1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN mô HÌNH CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM NHỮNG bài học KINH NGHIỆM SAU 30 năm đổi mới

6 781 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 77,5 KB

Nội dung

Sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX (19171991) được coi là quan liêu, bao cấp, duy ý chí bị sụp đổ, những nước xã hội chủ nghĩa còn lại đều đưa ra mô hình riêng. Là một trong những nước kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và tìm kiếm mô hình chủ nghĩa xã hội đích thực, sau 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành nên một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 1

Mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam - Những bài học sau 30 năm đổi mới

Sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX (1917-1991) được coi là quan liêu, bao cấp, duy ý chí bị sụp đổ, những nước xã hội chủ nghĩa còn lại đều đưa ra mô hình riêng Là một trong những nước kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và tìm kiếm mô hình chủ nghĩa xã hội đích thực, sau 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành nên một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Từ xác định hệ mục tiêu…

Hệ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam được hình thành và phát triển trong thực tiễn 30 năm đổi mới Qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta luôn nhận thức, bổ sung, phát triển và dần dần hoàn chỉnh hệ mục tiêu ấy Từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, trải qua

7 kỳ Đại hội, với 2 lần xây dựng Cương lĩnh phát triển đất nước, Đảng ta đã xác định

được hệ mục tiêu tương đối hoàn chỉnh ghi trong Văn kiện Đại hội XI và XII là: “dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Tại Đại hội XI (năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển nhận thức về mối quan hệ giữa các mục tiêu, vị trí, vai trò của các mục tiêu với tư cách là những thuộc tính giá trị của sự nghiệp đổi mới

và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Nhận thức lý luận của Đảng ta tại Đại hội XI về hệ mục tiêu có hai điểm nhấn

quan trọng: (1) Khẳng định vị trí, vai trò của “dân chủ”, tác dụng to lớn của dân chủ đối với các mục tiêu khác như dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh Xây dựng

xã hội Việt Nam thành một xã hội dân chủ với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là những

điểm cốt yếu, quan trọng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam (2) Xác định hệ giá trị mục tiêu của đổi mới cũng là đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Xã hội

xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đến Văn kiện Đại hội XII (dự thảo), Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử Bài học đầu tiên trong 5 bài học thành công là “không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam” Quan niệm

về xã hội xã hội chủ nghĩa như vậy đã thể hiện rõ tính dân tộc và tính thời đại, lấy lợi

Trang 2

ích quốc gia, lợi ích dân tộc là cốt lõi, là mục tiêu hàng đầu của phát triển đất nước, vừa đúng quy luật, vừa hợp lòng dân và xu thế phát triển của thế giới đương đại

Đến những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở khái quát, tổng kết thực tiễn đổi mới, tư duy, nhận thức lý luận của Đảng ta về các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được phát triển qua các nhiệm kỳ Đại hội, nhất là trong Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm

2011 Từ những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thông qua tại Đại hội VII (năm 1991) và Cương lĩnh

bổ sung, phát triển năm 2011, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khái quát thành 8 đặc trưng là: (1) Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (2) do nhân dân làm chủ; (3) có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; (4) có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (5) con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; (6) các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; (7) có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; (8) có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

Tám đặc trưng này vừa phản ánh quan niệm tổng quát về chủ nghĩa xã hội vừa làm rõ nội dung các lĩnh vực của đời sống xã hội phải thực hiện, từng bước hình thành,

từ định hướng tới định hình, bảo đảm yêu cầu phát triển hài hòa, bền vững của chủ nghĩa xã hội Việt Nam Trong đó, những bước tiến của nhận thức lý luận về chủ nghĩa

xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở 5 điểm: (1) Nhân dân làm chủ; (2) Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; (3) Quan hệ dân tộc trong quốc gia đa dân tộc là quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; (4) Quan hệ quốc gia - dân tộc với cộng đồng quốc

tế trong hội nhập là quan hệ hữu nghị, hợp tác; (5) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo Đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng với tư cách là lực lượng tiên phong, lãnh đạo và cầm quyền đã được hiến định trong Điều 4, Chương 1, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

…con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, đã có những phát triển mới so với Cương lĩnh năm 1991, với 8 phương hướng bao quát các mặt, các lĩnh vực của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gồm: (1) Phát triển nền kinh tế thị trường định

Trang 3

hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (2) xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; (3) đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (4) thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; (5) chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; (6) xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; (7) xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; (8) xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Những phương hướng này vừa phản ánh đặc điểm nước ta quá độ lên chủ nghĩa

xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, vừa tính đến xu thế phát triển của thế giới đương đại Cùng với đó, việc thực hiện 8 phương hướng sẽ cơ bản tạo cơ sở để đạt được 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đây là quan hệ giữa định hướng xã hội chủ nghĩa với định hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, được thực hiện trong một quá trình lâu dài, phản ánh những đặc điểm, yêu cầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đó cũng là những tất yếu khách quan có tính quy luật đối với Việt Nam

Và trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản, chúng ta phải giải quyết tốt 8 mối quan hệ lớn tồn tại khách quan trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế để phát triển và hiện đại hóa đất nước, được Đảng ta nhận thức, khái quát hóa thành lý luận, có giá trị và ý nghĩa to lớn, quan trọng, gắn 8 đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa với 8 phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo thành hệ thống quan điểm lý luận chủ nghĩa xã hội Việt Nam, phản ánh quy luật và tính quy luật của đổi mới - phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam trong điều kiện bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trong thế giới đương đại Đó là: (1) mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định

và phát triển; (2) giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; (3) giữa kinh tế thị trường

và định hướng xã hội chủ nghĩa; (4) giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; (5) giữa tăng trưởng kinh tế

và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; (6) giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; (7) giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; (8) giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý với nhân dân làm chủ…

Và những bài học dẫn đến thành công

Kiên định con đường “xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nỗ lực phấn đấu, giành được những thành tựu to lớn, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển

Trang 4

trong thời gian tiếp theo Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trừ năm 2013, 2014); đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện, Việt Nam đã là điểm sáng về thành tựu xóa đói, giảm nghèo; trở thành

“điển hình về phát triển và bảo đảm quyền con người”; do thực hiện tốt chính sách

“hòa hợp dân tộc”, nên các dân tộc đều đoàn kết, đồng sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, chính trị ổn định, Việt Nam có môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, là điểm hấp dẫn khách du lịch quốc tế

Thực tiễn trên không những được nhân dân trong nước thừa nhận, mà còn được các tổ chức, cộng đồng quốc tế như Liên hợp quốc đánh giá cao Đó là một trong những cơ sở quan trọng để Việt Nam tiếp tục sự kiên định con đường phát triển đất nước một cách có cơ sở lý luận và thực tiễn Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay diễn ra trong bối cảnh đất nước và quốc tế có những thời cơ và thách thức đan xen Việt Nam phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa

Tiếp tục khẳng định độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Đây là bài học rất cơ bản, xuyên suốt, bảo đảm cho cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi trong giai đoạn trước đây cũng như từ nay về sau Để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội đích thực vẫn là tương lai của nhân loại, vẫn là xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản hiện đại; vì chủ nghĩa tư bản hiện đại tuy có một số ưu điểm, thành tựu nhưng không thể khắc phục được quy luật vốn có của lịch sử mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra Sự sụp đổ của nền tài chính Mỹ và các nước

tư bản phát triển ở Tây Âu từ hồi năm 2008 đến nay phải chăng báo hiệu sự tất yếu sẽ

bị thay thế của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Bằng chứng là, tại khoá họp thường niên lần thứ 63 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 23-9-2008, Tổng thống Pháp N Xác-cô-di - Chủ tịch luân phiên của EU đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chủ chốt của thế giới tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh để rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; đồng thời, “tái xây dựng một chủ nghĩa tư bản điều chỉnh” Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã không thể tránh được các cuộc khủng hoảng chu kỳ mà nó còn làm sâu sắc thêm các cuộc khủng hoảng, biến khủng hoảng kinh tế quốc gia (Mỹ) thành cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu Cuộc khủng hoảng sâu sắc đến mức sự can thiệp của nhà nước

có nền kinh tế lớn nhất hành tinh như Mỹ với hàng ngàn tỉ USD nhưng đã 7 năm trôi

Trang 5

qua, hiệu quả vẫn rất thấp, buộc FED phải duy trì lãi suất gần 0% kéo dài và người ta vẫn còn đang lo ngại về nguy cơ tái khủng hoảng Cuộc khủng khoảng đầu tiên của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong thế kỷ XXI đã làm “sống lại” học thuyết Mác - Lênin Như vậy, trong sự bất lực của thể chế kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại, nhân loại đã trở về với học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để tìm lời giải đáp Thêm vào đó, những năm gần đây sự xuất hiện trào lưu mới (cánh tả) hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội

Mỹ La-tinh, chứng tỏ con đường xã hội chủ nghĩa vẫn là xu thế phát triển của thời đại Ngày nay, khi mà nhân loại đang tiến tới thời đại kinh tế tri thức thì những tiêu chí của chủ nghĩa xã hội có nhiều cơ sở để trở thành hiện thực; mặc dù, thời gian có thể phải nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm Thực tiễn trên đây cũng là cơ sở để lý giải về mối quan hệ gắn kết giữa yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội Sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại, sự “trở về” của nhân loại với học thuyết Mác - Lê-nin đang làm cho vấn đề “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” không chỉ là bài học lịch sử mà còn là yêu cầu khách quan của cả hiện tại và tương lai

Tiếp thu những thành tựu tiên tiến cho xây dựng chủ nghĩa xã hội Trên cơ sở kiên

định con đường đã chọn, biết tiếp thu, vận dụng những thành tựu của nhân loại vào xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là một trong những bài học về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Cho đến nay, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa lại những thành tựu to lớn, được cả các nước theo con đường tư bản chủ nghĩa và con đường xã hội chủ nghĩa tán thành, ủng hộ nhưng với động cơ và nhận thức khác nhau như vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, xây dựng nền kinh tế thị trường Nhưng, thực chất đó là sự vận dụng những thành tựu mà nhân loại

đã đạt được trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại vào xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là xa rời học thuyết Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được thể hiện ngay trong quá trình xây dựng Thực tế qua 30 năm đổi mới và phát triển đất nước Việt Nam đã thu được những

thành tựu quan trọng Tuy nhiên, nhận thức và đánh giá về tình hình đó lại có sự khác nhau Điều này đòi hỏi Việt Nam vừa phải kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phải cụ thể hóa mô hình xã hội chủ nghĩa để mọi người dân thấy rõ và cảm nhận được tính ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân đang xây dựng Những thành tựu của đất nước như: xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh, ổn định chính trị - xã hội, kinh tế phát triển với tốc độ tương đối nhanh, hạn chế và khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, được thế giới công nhận, cần được tiếp tục phát huy Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đầu tư thoả

Trang 6

đáng hơn nữa vào các chính sách xã hội, như: trợ cấp thất nghiệp, bảo đảm y tế cộng đồng, phúc lợi xã hội để cho người dân Việt Nam có thể cảm nhận được tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa so với tư bản chủ nghĩa ngay trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Như vậy, trong thời đại ngày nay khi mô hình chủ nghĩa xã hội quan liêu bao cấp

đã sụp đổ (năm 1991), mô hình chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng đang lún sâu trong cuộc đại khủng khoảng, bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 kéo dài cho đến nay, hiện vẫn đang trong giai đoạn “tiêu điều” chưa có dấu hiệu phục hồi và phát triển, thì việc Việt Nam kiên định sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan của thời đại, được nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ đồng tình ủng hộ Sau

30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành được một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối, chính sách, phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong 30 năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo dân tộc Việt Nam kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và lựa chọn

mô hình chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng vừa phù hợp với những đặc điểm của đất nước và con người Việt Nam vừa phù hợp với tính chất của thời đại mới - thời đại kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế./

Ngày đăng: 02/12/2016, 19:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w