- Kết quả của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông.
Trang 1sách đổi mới nền kinh tế, chúng ta đã đạt được không ít những thành tựu to lớn Đóng
góp không nhỏ vào sự phát triển này không thể không nhắc đến ngành XDCPB - ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước, các doanh nghiệp luôn phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với những doanh nghiệp trong nước mà còn cả với những doanh nghiệp nước ngoài Do đó
muốn tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ của các doanh nghiệp không chỉ là không ngừng tăng cường, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động mà còn phải chú trọng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận nhưng vẫn sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp XDCB không chỉ có ý nghĩa to lớn trong phạm vi ngành mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất to lớn đối với các ngành khác
và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thực tế hiện nay việc quản lý và hạch toán kinh tế ở các doanh nghiệp XDCB nói chung và các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông
nói riêng còn chưa tốt dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn
Vi vậy việc quan lý chặt chẽ cũng như hạch toán một cách đầy đủ, kịp thời các chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm là rất cần thiết nhằm mục đích kiểm tra, giám sát đồng thời cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị
doanh nghiệp
Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài ''Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông" làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận về chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm, đồng thời phân tích, đánh giá thực tiễn công tác kế toán, từ đó
dé ra những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện về kế toán chi phi san xuất va tính giá thành sản phẩm trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông
Trang 2công trình giao thông
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
- Khái quát và phân tích được thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông
- Kết quả của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện tổ chức
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng
công trình giao thông
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông
Chương 3: Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông.
Trang 31.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN ẢNH HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC
tính toán kết quả và thanh toán được mà phải tiến hành hàng tháng, quý, năm Điều đó đồi hỏi phải có giá trị dự toán cho từng đơn vị khối lượng xây lắp để có thể hạch toán chi
phí và tính toán kết quả lãi (lỗ) cho bất kỳ khối lượng công tác xây lắp nào được thực hiện trong kỳ
- Sản phẩm xây lắp mang tính cố định, nơi sản xuất đồng thời là nơi sử dụng sản phẩm, các điều kiện phục vụ cho sản xuất như các loại máy móc, thiết bị, nhân lực
phải di chuyển theo địa điểm thi công Điều đó khiến công tác quản lý và sử dụng tài
sản, vật tư cho công trình rất phức tạp và đòi hỏi phải có mức giá cho từng loại công tác sản xuất, trên từng vùng lãnh thổ là khác nhau Hơn nữa giữa nơi phát sinh chi phí và nơi
hạch toán chi phí có khoảng cách nhất định nên gây khó khăn cho công tác kế toán
- Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục vì thế phải lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình hay giai đoạn của hạng mục công trình
Những đặc điểm đó ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
1.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.2.1 Bản chất của chỉ phí sản xuất
Hoạt động của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dùng các yếu tố sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động) để tạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội Sự tham gia
Trang 4mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra như: các khoản trích theo lương như
BHXH, BHYT, KPCĐ; các loại thuế không được hoàn trả như thuế tài nguyên
Vì vậy có thể hiểu một cách đầy đủ nhất, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền
Xét ở bình diện doanh nghiệp, chi phí sản xuất luôn có tính cá biệt, nó bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chỉ ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất, bất kể đó là các chi phí cân thiết hay không cần thiết, khách quan hay chủ quan
Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định và phụ thuộc vào hai nhân
tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí
Nghiên cứu bản chất của chi phí giúp doanh nghiệp phân biệt được chi phí với chỉ
tiêu
Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp gắn liền với khái niệm sử dụng tiền tệ, bao
gồm chi tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình SXKD Chi tiêu cho quá trình mua
hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp, còn chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh
làm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình SXKD tăng lên
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn hay tiêu dùng hết cho quá trình SXKD trong kỳ, cụ thể bao gồm các khoản chi tiêu dùng cho quá trình SXKD trong kỳ, các khoản chi tiêu ở các kỳ trước nhưng được phân bổ vào chi phí trong kỳ, các khoản chi phí phải tra (chi phí trích trước) không phải là chi tiêu trong
kỳ
Như vậy giữa chi tiêu và chi phí của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với
nhau, đồng thời có sự khác nhau về lượng và thời điểm phát sinh
1.2.2 Phân loại chỉ phí sản xuất
Chi phí sản xuất do nhiều yếu tố cấu thành, mỗi yếu tố của quá trình sản xuất tác động vào quá trình sản xuất khác nhau Do vậy chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại chi phí có đặc điểm, nội dung, công dụng khác nhau đòi hỏi yêu cầu và cách thức quản lý thích hợp Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục
Trang 51.2.2.1 Phản loại theo nội dung, tính chất kinh tế
Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào tính chất kinh tế ban đầu của chi phí
để xếp những chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế vào cùng một yếu tố chi phí,
không phân biệt mục đích, công dụng của chi phí đó
Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất được chia thành năm yếu tố chỉ phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất xây lắp trong kỳ
+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chỉ phí chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân viên ở các tổ, đội xây dựng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ phục vụ cho
hoạt động sản xuất xây lắp
+ Chi phi dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí về các loại dịch vụ mua ngoài,
thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất xây lắp
+ Chi phi khác bằng tiền: là các chi phí khác bằng tiền phát sinh phục vụ cho hoạt động sản xuất xây lắp chưa được phản ánh vào các yếu tố chi phí trên như: tiếp khách, hội họp
Phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phi cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại (yếu tố) chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra
trong tổng chỉ phí và cũng là căn cứ để lập Thuyết minh báo cáo tài chính (phần Chi phi
SXKD theo yếu tố), cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp, phục vụ cho việc lập
dự toán chi phí sản xuất và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phi
1.2.2.2 Phân loại theo mục đích, công dụng của chỉ phí
Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phi để
xếp những chi phí có cùng mục đích, công dụng kinh tế vào cùng một khoản mục chi
Trang 6- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại tiền lương, tiền công,
phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất
- Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm toàn bộ các chi phí có liên quan đến máy thi công như chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản
phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất tại đội, công trình xây dựng như lương nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ của
đội sản xuất Chi phí sản xuất chung gồm nhiều loại chỉ phí có nội dung kinh tế có nội
dung kinh tế khác nhau như: chi lương nhân viên đội sản xuất, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của chính doanh nghiệp mà các khoản mục chi phí này còn có thể được phân chia chi tiết hơn
Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo
phương thức bằng máy thi chia chi phi san xuất, chế tạo sản phẩm thành ba khoản mục
chi phí là:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí là cơ sở để xác
định số chỉ phí đã chỉ ra cho từng khâu, từng lĩnh vực, từng mục đích cụ thể, là căn cứ để tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, xây dựng kế hoạch giá thành và phân tích tình
hình thực hiện giá thành kế hoạch
Phân loại chỉ phí sản xuất theo 2 cách trên liên quan trực tiếp đến việc tổ chức kế toán tài chính tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp Và được thể hiện khái quát trên hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành thông qua việc quy định các
tài khoản chi phí, trong đó các tài khoản cấp 1 được mở theo công dụng của chi phí, còn các tài khoản cấp 2 được mở theo yếu tố chi phí
Trang 71.2.2.3 Phan loại theo mối quan hệ của chỉ phí với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Theo cách phân loại này chi phí SXKD được chia thành chi phí sản phẩm và chi
phí thời kỳ
- Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình SXKD Bao
gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung
Khi sản phẩm chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm là giá vốn hàng tồn kho
được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán Khi sản phẩm đã được bán ra thì chi phí sản phẩm là giá vốn hàng bán được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Chi phi thời kỳ: là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên giá trị hàng tồn kho nên không được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh nên được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Sự vận động của chỉ phí sản phẩm và chi phí thời kỳ trong doanh nghiệp có thé
minh hoạ theo sơ đồ 1.1
Trang 8Chi phi Chi phi Chi phi Chi phi
NVL nhân sử dụng sản
trực công trực máy thi xuất
tiếp tiếp CÔng chung
Sơ đồ 1.1: Sự vận động của chỉ phí sản phẩm và chỉ phí thời kỳ trong doanh nghiệp xáy lắp
Trang 9nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí
- Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí (liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình ) nên không thể quy nạp trực tiếp
cho từng đối tượng chịu chi phí, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí, sau đó
dùng phương pháp phân bổ gián tiếp để quy nạp cho từng đối tượng theo tiêu thức phân
bổ thích hợp
Cách phân loại này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật quy nạp chi phí vào đối tượng tập
hợp chỉ phí sản xuất, khó có thể đạt được mục tiêu kiểm soát chi phí vì việc phân bổ chỉ
phí mặc dù đã lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp nhưng vẫn mang tính chủ quan Do
vậy qua đây ta thấy các nhân viên kế toán cần tư vấn cho các nhà quản trị doanh nghiệp
để đưa ra một cơ cấu tổ chức SXKD hợp lý để hạn chế được càng nhiều chi phí gián tiếp càng tốt
1.2.2.5 Phản loại theo mối quan hệ của chỉ phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh
Theo cách phân loại này, chi phí SXKD gồm:
- Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm xây lắp
- Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính
chất chung như chỉ phí quản lý ở các tổ, đội sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp
Cách phân loại này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương
hướng và biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Đối với chỉ phí cơ bản thì không thể cắt bỏ một loại chi phí nào mà phải phấn đấu hạ thấp chi phí bằng việc giảm các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lao động hoặc cải tiến quy trình công nghệ, hợp
lý hoá sản xuất, tìm vật liệu thay thế Còn đối với chi phí chung cần phải triệt để tiết kiệm, hạn chế, thậm chí loại trừ các khoản chi phí không cần thiết, tăng cường quản lý
chi phi chung theo dự toán, theo chếđộ chi tiêu
Trang 101.2.2.6 Phân loại theo mốt quan hệ giữa chỉ phí với mức độ hoạt động
Trên quan điểm ngắn hạn, theo cách phân loại này chi phí SXKD bao gồm:
- Chi phí khả biến (chi phí biến đổi, biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng
số tỷ lệ với sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp Mức hoạt động của doanh
nghiệp có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy
hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện
Sự biến động của chi phí trong mối quan hệ với mức hoạt động có thể xảy ra 2
trường hợp tương ứng với 2 loại biến phí:
+ Biến phí tỷ lệ: là loại biến phí mà tổng biến phí quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với
mức độ hoạt động, còn biến phí của một đơn vị hoạt động thì không thay đổi
+ Biến phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp: đó là trường hợp xét về tổng biến phí thì
có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt động, vì vậy biến phí của một
đơn vị khối lượng hoạt động cũng tăng lên khi khối lượng hoạt động tăng; hoặc ngược lại, trường hợp tổng biến phí có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt
động, khi đó biến phí tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động lại giảm di khi khối lượng hoạt động tăng
- Chi phí bất biến (chi phí cố định, định ph): là những chi phí mà về tổng số
không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động
Định phí tồn tại dưới nhiều hình thức:
+ Định phí tuyệt đối: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi khối lượng hoạt động, còn định phí của một đơn vị khối lượng hoạt động thì thay đổi
ty lệ nghịch trực tiếp với khối lượng hoạt động
+ Định phí tương đối (Định phí cấp bậc): là những chi phí chỉ có tính chất cố định
tương đối, nó chỉ cố định trong một giới hạn mức độ nhất định, sau đó nếu khói lượng hoạt động tăng lên thì khoản chi phí này sẽ lên một mức mới
+ Định phí bắt buộc: là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng, chúng
thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc tổ chức SXKD của doanh nghiệp Những khoản
chi phí này tồn tại lâu dài trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, vì vậy khi quyết định đầu tư vào TSCĐ các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vi quyết định đó sẽ gắn chặt cho với doanh nghiệp trong một thời gian lâu dài; hoặc khi cắt giảm định phí bắt buộc cũng không thể tuỳ tiện dù chỉ cho một thời gian ngắn vì nó sẽ
ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi và mục đích lâu dài của doanh nghiệp.
Trang 11nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Định phí không bắt buộc thường liên quan đến kế hoạch ngắn hạn (thường 1a 1 năm) và có thể cắt bỏ khi cần thiết
Tuy nhiên việc phân chia định phí bắt buộc và không bắt buộc chỉ có tính chất
tương đối, tuỳ thuộc vào nhận thức chủ quan của các nhà quản trị doanh nghiệp Một khoản định phí nào đó được các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn nhận là bắt buộc thì sẽ
rất ngần ngại khi đưa ra quyết định điều chỉnh, ngược lại nếu nhìn nhận là định khó không bắt buộc thì có thể thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh khi cần thiết
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí và biến phí (như chi phí điện thoại )
Để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí
Có nhiều phương pháp để phân tích chi phí như: phương pháp đồ thị, phương pháp bình
phương bé nhất, phương pháp cực đại - cực tiểu
Cách phân loại này được đặc biệt sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiển tra và ra
quyết định Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn cũng như các quyết định quan trọng Mặt khác nó còn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chỉ phí:
- Đối với biến phí: cần thực hiện quản lý theo định mức, tìm biện pháp hạ thấp mức tiêu hao chi phí, sử dụng vật liệu thay thế, tăng năng suất lao động, giảm sản phâm hỏng
- Đối với định phí: cần có biện pháp tận dụng tối đa công suất hoạt động
Ngoài ra việc phân biệt định phí, biến phí còn là cơ sở để xây dựng dự toán chỉ phí hợp lý, ứng với mọi mức hoạt động theo dự kiến
1.2.2.7 Các cách phân loại khác liên quan đến việc ra quyết định
*Phân loại theo thẩm quyền ra quyết định
Theo cách phân loại này, nếu gắn quyền kiểm soát chi phí với một cấp quản lý
nào đó thì phân biệt thành: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát duoc Chi
phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó có thẩm quyền ra quyết định
Trang 12Việc xác định chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được có ý nghĩa quan
trọng đối với các nhà quản trị ở từng cấp quản lý, giúp họ hoạch định được dự toán chi
phí đúng đắn hơn, hạn chế sự bị động về việc huy động nguồn lực để đảm bảo cho các khoản chi phí Mặt khác còn giúp nhà quản trị cấp cao đưa ra phương hướng để tăng
cường chi phí kiểm soát được cho từng cấp
*Các loại chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án
- Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án SXKD này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án SXKD khác Chi phí chênh lệch là thông tin
thích hợp cho việc xem xét lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án SXKD tối ưu
- Chi phí cơ hội: là lợi ích bị mất đi do lựa chọn phương án SXKD này thay vì chọn phương án SXKD khác
- Chi phi chim: 1a những chi phí đã phát sinh, nó có ở trong tất cả các phương án SXKD được đưa ra xem xét lựa chọn Nó luôn luôn là thông tin không thích hợp cho việc
xem xét lựa chọn phương án tối ưu
1.3 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.3.1 Bản chất của giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành
Như vậy về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm đều là hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác của doanh nghiệp Song giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm cũng có sự khác nhau
- Nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ nhất định, không
phân biệt chi phí đó có liên quan tới giá thành sản phẩm hoàn thành hay chưa hoàn
thành, còn nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất
liên quan tới sản phẩm đã hoàn thành Đó là hai mặt của một quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
- Về mặt lượng, chỉ phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ, thể hiện qua công thức tính giá thành sản xuất sản phẩm như sau:
Z.= Dạ +C-D„
Trong đó: — Z7: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
Dạy: Trị giá sản phẩm dở đầu kỳ
Trang 13C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Qua công thức này ta thấy chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết, chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản xuất sản phẩm
Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các nguồn lực trong quá trình SXKD cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp
1.3.2 Các loại giá thành sản phẩm
Khác với giá thành sản phẩm trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất khác, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp có đặc điểm riêng là mỗi công trình, hạng
mục công trình hay khối lượng xây dựng hoàn thành đều có một giá thành riêng Khi
nhận thầu một công trình, giá bán (giá nhận thầu) đã có trước khi thi công công trình,
tức là giá bán có trước giá thành thực tế Do đó giá thành thực tế của công trình chỉ quyết định tới lãi, lỗ của doanh nghiệp do thi công công trình đó mà thôi
1.3.2.1 Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành 3 loại: giá
thành dự toán xây lắp công trình, giá thành kế hoạch xây lắp công trình, giá thành thực
tế xây lắp công trình
- Giá thành dự toán xây lắp công trình được xác định như sau:
Giá thành dự toán = Giá trị dựtoán - Thuế và lãi định mức
xây lắp công trình xây lắp công trình
Trong đó: — - Giá trị dự toán của từng công trình, hạng mục công trình được xác
định dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành và dựa trên mặt bằng giá cả thị trường
- Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành từng sản phẩm XDCB
do nhà nước quy định đối với từng loại hình XDCB, từng sản phẩm xây lắp cụ thể
Giá thành dự toán của sản phẩm xây lắp là căn cứ để vạch ra các biện pháp tổ
chức kinh tế, kỹ thuật nhằm đảm bảo nhiệm vụ hạ giá thành được giao
- Giá thành kế hoạch xây lắp công trình: dựa vào giá thành dự toán xây lắp công trình và tình hình SXKD của mình mà doanh nghiệp lập giá thành kế hoạch xây lắp công
Trang 14trình Giá thành kế hoạch xây lắp công trình thường thấp hơn giá thành dự toán xây lắp công trình Phần chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này gọi là mức hạ giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch = Giá thành dựtoán - Mức hạ giá thành
xây lắp công trình xây lắp công trình kế hoạch
Doanh nghiệp phải khai thác mọi tiềm năng của mình đề ra các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất phù hợp với điều kiện thi công công trình cụ thể để hoàn thành tốt kế
hoạch hạ giá thành
- Giá thành thực tế xây lắp công trình: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền được tổng hợp từ thực tế phát sinh trong quá trình tổ chức SXKD của đơn vị từ khi bắt đầu xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao thanh toán công trình Doanh nghiệp phải nỗ lực trong
tổ chức thi công xây lắp công trình để đạt được mức giá thành thực tế thấp hơn giá thành
kế hoạch Phần chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này được gọi là mức hạ vượt kế hoạch giá thành xây lắp công trình Nếu lấy giá thành thực tế xây lắp công trình so với giá thành
dự toán xây lắp công trình ta có mức hạ giá thành thực tế Có thể diễn đạt mối quan hệ giữa các loại giá thành qua sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các loại giá thành
Qua đây có thể thấy, về mặt lượng, doanh nghiệp luôn phải và nên đảm bảo cho:
Giá thành dự toán >= Giá thành kế hoạch >= Giá thành thực tế
Vì đặc điểm sản phẩm xây lắp có thời gian thi công kéo dài nên để tiện cho việc
theo dõi và quản ly chi phí và giá thành, người ta phân chia giá thành thực tế xây lắp công trình thành:
+ Giá thành thực tế công tác xây lắp: phản ánh giá thành của một khối lượng công tác xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật nhất định và phải thoả mãn một số điều kiện nhất
Trang 15cách cụ thể và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán Chỉ tiêu này cho phép xác định, kiểm kê kịp thời chỉ phí phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp
ở những giai đoạn sau và phát hiện ra những nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí
+ Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành: là toàn bộ chi phí bỏ ra để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến
khi hoàn thành, bàn giao cho bên A, đảm bảo chất lượng và kỹ thuật, đúng thiết kế, đúng
hợp đồng bàn giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán
1.3.2.2 Phán loại theo phạm vì chỉ phí trong giá thành
Theo cách phân loại này chia thành: giá thành sản xuất toàn bộ và giá thành toàn
bộ của sản phẩm tiêu thụ
Giá thành sản xuất toàn bộ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành Còn giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm giá thành sản
xuất toàn bộ và chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
tính cho sản phẩm tiêu thụ
Thông tin về giá thành toàn bộ thường đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định
mang tính chiến lược dài hạn như quyết định ngừng sản xuất hay tiếp tục sản xuất Tuy nhiên việc tính giá thành toàn bộ cho từng loại sản phẩm là không cần thiết nếu doanh
nghiệp không phải đứng trước quyết định mang tính chiến lược Cho nên khi phải đưa ra quyết định trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu giá thành toàn
bộ theo biến phí
Giá thành toàn bộ theo biến phí bao gồm biến phí sản xuất (nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công, sản xuất chung) và biến phí ngoài sản xuất (bán hàng, quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ
Nhờ có giá thành toàn bộ theo biến phí có thể thiết lập mô hình mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, từ đó phục vụ cho việc đưa ra các quyết định ngắn hạn, mang tính sách lược
Tuy nhiên trong doanh nghiệp việc phân biệt định phí và biến phí chỉ là tương
đối, mặt khác thông tin về biến phí thường hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào mục đích ngắn hạn, sách lược mà bỏ qua chỉ phí cố định Vì vậy để chuẩn hoá chi phí cố định thay vì bỏ qua chi phí này, doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu giá thành toàn bộ
theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí.
Trang 16Giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí bao gồm toàn bộ biến
phí và một phần định phí được phân bổ theo mức độ hoạt động chuẩn
Nội dung của giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí có thể biểu diễn theo công thức:
n
n: mức hoạt động thực tế Phần định phí còn lại: ĐP x N-n gọi là chi phí hoạt động dưới công suất và được ứng xử như chỉ phí thời kỳ, tức là được tham gia xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ
1.3.2.3 Một số loại giá thành khác được sử dụng trong doanh nghiệp xảy lắp
- Giá đấu thầu xây lắp (giá thành dự thầu công tác xây lắp): là một loại giá thành
dự toán xây lắp do chủ thầu đưa ra để doanh nghiệp xây lắp dựa vào tính toán giá thành của mình
- Giá hợp đồng công tác xây lắp: là một loại giá dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp sau khi thoả thuận giao nhận thầu Đây chính là giá thành của doanh nghiệp xây lắp thắng thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký theo hợp đồng giao nhận thầu Về nguyên tắc, giá hợp đồng chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công tác xây lấp
Việc áp dụng giá đấu thầu công tác xây lắp và giá hợp đồng công tác xây lắp là
yếu tố quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng Nó sử dụng
quan hệ tiền - hàng tạo ra sự mềm dẻo nhất định trong quan hệ giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp trong việc chủ động tính giá thành sản phẩm của mình cũng như chủ
động trong kinh doanh, thích hợp với cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh.
Trang 17TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.4.1 Đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.4.1.1 Đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất, chế tạo các loại sản phẩm khác nhau Mối quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp là các chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng để sản xuất sản phẩm nào Do đó chi phí sản xuất trong kỳ phải được tập hợp theo một phạm vị, giới hạn nhất định
Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để chỉ phí sản xuất được tập hợp theo đó Thực chất của việc xác định đối tượng chi phí là xác định nơi phát
sinh chi phí (phân xưởng, đội sản xuất ) hoặc đối tượng chịu chỉ phí (sản phẩm, đơn đặt
hàng )
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí trước hết phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ
và yêu cầu quản lý chi phí và yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp
Đối với hoạt động xây lắp, nơi sản xuất thường ở nhiều địa điểm, tổ đội xây lắp khác nhau nên chi phí sản xuất cũng phát sinh tại nhiều nơi khác nhau nhưng có thể cùng liên quan đến một sản phẩm hay nhiều sản phẩm, nhiều công việc Vì vậy, chi phí
sản xuất phải được tập hợp theo từng khoản mục trong phạm vi giới hạn nhất định để
phục vụ cho công việc tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm tổ chức sản xuất, thi công của ngành XDCPB thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn đặt hàng hoặc
từng đội xây dựng
1.4.1.2 Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xáy lắp
Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp là các loại sản phẩm, công việc, lao
vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cân phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ
và yêu cầu quản lý chi phí và yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp
Do vậy đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là từng công trình, hạng mục công trình hay phần khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
Trang 181.4.1.3 Mới quan hệ giữa đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất Tuy vậy giữa chúng vẫn có sự khác nhau nhất định
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để tổ chức kế toán chi tiết
chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và cung cấp cho việc tính giá thành sản xuất theo đối tượng tính giá thành
- Xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở phiếu tính giá thành (Bảng tính giá thành) sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được sản xuất đã hoàn thành
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá và đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất có thể trùng nhau là công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn
thành bàn giao
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành đúng và phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách trung thực, hợp lý
1.4.2 Phương pháp kế toán chỉ phí sản xuất
1.4.2.1 Phương pháp tập hợp chỉ phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí
cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định Tuỳ theo từng loại chi
phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hay phương pháp phân bổ gián tiếp
- Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phi sản xuất riêng biệt
Theo phương pháp này ngay từ khâu hạch toán ban đầu, chi phí sản xuất phát sinh được phản ánh riêng cho từng đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất trên chứng từ ban đầu, sau đó căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp chi phí sản xuất cho từng đối tượng riêng biệt
- Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng trong trường hợp chỉ phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào chứng từ gốc tap hop chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiều đối
tượng theo từng nơi phát sinh chi phí Sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ các chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí như sau:
Trang 19C với H= _——
T;
Trong dé: C,: Chi phi phan bé cho déi tuong i
T;: Đại lượng tiêu chuẩn phân bé cua déi tuong i H: Hệ số phân bổ
C: Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ n: Số lượng đối tượng được phân bổ chỉ phí Với phương pháp này mức độ chính xác của chi phí sản xuất tính cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn Tuỳ thuộc vào từng loại chi phí sản xuất cần phân bổ và điều kiện của từng doanh nghiệp để lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý nhất
1.4.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chỉ phí sản xuất
*Kế toán tập hợp chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phi về nguyên liệu, vật liệu chính
(xi măng, sắt, thép gạch, đá, cát ), nửa thành phẩm mua ngoài (vật liệu kết cấu, thiết bị
gắn liền với công trình ), vật liệu phụ, nhiên liệu, các chi phí khác như chi phí cốt pha, giàn giáo, dụng cụ sử dụng nhiều lần sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ Nó không bao gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công
Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó Trường hợp không tách riêng được (như vật liệu sử
dụng luân chuyển ) thì phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công
trình theo định mức tiêu hao vật liệu hoặc theo khối lượng thực hiện
ChphíNVL = TrịigiáNVL - Trị giáphếliệu - Trị giá NVL
trực tiếp trong kỳ đưa vào sửdụng thu hồi (nếu có) còn lại chưa sử dụng
Chứng từ sử dụng bao gồm: Phiếu xuất kho, Hoá đơn
Để thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng
TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Tài khoản này dùng để phản ánh các chỉ phí nguyên vật liệu phát sinh thực tế để sản xuất sản phẩm xây lắp; được mở chỉ tiết cho
từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp, các giai đoạn công việc có
dự toán riêng.
Trang 20- Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ 1.3
TK 152, 611 TK 621 (chỉ tiết từng đối tượng) TKI34,621
Xuất vật liệu cho SXSP Cuối kỳ kết chuyển,
phân bổ CPNVLTT
Vật liệu mua ngoài Vật liệu sử dụng
giao thang cho SX không hết bán thu hồi
Vật liệu dùng không hết nhập lại kho
TK 411, TK 336, TK 338
Vat liéu nhan cap phat,
vay xuất cho SX
TK 153,611 TK 142
CCDC chờ Phân bổ
Sơ đồ1.3: Trình tự kế toán tập hợp nguyên vát liệu trực tiếp
*Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
- Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm tiền lương
chính, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất và tiền thuê lao động ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp
theo don gia XDCB
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng theo từng đối tượng (công trình,
hạng mục công trình) Trường hợp không tách riêng được thì phải tiến hành phân bổ cho
từng công trình, hạng mục công trình theo chi phí tiền lương theo định mức hoặc kế hoạch
Trang 21bảng tính lương, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, làm đêm
Để thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền lương
phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ xây dựng và
lắp đặt (kể cả nhân công vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong mặt bằng xây lắp) và tiền lương của công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường TK 622 cũng được mở chỉ tiết
theo từng công trình, hạng mục công trình, gi1a1 đoạn công việc
- Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ 1.4
TK 3341 TK 622 (chỉ tiết) TK 154,631 (chỉ tiết)
Tiền lương phải trả Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ
CNTT1SX trong danh sách CPNCTT cho từng công
So d61.4: Trinh tu ké toán tập hợp chỉ phí nhân công trực tiếp
*Kế toán tập hợp chỉ phí sử dụng máy thỉ công:
- Máy móc thi công là các loại xe máy có động cơ được sử dụng trực tiếp để thi
công xây lắp các công trình như: máy trộn bê tông, trộn hồ vữa, máy đào đất, máy xúc
đất, máy đóng cọc, ô tô vận chuyển đất đá trong công trường Các loại phương tiện máy thi công này doanh nghiệp xây lắp có thể thuê ngoài hoặc tự trang bị để khai thác sử
Trang 22máy Chi phí máy thi công gồm các khoản như: chi phí nhân công (lương chính, lương
phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công), chi phí vật liệu
(nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công), chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch
vụ mua ngoài dùng cho máy thi công Người ta có thể chia chi phí sử dụng máy thi công thành 2 loại là chi phi thường xuyên và chi phí tạm thời:
+ Chi phí thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng xe
máy thi công và được tính thẳng vào giá thành của ca máy như tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí nhiên liệu động lực, khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa thường xuyên, tiền thuê xe máy thi công
+ Chi phi tam thời: là những chỉ phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công như: chi phí tháo, lắp, thử máy, vận chuyển máy đến công trường và di chuyển
máy trong quá trình sử dụng ở công trường, chi phí về xây dựng và tháo dỡ công trình tạm loại nhỏ (lều, lán ) phục vụ cho việc sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp riêng theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình) Trường hợp không tách riêng được thì phải tiến hành phân bổ cho
từng công trình, hạng mục công trình theo số ca máy hoạt động, sản lượng thực hiện
Căn cứ để hạch toán là Hợp đồng thuê máy, Hoá đơn, Bảng chấm công
Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK 623 - Chi phi sử dụng máy thi công Tài khoản này dùng để tập hợp va phân bổ chỉ phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình (doanh nghiệp xây lắp thực hiện theo phương thức thi công hỗn hợp)
- Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ 1.5
(Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có
tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không hạch toán riêng cho đội máy thi công).
Trang 23
Vật liệu, dụng cụ sản xuất Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ
phục vụ máy thi công chi phí máy thi công cho
từng công trình, hạng mục
— khiển máy thi công
Sơ đồ1.5: Trình tự kế toán tập hop chi phí sử dụng máy thỉ công
*Kế toán chỉ phí sản xuất chung:
- Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến
việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội thi công xây lắp và ở các công trường xây dựng Chỉ phí sản xuất chung là khoản mục chỉ phí tổng hợp bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau và đều có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: tiền lương nhân viên quan lý đội xây dựng, BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ
19% trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy,
nhân viên quản lý đội và các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới hoạt động của đội
Trang 24Các chứng từ liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất chung là: Bảng chấm công,
Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Hoá đơn
Để tập hop chi phi san xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung Tài khoản này phản ánh những chỉ phí sản xuất chung phục vụ xây lắp tại các
đội, các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp Tài khoản được mở chi tiết theo từng bộ phận, đội
Việc tính toán xác định chỉ phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của bộ phận sản xuất:
- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn
vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung
cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh Trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thường, thì chỉ được phân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chỉ phí SXKD trong kỳ
- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chỉ phí thực tế Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí Nếu nó liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau thì kế toán cần phân bổ theo những tiêu thức
hợp lý (thường theo chi phí tiền công trực tiếp, chi phí vật liệu trực tiếp, định mức chi phí
sản xuất chung )
- Trình tự kế toán khái quát theo sơ đồ 1.6.
Trang 25TK 334 TK 627 TK 111, 112, 152
Lương nhân viên quản lý đội Các khoản làm giảm
chi phí sản xuất chung
Xuất NVL, công cụ dụng cụ Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ
dùng cho đội xây lắp chỉ phí sản xuất chung cho
Chi phí dịch vụ mua ngoài,
Chi phí sản xuất chung cố định chi phí khác bằng tiền
do h/động dưới mức công suất
Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán tập hợp chỉ phí sản xuất chung
*Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
Kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (đối với phương pháp kê khai thường xuyên) và TK 631 - Giá thành sản phẩm (đối với phương pháp kiểm
kê định kỳ) để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Trình tự kế toán tổng hợp chỉ phí sản xuất theo sơ đồ 1.7 và sơ đồ 1.8
Trang 26TK 621
Cuối kỳ kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622
Cuối kỳ kết chuyển phân bổ
chi phi nhân công trực tiếp
TK 623
Cuối kỳ kết chuyển phân bổ
chi phí sử dụng máy thi công
TK 627
Cuối kỳ kết chuyển phân bổ
TK 154
chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung cố định do hoạt
động dưới mức công suất
TK 155 Giá thành thực tế của sản
phẩm hoàn thành chờ tiêu thụ hoặc chưa bàn giao
TK 3362 Giá thành thực tế của sản
phẩm hoàn thành bàn giao cho đơn vị thầu chính TK 632
Trang 27Bên cạnh phương thức quản lý XDCPB truyền thống, có một phương thức quản lý mới đó là phương thức giao khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ đội thi
công Đây là phương thức thích hợp với điều kiện cơ chế thị trường hiện nay vì nó gắn liền lợi ích vật chất của người lao động, của từng đội thi công với khối lượng, chất lượng
và tiến độ thi công công trình; khuyến khích lợi ích vật chất trong lao động, người lao động quan tâm đến hiệu quả công trình hơn
Phương thức giao khoán có các hình thức như:
+ Hình thức khoán gọn công trình (khoán toàn bộ chi phí): Theo hình thức này, đơn vị giao khoán tiến hành khoán toàn bộ giá trị công trình cho bên nhận khoán, khoán trọn gói toàn bộ các khoản mục chi phí; khi quyết toán công trình, quyết toán trọn gói cho bên nhận khoán Đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị kỹ thuật,
nhân công , tiến hành thi công Khi công trình hoàn thành bàn giao, quyết toán, đơn vị
sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận khoán, chỉ nộp cho đơn vị giao khoán
số nộp cho ngân sách và nộp trích lập quỹ doanh nghiệp
+ Hình thức khoán theo từng khoản mục chi phí: Theo hình thức này, đơn vị giao khoán sẽ khoán những khoản mục chi phí khi thoả thuận với bên nhận khoán như:
nguyên vật liệu, nhân công Bên nhận khoán sẽ bỏ ra chi phí những khoản mục đó còn bên giao khoán sẽ chịu trách nhiệm về các khoản mục không giao khoán đồng thời phải giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình
- Trình tự kế toán tap hop chi phí sản xuất trong điều kiện khoán theo sơ dé 1.9.
Trang 28(1) Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức hạch toán kế toán riêng:
(1a) Khi ứng trước cho đơn v1 nhận khoán
(1b) Nhận giá trị khối lượng xây lắp của đơn vị nhận khoán bàn giao (1c) Bù trừ các khoản thanh toán nội bộ
(2) Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng:
(2a) Khi giao tạm ứng cho đơn vị nhận khoán
(2b) Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn
giao được duyt
(2c) Kết chuyển, phân bổ các chi phí sản xuất
(3)Kết chuyển giá thành công trình xây lắp hoàn thành chưa tiêu thụ trong kỳ (4) Giá thành sản xuất công trình hoàn thành bàn giao
1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc đang còn trong quá trình sản xuất trên
các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến
nhưng vẫn còn phải tiếp tục chế biến mới trở thành sản phẩm
Trang 29phẩm dở dang cuối kỳ chịu
Muốn đánh giá sản phẩm làm dở trước tiên phải kiểm kê chính xác khối lượng công tác xây lắp dở dang cuối kỳ, đồng thời phải xác định mức độ hoàn thành của khối
lượng làm dở so với khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước ở từng giai đoạn thi công
Việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện bằng nhiều phương pháp tuỳ
thuộc vào tính chất sản xuất, đặc điểm chỉ phí, đặc điểm sản phẩm và phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp xây lắp, phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở còng
phụ thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên A và bên B
- Nếu sản phẩm xây lắp bàn giao thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ thì
công trình hoặc hạng mục công trình chưa bàn giao thanh toán được coi là sản phẩm dở
dang, toàn bộ chi phí sản xuất đã chi ra là chi phí sản xuất dở dang
- Nếu những công trình hoặc hạng mục công trình được bàn giao thanh toán theo
giai đoạn xây dựng lắp đặt thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giao thanh toán
là sản phẩm dở dang, chỉ phí sản xuất sẽ được tính toán một phần cho sản phẩm dở dang
cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình (chi phí dự toán hoặc giá trị dự toán)
1.4.4.2 Phương pháp tính giá thành
Giá thành sản phẩm xây lắp có thể tính theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc
vào quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác
định của doanh nghiệp xây lắp
* Phương pháp tính giá thành giản đơn
Theo phương pháp này, giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn
thành được xác định dễ dàng trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành công trình đó
Trang 30Trường hợp có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao từng phân thì:
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong
kỳ báo cáo, phù hợp với các công trình thời gian thi công ngắn phù hợp với kỳ tính giá thành của đơn vị, hoặc các công trình thi công dài hạn, nghiệm thu thanh toán từng phần
*Phuong pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo
đơn đặt hàng, khi đó đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng Theo phương pháp này, khi bắt đầu xây lắp theo đơn đặt hàng, kế toán phải mở bảng tính giá thành cho mỗi đơn đặt hàng và chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng Chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng còn chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức thích hợp Khi công trình hoàn thành thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành thực tế
của đơn đặt hàng đó Kế toán tiến hành tính giá thành bằng cách cộng luỹ kế chi phí từ
khi bắt đầu thi công đến khi hoàn thành ngay trên Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng
đó
Trường hợp một đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng
mục công trình bằng cách phân bổ giá thành thực tế của cả đơn đặt hàng cho từng hạng
mục công trình theo giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó theo công thức:
Zach
Zi = X Liat
Zit
Trong đó: — Z;: Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình i
Z4a¿„: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành
Trang 31đặt hàng hoàn thành Z;4: Giá thành dự toán của hạng mục công trình 1
*Phương pháp tổng cộng chỉ phí
Phương pháp này áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình cố quy
mô lớn, kết cấu phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn thi công, công việc có thể chia
cho nhiều tổ, đội thi công
Theo phương pháp này, giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình
được tính như sau:
Z = Dạ, + C¡ +C, + errrery + C, - De
Trong đó: C\, C;, C, 1a chi phf san xuất ở từng giai đoạn xây lắp công
trình
*Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp có khả năng tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức chỉ phí và đơn giá tại thời điểm
tính giá thành Phương pháp này có tác dụng kịp thời vạch ra những chi phí sản xuất thoát ly định mức, nhằm tăng cờng việc kiểm tra và phân tích các số liệu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trên cơ sở giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi định mức, chênh lệch do
thoát ly định mức, kế toán có thể tính được giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo
công thức sau:
tế của sản = mức của sản + do thay đổi + do thoát ly
Ngoài bốn phương pháp tính giá thành chủ yếu trên, trong doanh nghiệp xây lắp
có thể sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tính giá thành theo hệ số,
Trang 32*Sổ kế toán tổng hop: Tuy theo hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà sử dụng hình thức sổ kế toán khác nhau
- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung thì có nhật ký
chung, sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 hoặc TK 631
- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi số có Số đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 hoặc TK 631
- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ thì sử dụng các nhật ký
chứng từ số 7, bảng kê số 4 và sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154
hoặc TK 631
*S6 kế toán chỉ tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý và đối tượng tập hợp chi phí cũng như đối tượng tính giá thành đã xác định ở doanh nghiệp cụ thể, kế toán mở hệ thống chỉ tiết như: sổ chi tiết chi phí vật liệu trực tiếp; sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công; số chỉ tiết chi phí sản xuất chung, thẻ tính giá thành sản phẩm; sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp; các bảng phân bổ chỉ phí sản xuất
1.5.2 Tổ chức lập báo cáo kế toán
Để cung cấp thông tin cho công tác quản lý điều hành thường xuyên chỉ phí sản
xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, định kỳ kế toán lập các báo cáo kế toán liên quan đến chi phí, giá thành như: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố (thuộc
Thuyết minh báo cáo tài chính), Báo cáo chi phí sản xuất theo khoản mục, Báo cáo giá
thành sản xuất sản phẩm
1.6 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG TIN HỌC
Do sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là giai đoạn hiện nay nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần
có sự điều tiết của nhà nước nên nhu cầu về thu nhận và xử lý thông tin ngày càng đòi hỏi phải nhanh chóng hơn, đa dạng hơn Khi công nghệ thông tin bùng nổ thì việc xử lý,
tính toán và bảo quản thông tin kế toán trên máy vi tính là một việc cần thiết nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán trong doanh nghiệp
Để tổ chức tốt kế toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng được yêu cầu quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp
dụng kế toán máy cần thực hiện các công việc sau:
Trang 33- Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết và mã hoá các đối tượng
Dữ liệu đầu vào
- Chi phí sản xuất phát sinh, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ,
các bút toán kết chuyển chỉ phí
- Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư, tiêu chuẩn phân bổ
chi phí, khấu hao, phương pháp tính giá thành
Sơ đồ 1.10: Quy trình hạch toán trên máy
Tóm lại, trong chương 1 luận văn trình bày những vấn đề lý luận chung và tổ
chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nhằm nhận thức rõ hơn
về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cũng như tổ chức công tác kế toán chi phí san
xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Trang 34Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG TỔNG CÔNG TY
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ẢNH HƯỚNG ĐẾN TỔ CHỨC
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Giao thông vận tải, một kết cấu hạ tầng có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Do vậy xây dựng các công trình giao thông luôn luôn là nhu cầu thiết yếu và là tiền để cho mọi sự phát triển của xã hội
Hàng năm Nhà nước giành một lượng vốn lớn cho xây dựng giao thông Vì vậy việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong xây dựng công trình giao thông sé mang lại một ý nghĩa to lớn không những trong phạm vi ngành mà còn có tác động không nhỏ đến toàn xã hội Điều đó phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong tổ chức sản xuất xây dựng giao
thông
- Đặc điểm của sản phẩm:
Sản phẩm của xây dựng giao thông là các công trình giao thông, chủ yếu là các
công trình cầu, đường Nó vừa mang những đặc điểm chung của XDCB vừa mang
những đặc điểm riêng, đó là: Sản phẩm đặc chủng (Km đường, cái cầu ), sản phẩm riêng lẻ, đơn chiếc (không giống nhau và không sản xuất đại trà được) và sản phẩm sản
xuất ngay tại nơi tiêu thụ
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Để hoàn thành một sản phẩm là Km đường hoặc một chiếc cầu, quá trình thi công xây dựng bao gồm rất nhiều giai đoạn, trong đó lại cụ thể chỉ tiết thành nhiều công
đoạn kỹ thuật Tuỳ thuộc vào biện pháp tổ chức thi công của từng công trình mà các giai
đoạn kỹ thuật có thể không giống nhau Tuy nhiên có thể khái quát quá trình thi công xây dựng cầu, đường bao gồm các giai đoạn như sau:
e Chuẩn bị thi công: (chung cho cả làm cầu, đường)
+ Nhận mặt bằng thi công
Trang 35+ Làm lán trại, kho tạm, đường công vụ
* Các bước làm đường bộ:
+ Đào đắp đất, phá đá tạo nền đường
+ Đào khuôn đường, rải đá hộc móng đường, lu lèn chặt
+ Rải đá răm lên mặt đường, lu lèn chặt (hoặc cấp phối sỏi, đá, đất)
+ Rải nhựa mặt đường (hoặc phun nhũ tương, hoặc đổ bê tông mặt đường)
+ Hoàn thiện lề đường, cọc tiêu, biển báo, rãnh nước
- Đặc điểm loại hình sản xuất sản phẩm:
Do sản phẩm câu, đường là sản phẩm đơn chiếc nên xây dựng cầu, đường thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc theo hợp đồng kinh tế với yêu cầu kỹ thuật, thời gian, chi
phí khác nhau
Chính vì những đặc điểm trên mà việc tổ chức, quản lý, hạch toán chi phí sản xuất
cho từng công trình làm căn cứ tính giá thành, đồng thời luôn phải thông qua dự toán và trong quá trình sản xuất sản phẩm phải luôn so với dự toán, lấy dự toán làm thước đo hạch toán chi phí và thanh quyết toán công trình.
Trang 36- Đặc điển tổ chức sản xuất và quản lý SXKD tại các doanh nghiệp xây dựng
công trình giao thông:
Do đặc điểm của sản phẩm công trình giao thông sản xuất ở ngay nơi tiêu thụ nên
địa bàn hoạt động của đơn vị là rất rộng, có thể cách rất xa trụ sở chính của đơn vị Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải tìm cách tổ chức sản xuất hợp lý cho hiệu quả
Hiện nay hệ thống các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ
Giao thông Vận Tải là rất lớn, gồm Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1,4,5,6,8 Mỗi Tổng công ty lại có rất nhiều công ty trực
thuộc Dưới các công ty, ngoài các phòng ban là các đơn vị trực thuộc:
+ Có công ty thành lập các xí nghiệp trực thuộc (có con dấu riêng), dưới xí nghiệp cũng có các phòng ban là các đội và tổ sản xuất
+ Có công ty chỉ tổ chức đội sản xuất, dưới đội là các tổ sản xuất
+ Có công ty vừa có các xí nghiệp trực thuộc vừa có các đội sản xuất
Ví dụ về mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty xây dựng công trình giao
thông 8 trên sơ đồ 2.1 và Công ty XDCTGT Việt - Lào (thuộc Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 8) và sơ đồ 2.2
Trong phạm vi của luận văn em chỉ xin được trình bày việc hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm do các đội công trình thực hiện thi công tại l công ty
thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 là Công ty CTGT 479 (áp dụng phần mềm kế toán máy CAD§) và 1 Công ty thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 là Công ty XDCTGT Việt - Lào (áp dụng kế toán thủ công) Ngoài ra trong luận văn có khảo sát số liệu thực tế tại một số công ty xây dựng công trình giao thông
khác
Trang 37| HỘI ĐỒNG QUAN TRI |
TCT liên Cac ban Ban chống Trung tâm Trạm đại Trung tâm
(CEI 18) KT & NV 8 Chan
Trang 38Chan
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản lý Công ty XDCTGT Việt - Lào (thuộc Tổng
công ty xây dựng công trình giao thông 8)
2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỤNG CÔNG TRÌNH GIAO THONG THUOC TONG CONG TY XÂY DỰNG CONG TRINH GIAO THONG
2.2.1 Các văn bản pháp lý có liên quan
Các doanh nghiệp tổ chức thực hiện công tác kế toán theo Luật kế toán, ngoài ra
là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán đã được ban hành Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông đều thực hiện kế toán theo Quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, từ năm tài
chính 2006 thì thực hiện theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 áp dụng
cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước (chưa có
Trang 39dung, tính chất kinh tế của chi phí, phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của
chi phí và phân loại chi phí theo khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí
Việc phân loại chi phí theo nội dung, tính chất sẽ giúp doanh nghiệp tổ chức tập
hợp chi phí sản xuất theo yếu tố phục vụ cho việc lập chỉ tiêu "Chi phí SXKD theo yếu
tố” trên Thuyết minh báo cáo tài chính Tại các doanh nghiệp đều phân loại chi phí theo
5 yếu tố chi phí (thể hiện qua việc mở các tài khoản cấp 2 của các tài khoản chi phí như
TK 623, TK 627 và trên Thuyết minh báo cáo tài chính cũng đã lập chỉ tiêu "Chi phí
SXKD theo yếu tố")
Theo cách phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí hầu hết các doanh nghiệp đều phân loại và tập hợp chi phí sản xuất theo 4 khoản mục chỉ phí là
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi
công và chi phí sản xuất chung Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đã sử dụng cách phân loại chi phí theo khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí Cách phân loại này đã giúp cho các doanh nghiệp có thể xác định chi phí sản xuất liên quan
tới từng công trình, hạng mục công trình nào thì ghi trực tiếp cho công trình, hạng mục
công trình đó, còn những khoản chi phí sản xuất liên quan tới nhiều công trình, hang mục công trình thì được tổng hợp và phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình Tuy nhiên việc phân bổ được vận dụng tương đối "linh hoạt", có những khoản chỉ phí
liên quan tới nhiều đối tượng vẫn được ghi như một khoản chi phí trực tiếp cho một đối tượng (điển hình là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là máy thi công thường được tính vào chi phí của công trình tại nơi phát sinh nó), hoặc được tập hợp rồi phân bổ theo tiêu thức tuỳ
chọn, hoặc có những khoản chi phí phát sinh có thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình,
hạng mục công trình lại được tập hợp chung cuối kỳ phân bổ
Qua đây có thể thấy rằng các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông chưa
quan tâm nhiều đến các cách phân loại chi phí sử dụng trong kế toán quản trị như phân
loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với khối lượng hoạt động, phân loại chi phí theo
Trang 40thẩm quyền ra quyết định, loại chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án Đây
là những cách phân loại sẽ giúp cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh
đúng đắn, hợp lý và kịp thời
2.2.2.2 Các loại giá thành
Trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hiện đang sử dụng một
số chỉ tiêu giá thành như: giá trị dự toán, giá thành dự toán xây lắp, giá thành sản xuất toàn bộ, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Giá trị dự toán và giá thành dự toán xây lắp được lập căn cứ vào chỉ tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và được sử dụng làm căn cứ thanh toán giữa bên A và bên B
Giá thành sản xuất toàn bộ được tính căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh
đã tập hợp được và cũng được lập chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành
Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn quan tâm đến việc tính giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ làm căn cứ phục vụ cho việc xác định lãi (lỗ) của từng công trình,
hạng mục công trình Tuy nhiên có doanh nghiệp xác định giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ còn phân bổ cả chỉ phí tài chính (chi phí lãi vay) cho các công trình, hạng mục công trình (Phụ lục 1 - số liệu Công ty XDCTGT 874); điều này dẫn đến việc xác
định giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là chưa chính xác, chưa phản ánh đúng kết quả thực hiện được của từng công trình, hạng mục công trình
Việc theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng công trình, hạng mục công trình như hiện nay giúp nhà quản lý kiểm tra được quá trình chi phí cho
mỗi công trình để có kế hoạch cụ thể về vốn, nhân lực, vật lực cũng như ra được các quyết định kinh doanh tương đối kịp thời, đúng đắn Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp không xây dựng giá thành kế hoach, kế hoạch hạ giá thành và hầu như không vận dụng giá thành theo bộ phận (giá thành sản xuất theo biến phí, giá thành toàn bộ theo biến phí,
giá thành toàn bộ có phân bổ hợp lý định phí) Điều này đã làm hạn chế chức năng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp của kế toán
2.2.2.3 Đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất và đốt tượng tính giá thành
Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giúp cho việc tính đúng, tính đủ chi phí Xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của ngành xây
dựng công trình giao thông nên các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông đều xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công trình nhận