỂ TỰ DO:
Bốn năm đã trôi qua Chúng ta phải chia xa Đến bao giờ gặp lại Nay chỉ còn câu ca
Vẫy tay chào! Vẫy tay chào! Hàng cây xanh trước cổng Với biết bao kĩ niệm Gửi lời yêu mái trường Gửi cả lời thương nhớ Cho cả bạn và tôi…
THỂ LỤC BÁT:
Về thăm mái ngói trường xưa Nghe đâu giọng nói đong đưa tiếng thầy Hàng cây phượng vĩ còn đây Tiếng cười khúc khích đâu đây gọi về
THỂ BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT :
Đong đưa bài giảng nhớ thầy tôi Phút cuối chia tay lớp lặng ngồi
Trang 2Bục giảng đôi lời thầy nhắn gửi Thềm bàn nước mắt chúng em trôi Bên thềm lá rủ còn vương vấn Bụi phấn rơi rơi lặng lẽ trôi Nếu dẫu sau này có đổi thay Nhớ trường nhớ lớp một lần thôi…
Câu 2: Phân tích bài thơ “Đi Giữa Đường Thơm” của Huy Cận:
Đường trong làng/: hoa dại/ với mùi rơm…
Người cùng tôi/ đi dạo/ giữa đường thơm, Lòng giắt sẵn/ ít hương hoa/ tưởng tượng
Đất thêu nắng/, bóng tre/, rồi bóng phượng Lần lượt buông màn/ nhẹ vướng chân lâu:
Lên bề cao/ hay đi/ xuống bề sâu?
Không biết nữa/ – Có chút gì/ làm ngợp Trong không khí/… hương với màu/ hòa hợp…
Một buổi trưa/ không biết/ ở nơi nào, Như buổi trưa/ nhè nhẹ/ trong ca dao,
Có cu gáy/, có bướm vàng/ nữa chứ
Mà đôi lứa/ đứng bên vườn/ tình tự
Buổi trưa này/ xưa kia/ ta đã đi Phải cùng chăng?/ Lòng nhớ rõ/ làm chi!
Chân bên chân/, hồn bên hồn/, yên lặng, Người cùng tôi/ đi giữa/ đường rải nắng,
Trang 3Trí vô tư/ cho da/ thở hương tình, Người khẽ nắm tay/, tôi khẽ nghiêng mình
Như sắp nói/, nhưng mà không/ – khóm trúc Vừa động lá/, ta nhận vào/ một lúc
Cả không gian/ hồn hậu/ rất thơm tho Gió hương đưa mùi/, dìu dịu phất phơ…
Trong cảnh lặng/, vẫn đưa mùi/ gió thoảng…
Trí bâng quơ/ nghĩ thoáng/ nhưng buồn nhiều:
“Chân hết đường/ thì lòng/ cũng hết yêu”
Chân đang đứng/ bỗng e dè/ đứng lại -Ở giữa đường làng/, mùi rơm/, hoa dại…
Bài thơ “Đi giữa đường thơm” của Huy Cận thuộc thể thơ tám chữ, là một thể thơ
thể hiện rõ nhu cầu cách tân thơ ca của các tác giả trong phong trào Thơ mới, do dung lượng phóng khoáng nên phù hợp với cảm xúc của tác giả khi nhớ lại kĩ niệm trên con đường đầy hoa dại, bướm vàng với một trưa nắng nhưng tác giả mãi không quên được, một tâm trạng day dứt, đau khổ Mỗi câu thơ gồm 8 âm tiết
Xét về luật bằng trắc của thể thơ tám chữ thì căn cứ vào nhịp của bài thơ Nếu trong bài thơ ngắt nhịp 3/2/3 thì xét chữ ở vị trí 3, 5, 8 ( B – T – B hoặc T – B – T), còn nhịp 3/3/2 thì xét chữ ở vị trí 3, 6, 8 ( B – T – B hoặc T – B – T) Còn nhịp 4/4 thì ở vị trí
4, 8 có thể là B – T, ngược lại T – B, hoặc B – B cũng được Điển hình ở đoạn đầu của bài thơ đã thể hiện rõ điều đó:
Đường trong làng/: hoa dại/ với mùi rơm…(3/2/3)
B T B
Người cùng tôi/ đi dạo/ giữa đường thơm, (3/2/3)
B T B
Lòng giắt sẵn/ ít hương hoa/ tưởng tượng (3/3/2)
Trang 4Đất thêu nắng/, bóng tre/, rồi bóng phượng (3/2/3)
T B T
Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu (4/4)
Ở nhịp 3/2/3 thì có sự luân phiên giữa B – T – B hoặc T – B – T ở vị trí 3, 5, 8 Còn nhịp 3/3/2 cũng có sự luân phiên nhưng sự luân phiên ở vị trí 3, 6, 8
Đối với vần chân thì bài thơ “Đi giữa đường thơm” được Huy Cận sử dụng dạng
thức gieo vần liên tiếp: rơm – thơm, tượng – phượng, lâu – sâu, ngợp – hợp, nào – dao, chứ - tự, đi – chi, lặng – nắng, tình – mình, trúc – lúc, tho – phơ, nhiều – yêu, lại – dại Ngoài ra, trong bài thơ có vần lưng được thể hiện qua 4 câu thơ trong bài thơ:
Đất thêu nắng, bóng tre, rồi bóng phượng Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu:
Và:
Trong cảnh lặng, vẫn đưa mùi gió thoảng…
Trí bâng quơ nghĩ t hoáng nhưng buồn nhiều:
Huy Cận đã vần tiếng 8 câu trên với tiếng 5 hay 6 câu dưới để tạo thêm âm điệu cho bài thơ tám chữ Bài thơ có vần chân thì các câu thơ sẽ mốc nhau tạo sự chặt chẽ giữa các câu thơ, trong bài thơ có vần lưng thì chất nhạc sẽ dồi dào hơn rất nhiều
Cách ngắt nhịp của thể thơ tám chữ rất đa dạng, cụ thể là nhịp trong bài thơ rất uyển chuyển, linh hoạt, phổ biến nhất là nhịp 3/2/3, nhưng cũng có những câu thơ sử dụng nhịp 3/3/2 Bên cạnh đó, còn nhịp 4/2/2 là nhịp biến thể và có 2 câu thơ ngắt nhịp 4/4 do cảm xúc của nhà thơ chi phối:
4/2/2:
Ở giữa đường làng/, mùi rơm/, hoa dại…
4/4:
Lần lượt buông màn/ nhẹ vướng chân lâu:
Trang 5Người khẽ nắm tay/, tôi khẽ nghiêng mình.
Gió hương đưa mùi/, dìu dịu phất phơ…
Nhịp điệu phong phú như vậy đã giúp tác giả thể hiện tinh tế những tình cảm của tác giả dành cho vẻ đẹp thiên nhiên hoang dại, dân dã với con đường trong làng đầy
những hình ảnh hoa dại với mùi rơm… “Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm”.
Thể thơ tám chữ có số chữ chẵn nên dễ xây dựng các hình thức đối xứng trong câu
thơ, trong bài thơ “Đi giữa đường thơm” của Huy Cận có đối xứng trong 2 câu thơ sau:
Lên bề cao hay đi xuống bề sâu?
Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình
Bài thơ có lời thơ dung dị, tự nhiên, gần gũi với đời sống hằng ngày của con người nhưng không vì thế mà làm giảm nét đặc sắc của bài thơ mà nó vẫn giàu chất nhạc, trong bài thơ tác giả dùng các hình ảnh giản dị: có cu gáy, có bướm vàng, đôi lứa…phong cảnh làng quê yên bình, hữu tình nhưng có sự hòa hợp giữa tình yêu đôi lứa với tình quá mộc mạc, gần gũi, tuyệt diệu Qua đó, cảm xúc nhà thơ được bộc lộ một cách hồn hậu và chân thành:
“Một buổi trưa không biết ở nơi nào, Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự.
Buổi trưa này xưa kia ta đã đi Phải cùng chăng? Lòng nhớ rõ làm chi!”
Ngoài ra, với mỗi dòng thơ gồm có 8 âm tiết, tuy không dài cũng không ngắn nhưng nó đủ khả năng diễn đạt tốt về mạch cảm xúc hay dòng suy nghĩ của tác giả mà không bị ngắt quãng khi được chen vào thơ, điều đó được thể trong bài thơ như sau:
Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu:
Lên bề cao hay đi xuống bề sâu?”
Nhà thơ thường chọn những khoảng cách vô tận của không gian bên ngoài đi vào
thể giới nội tâm để diễn tả nỗi cô đơn, day dứt đến tột cùng như: lên – xuống, cao – sâu.
Trang 6Bài thơ “Đi giữa đường thơm” của Huy Cận đã diễn tả cảnh thiên nhiên, tác giả
đang đi trên con đường tình yêu, trong tình yêu lúc nào cũng lãng mạn và hòa hợp Tác giả đã quyện cảnh làng quê, tình yêu với nhau và cùng lan tỏa vào thời gian, không gian làm cho câu thơ sinh động Đặc biệt, tác giả đã sử dụng thành công thể thơ tám chữ qua luật, vần, nhịp, đối xứng trong câu thơ, lời thơ gần gũi, tự nhiên đã giúp tác giả bộc lộ được những tình cảm chân thành của mình vào bài thơ