1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài tập các thể thơ việt nam

4 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 21,77 KB

Nội dung

Phân tích bài thơ tự chọn bài thơ “Làm Lẽ - Hồ Xuân Hương”Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ nổi tiếng được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" với những bài thơ đa phần là thể bát cú đường luật

Trang 1

Họ Tên: Nguyễn Hữu Hiếu Nghĩa

Lớp: Văn học 8a

Mã số sinh viên: 13D220330046

Môn học: Các thể thơ Việt Nam

Bài làm Câu 1 Bài thơ lục bát.

Bốn năm cứ nghĩ là dài Tháng ngày học mãi học hoài chẵng xong

Giờ thì lại nhớ lại mong Mái trường xưa cũ phượng hồng mùa thi Phượng hồng buổi ấy chia ly

Để rồi nổi nhớ khắc ghi cõi lòng

Câu 2 Thơ tự do ( thơ 6 chữ)

Kỷ niệm im lìm rêu phủ Sân trường cũ ta vui chơi Cánh phượng rơi như nhắn nhủ Tình bạn cũ mãi không vơi

Câu 3 Thơ thất ngôn bát cú.

Còn mãi trong tôi kỷ niệm vàng, Tây Đô xuân hết đón hạ sang

Ve kêu ra rả năm dần hết, Tiếng trống tùng tùng tiết học tan Yêu lớp thương thầy lòng tím ruột, Mến trường nhớ bạn dạ bầm gan Nhắn về nơi ấy ai còn nhớ, Còn mãi riêng tôi kỷ niệm vàng

Trang 2

Câu 4 Phân tích bài thơ tự chọn (bài thơ “Làm Lẽ - Hồ Xuân Hương”)

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ nổi tiếng được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" với những bài thơ đa phần là thể bát cú đường luật nhưng lại viết bằng chữ Nôm

đã làm nên một nét riêng biệt so với thể đường luật của Trung Hoa Bài "Làm Lẽ" của bà

là một trong những bài thơ tiêu biểu

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong

Bài thơ có tiếng thứ hai của câu đầu là từ "đắp" mang vần trắc và tiếng cuối của các câu thứ một-hai-bốn-sáu-tám mang vần bằng nên bài thơ này được viết theo luật trắc vần bằng trong bài thơ sử dụng vần chân và tác giả dùng vần "ung" ở hai câu đầu

và vần "ông" ở câu bốn-sáu-tám để tạo liên kết chặc chẽ của cả bài thơ Bài thơ được ngắt theo nhịp bốn-ba nhịp chuẩn của bài thơ đường luật nhằm tạo nghĩa, xây dựng cho

từng câu thơ của toànbài thơ "Làm lẽ" có bố cục bốn phần tiêu biểu của thể thơ bát cú

đường luật

Hai câu đề nêu lên cảnh ngộ của thân phận làm lẽ:

"Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chông chung"

Chỉ bằng hai câu đề thôi thì Hồ Xuân Hương đã cho chúng ta thấy được

mộtcuộc sống bất công , đau khổ của người làm lẻ bằng hình ảnh đối lập nhau “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” Và cái lạnh trong câu thơ không chỉ là lạnh về thể xác bên

ngoài mà nó còn là cái lạnh trong tâm hồn người phụ nữ Để thoát khỏi sự bất công đó nhà thơ đã lên tiếng chữi lại cái kiếp sống đáng nguyền rủa bằng những câu từ cực kì sắc “chém, cái, kiếp và lấy” toàn là bốn vần trắc

Hai câu thơ tiếp theo là hai câu thực nỗi niềm than trách cho cảnh làm vợ lẻ phải chịu nhiều thiệt thòi:

Trang 3

"Năm thì mười họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không"

Bằng cách chơi chữ gợi lên thời gian như “năm thì mười họa” hay “một tháng đôi lần” Hồ Xuân Hương đã diễn tả sự thưa thớt của việc gặp mặt và chăn gối của vợ

chồng ,một việc rất hiếm đối với những cặp vợ chồng khác Người phụ nữ trong bài thơ phải chịu cảnh phòng không gối chiếc và để cho tuổi xuân của mình trôi qua lặng lẻ

Hai câu luận là nổi tiếc nuối trăn trở của việc đi làm lẽ:

"Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công"

Ở hai câu này nhà thơ đã chỉ rỏ giá trị của người Vợ lẽ chẳng qua là một người “ làm mướn”, một người ở, mà còn tệ hơn người làm mướn là “ mướn không công” Thật

là hẩm hiu, tủi nhục Những điệp từ “ xôi, xôi”, “ mướn, mướn” tạo ra âm điệu day dứt, đay nghiến , uất hận của kiếp làm lẽ

Hai câu kết là tiếng nấc nghẹn lòng cho số phận muỗn thoát khỏi thân phận làm lẽ:

"Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong"

Để khép lại hai câu kết Hồ Xuân Hương đã nhìn nhận lại thân phận “làm lẽ” của mình để rồi ngậm ngùi mà nghĩ rằng “ Thà trước thôi đành ở vậy xong” Người đàn bà với thiên chức làm vợ, làm mẹ mà “ ở vậy” là bi thảm nhất, vậy mà làm lẽ lại còn bi thảm hơn Thế mới càng thấy “ kiếp lấy chồng chung” cay nghiệt đến chừng nào!

Bài thơ xuất hiện cặp câu đối nhau là cặp câu luận ở vị trí câu thứ hai-tư sáu của câu luận thứ nhất lần lượt là “Trắc-Bằng-Trắc” thì ở câu luận thứ hai các vị trí này lần lượt là “Bằng-Trắc-Bằng”, ở đây đối như vậy được gọi là đối thanh Về luật ở thơ Đường luật có quy luật là "nhất tam ngũ" bất luận "nhị tứ lục phân minh" có những là ở

vị trí một-ba-năm của các câu thơ thì không cần theo luật nhưng ở vị trí hai-bốn-sáu thì buộc phải theo luật chính điều này đã góp phần tạo sự luân phiên bằng-trắc giữa các câu tao sự nhịp nhàng, hoài hòa, vần đối Cũng như bài thơ Bát cú Đường luật khác" Làm lẽ " của Hồ Xuân Hương cũng có niêm giữa các cặp câu hai-ba, bốn-năm, sáu-bảy, một-tám Đối với các cặp câu hai-ba thì từ thứ hai mang vần bằng, câu thứ

Trang 4

bốn-năm thì từ thứ hai mang vần trắc, cứ như vậy luân phiên giữa các cặp tạo nên sự liên kết chặt chẽ không thể tách rời của các câu thơ

Với thể thơ Đường luật cổ điển Hồ Xuân Hương đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn để nói lên nỗi lòng của người vợ lẽ đồng thời cũng nói lên số phận của những người phụ nữ phong kiến Việc sử dụng thể thơ cổ điển này tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của tác giả bên trong Trong thơ cũng thể hiện sự uyên bác của " Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương

Ngày đăng: 03/12/2016, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w