Khoa thiNhohọccuốicùng có gìlạ ? - Lịch sử khoa cử Nhohọc nước ta kể từ khoathi đầu tiên năm Ất Mão (1075) đến khoathicuốicùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi (1919) trải qua 844 năm các triều đại phong kiến đã mở được 185 khoa thi. Nếu như ở khoathi đầu tiên chúng ta không biết gì nhiều về cách thức tổ chức thi, chức danh quan trường… ngoại trừ vị trí đỗ đầu và là người khai khoa Lê Văn Thịnh thì ở khoathicuốicùngcũng ít ai rõ được những thông tin thú vị về khoathi này. Vì sao đây là khoa thiNhohọccuối cùng? Khoathi năm Kỷ Mùi (1919) là khoa thiNhohọccuốicùng ở nước ta được tổ chức vào tháng 4 năm đó, lý do chấm dứt con đường thi cử truyền thống đã được vua Khải Định đưa ra trong lời phê tờ trình của bộ Học như sau: “Kỳ thi năm nay làkhoathicuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn. Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đã không còn đáp ứng được điều mong muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đang thênh thang mở rộng trước mặt” (sách Khải Định chính yếu sơ tập). Tên gọi khoathi và đối tượng dự thi Theo quy định từ lâu đời, sĩ tử muốn dự kỳ thi Hội phải vượt qua được kỳ thi Hương nhưng do đây làkhoathicuốicùng nên đối tượng dự thi được mở rộng hơn, đó là điều rất đặc biệt nên tên gọi của kỳ thicũngcó khác. Trong lời phê chuẩn thể thức kỳ thi Hội năm đó, vua Khải Định nói: “Lần này làkhoathi Hội cuốicùng của triều đình nên trẫm muốn gia ân cho sinh viên sĩ tử khoa mục trong cả nước, hễ ai thông thạo cả hai thứ chữ Nho và chữ Pháp thì trình lên bộ Học để xin vào ứng thí, lấy tên khoa này là Ngự tứ ân khoa”. Ngoài ra theo trình tấu của bộ Học, vua còn đặc cách cho phép các tỉnh Trung Kỳ, mỗi tỉnh xét cử 3 người là Tú sĩ “có thực tài đồng thời tinh thông cả chữ Nho và chữ Pháp” mặc dù bản thân vua Khải Định cũng thừa nhận rằng: “Nay theo như lời trình xin trong tờ phiến thì tuy chưa hoàn toàn trúng với ý của trẫm, nhưng ý kiến bàn thêm đã nhất trí nên tạm chuẩn y cho”. Mục đích của việc này là “để cho những người hiền bị bỏ sót trong dân dã hiểu được ý trẫm”. Nội dung câu hỏi trong đề thi Đình Sau khi thi Hội kết thúc, các cống sĩ đã đỗ được vào thi Đình tại điện Cần Chánh, đề hỏi do vua trực tiếp ra về các nội dung sau: Văn minh là gì? Quan hệ của văn minh đến chuyện hòa bình hay chiến tranh, hưng thịnh hay suy thoái, phân chia hay hội họp? Vấn đề khai thác và tận dụng lợi thế về tài nguyên. Lối khoa trường cựu học đã bỏ, chuyển sang tân họcthì phép tuyển dụng người đã tốt hay chưa? Quốc sự, quốc chính phải thay đổi do đó có nên lập ra Hiến pháp và Hiến pháp khi lập ra có thực hiện được không? Chính sách lập hiến và quyền pháp phải như thế nào? Làm gì để đền đáp sức dân, giúp dân an cư lạc nghiệp, giữ gìn văn minh tiến bộ? Mục đích của đề bài là nhằm đưa ra phương sách tốt nhất cho triều đình áp dụng, vua Khải Định bày tỏ: “Trẫm vốn tài mỏng đức sơ, suy nghĩ khó được chu toàn. Các ngươi với tài kinh luân vốn có hãy thử trình bày rõ ràng kiến giải của mình, không a dua, quanh co, xuyên tạc khiến sai sót khi đem thực hành, cũng đừng quá khéo dùng lời lẽ bay bướm mà trống rỗng chẳng có được phương sách gì hay, để trẫm thu lượm rồi thử đem áp dụng” (Khải Định chính yếu sơ tập). Khoa thiNhohọccuốicùng lấy đỗ bao nhiêu người? Khoathi này triều đình lấy đỗ tổng cộng 23 người, trong đó có 7 người đỗ Tiến sĩ, 16 người đỗ phó bảng. Đoạt danh hiệu đứng đầu là Đình nguyên Tiến sĩ Nguyễn Phong Di. Trong số 23 người thi đỗ, có 5 trường hợp thi trượt nhưng được xét đỗ thêm, sách Khải Định chính yếu sơ tập cho biết: “Mùa hạ, tháng 4 kỳ thi Hội tiến hành xong xuôi, quan trường thi xin gia ân lấy thêm 3 quyển thi bị thiếu điểm. Bộ Học tâu trình lên, vua phê rằng: Lần này đặc cách gia ân cho sĩ tử vào thi Hội là bởi trẫm thương những người cựu học khổ công đèn sách những mong được tuyển chọn ra làm quan. Nay quan trường thi tuân theo phép tắc mà chỉ hạn chế tuyển chọn số người, như thế là đúng, nhưng lòng trẫm vẫn thấy thương xót người hiền mãi không thôi. Căn cứ vào thỉnh cầu của quan bộ Học xin gia ân lấy thêm 3 quyển thilà rất hợp, nhưng trẫm nghe nói vẫn còn 2 quyển nữa mà điểm số về văn về lý cũng không thấp hơn 3 quyển kia, vậy mà không được dự lấy thêm, như thế là chưa công minh. Vậy truyền lấy thêm cả 2 quyển này vào cộng làm 5 quyển dâng lên ngự lãm”. Thông tin về những vị Tiến sĩ Nho họccuốicùng Có 7 người đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, đó là: 1. Nguyễn Phong Di (1889-?) người xã Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa); thi đỗ năm 31 tuổi. 2. Trịnh Hữu Thăng (1885-?) nguyên quán ở xã Bách Tính, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (nay thuộc xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, Thái Bình), sau đến ở phố Định Tả, tỉnh Nam Định (nay thuộc TP Nam Định, tỉnh Nam Định); thi đỗ năm 35 tuổi. 3. Lê Văn Kỷ (1892-?) người thôn Lạc Thiên, xã Cổ Ngu, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Trung, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh); thi đỗ năm 28 tuổi. 4. Nguyễn Cao Tiêu (1887-?) người xã Bản Thủy, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa); thi đỗ năm 33 tuổi. 5. Bùi Hữu Hưu (1880-?) người xã An Ninh Thượng, huyện Hương Trà phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Hương Long, TP. Huế); thi đỗ năm 40 tuổi. 6. Vũ Khắc Triển (1883-?) người xã Mỹ Lộc, huyện Phong Phú, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình); thi đỗ năm 37 tuổi. 7. Dương Thiệu Tường (1895-?) người xã Vân Đình, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông (nay là xã Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội); thi đỗ năm 25 tuổi. Trong số 7 vị Tiến sĩ nói trên, người cao tuổi nhất là Bùi Hữu Hưu và người trẻ tuổi nhất là Dương Thiệu Tường. Đây cũnglà những vị đại khoacuốicùng được khắc tên trên bia Tiến sĩ, tấm bia này được khắc dựng xong ngay sau khi khoathi kết thúc, cụ thể là vào ngày mồng 7 tháng 7 niên hiệu Khải Định năm thứ 4 (1919) và nó là tấm bia Tiến sĩ cuốicùng ở nước ta. Lê Thái Dũng . Khoa thi Nho học cuối cùng có gì lạ ? - Lịch sử khoa cử Nho học nước ta kể từ khoa thi đầu tiên năm Ất Mão (1075) đến khoa thi cuối cùng được. khai khoa Lê Văn Thịnh thì ở khoa thi cuối cùng cũng ít ai rõ được những thông tin thú vị về khoa thi này. Vì sao đây là khoa thi Nho học cuối cùng? Khoa thi