đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm... đã giảng dạy thành công cùng sự hỗ trợ của bảng phụ. Mong rằng nó sẽ có ích cho mọi người Giáo viên cho hs quan sát tranh nữ thần tự do của nước Mỹ. ? Đây là hình ảnh biểu tượng của đất nước nào? Rất chính xác. Đây chính là biểu tượng của hợp chủng quốc Hoa Kỳ còn gọi là nước Mĩ, một đất nước thuộc khu vực bắc Châu Mĩ, trong môn địa lí hẳn các em đã biết điều này. Thủ đô của Mĩ là Oa sinh tơn, một thành phố vô cùng xa hoa, tráng lệ. Thế nhưng: Phía tây Oa sinh tơn tráng lệ Có phố nhỏ của những người nghệ sĩ Họ gặp nhau trong kiếp sống cơ hàn Khi thu tàn, tuyết lạnh, gió đông sang… Những người nghệ sĩ ấy đã dìu nhau vượt qua mùa đông lạnh giá, vượt qua nghèo đói, bệnh tật để vẽ nên một bức tranh thấm đẫm tình người. Giờ học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một văn bản, một bức tranh thấm đẫm tình người như thế
Trang 1- SBD: C110001
Ngày soạn: 5/10/2016 Ngày dạy: 12/10/2016
Tiết 29
Văn bản CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
Trớch “ Chiếc lỏ cuối cựng” O.Hen- ri
I MỤC TIấU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ
- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo
- Hiểu được tấm lũng yờu thương những người nghốo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đỏo, hấp dẫn của tỏc giả OHen- ri
2 Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phơng thức biểu đạt trong một tác phẩm tự
sự để đọc- hiểu tác phẩm
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn
- Rốn kĩ năng đọc phỏt õm chuẩn phụ õm L/N, túm tắt, cảm thụ văn bản truyện nước ngoài, kĩ năng phõn tớch nhõn vật
3 Thỏi độ:
- Bồi dưỡng cho HS lũng nhõn ỏi, sự đồng cảm với những người nghốo khổ, xõy dựng ước mơ chõn chớnh
4 Năng lực:
- Đọc và cảm thụ văn bản truyện nước ngoài.
- Giải quyết vấn đề, hợp tỏc, vận dụng
II CHUẨN BỊ
- Giỏo viờn : Đọc thờm tài liệu về tỏc giả, tỏc phẩm văn bản “ Chiếc lỏ cuối cựng”, phiếu học tập, bảng phụ
- Học sinh : Túm tắt truyện, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
III PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1 Phương phỏp: phõn tớch văn bản, vấn đỏp, nờu vấn đề
2 Kĩ thuật: động nóo, đặt cõu hỏi
IV TIẾN TRèNH DẠY -HỌC
1 Ổn định tổ chức (1phỳt)
- Ổn định lớp
- Sĩ số:
2 Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động – 1 phỳt
- Giỏo viờn cho hs quan sỏt tranh nữ thần tự do của nước Mỹ
? Đõy là hỡnh ảnh biểu tượng của đất nước nào?
Rất chớnh xỏc Đõy chớnh là biểu tượng của hợp chủng quốc Hoa Kỳ - cũn gọi là nước Mĩ, một đất nước thuộc khu vực bắc Chõu Mĩ, trong mụn địa lớ hẳn cỏc
em đó biết điều này Thủ đụ của Mĩ là Oa- sinh- tơn, một thành phố vụ cựng xa hoa, trỏng lệ Thế nhưng:
Phớa tõy Oa- sinh- tơn trỏng lệ
Cú phố nhỏ của những người nghệ sĩ
Họ gặp nhau trong kiếp sống cơ hàn
Khi thu tàn, tuyết lạnh, giú đụng sang…
Trang 2Những người nghệ sĩ ấy đã dìu nhau vượt qua mùa đông lạnh giá, vượt qua nghèo đói, bệnh tật để vẽ nên một bức tranh thấm đẫm tình người Giờ học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một văn bản, một bức tranh thấm đẫm tình người như thế
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
? Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà em
hãy trình bày những hiểu biết của
mình về tác giả O Hen- ri
- Gv nhận xét, treo chân dung tác giả
và giới thiệu thêm về nhà văn
?Những hiểu biết của em về văn bản
này?
- Là một truyện ngắn hay tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của O Hen- ri
- O Hen- ri là nhà văn đa tài nhưng
cuộc đời lận đận:
+ 3 tuổi mồ côi mẹ
+ 15 tuổi phải bỏ học kiếm sống
I Tìm chiểu chung (5 phút)
1.Tác giả:
- O.Hen-ri ( 1862-1910 ) là nhà văn Mỹ nổi tiếng về truyện ngắn
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng và tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả
2 Văn bản:
Trang 3+ 35 tuổi phải vào tù vì một chuyện
không đâu
+ 48 tuổi chết vì bệnh lao trong sự cô
đơn đáng thương
Nhưng có một điều kỳ diệu là 8 năm
sau ngày ông mất hội nghệ thuật và
khoa học Mỹ đã lập giải thưởng văn
chương mang tên O Hen- ri cho
những truyện ngắn hay nhất hàng năm
ở Mỹ Từ đó tên tuổi của O Hen- ri
thành bất tử
Vượt lên những gian truân, lận đận
của cuộc sống, văn chương của O
hen- ri vẫn nhẹ nhàng và tràn đầy tư
tưởng nhân đạo
- Trong các tác phẩm của mình O
Hen-ri thường sử dụng tình huống đảo
ngược để tạo kịch tính, bất ngờ Đây
chính là điểm nhấn trong các tác phẩm
của ông
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào?
Thể loại của tác phẩm ấy?
- Tác phẩm chiếc lá cuối cùng là một
truyện ngắn hay, tiêu biểu cho phong
cách nghệ thuật của nhà văn O hen-ri
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản
Chiếc lá cuối cùng qua phần II
Đọc-hiểu văn bản.
? Truyện có những nhân vật nào?
Xoay quanh sự việc gì? Ai là nhân vật
chính?
- Gv hướng dẫn cách đọc: Hs đọc phân
vai
- Gọi Hs đóng vai Giôn- xi, Xiu, bác sĩ
và người dẫn truyện
+ Giôn-xi: Giọng mệt mỏi, thều thào
+ Xiu: buồn, lo lắng…
+ Cuối truyện đọc giọng rưng rưng,
cảm động, nghẹn ngào
- Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu chú thích
SGK, chú ý giải nghĩa từ thường
xuân
- Trích phần cuối của truyện ngắn cùng tên
II Đọc, hiểu văn bản
1 Đọc, tóm tắt, chú thích (12’)
* Đọc
* Chú thích
* Tóm tắt
Giôn- xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân rụng, cô cho rằng khi đó mình sẽ chết Nhưng qua một buổi sáng và một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết Xiu đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh cụ Bơ-men đã bí mật vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn- xi trong khi chính cụ đã chết vì bệnh viêm phổi.
Trang 4? Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà em
hãy cho biết văn bản chia thành mấy
phần? giới hạn của từng phần
Gv tích hợp TLV
?Từ việc phân chia trên em có nhận
xét gì về bố cục của văn bản? (nhận
xét trình tự kể của văn bản)
-> mạch lạc rõ ràng theo trình tự thời
gian và sự việc
Để tìm hiểu văn bản chúng ta có
thể phân tích theo nhân vật hoặc tình
huống truyện Cô sẽ hướng dẫn các
em phân tích theo nhân vật.
?Tìm những chi tiết giới thiệu về nhân
vật Giôn- xi ở phần đầu của tác phẩm?
Cô đang trong hoàn cảnh như thế nào?
?Hoàn cảnh đó khiến cô có tâm trạng
như thế nào?
?Nhận xét về cảnh ngộ của Giôn - xi
qua lời giới thiệu ban đầu đó?
Trong hoàn cảnh như thế, tâm trạng
của Giôn-xi sẽ diễn biến thế nào.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua phần
thảo luận nhóm
* Câu hỏi thảo luận:
- Thời gian: 5’
* Nhóm 1:
1 Tìm những chi tiết miêu tả hành
động, cử chỉ của Giôn- xi sau lần thứ
nhất Xiu kéo mành lên?
2 Cô có suy nghĩ gì khi nhìn cây
thường xuân rụng lá?
3 Những chi tiết đó giúp em hiểu gì
về nhân nhân vật Giôn- xi?
* Nhóm 2:
1 Lần thứ 2 Xiu kéo mành , Giôn - xi
phát hiện ra điều gì?
2 Nêu những hành động, suy nghĩ của
Giôn- xi lúc này?
3 Những chi tiết đó chứng tỏ điều gì
ở Giôn – xi ?
2 Bố cục: 3 phần (2’)
- Từ đầu -> kiểu Hà Lan: Giôn- xi đợi cái chết
- Tiếp -> vịnh Na- Plơ: Giôn- xi vượt qua cái chết
- Còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng
3 Phân tích (20’)
a Nhân vật Giôn-xi:
- Hoàn cảnh: Họa sĩ nghèo, bị sưng phổi nặng
- Tâm trạng: chán nản, tuyệt vọng vì bệnh nặng
=> Nguy kịch, đáng thương
* Diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn-xi:
Giôn-xi đợi cái chết
- Lần thứ nhất kéo mành:
- Hành động:
+ Mắt thẫn thờ + Thều thào ra lệnh kéo tấm mành lên + đếm lá thường xuân
- Suy nghĩ: Chiếc
lá cuối cùng rụng thì sẽ lìa đời
=> Yếu đuối, thiếu nghị lực sống
Giôn- xi vượt qua cái chết
- Lần thứ 2 kéo mành: chiếc lá vẫn còn
- Hành động: xin cháo, sữa pha rượu, mượn gương tay…
- Suy nghĩ:
+ Muốn chết là cái tội
+ Muốn được vẽ vịnh Na- plơ
=> Muốn sống, muốn sáng tạo nghệ thuật
Trang 5- Hết thời gian thảo luận Gv gọi đại
diện nhóm 1 trình bày -> treo bảng
phụ cho Hs đối chiếu, mời nhóm 2
nhận xét
Gv bình:
Giôn- xi thật ngu ngốc, khờ dại khi đã
đem số phận của mình gắn với những
chiếc lá thường xuân mỏng manh Cây
rụng lá vốn là một quy luật của tự
nhiên Loài cây vốn vô tri, không thể
thay đổi được quy luật này Nhưng
Giôn-xi là một con người, cô hoàn
toàn có thể thay đổi số phận của mình
bằng nghị lực và sự giúp đỡ của mọi
người, của y học Vậy mà cô lại sớm
chấp nhận buông xuôi, theo đuổi ý
định từ bỏ cuộc sống.
Chuyển: Nếu Giôn- xi vẫn tiếp tục
yếu đuối và thiếu nghị lực sống thì
cái chết nhất định sẽ đến với cô Thế
nhưng cuộc sống luôn có những điều
bất ngờ khó lường trước được Điều
bất ngờ ấy là gì, chúng ta sẽ cùng
chuyển sang phần thảo luận của
nhóm 2.
GV liên hệ tình huống thực tiễn
Các em thấy không? Giôn- xi từ một
người bệnh nặng, yếu đuối, thiếu nghị
lực sống, cái chết tưởng như cận kề
vậy mà cô đã khỏi bệnh một phần là
nhờ chiếc lá hay chính nhờ nghị lực và
sự lạc quan của bản thân Các em vẫn
gặp giữa đời thường không ít những
tấm gương về nghị lực sống phi
thường như thế Đó là chàng trai Nick
Vujicic đến từ nước Úc xa xôi, không
có tay, chỉ có một chân với 2 ngón
nhưng anh vẫn nỗ lực vươn lên, thành
công trong cuộc sống và anh còn là
một diễn giả nổi tiếng truyền cảm
hứng sống cho mọi người Đó là thầy
Nguyễn Ngọc Ký bị bệnh liệt cả hai
tay vậy mà vẫn dùng chân viết chữ và
trở thành một thầy giáo giỏi…Có biết
bao tấm gương sáng ngời về nghị lực
-> Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống đảo ngược bất ngờ, độc đáo
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
=> Diến biến tâm trạng Giôn- xi: từ chán nản, tuyệt vọng đến muốn sống, khao khát sống có ý nghĩa
Trang 6đáng để chúng ta học hỏi Ấy vậy mà
cũng thật đáng buồn khi chúng ta thấy
không ít những bạn trẻ ngày nay chỉ vì
một thất bại, một trở ngại nhỏ trong
tình cảm, học tập, cuộc sống, họ đã
không đủ nghị lực vươn lên, chấp
nhận thất bại thậm chí còn có những
hành vi tiêu cực Cô mong rằng, mỗi
chúng ta nếu có lần trên đường đời có
gặp khó khăn, hãy nghĩ rằng những
người thiệt thòi hơn họ đã vượt qua
Chúng ta đừng bao giờ đầu hàng trở
ngại, hãy đối mặt và vượt qua bằng
nghị lực của chính mình
?Trở lại bài học, một em hãy nhận xét
về nghệ thuật xây dựng tình huống
truyện?
? Qua phần chúng ta vừa phân tích em
thấy diễn biến tâm lý nhân vật được
miêu tả như thế nào?
* Gv bình: Chiếc lá dù bé nhỏ, úa
vàng nhưng vẫn là sự sống, có sức
sống mãnh liệt, dũng cảm giúp khơi
dậy ở Giôn- xi tình yêu sống và khát
vọng sáng tạo nghệ thuật
Hoạt động 3: Luyện tâp- vận dụng (3’)
Tích hợp với văn bản: “Cô bé bán diêm” Chúng ta hãy cùng nhớ lại văn bản
Cô bé bán diêm Nếu em bé được sống trong tình yêu thương của mọi người, được
sự quan tâm giúp đỡ của những người đi đường thì có lẽ cô bé đã sống
Nếu ở văn bản Cô bé bán diêm nhà văn An- đéc- xen mới chỉ thắp lên niềm
hạnh phúc ngắn ngủi để cô bé được ra đi cùng tình yêu thương của bà thì trong văn
bản Chiếc lá cuối cùng O hen-ri đã biến ngọn lửa ấy thành hiện thực Bằng nghị
lực và tình yêu thương của mọi người Giôn- xi đã vượt qua ốm đau, bệnh tật
Chúng ta may mắn được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, đó là động lực thúc đẩy chúng ta trở thành con ngoan, trò giỏi Để kết thúc bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta hãy cùng hát vang bài hát “Tới lớp tới trường”
* Hoạt động 4: Bổ sung (1’)
- Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Phân tích được diễn biến tâm trạng của Giôn-xi qua hai lần kéo mành
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Chiếc lá cuối cùng (tiếp)
Tập trung tìm hiểu nhân vật Giôn- xi, cụ Bơ- men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng
- Đóng vai Giôn-xi kể lại tâm trạng của mình khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không bị rụng
Trang 7PHIẾU THẢO LUẬN
* Nhóm 1:
1 Tìm những chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ của Giôn- xi?
………
………
………
………
………
2 Cô có suy nghĩ gì khi nhìn cây thường xuân rụng lá? ………
………
………
3 Những chi tiết đó giúp em hiểu gì về nhân nhân vật Giôn- xi? ………
………
………
Trang 8PHIẾU THẢO LUẬN
* Nhóm 2:
1 Lần thứ 2 kéo mành cô phát hiện ra điều gì?
………
………
………
………
………
2 Sự thay đổi của Giôn- xi về hành động, suy nghĩ? ………
………
………
………
3 Sự thay đổi đó chứng tỏ điều gì? ………
………
………