1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các rào cản thương mại phi thuế quan (NTBS) khi xuất khẩu hàng nông thủy sản qua thụ trường EU.

48 740 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 76,39 KB

Nội dung

Phần 1 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN I. Khái niệm và vai trò của hàng rào phi thuế quan I.1.Các loại hàng rào phi thuế quan 1.Hạn ngạch nhập khẩu 2.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện 3.Biện pháp liên quan đến quản lý giá 4.Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp 5. Biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật. 6.Biện pháp quản lý hành chính II.KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG EU Phần 2: CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN KHI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG THỦY SẢN QUA THỊ TRƯỜNG EU I. NÔNG SẢN: 1. Thị trường nông sản EU 2. Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu hàng nông sản sang EU 3. Những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU Các hàng rào kĩ thuật trong thương mại Tiêu chuẩn hoá 3.1 Sức khỏe và an toàn Phương pháp tiếp cận mới và chỉ thị về an toàn sản phẩm 3.2 Nhãn CE (European Conformity) Đối với các sản phẩm thực phẩm Các nguyên tắc cơ bản của HACCP 3.3 Môi trường Trách nhiệm xã hội Chính sách môi trường của EU Quản lý chất thải bao bì đóng gói Các tiêu chuẩn quản lý môi trường Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trườngISO14001 Nhãn hiệu sinh thái (Ecolabelling) Những nhãn hiệu sinh thái quốc gia được thấy ở các quốc gia Tây bắc E.U như Các nhãn sản phẩm riêng biệt 3.4 Quản lý chất lượng Sêri ISO 9000 Các nội dung cơ bản của ISO Các tiêu chuẩn ISO 9000: 9001 và 9002 là quan trọng nhất Các đặc điểm của ISO 9000 Lợi ích từ giấy chứng nhận ISO 9000 4 Đánh giá hoạt động xuất khẩunông sản Việt Nam sang thị trường EU 4.1 Những lợi thế 4.2 Bên cạnh đó còn có những bất lợi II. THỦY SẢN 1.Các rào cản phi thuế quan chủ yếu của EU đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Đối với tiêu chuẩn chất lượng Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Đối với tiêu chuẩn về lao động PHẦN 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀ THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU I. NÔNG SẢN 1. Về phía Nhà nước 1.1 Định hướng chiến lược phát triển nông sản xuất khẩu 1.2. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ 1.3. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản 1.4. Các giải pháp thị trường và hỗ trợ xuất khẩu 1.5. Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản 1.6. Định vị lại cây trồng chủ lực 2. Về phía doanh nghiệp và nhà sản xuất 2.1. Đầu tư xây dựng thương hiệu 2.2. Tìm hiểu luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế II. THỦY SẢN CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Chính sách tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu 2. Chính sách thị trường 3. Chính sách tạo vốn 4. Chính sách công nghệ

Trang 1

Ể U LU Ậ N

Đề tài số 7

Các rào cản thương mại phi thuế quan (NTBS) khi xuất khẩu

hàng nông thủy sản qua thụ trường EU.

Trang 2

Phần 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN

I Khái niệm và vai trò của hàng rào phi thuế quan

I.1.Các loại hàng rào phi thuế quan

1.Hạn ngạch nhập khẩu

2.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

3.Biện pháp liên quan đến quản lý giá

4.Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp

5 Biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật.

Các hàng rào kĩ thuật trong thương mại

Tiêu chuẩn hoá

3.1 Sức khỏe và an toàn

Phương pháp tiếp cận mới và chỉ thị về an toàn sản phẩm

3.2 Nhãn CE (European Conformity)

Đối với các sản phẩm thực phẩm

Các nguyên tắc cơ bản của HACCP

3.3 Môi trường Trách nhiệm xã hội

Trang 3

Chính sách môi trường của EU

Quản lý chất thải bao bì đóng gói

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường

Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trườngISO14001

Nhãn hiệu sinh thái (Ecolabelling)

Những nhãn hiệu sinh thái quốc gia được thấy ở các quốc gia Tây bắc E.U như

Các nhãn sản phẩm riêng biệt

3.4 Quản lý chất lượng

Sê-ri ISO 9000

Các nội dung cơ bản của ISO

Các tiêu chuẩn ISO 9000: 9001 và 9002 là quan trọng nhất

Các đặc điểm của ISO 9000

Lợi ích từ giấy chứng nhận ISO 9000

4 Đánh giá hoạt động xuất khẩunông sản Việt Nam sang thị trường EU

Đối với tiêu chuẩn chất lượng

Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm

Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng

Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

Đối với tiêu chuẩn về lao động

PHẦN 3

Trang 4

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀ THỦY SẢN

VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

I NÔNG SẢN

1

Về phía Nhà nước

1.1 Định hướng chiến lược phát triển nông sản xuất khẩu

1.2 Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

1.3 Phát triển công nghiệp chế biến nông sản

1.4 Các giải pháp thị trường và hỗ trợ xuất khẩu

1.5 Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản

1.6 Định vị lại cây trồng chủ lực

2 Về phía doanh nghiệp và nhà sản xuất

2.1 Đầu tư xây dựng thương hiệu

2.2 Tìm hiểu luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế

Trang 5

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN :

I Khái niệm và vai trò của hàng rào phi thuế quan

Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thương mại quốc tế Khi tham gia vào thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy được các thế mạnh của nước mình, tận hưởng được những lợi thế từ thị trường thế giới Nhưng mặt khác cũng sẽ bộc

lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó Do vậy các quốc gia

thường phải sử dụng một hệ thống các cộng cụ để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế Trong đó phải kể đến việc sử dụng hàng rào phi thuế quan – một công

cụ được coi là linh hoạt, tác động nhanh, mạnh

Hiện nay có nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã định nghĩa : “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia

sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu”

Như vậy vai trò chính của hàng rào phi thuế quan chính là nhằm hạn chế nhập khẩu, một quốc gia khi sử dụng hàng rào phi thuế quan này thực chất là việc bảo

hộ cho nền sản xuất trong chính quốc gia đó Ngoài ra, hàng rào phi thuế quan không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo hộ thị trường nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có hiệu quả mà còn là công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại

II.Các loại hàng rào phi thuế quan

Các hàng rào phi thuế quan chủ yếu mà các nước thường áp dụng là:

1 Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hoặc một nhóm hàng được phép nhập khẩu từ thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép Hạn

Trang 6

ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng hàng nhập khẩu đồng thời gây ra ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa, do mức cung hàng hóa thấp đi làm cho giá cân bằng cao hơn so với giá trong thương mại tự do Hạn ngạch nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước thực hiện quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn so với điều kiện thương mại tự do Hạn ngạch nhập khẩu là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thuế nhập khẩu bảo hộ nền sản xuất nội địa

2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất sang nước mình một cách “tự nguyện”, nếu không các quốc gia nhập khẩu sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc các quốc gia xuất khẩu phải giảm bớt số lượng hàng hóa xuất khẩu sang nước mình Thực chất hạn chế xuất khẩu tự nguyện là những cuộc thương lượng mậu dịch giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng hóa nhập khẩu nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định ở các nước nhập khẩu, chẳng hạn: tạo công ăn việc làm, bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ có tiềm năng Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó

có tác động kinh tế tương tự như hạn ngạch nhập khẩu Tuy nhiên hạn ngạch nhập khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực ra mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định Hình thức này thường được áp dụng đối với những quốc gia

có sản lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó

3 Biện pháp liên quan đến quản lý giá

Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hoặc giá bán trong nước có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới xuất nhập khẩu hàng hóa Việc tính giá tùy tiện sẽ gây nên những khó khăn lớn cho thương mại quốc tế vì giá tính thuế cao thì giá của sản phẩm nhập về sẽ cao, khả năng thanh toán sẽ giảm Một số nước ngoài mục tiêu tránh gian lận thương mại họ khéo sử dụng biện pháp liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hải quan như một công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước Trị giá tính thuế hải quan cao hoặc thấp sẽ tác động trực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lên giá bán của sản phẩm

Ở một số nước phát triển thường không sử dụng giá bán thực tế ghi trên hóa đơn để

Trang 7

tính thuế mà dùng trị giá tính thuế tối thiểu hoặc giá tham khảo Thậm chí có nước còn sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ bất kì nước nào trong thời gian trước đó để xác định trị giá tính thuế Cách xác định trị giá tính thuế như vậy khiến các nhà xuất khẩu phải chịu giá cao một cách vô lý và không thể dự đoán được khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm của mình Hiệp định xác định trị giá tính thuế quan của tổ chức thương mại thế giới quy định giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá giao dịch, tức giá đã trả hoặc phải trả cho hàng hóa khi được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu có tính đến những điều chỉnh nhất định như phí hoa hồng, môi giới, đóng gói… Tổ chức thương mại thế giới không cho phép xác định trị giá tính thuế quan theo giá nhập khẩu tối thiểu và giá bán trong nước của hàng hóa tương tự được sản xuất tại nước nhập khẩu Giá bán tối đa trong nước đối với một hàng hóa nào đó cũng có thể hạn chế nhập khẩu Chính vì vậy Tổ chức thương mại thế giới thừa nhận các biện pháp quản lý giá tối đa dù cho có phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối sử cũng có thể tác động xấu tới lợi ích của các nước thành viên xuất khẩu

4 Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp

Với các hình thức sở hữu khác nhau nếu Nhà nước ban cho doanh nghiệp Nhà nước những độc quyền nhất định thì có thể gây ra những trở ngại nhất định đối với hoạt động thương mại quốc tế Các doanh nghiệp Nhà nước được quyền kinh

doanh xuất nhập khẩu đã tạo ra một rào cản đối với hoạt động mua bán trên thị trường thế giới Các nước sử dụng biện pháp này thường cho rằng họ cần phải bình

ổn giá cả và khối lượng của các mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến các cân đối lớn của nền kinh tế Tuy nhiên trên thực tế biện pháp này đã hạn chế quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tạo độc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định

5 Biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật

Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đều là những quy định về vệ sinh đo lường,

an toàn lao động, bao bì, đóng gói ….Các tiêu chuẩn này thường được các nước áp dụng, một mặt chúng tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp cho người mua đánh giá được quy cách chất lượng sản phẩm, mặt khác chúng dễ trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước Trên thực tế một sản phẩm nhập khẩu nếu không đáp ứng được các quy định của yêu cầu kỹ thuật thì sẽ không được phép bán ra trên thị trường; về mặt tiêu chuẩn, nếu hàng nhập khẩu

Trang 8

không tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn được phép bán ra trên thị trường mặc

dù có thể bị người tiêu dùng không ưa chuộng Nói chung những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật là xuất phát từ đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội phản ánh trình độ phát triển mà con người đã đạt được Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường khéo

sử dụng các quy định này một cách thiên lệch giữa các doanh nghiệp trong nước với các công ty nước ngoài để biến chúng trở thành công cụ cạnh tranh trong quan

hệ thương mại quốc tế Để khắc phục tình trạng này người ta tìm cách ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế thống nhất

6 Biện pháp quản lý hành chính

Mặc dù hầu hết các nước trên thế giới đều có mục tiêu chung là tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại quốc tế Nhưng trên thực tế vì những lý do kinh tế chính trị nhất định mà mỗi nước áp dụng những biện pháp khá tinh vi nhằm cản trở tự do hóa thương mại quốc tế Ví dụ như: quy định về thanh toán, quy định về đặt cọc, quy định về quảng cáo…

II.KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG EU

E.U (The European Union) là một thị trường chung lớn nhất thế giới Và trong tương lai gần đây thị trường E.U sẽ ngày càng được mở rộng bằng cách hoà nhập các nền kinh tế của các nước Đông Âu Đây là một khối thị trường chung, thị trường E.U phát triển vượt xa khỏi những hiệp định mậu dịch tự do giữa các thành viên Đây là một liên hiệp về hải quan và tiền tệ, cho phép hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn được di chuyển một cách tự do điều hành bởi các định chế chung (Ủy Ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu…), các hệ thống quy định luật lệ mang tính hoà hợp chung và các chính sách phù hợp nhất Tuy nhiên E.U cũng là một thị trường bao gồm nhiều thị trường khác nhau 15 nước thành viên, 15 khối dân số, văn hoá, kinh tế khác nhau… Mặc dù chúng ta nói về E.U như một thị trường chung, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải quan tâm đến từng đặc điểm tính chất của từng thị trường trong các quốc gia thành viên

Trang 9

Phần 2:

CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN KHI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

THỦY SẢN QUA THỊ TRƯỜNG EU

I NÔNG SẢN

1 Thị trường nông sản EU

Thị trường EU là một thị trường giàu tiềm năng đối với hàng nông sản của

VIệt Nam Nhận định này dựa trên hai căn cứ sau đây:

- Thứ nhất, tuy nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường EU

chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này, nhưng đó vẫn là một thị trường rất lớn, các số liệu thống kê đều cho thấy rằng, bên cạnh việc vẫn đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới, nhưng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của chính mình, EU vẫn đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp

- Thứ hai, với các định hướng phát triển nền nông nghiệp hàng hoá lớn

phù hợp với nhu cầu thị trường và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp…, đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng và VSATTP của sản phẩm nông nghiệp

Sự ra đời của Luật và các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, cùng với những yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu về sản phẩm thân thiện với môi trường, ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng bảo vệ môi trường Hiện nay, ở nước ta các trang trại, các khu vực sản xuất hàng hóa lớn theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn về chất lượng, VSATTP và môi trường để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu còn nhiều khó khăn Nhiều tỉnh đang phát triển nuôi lợn xuất khẩu

Trang 10

với quy mô lớn: hệ thống chuồng trại và thức ăn đạt tiêu chuẩn, kỹ thuất không có biến đổi gen chưa tốt lên làm hạn chế chất lượng, phẩm cấp của sản phẩm.

Theo như phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, EU là một thị trường xuất khẩu cực kỳ lớn đối với hàng nông sản Việt Nam, nhưng chúng ta có khai thác được thị trường này và thị trường nông sản thế giới nói chung hay không là tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Một là, phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để tính toán khối lượng nông sản sẽ sản xuất, và hai là, phải đáp ứng được những yêu cầu ngặt nghèo về các

tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu đặc biệt là các quy định về chất lượng,

VSATTP và môi trường

Sau nhiều năm nỗ lực mở rộng thị trường EU, nhưng năm 2002 hàng nông sản Việt Nam đã giảm thị phần so với các năm trước, một phần là do một số mặt hàng nông sản mất giá quá mạnh (cà fê, chè, hạt tiêu, gao,…) và phần khác là do những quy định quá ngặt nghèo về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản của EU

Do đó, trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2005 trở đi Việt Nam cần khôi phục thị trường này với hai nhiệm vụ quan trọng nhất là:

- Thứ nhất, căn cứ vào nhu cầu của thị trường EU để điều chỉnh khối lượng

hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như cà fê, hạt tiêu, gạo và cao su…; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu quả nhiệt đới, thịt gia súc, gia cầm, và các loại thực phẩm chế biến khác

- Thứ hai, về lâu dài là phải từng bước nâng cao chất lượng và VSATTP của

hàng nông sản Việt Nam, tạo ra nhiều nông sản thực phẩm phù hợp với môi trường để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắc khe của người tiêu dùng EU

Làm tốt được các nội dung nói trên chúng ta đã nhanh chóng triển khai, khôi phục thị trường EU đưa tổng kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 431,7 triệu USD tương

Trang 11

đương với năm 1998, thậm trí đạt 500 triệu USD trong vài ba năm tới là có thể thực hiện được.

Thị trường EU có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như đã nói trên và với ưu thế của hàng loạt nông sản nhiệt đới, một khi đã đạt được những đòi hỏi về chất lượng, VSATTP và môi trường cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với hàng nhập khẩu, việc mở rộng thị trường EU cho hàng nông sản Việt Nam có thể thực hiện được

2 Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu hàng nông sản sang E U

Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những thách thức dưới đây:

- Thứ nhất, hệ thống các quy định hết sức ngặt nghèo về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá trong đó bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về VSATTP, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, cũng như hàng loạt các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu vi phạm các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu vi phạm các quy định của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu Luật thực phẩm của EU nâng

từ 10 chất kháng sinh bị cấm năm 2002 lên 26 chất vào năm 2005 EU duy trì chính sách "dư lượng = 0" đối với mười kháng sinh (năm 2005 là 26 kháng sinh) Như vậy

sẽ rất khó khăn đối với hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này

Hiện EU đang hoàn thiện Quy trình GAP (Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo) và cũng đang xây dựng một nhãn hiệu duy nhất cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ Chính vì vậy mà trong những năm tới, yêu cầu hàng nhập khẩu của thị trường EU sẽ là hàng nông sản hữu cơ, tức là nông sản sạch (nông sản được sản xuất

Trang 12

theo quy trình GAP, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học,…) Hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường này phải có nhãn hiệu của thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ EU sẽ sử dụng GAP để kiểm soát dư lượng kháng sinh và thuốc trừ sâu có trong hàng nông sản EU cho rằng sản xuất nông nghiệp theo Quy trình GAP không chỉ bảo vệ môi trường sinh thái, mà sản phẩm làm ra còn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP.

Đối với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải tuân thủ Quy đinh kiểm tra thú

y Quy định này sẽ ngày càng khó thực hiện vì EU duy trì "dư lượng = 0" đối với 10 chất kháng sinh Trong số 10 chất, có 7 chất gây ô nhiễm môi trường Để đáp ứng được quy định trên, sản phẩm thịt của Việt Nam phải tuân thủ rất nhiều chỉ thị của Hôi đồng ủy ban Châu Âu, và các chỉ thị thường xuyên được EU chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế luôn biến đổi Thêm vào đó, thực phẩm chế biến còn phải tuân thủ Quy định chất phu gia trong thức phẩm Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với thực phẩm chế biến của ta xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, vì hiện tại mới chỉ có một khối lượng rất nhỏ mặt hàng này thâm nhập được vào thị trường EU

Đối với rau, quả, hạt có dầu,… xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ Quy định mức thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng và không đúng kỹ thuật đã gây tác động xấu tới môi trường sinh thái Nếu chúng ta không có các biện pháp khắc phục và hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc trừ sâu theo quy định của EU thì

sẽ rất khó cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU đang dặt ra nhiều thách thức đối với các doang nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU Những năm tới, các doanh nghiệp phải chú trọng tới khía cạnh môi trường của bao bì sản phẩm nhiều hơn và phải tuân thủ các yêu cầu trong quy định này

Trang 13

Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện pháp và chế tài

mà EU áp dụng đối với các trường hợp vi phạm sẽ ngày càng chặt chẽ và hà khắc hơn Như vậy, để tránh tổn thất và đẩy mạnh được xuất khẩu sang EU, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định về chất lượng, môi trường và VSATTP của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản Hơn nữa, việc thực hiện các quy định này sẽ góp phần mang lại môi trường sống lành mạnh cho chính chúng ta

- Thứ hai, Nông sản là một nhóm hàng nhạy cảm và được EU trợ cấp rất

lớn Mức trợ cấp tăng lên hàng năm để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp trong Liên Minh Bởi vậy, hàng nông sản xuất khẩu của ta sẽ ngày càng khó khăn hơn khi thâm nhập vào thị trường này Ngoài việc phải cạnh tranh với các đối tác xuất khẩu khác

có tiềm lực mạnh hơn ta, chúng ta còn phải cạnh tranh với hàng nội địa được hưởng nhiều ưu đãi

- Thứ ba, ngoài nhu cầu ngày càng cao cảu người tiêu dùng EU về nông sản

thực phẩm thân thiện với môi trường, yêu cầu của họ về chất lượng và VSATTP đối với nhóm hàng này cũng ngày càng khắt khe đây Chẳng hạn người tiêu dùng EU đã từng tẩy chay thịt bò điên, thịt gà có dioxin,… được nhập khẩu từ các nước Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU

3 Những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU

Tiến trình tự do thương mại đã được tăng tốc bởi vòng đàm phám Uruguay, điều này có nghĩa rằng các hàng rào phi quan thuế như quota sẽ được bãi vỏ và những hàng rào thuế quan cũng sẽ bị cắt giảm Tuy nhiên điều này không có nghĩa

là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào thị trường E.U Việc tiếp cận thị trường E.U trở nên khó khăn hơn nhiều do việc tăng nhanh những quy định và các

Trang 14

yêu cầu thị trường trong các lãnh khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn đề môi trường và xã hội Sự khác biệt giữa những hàng rào kỹ thuật so sánh với các hàng rào trước đây đó là những quy định và yêu cầu của thị trường được phát triển từ những một quan tâm chung của cả các chính phủ và người tiêu dùng

về an toàn, sức khỏe, chất lượng và môi trường Trong quá khức các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhìn chung nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của Châu Âu Việc bảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dùng ngày càng tăng đã dần thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và lao động

Việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật được điều chỉnh thông qua các hàng rào

kỹ thuật trong hiệp định thương mại của WTO Bên cạnh đó cần phải chú ý rằng đây không chỉ là những quy định luật lệ mà các chính phủ áp dụng thêm nhằm xác định các tiêu chuẩn cao trong an toàn, sức khỏe và môi trường, mà người tiêu dùng trở nên ngày càng khó chịu trước những sản phẩm và những ảnh hưởng có hại tiềm tàng Điều này dẫn tới các quy định khó khăn hơn xuất phát từ phía thị trường

Các hàng rào kĩ thuật trong thương mại

Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật (BTT) đã thảo luận trong vòng đàm phán Uruguay là một phần không thể thiếu trong hiệp định của WTO

Trong phần đầu của hiệp định có ghi rõ: “không một quốc gia nào bị ngăn

cấm đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ con người, động vật, cuộc sống hoặc sức khỏe của thực vật, của môi trường hoặc không bị ngăn cấm đưa ra các biện pháp nhằm ngăn cản các hành động lừa bịp với mức độ phù hợp”.

Tuy nhiên, Hiệp định cũng xác định rằng ” Sự linh động điều chỉnh của các

thành viên bị giới hạn bởi yêu cầu về các quy định kỹ thuật không được chuẩn bị, điều chỉnh hoặc áp dụng mới mục đích hoặc ảnh hưởng làm tạo ra các cản trở khôngcần thiết trong thương mại” (Mục 2.2).

Trang 15

Tiêu chuẩn hoá

CENELEC, CEN và ETSI là 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá của Châu Âu được coi là đủ năng lực trong việc tiêu chuẩn hoá kỹ thuật, 3 cơ quan này đã đưa ra các tiêu chuẩn của E.U trong từng lãnh vực riêng biệt và tạo ra “hệ thống tiêu chuẩn hoá Châu Âu”

Các tiêu chuẩn là các thỏa thuận bằng văn bản chức đựng những đặc điểm

kỹ thuật hoặc những tiêu chuẩn chính xác khác được sử dụng một cách nhất quán như những luật lệ, hướng dẫn, hoặc định nghĩa của các đặc tính nhằm bảo đảm rằng các vật liệu, sản phẩm, các phương pháp chế biến và các dịch vụ đáp ứng các mục đích của chúng

Vì vậy mà các tiêu chuẩn quốc đóng góp vào việc làm cho cuộc sống trở nên đơn giản hơn, và làm tăng tính tin cậy và hiệu quả của hàng hoá và dịch vụ chúng

ta sử dụng

Hiện tại E.U đang tạo ra các tiêu chuẩn thống nhất và điều hoà cho toàn E.U đối với các lãnh vực sản phẩm chính nhằm thay thế hàng ngàn các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau Nhìn chung, các mức độ yêu cầu được đặt ra hoặc sẽ được đặt ra trong những năm tới đây Các quốc gia thành viên được cho phép đưa ra thêm các yêu cầu cho ngành công nghiệp của mình Tuy nhiên, nếu sản phẩm nào đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sẽ được cho phép lưu hành tự do tại E.U

Tiêu chuẩn hoá không chỉ quan trọng trong lãnh vực sức khỏe, an toàn mà còn trong lãnh vực quản lý chất lượng, sản xuất mang tính môi trường, trách nhiệm

xã hội Việc tiêu chuẩn hoá sẽ tạo ra các nhãn, các giấy chứng nhận nhằm chứng minh cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn Trong lược đồ dưới đây, việc tiêu chuẩn hoá tạo ra những nhãn, giấy chứng nhận trong nhiều lãnh vực hàng hoá

Trang 16

Các loại nhãn, giấy chứng nhận, và mã số được thực hiện được yêu cầu nhằm tuân thủ các quy định và yêu cầu thị trường.

Các quy định bắt buộc Sức khỏe an toàn

Nhãn hiệu xã hội công bằng

Chứng nhận SA800 0

Các quy tắc đạo đức

Nhãn sinh thái

Chứng nhận ISO14000

Chất lượng Trách nhiệm xã hội Môi trường

Các yêu cầu của thị trường

3.1 Sức khỏe và an toàn

Vấn đề sức khỏe và an toàn trở nên ngày càng quan trọng đối với mỗi cá nhân tại E.U Việc áp dụng chủ yếu liên quan đến phía khách hàng hơn là phía lao động

Trang 17

Phương pháp tiếp cận mới và chỉ thị về an toàn sản phẩm

Từ tháng 5 năm 1985 Hội Đồng Châu Âu đã duyệt Phương pháp tiếp cận mới (New Approach) liên quan đến việc bình thường hoá và điều hòa hoá Phương pháp tiếp cận mới với tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng nhằm đảm bảo rằng chỉ

có những sản phẩm an toàn và thỏa mãn các yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trường

và người tiêu dùng lưu thông tạo khu vực kinh tế Châu Âu (EEA – European Economic Area) Phương pháp tiếp cận mới được ban hành như 1 kế hoạch cho việc phát triển thị trường trong E.U, hàng trăm vấn đề xác định cho việc hoà hợp hoá các quy định và luật lệ, tuy nhiên cũng có hàng ngàn các chỉ thị của E.U được bãi bỏ do phương pháp tiếp cận cũ về tiến trình hoà hợp hoá chi tiết được chấm dứt Theo như Phương pháp mới này thì nhãn CE là một nhãn bắt buộc đối với

nhiều sản phẩm công nghiệp.

Nghị định về an toàn sản phẩm chung 92/59/EC (thường được biết dưới tên Nghị định về an toàn sản phẩm) được Cộng Đồng Châu Âu thông qua ngày 29/6/0992 Và nghị định có hiệu lực hoàn toàn từ tháng 6/1994 và áp dụng cho an toàn sản phẩm khi sản phẩm có mặt lần đầu tại thị trường E.U và được kéo dài suốt đời sống có thểcó của sảnn phẩm Theo Nghị định, những nhà sản xuất và phân phối chỉ được kinh doanh những sản phẩm an toàn

Một “sản phẩm an toàn” được định nghĩa là một sản phẩm không có - đặc biệt ở khía cạnh thiết kế, cấu thành, hoạt động, chức năng, bao bì, các điều kiện lắp ráp, bảo trì hoặc thải hồi, cá hướng dẫn sử lý và sử dụng, hoặc các đặc tính khác của sản phẩm – bất cứ một rủi ro trực tiếp hay gián tiếp không thể chấp nhận cho

an toàn và sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng trên các sản phẩm khác hoặc phụ tùng của nó

Trang 18

Chỉ thị quy định cả đối với sản phẩm mới và các sản phẩm tái chế mặt do các sản phẩm đã qua sử dụng không được xác định rõ ràng như là đồ cổ hoặc cần phải sử chữa hoặc tái chế Mặc dù Chỉ thị về an toàn sản phẩm đã tồn tại, tuy nhiên chưa quy định đối với nhiều loại sản phẩm.

Chỉ thị yêu cầu các sản phẩm cho người tiêu dùng không được có bất cứ rủi

ro không thể chấp nhận nào và cũng yêu cầu những người sử dụng tiềm năng những sản phẩm này được cảnh báo đầy đủ các rủi ro có thể xẩy ra Chỉ thị về an toàn sản phẩm được đặt ra nhằm vào các sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng (thực phẩm và phi thực phẩm), nếu như không có các quy định đặc biệt nào cho những sản phẩm này Ngoài ra nếu có các quy định đặc biệt khác của EC thì Chỉ thị này không được áp dụng

Trang 19

Đối với các sản phẩm thực phẩm

HACCP (the Hazard Analysis Critical Control Point system) được áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) có hiệu lực từ tháng 1/1996 xác định rằng “các công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh của các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và bảo đảm rằng các biện pháp an toàn có thể có sẽ được thiết kế, áp dụng, thực hiện và kiễm tra lại trên

cơ sở của hệ thống HACCP

Các nguyên tắc cơ bản của HACCP

 Xác định tất cả các nguy cơ có thể xẩy ra cho sản phẩm trong chu kỳ sống của sản phẩm;

 Xác định các Điểm Kiểm Soát Tới Hạn (Critical Control Points), các giai đoạn có thể kiểm soát được trong chu kỳ sống của sản phẩm;

 Xác định những biên độ tiêu chuẩn cao nhất có thể cho phép cho mỗi điểm kiểm soát tới hạn;

 Thiết kế và thực hiện một hệ thống kiểm soát kiểm nghiệm hoặc quan sát cho mỗi Điểm Kiểm Soát Tới Hạn, bao gồm 1 lịch trình theo thời gian;

 Thiết kế và thực hiện các kế hoạch hành động chính xác cho mỗi Điểm Kiểm Soát Tới Hạn;

 Đưa ra một tiến trình xác nhận, bao gồm các kiểm nghiệm và tiến trình khác nhằm kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống HACCP;

Chứng từ hoá tất cả các tiến trình và kết quả kiểm nghiệ m

Trang 20

3.3 Môi trường Trách nhiệm xã hội

Tại nhiều quốc gia Châu Âu, nhiều thỏa thuận mang tính tình nguyện và mang tính pháp lý được thông qua giữa các chính phủ và các nhà sảnn xuất Các thỏa thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn áp dụng cho bao bì của sản phẩm Các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ những quy định về môi trường để được xuất khẩu và E.U, do đó các nhà nhập khẩu sẽ chuyển những yêu cầu này cho nhà xuất khẩu

Theo đó, các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói Người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm mang tính môi trường Do vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam phải hiểu rằng việc tuân thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết, tuy nhiên đầu tiên là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng E.U là điều quan trọng trong thành công tại thị trường E.U

Chính sách môi trường của EU

Chính sách môi trường của E.U dựa trên cơ sở các hiệp định toàn cầu, đặc biệt trong Lịch trình 21 của Hiệp định Rio de Janeiro Trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, được tổ chức năm 1992 tại Brazin đã hình thành nền tảng đầu tiên cho sự phát triển bền vững trên toàn thế giới, áp dụng răng trưởng kinh tế cân bằng có quan tâm đến môi trường E.U và các quốc gia thành viên đã cam kết thực hiện hành động theo nội dung Hiệp định Rio

Nội dung chính trong "Chương trình hành động thứ 5 về môi trường" liên quan nhiều hơn những nguyên nhân nguồn gốc hơn là những vấn đề xảy ra Danh sách các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi chính sách môi trường của E.U và ảnh hưởng bởi

sự quan tâm của khách hàng rất dài như các sản phẩm thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến, hoá chất y tế, sản phẩm da, các sản phẩm gỗ, dệt, may, điện tử các sản

Trang 21

phẩm khoáng Các vấn đề nhạy cảm là mức độ thặng dư thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm, sự hiện diện của kim loại nặng, sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm, sử dụng hoá chất, gỗ rừng nhiệt đới, ô nhiễm nguồn nước vá không khí và việc sử dụng cạn kiệt các tài nguyên không thể tái tạo Ngoài ra còn những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp ngay đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là:

 Các biện pháp được thực hiện nhằm giảm thiểu chất thải bao bì và tái sử dụng, tái chế các vật liệu bao bì;

 Tăng cường thực hiện quản lý môi trường và các hệ thống đánh giá và sử dụng các dấu hiện xác nhận tiêu chuẩn;

Tăng cường tầm quan trọng của các dấu hiệu xác nhận tiêu chuẩn cho nhiều loại sản phẩm theo thái độ của người tiêu dùng Châu Âu

Quản lý chất thải bao bì đóng gói

Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói: có quy định các mức

độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản xuất

và thành phần của bao bì:

 Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và

sự chấp thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói

 Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thể được tái sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế, và để giảm thiểu ảnh hưởng về môi trường khi chất thải bao bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bì được loại trừ

Trang 22

 Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khác có quan tâm đến sự hiện diện của các chất tro, bức

xạ khi bao bì hoặc các phần dư được thiêu hủy hoặc chôn

Việc thực hiện Chỉ thị đã được nhiều quốc gia thành viên đưa vào luật tuy nhiên các quy định ở mỗi quốc gia khác nhau

Thông dụng nhất là hệ thống “Green Dot” do Chính phủ Đức áp dụng Biểu tượng Green Dot thể hiện cho người mua biết rằng bao bì có thể được tái sử dụng hoặc tái chế và cũng cho biết việc loại bỏ và tái chế bao bì vận chuyển sẽ do các bên liên quan chịu chi phí

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường cho phép các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu cơ hội nhằm giới thiệu cho các đối tác bên ngoài rằng việc sản xuất được thực hiện theo phương pháp trung thành với môi trường Các tiêu chuẩn quản lý môi trường

là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001

Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trườngISO14001

 Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có 1 sức ép đáng kể từ những người mua hàng Tây Âu;

 Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm và chất thải và trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng môi trường;

 Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện các công việc

gì chứ không phải là như thế nào;

 Một chính sách môi trường cần được trình bày 1 cách có hệ thống;

Trang 23

 Huấn luyện nhân viên đóng vai trò gì trong các vấn đề môi trường;

 Kế hoạch, trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng văn bản;

 Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh và hoạt động ngăn cản cần được định ra;

 Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài;

 Yêu cầu thực hiện kiểm tra quản lý định kỳ;

Giấy chứng nhận do phía thứ 3 cấp

Nhãn hiệu sinh thái (Ecolabelling)

Nhãn hiện sinh thái của quốc gia và E.U dựa trên cơ sở đánh giá trên toàn chu kỳ sống của sản phẩm và áp dụng cho nhiều loại sản phẩm Trong khi những nhãn hiệu cho từng sản phẩm có thể có những giới hạn và chỉ được áp dụng cho 1 sản phẩm, 1 nhóm sản phẩm hoặc 1 tiến trình sản xuất riêng biệt

Nhãn hiệu sinh thái quốc gia: Hệ thống nhãn hiệu sinh thái quốc gia nhằm cung cấp cho các khách hàng một lựa chọn khi mua các sản phẩm được thiết kế, sản xuất, đóng gói và có thể được loại bỏ cuối chu trình đời sống của sản phẩm mang tính chất môi trường Việc sử dụng những nhãn hiệu như vậy khuyếnh khích những ngành sản xuất và chế biến sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên có thể duy trì Nhãn hiệu sinh thái quốc gia áp dụng cho nhiều loại sản phẩm và dự trên Việc đánh giá chu trình sống Đánh giá ảnh hưởng môi trường thông qua toàn bộ chu trình sống của sản phẩm

Những nhãn hiệu sinh thái quốc gia được thấy ở các quốc gia Tây bắc E.U như

• Nhãn Mileukeur tại Hà lan

Trang 24

• Nhãn Blue Angel tại Đức.

• Nhãn Swan tại các quốc gia Scandinavia

• Nhãn Swan tại các quốc gia Scandinavia

• Nhãn sinh thái E.U (E.U ecolabel): Áp dụng cho 14 nhóm sản phẩm Nhà sản xuất hoặc người nhập khẩu áp dụng một dấu xác nhận môi trường của E.U trên cơ sở tự nguyện.Để có được dấu xác nhận môi trường của E.U, các doanh nghiệp phải trả 1 khoản phí và phụ thuộc vào doanh nghiệp nhập khẩu hoặc doanh thu của công ty sản xuất Khoản phí này không giống nhau giữa các quốc gia

Các nhãn sản phẩm riêng biệt

• Nhãn hiệu cho các sản phẩm thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ: KRAV tại Thụy Sĩ, EKO tại Hà Lan

• Nhãn hiệu cho duy trì rừng – cho các sản phẩm gỗ: FSC và ISO 14000

• Nhãn hiệu cho duy trì hải sản: MSC (Marine Stewardship Cuncil)

Nhãn hiệu cho các sản phẩm may mặc : Oko-Tex đặc biệt tại Đức

3.4 Quản lý chất lượng

Sê-ri ISO 9000

Ngày đăng: 02/12/2016, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w