1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

câu hỏi địa lý du lịch

22 2K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 51,89 KB

Nội dung

Anh chị hãy phân tích đối tượng và nhiệm vụ của Địa lý du lịch*Đối tượng - Có thể hiểu đối tượng nghiên cứu của Địa lí du lịch như sau: “Địa lí du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ

Trang 1

1. Anh (chị) hãy phân tích đối tượng và nhiệm vụ của Địa lý du lịch

*Đối tượng

- Có thể hiểu đối tượng nghiên cứu của Địa lí du lịch như sau: “Địa lí du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp; dự báo và nêu lên các biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu.”

- Xét trên quan điểm hệ thống, lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Đó là các phân hệ:

+ Khách du lịch: là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu đối với các thành phần của hệ thống bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội, nhân khẩu, dân tộc ) của khách du lịch

+ Tổng thể tự nhiên, lịch sử văn hóa: tham gia hệ thống với tư cách là các tài nguyên, là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và là cơ sở cho việc hình thành hệ thống Tổng thể này có sức chứa, độ tin cậy, tính ổn định và tính hấp dẫn

+ Công trình kĩ thuật: đảm bảo cho cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ (ăn, ở, đi lại) và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, tham quan, du lịch ) Toàn bộ công trình kĩ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng của du lịch

+ Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ có chức năng phục vụ cho khách hàng và đảm bảo cho các

xí nghiệp hoạt động bình thường Số lượng, trình độ, chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ

+ Bộ phận điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng bộ phận nói riêng hoạt động tối ưu

- Xác định cơ cấu lãnh thổ tối ưu của các vùng du lịch:

+ Cấu trúc sản xuất - kĩ thuật của các vùng du lịch sao cho phù hợp với nhu cầu và tài nguyên du lịch

+ Các mối liên hệ nội vùng (ngoại vùng) và liên vùng (quốc gia)

+ Hệ thống tổ chức quản lí các vùng du lịch nhằm khai thác hiệu quả những khác biệt theo lãnh thổ về nhu cầu, tài nguyên và sự phân công lao động trong lĩnh vực nghỉ ngơi du lịch

Trang 2

2. Anh (chị) hãy nêu các quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch Trình bày các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch

Quan niệm

Đứng trên quan điểm tổng hợp, đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là cả hai yếu tố cung cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa chúng Như vậy địa lý du lịch không chỉ nghiên cứu đánh giá tài nguyên tự nhiên mà còn phải nghiên cứu các hiện tượng xã hội có liên quan đến nhu cầu du lịch, các hiện tượng kinh tế có liên quan đến khả năng cung ứng dịch vụ du lịch Nói một cách khác, đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch

cầu-Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỷ hai mươi, trong hệ thống các khoa học địa lý đã hình thành một hướng nghiên cứu mới, một môn khoa học liên ngành, đó là Địa lý du lịch Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này không ngừng được mở rộng và luôn phản ánh thực tế xã hội Thoạt đầu, nó chỉ nghiên cứu địa lý các nguồn khách du lịch Tiếp đến là việc nghiên cứu tiềm năng du lịch và khả năng khai thác cho các hoạt động du lịch Cuối cùng là phân vùng du lịch Hệ thống lãnh thổ du lịch chính là hạt nhân tạo nên vùng du lịch Vì vây, hệ thống lãnh thổ du lịch chính là đối tượng nghiên cứu của Địa lý du lịch

- Địa hình Karst tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi…

- Địa hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí

- Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Văn Phong (Nha Trang), Vũng Tàu…

Trang 3

- Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo…

LIÊN HỆ

4. Anh chị hãy phân tích các tiêu chí trong phân vùng du lịch

Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo

Điều kiện môi trường tự nhiên về du lịch

Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống.Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị hóa và mức thu nhập bình quân đầu người

Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc

5. Anh (chị) hãy nêu vai trò của tài nguyên địa hình, khí hậu đối với du lịch Lấy ví dụ?

- Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch Các dạng địa hình nước ta có tiềm năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình miền núi, địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo

+ Địa hình miền núi: có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, khí hậu mát mẻ trong lành, có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch (sông, suối, thác nước, hang động, rừng cây, sinh vật, các dân tộc thiểu số )

+ Địa hình karst: Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2, tập trung chủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng karst núi, karst hang động, karst ngập nước và karst đồng bằng Địa hình karst tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi…

+ Địa hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí

Trang 4

+ Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 4.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)…

- Khó khăn: Các dạng địa hình karst tập trung chủ yếu trong các khu vực khó khăn về điều kiện giao thông, trong các hệ sinh thái nhạy cảm dễ bị phá vỡ

b Khí hậu

- Khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho thảm thực vật quanh năm ra hoa kết quả… điều kiện nhiệt ẩm cơ bản thuận lợi cho du lịch: nhiệt độ thích hợp: 20 - 250C; số ngày nắng > 200 ngày, hơn 180 ngày thời tiết thích hợp cho sức khỏe

- Khí hậu phân hóa theo Bắc - Nam; Đông – Tây

+ Miền Bắc: hoạt động du lịch theo mùa

+ Miền Nam: khí hậu cận xích đạo, có thể phát triển hoạt động du lịch quanh năm; thích hợp du lịch biển, núi, mạo hiểm, sinh thái và nghỉ dưỡng

- Khí hậu phân hóa theo vĩ độ: tạo cảnh quan đa dạng của 3 miền: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi; ôn đới gió mùa Ở Việt Nam: mưa là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến mùa du lịch

- Khó khăn: Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Nước ta có nhiều bão, lũ lụt vào mùa mưa tàn phá nặng nề các khu vực nó đi qua, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung; gió mùa đông bắc vào mùa đông, và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt làm các ngưng trệ nhiều hoạt động du lịch sinh thái, tham quan

6. Vì sao đô thị hóa là một nhân tố góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch?

- Đô thị hóa là sự phát triển các thành phố và lối sống thành thị

- Thay đổi các điều kiện sống, môi trường căng thẳng, nhiều áp lực…

- Nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân thành phố: Du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày (cuối tuần)

7. Phân tích vai trò của du lịch đối với kinh tế - xã hội và môi trường Vì sao du lịch là một ngành kinh tế có tính xã hội hóa cao?

Phân tích vai trò của du lịch

* Đối với xã hội

- Giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân

Trang 5

- Hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người

- Tạo việc làm, nâng cao mức sống

- Tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng

- Trau dồi, bổ sung kiến thức, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần

* Đối với kinh tế

- Ngoài vai trò hỗ trợ, du lịch trở thành ngành kinh tế thực sự, động lực thúc đẩy tất cả vùng và ngành kinh tế phát triển

* Đối với chính trị:

- Du lịch góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho du khách

- Tạo điều kiện cho các nền văn hoá có điều kiện hoà nhập với nhau, nó trở thành cầu nối hoà bình giữa các dân tộc

* Đối với môi trường nhân văn và sinh thái

- Tạo nguồn thu để có điều kiện tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, môi trường sinh thái…

- Góp phần hình thành cho khách thói quen về bảo vệ môi trường nhân văn và sinh thái cho khách

Giải thích: - Đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

- Gắn với cộng đồng địa phương, cần sự tham gia của nhiều tầng lớp dân cư, nhiều thành phần xã hội

8. Trình bày giá trị của tài nguyên địa hình trong phát triển du lịch Việt Nam

- Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị

về tự nhiên, kinh tế và văn hoá (I.I Pirojnik - 1985)

Tài nguyên Địa hình

- Đối với hoạt động du lịch, địa hình là nhân tố quan trọng tạo nền cho phong cảnh, làm cảnh sắc thiên nhiên thêm hấp dẫn

- Việt Nam có địa hình tương đối đa dạng, lắm núi nhiều sông, cao nguyên, đồng bằng, ven biển Cảnh quan hình thái địa hình: 3/4 là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp (85% lãnh thổ nước ta có độ cao dưới 1.000m)

Trang 6

- Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch Các dạng địa hình nước ta có tiềm năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình miền núi, địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo.

+ Địa hình miền núi: có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, khí hậu mát mẻ trong lành, có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch (sông, suối, thác nước, hang động, rừng cây, sinh vật, các dân tộc thiểu số )

+ Địa hình karst: Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2, tập trung chủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng karst núi, karst hang động, karst ngập nước và karst đồng bằng Địa hình karst tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi…

+ Địa hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí

+ Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 4.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)…

- Khó khăn: Các dạng địa hình karst tập trung chủ yếu trong các khu vực khó khăn về điều kiện giao thông, trong các hệ sinh thái nhạy cảm dễ bị phá vỡ

9. Phân tích các yếu tố Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước

Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Cảnh quan địa hình phân hóa đa dạng:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho hoạt động du lịch

- Hệ thống sông hồ, hệ thống cây xanh, vườn quốc gia

Tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng

- Mảnh đất nghìn năm văn hiến, trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam

- Tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng: Các di tích văn hóa - lịch sử, lễ hội, làng nghề, hệ thống bảo tàng, trung tâm triển lãm thông tin, thư viện, công viên, khu vui chơi giải trí…

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và các nhân tố khác

- Cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước…

- Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Lợi thế về vị trí địa lí, vị trí kinh tế, chính trị, xã hội

Trang 7

- Lợi thế về dân cư và lao động

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Vùng có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, với nhiều loại hình giao thông, có nhiều tuyến đường giao thông đến các địa phương, các tỉnh, các điểm du lịch trong vùng

Về đường bộ: Quốc lộ 1A nối Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc

Bộ và các tỉnh khác; đường quốc lộ số 2 đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang; đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội đi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng; đường quốc lộ số 4 nối liền các tỉnh biên giới phía Bắc; đường quốc lộ số 6 nối Hà Nội với các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc

Về đường sắt: vùng còn các nhiều tuyến đường sắt từ Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, đảm bảo vận chuyển du khách với số lượng lớn

Vùng có nhiều cửa khẩu để đón khách du lịch quốc tế như các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng

Nhìn chung hệ thống giao thông vận tải của vùng thuận tiện cho việc quy hoạch tổ chức các tuyến điểm du lịch

Các loại hình du lịch đặc trưng của vùng

Với vùng du lịch này, hướng khai thác sản phẩm tập trung vào: Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du; du lịch cộng đồng, Nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần; Thể thao, khám phá; Du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu

Các tuyến du lịch nổi bật trong vùng

Trình bày khái niệm và đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn Vì sao lễ hội là một tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo có sức hấp dẫn lớn trong phát triển du lịch?

- Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình phát triển,

có sức hấp dẫn du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả về xã hội, kinh

tế và môi trường

- Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định tại điều 13, chương II: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.”

- Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức nhiều hơn

Trang 8

+ Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo diễn ra trong thời gian rất ngắn.

+ Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thường có văn hoá cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn

+ Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn

+ Đại bộ phận không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng

+

Sở thích của những người tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo rất phức tạp và rất khác nhau Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa vào cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm

+ Việc nhận thức

tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn

- Có 2 dạng tài nguyên du lịch nhân văn chính: Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên

du lịch nhân văn phi vật thể

- lễ hội là tài nguyên DLNV Độc đáo:

- Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hoá

tổng hợp rất đa dạng và phong phú

- Lễ hội có nguồn gốc và hình thức vô cùng đa dạng, thể hiện bản sắc, truyền thống

của mỗi dân tộc, có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và sức thu hút lớn

- Lễ hội thường gồm hai phần: Phần lễ và phần hội, có sức hấp dẫn lớn

10.Phân tích thực trạng về nguồn khách và cơ sở lưu trú của ngành du lịch Việt Nam?

Thực trạng phát triển ngành du lịch nước ta

1 Nguồn khách

- Khách du lịch quốc tế

+Trước 1990 lượng khách quốc tế rất ít, chủ yếu khách bao cấp

+ Sau đó khách quốc tế tăng trưởng mạnh Nếu năm 2000 mới có 2,14 triệu lượt khách, thì năm

2010 đã đón 5,05 triệu lượt

+ Thị trường nguồn khách: Đông Á và Đông Nam Á, Hoa Kì, Tây Âu

+ Mục đích: du lịch thuần túy (60%), công vụ, thăm thân…

+ Phương tiện: Hàng không, đường bộ, đường thủy

- Khách du lịch nội địa

Trang 9

+ Nhu cầu du lịch trong nước tăng lên rõ rệt, đặc biệt tại các thành phố lớn Lượng khách năm 1994 đạt một triệu người, vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm

+ Du lịch nội địa tăng trưởng không ngừng, nếu năm 1990 chỉ có 1 triệu khách thì năm 2010 đã

có 28 triệu lượt khách nội địa đi du lịch trong nước

+ Mục đích du lịch rất đa dạng, phổ biến nhất là tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch biển

2 Cơ sở lưu trú

- Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng Nếu

như năm 1990, cả nước chỉ có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng, thì đến hết năm 2009,

cả nước đã có 10.900 cơ sơ lưu trú du lịch với trên 215.000 buồng, trong đó: 3 sao: 184 cơ sở với 13.168 buồng; 4 sao: 95 cơ sở với 11.628 buồng; 5 sao: 35 cơ sở với 8.810 buồng Ngoài ra còn

có khoảng hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương cả nước

- Nhiều khách sạn lớn của các tập đoàn quốc tế

- Phân bố chủ yếu ở các trung tâm du lịch lớn

- Các cơ sở vui chơi giải trí được đầu tư ngày càng nhiều và quy mô lớn, hiện đại

3 Lao động

- Không ngừng tăng lên về số lượng và đang được cải thiện về chất lượng

- Số lượng: trên 514.000 lao động (2008), trong đó lao động trực tiếp là 269.000 người, lao động gián tiếp gần 245.000 người

- Hạn chế: tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp (50%), trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ hạn chế, thiếu tác phong công nghiệp

4 Doanh thu

- Doanh thu du lịch tăng lên nhanh chóng: 2010: khoảng 96 nghìn tỉ đồng (4,5% GDP)

- Cơ cấu: lưu trú, ăn uống, vận chuyển, lữ hành

11.Vì sao thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta?

Thu hút hơn 70% lượng khách quốc tế đến với Việt Nam

- Có tài nguyên du lịch phong phú: là nơi có số bảo tàng nhiều nhất; các đình, chùa, đền; công trình kiến trúc đẹp và đa dạng; di tích lịch sử văn hóa (địa đạo Củ Chi); rừng ngập mặn Cần Giờ; các khu vui chơi giải trí đa năng và hiện đại nhất: Đầm Sen, Suối tiên

Trang 10

- Cơ sở vật chất và hạ tầng hoàn thiện vào bậc nhất cả nước: khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu xây dựng và quản lí; giao thông thuận tiện.

Tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khu vực có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải…Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải

Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu) Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản bời gần tuyến đường biển quốc tế nên thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển

và thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí vùng Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển du lịch

Vùng có các tour hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như Củ Chi – Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh tour, tour Vũng Tàu, Nam Cát Tiên,… Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hằng năm 70 % lượng khách quốc tế đến Việt Nam Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú

* Tài nguyên du lịch nhân văn

Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh

vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911) Gắn liền với sự kiện đó, cảng nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Các di tích Cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bính Quới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, Suối Tiên,…

đã thu hút và hấp dẫn du khách Hiện nay thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố Ngoài ra từ thành phố Hồ Chí Minh có thể dễ dàng đi

Trang 11

đến các điểm du lịch khác như rừng ngập mặn Cần Giờ, địa đạo Củ Chi, tòa thánh Cao Đài, biển Vũng Tàu, Nam Cát Tiên, Đầm Sen, Suối Tiên,…

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Vùng có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, với nhiều loại hình giao thông, có nhiều tuyến đường giao thông đến các địa phương, các tỉnh, các điểm du lịch trong vùng, có hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không thuận lợi cho giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế

Vùng có các tuyến quốc lộ quan trọng 13, 22, 51, có tuyến đường sắt Bắc – Nam, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế của cả miền Nam Việt Nam, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích lẫn công suất

Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu

Nhìn chung hệ thống giao thông vận tải của vùng thuận tiện cho việc quy hoạch tổ chức các tuyến điểm du lịch

Các loại hình du lịch đặc trưng của vùng

Vùng Đông Nam Bộ có hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:Du lịch MICE; Du lịch văn hóa,

lễ hội, giải trí; Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm; Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu

+ Tuyến du lịch trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

+ Tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Côn Đảo

+Tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Bình Phước

+ Tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh – Tây Ninh

12.Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đối với sự phát triển của ngành du lịch Liên

hệ thực tiễn địa phương.

- Khí hậu rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nó là một nhân tố quyết định mức hấp dẫn của địa bàn đối với khách du lịch, là nguyên nhân chính làm nên tính mùa trong du lịch Hai yếu tố của khí hậu: nhiệt độ và độ ẩm không khí là quan trọng nhất Ngoài ra gió, áp suất khí quyển, số giờ nắng, sự phân mùa… có tác động đến tổ chức du lịch Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão,

Ngày đăng: 02/12/2016, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w