1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức tòa án nhân dân

243 402 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 243
Dung lượng 12,46 MB

Nội dung

Trang 1

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SUA DOI, BO SUNG MOT SO DIEU CUA

LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN -

Số đăng ký : 2001-38-032

Mã số đề tài : Cấp Bộ

Trang 2

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA

VIỆC SỬA ĐỔI, BỒ SUNG MOT SO DIEU

CỦA LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Số đăng ký: 2001-38-032

Mã số đề tài : Cấp Bộ

Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Trần Văn Tủ

Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Toà án nhân dân tối cao

Phó chủ nhiệm đề tài Cử nhân Lương Văn Dân

Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ,

Toà án nhân dân tối cao Thư ký đề tài: Cử nhân Kiều Văn Thuỷ

Chuyên viên Vụ tổ chức cán bộ,

Toà án nhân dân tối cao

Cử nhân Vũ Tiến Trí

Trưởng phòng- Viện khoa học xét xử, Toà án nhân dân tối cao

Hà Nội - 2002

Trang 3

BO KHOA HOC, CONG NGHE CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM

VÀ MỖI TRƯỜNG Độc lập - Tự đo - Hạnh phúc

Số: 739 /ĐKĐT

GIẤY CHỨNG NHẬN

GIÁM ĐỐC

TRUNG TÂM THÔNG TIN-TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ QUỐC GIA

© Cn cứ Quyết định 271/QÐ ngày 6-6-1980 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước :

(nay là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)ban hành bản Quy định về đăng ký Nhà nước để tài nghiên cứu

khoa học kỹ thuật và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu;

s Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 247/QĐ-TCCB ngày 4/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi

trường;

‘ e Xét hồ sơ đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ

CHỨNG NHẬN

ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tên đẻ tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tòa án nhân dân

Số đăng ký : 2001-38-032

Mã số để tài :

Thuộc Chương trình : Số Hợp đồng :

Thời gian bắt dau: 01/05/2001 Dự kiến kết thúc: 37/03/2002

Chủ nhiệm để tài : CN Trần Văn Tú

Cơ quan chủ trì : Viện khoa học xét xử Cơ quan quản lý: Tòa án nhân dân tối cao

Hồ sơ số: 9089, lưu tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia

_ GIÁM ĐỐC

TRUNG TÂM THÔN.TIN-TƯ LIEU KHOA/HỌC VA CONG NGHE QUỐC GIA

Trang 4

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: Á† /2001/KHXX

Ha Noi, ngdy £6 thang 12 năm 2001

CHANH AN

TOA AN NHAN DAN TOI CAO

- Căn cứ Điều 25 Luật tổ chức Toà án nhân dân;

- Căn cứ Quyết định số 282/QĐÐ ngày 20 tháng 6 năm 1990 của Chủ nhiệm Uỷ ban

khoa học và kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) quy định thể thức đánh giá nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học;

- Căn cứ kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm của Toà ấn nhân dân tối cao; - Xét đề nghị của ông Viện trưởng Viện khoa học xét xử;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 Thành lập Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ về đề

tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án

_ nhân đân” gồm có:

1.TS Đặng Quang Phương - Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao - Chủ tịch Hội đồng; 2 CN Ngô Cường - Phó Viện trưởng Viện khoa học xét xử, Toà án nhân dân tối cao - ˆ Thư ký Hội đồng; 3 TS Nguyễn Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ pháp luật Ban Nội chính Trung ương - Người nhận xét thứ nhất ; 4 TS Nguyễn Văn Thuận - Vụ trưởng Vụ pháp luật Văn phòng Quốc hội - Người nhận xét thứ hai;

5 TS Trần Đình Nhã - Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Công an - Uỷ viên; 6.TS Dương Ngọc Ngưu - Trưởng ban Ban thư ký Toà án nhân dân tối cao- Uỷ viên; 7 TS Nguyễn Văn Dũng - Thẩm tra viên cao cấp Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao - Uỷ viên

Điều 2 Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá khách quan kết quả nghiên cứu đề

tài theo các thủ tục đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định và Hội đồng tự

giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Điều 3 Các ông Viện trưởng Viện khoa học xét xử, Chánh Văn phòng Toà án nhân dân tối cao và các ông có tên trên có trách nhiệm thi hành Quyết định này

Nơi nhận: KT.CHÁNH ÁN

- Như Điều 3 A

Trang 5

MUC LUC

PHAN THU NHAT

Téng thuat chung két qua chinh vé dé tai

PHAN THU HAI

Cac bai viét chuyén dé

- Sự cần thiết khách quan về đổi mới tổ chức và hoạt động

các cơ quan tư pháp;

- Nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội

thẩm nhân dân với đề xuất sửa đổi cơ chế quản lý Toà án

địa phương về mặt tổ chức quy định tại Điều 16 Luật tổ

chức Toà án nhân đân năm 1992:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung Điều 131 Hiến pháp năm 1992;

- Cơ sở lý luận và thực tiễn việc quản lý Toà án nhân dân

địa phương về mặt tổ chức;

- Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân;

-Một số kiến nghị giải pháp sửa đổi, bổ sung một số điều

cụ thể của Luật tổ chức Toà án nhân dân;

- Một số ý kiến về vấn dé Thẩm phán và Hội thẩm trong Luật tổ chức Toà án nhân dân;

~ Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án

nhân dân;

- Một số vấn đề về Toà án quân sự và những kiến nghị sửa

đổi, bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân có liên quan

đến Toà án quân sự;

Trang 6

10

11

TAP THE TAC GIA

Luật sư Đặng Lê Huân

Cử nhân Trần Văn Tú Cử nhân Đàm Xuân Toan

Thạc sĩ Hoàng Văn Tú

Cử nhân Trần Văn Thuân Cử nhân Nguyễn Hoài Nam Cử nhân Lương Văn Dân

Cử nhân Nguyễn Thành Thuộc Cử nhân Vũ Tiến Trí

Thạc sĩ Nguyễn Văn Pha

Cử nhân Trần Văn Tăng

Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Toà án nhân dân

tối cao;

Phó vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương; Phó vụ trưởng Vụ pháp luật Văn phòng

Quốc hội;

Chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Quốc hội; Chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Quốc hội;

Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Toà án nhân

dân tối cao;

Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

Trưởng phòng Viện khoa học xét xử, Toà án

nhân dân tối cao;

Phó trưởng ban dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam;

Trang 8

DAT VAN DE

Hệ thống Toà án là một bộ phận của các cơ quan Tư pháp Việt Nam Các cơ quan Tư pháp có chức năng bảo vệ và gìn giữ pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm, giải quyết các tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp trong bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Toà án là nơi biểu hiện tập trung của quyền tư pháp, nơi mà các kết quả của hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa, giám định tư pháp được kiểm tra, đánh giá, xem xét một cách công khai thông qua thủ tục tố tụng để đưa ra những phán xét cuối cùng mang tính quyển lực nhà nước Việc tăng cường tổ chức và năng lực của hệ thống Toà án không chỉ là nhu cầu bảo đảm một thiết chế thực hiện quyền Tư pháp, mà còn là một yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta Toà án nhân dân được thành lập ngày 13-9-1945, đến nay đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về “cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân” Việc nghiên cứu dé

tài này trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết nhằm góp phần vào công

cuộc cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Công trình khoa học này sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm

1992

I ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỤC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN NĂM 1992

1 Vị trí và vai trò của Toà án nhân dân trong bộ máy cơ quan Nhà nước

Ra đời từ cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước ta đã thể hiện bản chất tốt đẹp của một Nhà nước gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân Từ đó đến nay, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh, làm tròn nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ đắc lực của nhân dân trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây đựng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa

Trang 9

quan trọng trong lịch sử tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta kể từ

năm 1945 đến nay

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, mô hình tổng thể của bộ

máy Nhà nước ta hiện nay là:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dan, co quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội;

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại;

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Hoạt động kiểm sát và xét xử do Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân các cấp đảm nhiệm

Là bộ phận của quyền lực Nhà nước, quyền tư pháp gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất Hoạt động tư pháp là một trong những phương thức thực hiện quyền lực của Nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan tư pháp như cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và cơ quan thi hành án; trong đó

Toà án là nơi biểu hiện tập trung của quyên tư pháp, nơi mà kết quả của hoạt

động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư pháp được kiểm tra, xem xét, đánh giá công khai và khách quan thông qua các thủ tục tố tụng để đưa ra những phán xét cuối cùng mang tính quyền lực nhà nước; nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của các cơ quan tư pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, phản ánh một cách đây đủ và sâu sắc nhất bản chất của nền công lý của chế độ ta Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét

xử là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước ta và được giao

cho Toà án nhân dân có sự giám sát của cơ quan quyền lực

Trang 10

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống Toà án nhân dân đã được xây dựng và củng cố từ trung ương cho tới địa phương gắn liên với các cấp hành chính, bao gồm các Toà án sau đây:

- Toà án nhân dân tối cao;

- Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Các Toà án quân sự (Toà án quân sự trung ương thuộc cơ cấu Toà án

nhân dân tối cao, các Toà án quận sự quân khu và tương đương, các Toà ấn quân sự khu vực)

Về vị trí, chức năng của Toà án nhân dân, Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương,

các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử

của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt”

Như vậy, trong tổ chức bộ máy Nhà nước, các cơ quan xét xử của Nhà nước ta chủ yếu là các Toà án nhân dân và Toà án quân sự, còn Toà án đặc biệt chỉ được thành lập trong những trường hợp đặc biệt Việc xác định các Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa là ngoài Toà án nhân dân, bất cứ cơ quan Nhà nước nào khác - cũng không có quyền xét xử, thẩm quyền xét xử là thẩm quyền riêng của Toà án nhân dân, không ai có thể thay thế Toà án nhân dân trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử Toà án nhân dân thực hiện chức năng xét xử nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp cũng xác định Toà án nhân dân được giao thực hiện chức năng xét xử nhằm “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự đo, danh dự và nhân phẩm của công dan”,

Ban chất của quyền tư pháp chính là quyền xét xử, do vậy, vấn đề tổ chức, quản lý trong hệ thống Toà án nhân dân có ý nghĩa to lớn đối với quá trình cải cách tư pháp Tăng cường tổ chức và năng lực của hệ thống Toà án không chỉ là nhu cầu đảm bảo một thiết chế thực hiện một quyền quan trọng trong hệ thống quyền lực nhà nước - quyền tư pháp mà còn là đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta Theo đó vai trò của Toà án nhân dân tối cao trong tổ chức và hoạt động của ngành Toà án nói chung, trong đó có vấn đề quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức nói riêng cũng là những vấn đề bức xúc cần tháo gỡ nhằm đảm bảo cho ngành Toà án thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của mình, giữ vững vị trí vai trò trong hệ thống bộ máy Nhà nước

Trang 11

2 Những quy định của pháp luật bảo đảm cho Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Hiến pháp năm 1992 đã quy định những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân có sự kế thừa và phát triển những quy định trong các Hiến pháp 1946, 1959 và 1980 trước đó, những nguyên tắc truyền thống trong tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân đó là:

- Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân địa phương, các Toà án

quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 127);

- Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật (Điều 130);

- Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Toà án nhân dân tối cao giấm đốc việc xét xử của Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự (Điều 134);

- Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước

Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân (Điều 135)

Có thể nói, những quy định trên đây của Hiến pháp năm 1992 là những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân tối cao và các Toà án địa phương Từ những quy định này của Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 1993, Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự năm 1993 đã cụ thể hoá để bao dam điều kiện pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của các Toà án

Để Toà án nhân dân có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Hiến pháp và một số văn bản pháp luật liên quan còn có những quy định cụ thể về vấn để cán bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân Ngoài quy định về Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội, Điều 128 Hiến pháp 1992 còn quy định chung về chế độ bổ nhiệm, rniễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân ở Toà án nhân dân các cấp Cụ

thể hoá quy định này của Hiến pháp, Luật tổ chức Toà án nhân đân năm 1992

Trang 12

định cụ thể về nhiệm vu, quyền hạn của Thẩm phán, chế độ đối với Thẩm phán, tiêu chuẩn Thẩm phán, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm, chế độ đối với Hội thẩm, tiêu chuẩn Hội thẩm, thủ tục bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm

Có thể nói rằng, những quy định nêu trên trong Hiến pháp 1992 và những quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dan năm 1992, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 1993 là nhằm mục đích xây dựng một đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, bảo đảm cho mỗi bản án, quyết định của Toà án thật sự khách quan, chính xác, đúng pháp luật

3 Đánh giá về việc thi hành Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 từ khi ban hành cho đến nay

* Luật tổ chức Toà án nhân dân hiện hành được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 6-10-1992, đến nay qua gần 10 năm thi hành Luật đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung 2 lần ngày 28-12-1993 và ngày 28-10-1995 để thành lập thêm các Toà chuyên trách mới như Toà kinh tế, Toà hành chính, Toà lao động ở Toà án nhân đân tối cao và Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và giao cho Toà án giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật Để cụ thể hoá Luật tổ chức Toà án nhân dân nam 1992, Uy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân Ngoài ra, Uy ban thuong vụ Quốc hội còn ban hành Nghị quyết về trang phục đối với các Toà án, Giấy chứng minh Thẩm phán và Hội thẩm; Quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức

* Về cơ cấu tổ chức, hệ thống Toà án nhân dân được tổ chức theo cấp hành chính từ cấp huyện đến cấp trung ương, cụ thể là:

- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Toà án nhân dân tối cao

Theo mô hình này, Hệ thống Toà án có: Toà án nhân dân tối cao, 61 Toà án nhân dân cấp tỉnh và 621 Toà án nhân dân cấp huyện Các Toà án quân

sự gồm:

- Toà án quân sự khu vực;

Trang 13

* Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, biên chế của Toà án nhân đân tối cao (khơng kể Tồ án qn sự trung ương) là 450 người, trong đó có 120 Thẩm phán (bổ nhiệm được 97, thiếu 23); biên chế của Toà án nhân dân cấp tỉnh là 2772 người, trong đó có 1118 Thẩm phán (bổ nhiệm được 931, thiếu 287), biên chế của Toà án nhân dân cấp huyện là 5561, trong đó có 3515 Thẩm phán (bổ nhiệm được 2985, thiếu 530) Toà án quân sự quân khu và tương đương có 72 Thẩm phán, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực có 72

Thẩm phán, các Toà án quân sự: về cơ bản đã đủ số lượng Thẩm phán cần

thiết Số lượng Hội thẩm Toà án nhân dân tối cao là 20 người; số lượng Hội thẩm Toà án nhân dân cấp tỉnh là 1203, cấp huyện là 8994; số lượng Hội thẩm Toà án quân sự cấp quân khu và tương đương là 270, cấp khu vực là 340

* Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp va Toà án nhân dân tối cao đã phối hợp trong công tác tuyển chọn để trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán và các chức danh Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự quân khu và khu vực Các Thẩm phán được bổ nhiệm đều đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán, công tác đảm bảo về cơ sở vật chất như trụ sở, phương tiện hoạt động của các Toà án đã được cải thiện một bước đáng kể Nhiều Toà án cấp tỉnh và Toà án cấp huyện đã được xây dựng trụ sở mới hoặc được nâng cấp, cải tạo Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều Toà án cấp huyện trụ sở vẫn còn chưa đảm bảo, theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X thì trong toàn quốc còn 86 Toà án cấp huyện chưa được đầu tư xây dựng

* Theo thống kê trong 5 năm 1992-1997, bình quân mỗi năm các Toà án xét xử sơ thẩm trên 32.450 vụ án hình sự với trên 51.180 bị cáo; năm 1997, Toà án các cấp trong cả nước đã thụ lý để xét xử sơ thẩm 48.664 vụ án với 76.495 bị cáo; năm 1998 Toà án các cấp trong cả nước đã xét xử sơ thẩm hình sự 50.509 vụ án hình sự với 78.638 bị cáo; năm 1999, Toà án các cấp đã xét xử sơ thẩm hình sự 53.135 vụ án với 81.836 bị cáo Qua các số liệu hàng năm cho thấy các vụ án hình sự mà Toà án thụ lý để giải quyết có xu hướng ngày càng gia tăng

Trang 14

tra; lập hồ sơ, hoà giải, xét xử đạt ty lệ cao Theo số liệu báo cáo hàng năm

của Chánh án Toà án nhân dân tối cao thì tỷ lệ các vụ án dân sự, hôn nhân và

gia đình đã hoà giải và xét xử xong nhìn chung đều đạt tỷ lệ trên 80%

Về việc xét xử các vụ án kinh tế, hành chính, lao động và tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các việc này, so với việc giải quyết các vụ án hình sự và đân sự thì là loại việc mới, số lượng ít và đã giải quyết đúng thời hạn đạt hiệu quả cao được dư luận nhân dân đồng tình hoan nghênh

Kể từ khi thực hiện Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 đến nay, các Toà án trong cả nước đã có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới, mặc dù diễn biến của tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp cả về số lượng, quy mô và mức độ nghiêm trọng Hàng năm, các Toà án phải thụ lý và xét xử hàng chục ngàn vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính và lao động, nhưng nhìn chung chất lượng xét xử bảo đảm, chất lượng công tác mỗi năm một nâng cao, hoạt động xét xử luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

* Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, tổ chức và hoạt động của Toà án các cấp cũng còn những hạn chế sau đây:

- Một số Thẩm phán nhận thức còn chưa đúng mức về yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm, chưa thấy hết tác hại đối với an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, khơng nắm vững những quy định của pháp luật nên đã xét xử thiếu nghiêm minh, áp dụng hình phạt nhẹ hoặc cho hưởng án treo không đúng Tình trạng xét xử oan người không có tội vẫn còn xảy ra, tuy chỉ là những vụ cá biệt nhưng là những khuyết điểm nghiêm trọng ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với cơ quan xét xử

- Hiện tượng tồn đọng án quá hạn luật định vẫn còn, đặc biệt là việc tồn đọng án phúc thẩm ở Toà án nhân dân tối cao, do số lượng án hình sự xét xử sơ thẩm giao cho Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn quá nhiều, trong khi đó đội ngũ cán bộ, Thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao không đủ sức xét xử số lượng án thụ lý ngày càng tăng Việc giải quyết các vụ án dân sự cũng còn trì trệ, hàng năm còn tồn đọng khoảng 10% số vụ việc đã được thụ lý Những vụ việc đã và đang giải quyết thì thời gian giải quyết đài, nhiều vụ phải xử đi, xử lại nhiều lần

Trang 15

kỳ họp thứ tám, Quốc hội khoá X thi trong năm 2000 tỷ lệ án sơ thẩm ở hai cấp huyện và tỉnh bị cải sửa và huỷ vẫn còn cao có phần do đội ngũ Thẩm phán còn non, yếu Nhìn chung trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán trên toàn quốc còn hạn chế và không đồng đều giữa các khu vực Đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân các cấp về trình độ, kiến thức pháp lý yếu nên chưa phát huy đầy đủ vai trò trong Hội đồng xét xử Các Thư ký phiên toà hâu hết chưa được đào tạo về cách ghi biên bản phiên toà nên chất lượng công tác cũng còn nhiều hạn chế thiếu sót

- Về phẩm chất đạo đức của cán bộ, cơng chức Tồ án mà đặc biệt là phẩm chất đạo đức Thẩm phán cũng có những biểu hiện để dư luận xã hội và nhân dân quan tâm Đã có một số ít Thẩm phán sa ngã, thoái hoá biến chất như sinh hoạt bê tha, quan hệ nam nữ bất chính phải đưa ra khỏi ngành, có người phạm tội tham ô, hối lộ hoặc ra bản án trái pháp luật bị cách chức hoặc bị đưa ra truy tố trước pháp luật Có trường hợp qua đơn thư tố giác của quần chúng, tuy chưa có bằng chứng xác đáng kết luận về tiêu cực nhưng cũng có những việc làm vi phạm quy chế công tác phải xử lý hành chính

- Tình trạng thiếu Thẩm phán ở các cấp Toà án là một tồn tại từ nhiều năm nay chưa được giải quyết dứt điểm Thực tế cho thấy, ở nhiều Toà án cấp huyện có những Toà án không có Chánh án và Phó Chánh án, ngay ở Toà án ˆ nhân dân tối cao đến nay vẫn còn thiếu đến 20 Thẩm phán Trong khi đó việc điểu động, tăng cường hỗ trợ cho những nơi thiếu Thẩm phán rất khó khăn và nếu có chỉ là biện pháp có tính chất tạm thời

- Chế độ, chính sách đãi ngộ (tiền lương, nhà ở) đối với cán bộ, cơng chức ngành Tồ án, trong đó trọng tâm là đối với Thẩm phán chưa thoả đáng nên đời sống của Thẩm phán và cán bộ Toà án rất khó khăn, nhiều người sau giờ làm việc phải làm thêm để kiếm sống ảnh hưởng không nhỏ đến tư thế của người Thẩm phán

4 Đánh giá thực trạng của việc thực hiện cơ chế quản lý Toà án địa

phương về mặt tổ chức:

* Về lịch sử hình thành cơ chế quản lý Toà án địa phương

Trang 16

cách tổ chức các Toà thượng thẩm và số các Chánh án, Hội thẩm, Phó Chưởng lý, Tham lý và Lục sở ở mỗi Toà” (Điều thứ 35) Như vậy, cho đến trước khi ban hành Hiến pháp năm 1946, ở nước ta khơng có Tồ án nhân dân tối cao, việc tổ chức các Toà án sơ cấp, đệ nhị cấp, thượng thẩm là có sự kế thừa về mô hình tổ chức của Chính quyền cũ, việc kế thừa này còn được thể hiện ở cả việc quy định có thể tuyển chọn cả các quan lại cũ đã từng làm Thẩm phán, các Lục sự Toà Nam án đệ nhị cấp cũ để làm Thẩm phán Điều đáng lưu ý là

Sác lệnh này cũng quy định việc Toà án tư pháp độc lập với các cơ quan hành

chính (Điều thứ 47 Sắc lệnh)

Cho đến khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hồ thơng qua Hiến pháp năm 1946 (ngày 9-11-1946), thì Bản Hiến pháp này đã quy định việc thành lập Toà án tối cao ở nước ta, nhưng cũng chịu sự quản lý của Chính phủ Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 44 của Hiến pháp năm 1946, thì tổ chức Chính phủ trong thời kỳ này có điểm hết sức đặc biệt là: “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Phó Chủ tịch nước và Nội các Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng Có thể có Phó Thủ tướng” Do vậy, mặc dù có quy định về việc Thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm, nhưng thực chất là do Chủ tịch nước bổ nhiệm

Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng | hồ đã thơng qua Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà khoá thứ II, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 14-7-1960 đã quy định việc giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý Toà ấn nhân đân địa phương các cấp Điều 23 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đã quy định: “Bộ máy làm việc và biên chế của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện theo quy định chung về bộ máy làm việc và biên chế của các cơ quan nhà nước”

Trên thực tế từ năm 1960 đến năm 1980, theo quy định của Luật tổ

Trang 17

Chánh án Toà án cấp đó căn cứ vào hướng dẫn của Chánh án Toà án nhân dan tối cao đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định

Con riêng vấn đề về chế độ tiền lương đối với Thẩm phán, cán bộ Toà án nhân dân địa phương các cấp thì cũng giống như ở các cơ quan nhà nước quản lý theo cngành khác đều được thực hiện theo chế độ chung của Nhà nước; kinh phí hoạt động của Toà án nhân dân do chính quyền địa phương quản lý Đối với Toà án quân sự các cấp được đặt dưới sự quản lý toàn diện, tuyệt đối của Bộ Quốc phòng ˆ

Đến năm 1981, Bộ Tư pháp được thành lập lại và nhiệm vụ quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức có sự thay đổi Theo quy định tại Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 thì: “Việc quảđ lý Tồ án nhân đân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc thực hiện nhiệm vụ đó” Nội dung này tiếp tục được quy định tại Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 và cho đến nay

Trong thời gian từ 1981-1992, theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981, trong việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, Bộ Tư pháp thực chất chỉ quản lý chủ yếu về tổng biên chế của các Toà án nhân dân địa phương Số Thẩm phần của các Toà án nhân dân địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, sau khi thoả thuận với Chánh án Toà án nhân dân tối cao (Điều 41 Luật tổ chức Toà án nhân đân năm 1981) Còn các chức danh Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương lại do cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương là Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp Hội đồng nhân dân (Điều 43 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981) Bên cạnh đó, các mặt quan trọng khác của công tác quản lý Toà án nhân dân địa phương như tuyển dụng cán bộ, bầu cử Thẩm phán, thuyên chuyển, đề bạt cán bộ đều không thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp; kinh phí hoạt động của Toà án nhân dân địa phương vẫn thuộc kinh phí của địa phương Đối với Toà án quân sự, thì việc quản lý về tổ chức, nhân sự cũng như bảo đảm kinh phí hoạt động vẫn do Bộ Quốc phòng

thực hiện

Trang 18

- Kinh phí hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, của các Toà án nhân dân địa phương và của các Toà án quân sự do Chính phủ trình dự toán để

Quốc hội quyết định (Điều 44 Luật tổ chức Toà án nhân dân hiện hành) Như

vậy, Bộ Tư pháp quản lý ngân sách của các Toà án nhân dân địa phương trên cơ sở kinh phí hoạt động do Chính phủ trình Quốc hội quyết định Tuy nhiên,

việc quản lý của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực này cũng có một số điểm đáng chú

ý Về tổng kinh phí, lương và chế độ phụ cấp khác của Toà án nhân đân địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Chính phủ quyết định, nhưng trước đó phải có sự thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao; trường hợp có ý kiến khác nhạu về vấn đề này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp không độc lập quyết định, mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao trình ý kiến của mình để Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ xem xét, quyết định (Điều 3 Quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Toà án nhân đân địa phương, các Toà án quân sự quân

khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực về mặt tổ chức);

- Về vấn để quản lý biên chế của các Toà án nhân dân địa phương: Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quy định biên chế, số lượng Thẩm phán cho từng Toà án nhân dân địa phương Tuy nhiên, việc quy định này phải trên cơ sở số lượng Thẩm phán do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và tổng biên chế của các Toà án nhân dân địa phương do Chính phủ quyết định;

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán và là người trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán các Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực

Còn đối với Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà ấn quân sự khu vực thì trên thực tế, việc quản lý về mặt tổ chức, nhân sự cũng như bảo đảm kinh phí hoạt động vẫn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Quốc phòng

Qua một số nội dung nêu trên về vấn dé quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, có thể nhận xét rằng, đối với việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, pháp luật quy định nhiều vấn đề Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao (với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực), nhưng trên thực tế có những vấn đề còn

mang tính hình thức Vì vậy, có ý kiến cho rằng cần xem xét lại khái niệm

Trang 19

chất như đã trình bày ở trên, mà đó chỉ là những điều kiện bảo đảm cho Toà án nhân dan dia phương hoạt động

- Tình trạng thiếu Thẩm phán ở các Toà án nhân dân địa phương trong nhiều năm qua vẫn chưa có giải pháp khắc phục dứt điểm, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết kịp thời các vụ án và việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; trong khi đó, chất lượng và năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, đặc biệt là ở cấp huyện đang là vấn để rất đáng được quan tâm Theo báo cáo của Toà án nhân dân tối cao, thì trong năm 2000, tỷ lệ án sơ thẩm ở cấp huyện và cấp tỉnh bị cải sửa và huỷ vẫn còn cao có phần do đội ngũ Thẩm phan con non, yéu Tróng khi đó, theo Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, thì trách nhiệm chính về chất lượng của đội ngũ Thẩm phán ở các Toà án nhân dân địa phương hiện nay thuộc về Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý Toà án nhân dan địa phương về mặt tổ chức.)

- Cơ chế quản lý còn nhiều thủ tục rườm ra, phức tạp không phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính đang được tiến hành ở mọi ngành, mọi cấp Xử lý một việc phải qua quá nhiều công đoạn phối hợp nhưng hiệu quả và trách nhiệm lại không rõ, ảnh hưởng, hạn chế đến tiến bộ và chất lượng công viéc

Cũng xin được lưu ý rằng, đây không phải là tình trạng cá biệt chỉ xảy ˆ ra đối với việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do có nguyên nhân từ phía cơ chế quản lý đã bộc lộ những điểm bất hợp lý Trong lnh vực thi hành án dân sự, cũng xuất hiện vấn đề tương tự Đó là về vấn dé cơ chế quản lý hoạt động thi hành án Hiện nay, theo quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân địa phương không quản lý cơ quan thi hành án về mặt chuyên môn, nghiệp vụ Trong khi đó, cơ quan có thẩm quyền quản lý về mặt nghiệp vụ, chuyên môn (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp) thì lại không có thẩm quyền trực tiếp xử lý cán bộ khi cơ quan này phát hiện những sai sót, vi phạm của cán bộ cấp dưới Do vậy, giữa hai cơ quan quản lý rất khó có sự thống nhất quan điểm trng xử lý cán bộ vi phạm Sự không thống nhất quan điểm này còn thể hiện cả ở trong các khâu tuyển đụng, bố trí công tác, để bạt cán bộ ®% Đối với việc quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức thựct ế không phải là không có tình trạng này Thực tế trong thời gian qua, ở một số địa phương, sự phối hợp giữa Giám đốc Sở Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh trong một số khâu công tác chưa được chặt chẽ Có nơi đã phát sinh vướng

® Tiến sỹ Nguyễn Văn Thuận, Quản lý Toà án nhân đân địa phương, Toà án quân sự quân khu và tương

đương, Toà án quân sự khu vực vẻ mặt tổ chức (Bài viết tại Hội thảo về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp do Uỷ ban pháp luật của Quốc họợi tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, từ 14-16/9/2000)

® Báo cáo số 429/UBPL ngày 19-11-2000 của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá X vẻ Báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về cơng tác Tồ án, Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát, Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án và quản lý Toà

án nhân đân địa phương về mặt tổ chức

*® Xem “Tổng hợp các kiến nghị khoa học góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp -

Trang 20

mắc trong việc tuyển dụng, điều động, thi hành kỷ luật cán bộ Toà án cấp huyén® Đây rõ ràng là những vấn để mà thực tiễn đã đặt ra cho chúng ta

a) Những thành tích dạt được

- Về công tác tổ chức bộ máy, biên chế và hiệu quả hoạt động của Toà án địa phương:

Thực hiện theo quy định của Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân đân năm 1992 việc phối hợp quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức đã giành được những kết quả nhất định Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Toà án nhân đân 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 621 Toà án nhân dân

cấp huyện cơ bản được củng cố sử

Về biên chế của Toà án nhân dân địa phương thực hiện theo kế hoạch biên chế được Chính phủ phê duyệt Về số lượng hiện tại tính đến ngày 30-6- 2001 cấp huyện gồm 5624 người trong đó có 23 10 Thẩm phán, các chức danh khác 3314 người Biên chế của từng Toà án địa phương được phân bổ theo tỷ lệ số vụ án phải xét xử, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ Các chức vụ lãnh

đạo của các Toà án địa phương như Chánh án, Phó Chánh án, các Chánh toà ,

được quan tâm kiện toàn, các Toà án tỉnh đều có Ban cán sự Đảng để lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của đơn vị Các Toà án địa phương hàng năm phải đảm bảo xét xử một số lượng án rất lớn như xét xử về hình sự sơ thẩm khoảng trên 50 nghìn vụ, xét xử theo trình tự phúc thẩm hình sự khoảng trên 7 nghìn vụ án, giải quyết sơ thẩm các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình khoảng trên 90 nghìn vụ, phúc thẩm khoảng trên 11 nghìn vụ Ngoài ra còn xét xử nhiều vụ án kinh tế, lao động, hành chính, song các Toà án có nhiều cố gắng giải quyết để đảm bảo theo quy định của pháp luật

- Công tác bảo đảm xây dựng cơ sở vật chất

Việc bảo đảm cơ sở vật chất kinh phí hoạt động của Toà án địa phương do Bộ Tư pháp thực hiện Trong những năm qua cũng đảm bảo được kinh phí ở mức độ cần thiết cho hoạt động của các Toà án địa phương Trụ sở Toà án các địa phương đã được xây đựng khang trang hơn, các trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử cũng được tăng cường, tập trung ở các thành phố, địa phương có lượng án xét xử nhiều

b) Những mặt hạn chế yếu kém

Trang 21

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế Toà án địa phương: Có một số Toà án cấp tỉnh và huyện chậm được kiện toàn chức vụ Chánh án, Phó Chánh án, ảnh hưởng đến hoạt động xét xử vì không có chức đanh đủ thẩm quyền ký các lệnh bắt giam, tha hoặc các thẩm quyền khác theo pháp luật tố tụng Có một số Tồ án cấp huyện khơng có Chánh án, Phó Chánh án hoặc chỉ cố 1 Thẩm phán Ví dụ: Toà án nhân dân các huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hố, Tồ án nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, Toà ấn nhân dân huyện

Hiên, tỉnh Quảng Nam v.v

Biên chế của nhiều Toà án còn bất hợp lý, tình trạng thừa cán bộ ở Toà án này nhưng lại thiếu ở Toà án khác vẫn xảy ra không khắc phục được Ví dụ: các Toà án cấp huyện không có Thư ký như: Toà án nhân dân huyện Phong Điền - Thừa Thiên Huế có 4 Thẩm phán nhưng không có Thư ký, Tồ án huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long có 4 Thẩm phán không có Thư ký ngược lại Toà ấn nhân dân huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá có 1 Thẩm phán có 4 Thư

Tình trạng đội ngũ Thẩm phán thiếu về số lượng hiện tại theo số liệu tổng hợp của Bộ Tư pháp, thì còn thiếu 193 Thẩm phán cấp tỉnh, 1205 Thẩm phán cấp huyện, kéo đài nhiều năm nhưng chưa có giải pháp khắc phục

Về năng lực trình độ Thẩm phán, Thư kỹ cấp huyện:

Vào thời điểm tháng 7-2001 qua báo cáo của 448 Toà án cấp huyện, thì có tổng số 1727 Thẩm phán trong đó: đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng Toà án, cao đẳng Kiểm sát là 1501 người = 86,91%; Đã học xong chương trình luân huấn hoặc đang học chương trình Đại học luật tại chức 226 người = 13,08%

Tổng số Thư ký là 1868 người, trong đó số Thư ký có trình độ đại học, cao đẳng 1344 người = 71,94%; Tốt nghiệp trung cấp, sơ cấp pháp lý (có một

số đang học đại học tại chức) 524 người = 28,05%

Ty lệ Thẩm phán, Thư ký học theo chương trình đại học chính quy thấp, phần lớn học theo các chương trình luân huấn và tại chức theo kiểu hợp lý hoá về trình độ nên chất lượng thấp Trong khi đó hàng năm số sinh viên tốt nghiệp đại học luật ra trường không phải là ít nhưng đội ngũ này chỉ được

tuyển dụng để sử dụng một số lượng nhỏ

Trang 22

Chính vì tình trạng chất lượng đội ngũ Thẩm phán Toà án địa phương nêu trên nên đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xét xử của Toà án các cấp

Về công tác quản lý cấp phát kinh phí, xây dựng cơ bản:

- Công tác bảo đảm cơ sở vật chất của Toà án địa phương còn nhiều bất hợp lý và không được chú trọng quan tâm

Về kinh phí, hiện tại Bộ Tư pháp thực hiện theó chế độ cấp phát bình quân đầu người (14.500.000đ/1người/năm) không căn cứ vào nhu cầu xét xử của các Toà án, nên tình trạng thiếu kinh phí hoạt động ở các Toà án xét Xử nhiều án, lãng phí ở các Toà án xét xử ít

Việc xây dựng cơ bản không được quan tâm đồng đều nhiều Toà án cấp huyện hiện nay chưa có trụ sở xét xử Ví dụ: Toà án Hạ Lang tỉnh Cao Bằng, Toà án nhân dân Kim Bơi tỉnh Hồ Bình, Tồ án nhân dân huyện Phụng Hiệp tỉnh Cần Thơ v.v Ngay ở thành phố Hà Nội không có biện pháp khắc phục tình trạng này cũng để kéo dài như Toà án quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân

- Cơ sở trang thiết bị quá nghèo nàn, nhất là Toà án cấp huyện qua khảo sát nhiều Toà án cấp huyện ngoài trụ sở thì cơ sở vật chất chỉ có vài bộ bàn ghế, tủ gỗ cũ kỹ và máy chữ lạc hậu không tương xứng với cơ quan xét xử của nhà nước

Về việc thực hiện Qui chế phối hợp:

Công tác thực hiện quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức cũng còn nhiều hạn chế

Trong tất cả các nội dung trong quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tối cao, thì chỉ có một số nội dung phối hợp tương đối chặt chẽ dưới hình thức bằng văn bản đó là các nội dung: Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán cấp tỉnh và cấp huyện, thuyên chuyển Thẩm phán, đự kiến biên

chế Tồ án cấp huyện; cơng tác thi đua khen thưởng

Cồn các nội dung khác Bộ Tư pháp tự quyết định không có sự phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Trang 23

đều do Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành Chính vì vậy tình hình tổ chức bộ máy của Toà án nhân dân cấp huyện nhiều năm qua còn nhiều bất cập

c) Những bất cập chồng chéo do cơ chế quản lý phát sinh:

Thực tế trong 20 năm thực hiện cơ chế quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ Tư pháp đảm nhiệm có những bất cập như sau:

Trong công tác đào tạo quy hoạch đội ngũ cán bộ gặp nhiều khó khăn dẫn đến có nhiều yếu kém như đã nêu ở phần trên Theo cơ chế hiện tại, thì Toà án nhân dân tối cao quản lý về công tác chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại chỉ có quyền phối hợp trong một số lĩnh vực quản lý cán bộ Cơ chế phối hap quản lý Toà án địa phương thực chất là phân hoá trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm Chẳng hạn công tác xét xử là nhiệm vụ trọng tâm của Toà án do đó Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải là người chịu trách nhiệm chính trong chất lượng xét xử của các Toà án địa phương trước nhà nước, nhưng trong thời gian qua trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng Bộ Tư pháp lại chưa được đề cập đúng mức đối với các yếu kém của công tác xét xử ở các địa phương

- Toà án nhân dân tối cao quản lý về nghiệp vụ có điều kiện nắm bắt được nguồn thông tin về chất lượng xét xử, năng lực đội ngũ Thẩm phán cấp ˆ dưới nhưng không có quyền quy hoạch cán bộ; vì vậy công tác tạo nguồn cán bộ bổ sung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo Toà án địa phương gặp nhiều khó khăn khi có biến động về tổ chức

Công tác cán bộ Toà án cấp huyện được thực hiện theo quy chế phối hợp số 91/TP-TA ngày 19-1-1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng ở tình trạng thiếu sự thống nhất hoặc lệ thuộc lẫn nhau thiếu chủ động dẫn đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ chất lượng chưa cao

Sở dĩ có tình trạng đó là do cơ chế quản lý cán bộ nảy sinh bất hợp lý Cán bộ, cơng chức các cấp Tồ án chịu sự quản lý của các cơ quan khác nhau: Toà án nhân dân tối cao do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quản lý, Toà án cấp tỉnh do Bộ Tư pháp uy quyền cho Chánh án Toà án nhân dân tỉnh quản lý, Toà án cấp huyện Bộ Tư pháp uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp quản lý Như vậy cơ chế quản lý cán bộ bị cắt khúc làm ba, thiếu sự thống nhất

Trang 24

Tóm lại, trong quá trình thực hiện quy định tại Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân, đã phát sinh nhiều bất cập và chồng chéo trong công tác quản lý tổ chức Toà án nhân dân địa phương Việc thực hiện cơ chế quản lý phối hợp trong thực tiễn đã chứng minh là không phù hợp với thực tiễn ngành Toà án nước ta Bởi lẽ việc quản lý một ngành lại do nhiều cơ quan cùng thực hiện sẽ không phát huy được vai trò trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của cá nhân trong công tác quản lý, không quy được trách nhiệm chính thuộc về cơ quan nào, cá nhân nào đối với các yếu kém của ngành, dễ nảy sinh tư tưởng tuỳ tiện, lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm theo kiểu "cha chung không ai khóc" Sự phối hợp quản lý đối với một ngành của nhiều cơ quan nhà nước cũng làm phát sinh nhiều mối quan hệ phụ thuộc của cấp dưới đối với cấp trên làm hạn chế tính chủ động sáng tạo và gây nhiều khó khăn cho Toà án địa phương trong hoạt động Mặt khác việc phối hợp quản lý còn làm cho việc quản lý toàn ngành thiếu tập trung thống nhất

Il SY CAN THIET CUA VIEC SUA DOI, BO SUNG MOT SO DIEU CUA LUAT TO CHUC TOA AN NHAN DAN NAM 1992

1 Mối quan hệ giữa Luật tổ chức Toà án nhân dân với Hiến pháp

và các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước

* Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn ban pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, sự ổn định của Hiến pháp là một nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định của chế độ nhà nước và chỉ có Quốc hội mới có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp Trải qua thực tiễn hơn 50 năm hoạt động, Quốc hội nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 Một trong những vấn đề cơ bản nhất của Hiến pháp nước ta đó là quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, theo đó quy định cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Căn cứ vào các nguyên tắc này của Hiến pháp các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước mới được xây dựng và ban hành Chính vì vậy, mỗi lần nước ta có một bản Hiến pháp mới thì các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có luật về tổ chức Toà án cũng được thay đổi một cách tương ứng cho phù hợp với Hiến pháp mới Có thể nói luật về tổ chức Toà án gắn bó một cách chặt chẽ và hữu cơ với Hiến pháp

Thực tiễn cho thấy, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt mà Hiến pháp năm 1946 tuy đã được Quốc hội thông qua nhưng chưa được công bố thi hành cho nên một đạo luật về Toà án cũng chưa được xây dựng Trên cơ sở các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân được Hiến pháp năm 1959

quy định, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đã được ban hành Tiếp đó,

Trang 25

Bộ máy Nhà nước ta hiện nay được xây dựng theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước Tuy nhiên, cho đến nay có một số vấn đề đã được thảo luận ở thời điểm xây dựng, ban hành Hiến pháp năm 1992 vẫn chưa được giải quyết đứt điểm Về cơ bản, bộ máy Nhà nước ta hiện nay không khác nhiều so với bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1959 Trước tình hình đó, việc tiếp tục kiện toàn bộ máy nhà nước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hết sức cần thiết Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 7 (khoá VIII da dé ra nhiém vu “tổ chức việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước liên quan đến Hiến pháp năm 1992 và các luật tổ chức các cơ quan nhà nước” Thể chế hoá chủ trương của Đảng, tại kỳ họp thứ 8 (12-2000) Quốc hội khoá X đã quyết định tại kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2001) sẽ thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước, đồng thời cũng thông qua các dự án luật (sửa đổi) về tổ chức bộ máy nhà nước trong đó có dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân

* Việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thé; bao vệ tinh mang và tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công đân là -

nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan tư pháp Các cơ quan tư pháp theo chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và giám sát lẫn

nhau để thực hiện nhiệm vụ chung này Để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu nói trên, Toà án nhân dân có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng và trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Toà án nhân dân tối cao với Quốc

hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; giữa Toà án

Trang 26

2 Một số định hướng của Đảng và nhà nước về đối mới tổ chức và

hoạt động của Toà án nhân dân

Hiến pháp năm 1992 đã quy định những nguyên tắc cơ bản trong, tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, đó là:

- Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân dân tham gia theo quy định của pháp luật Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán;

- Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp

luật;

- Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định; - Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số;

- Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm BỊ cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình;

- Công dân nước Việt Nam thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói

và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án;

- Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tac trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân địa phương

Việc sửa đổi Luật tổ chức Toà án nhân dân hiện hành về cơ bản phải cụ thể hoá hơn nữa những nguyên tắc có tính định hướng nói trên được quy định trong Hiến pháp năm 1992, đồng thời phải thể chế hoá những quan điểm của Đảng về đổi mới cả bộ máy nhà nước, mặt khác phải được tiến hành đồng bộ giữa các cơ quan tư pháp, trong đó lấy Toà án nhân dân làm trung tâm Cụ thể là:

- Sấp xếp lại hệ thống Toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền xết xử của các cấp Toà án theo hướng việc xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Toà án cấp huyện; Toà án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn các Toà án địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật Nghiên cứu tiếp tục thành lập các Tồ chun mơn

- Từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân

Trang 27

- Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng

- Phân công lại trách nhiệm quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức theo hướng giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý

3 Mục đích, yêu cầu và phạm vi sửa đổi

* Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động Toà án nhân dân trong tình hình mới, nâng cao hơn nữa chất lượng xết xử của Toà án, góp phần đổi mới bộ máy nhà nước, bảo đảm cho bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống Toà án nói riêng tỉnh, gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn

* Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân cần bảo đảm một số yêu cầu sau:

- Thể chế hoá các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đã được khẳng định trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và Toà án nói riêng

- Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trên cơ sở các quy định này vừa được Quốc hội sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới

- Thống nhất với các luật về tổ chức bộ máy nhà nước được sửa đổi, bổ

sung đồng thời với Luật tổ chức Toà án nhân dân

- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn 10 năm thi hành Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, hoàn thiện những quy định hợp lý, sửa đổi hoặc loại bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Toà án nhân dân trong thời gian tới; đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài về những vấn đề có liên quan

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sửa đổi Luật tổ chức Toà án nhân dân, những vấn đề nào mà việc sửa đổi, bổ sung có liên quan đến Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước thì đề nghị cũng được sửa đổi, bổ sung vào những quy định tương ứng trong Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà

nước

Trang 28

những vấn để mới phát sinh về mặt tổ chức càan phải giải quyết để không ảnh hưởng đến hoạt động của ngành

4 Những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân

năm 1992,

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 như đã trình bày ở phần trên, nội dung sửa đối, bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 bao hàm một số nội

đung như sau: ~

- Sửa đổi Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 về cơ chế quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức theo hướng giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức

- Sửa đổi, bổ sung Điều Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, theo hướng thành lập mới Tồ Hơn nhân và gia đình thuộc Toà án nhân dân tối cao và các Toà án nhân dân cấp tỉnh

- Sửa đổi, bổ sung một số Điều khác trong Luật để phù hợp với cơ chế quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức theo cơ chế được sửa đồi Ví dụ về ' nhiệm vụ quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, nhiệm vụ quyên hạn của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án các Toà án địa phương

Như vậy, với các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 thì nội dung sửa đổi cơ chế quản lý Toà án địa phương về mặt

tổ chức là quan trọng nhất, có sửa đổi nội dung này thì mới có sửa đổi, bổ

Trang 29

tổ chức sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với cơ chế quan lý mới Cho nên khi nói đến nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, chính là nói đến sửa đổi cơ chế quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức Vì thế trong Đề tài này bao hàm các nội dung sửa đổi bổ sung Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, nhưng chúng tôi sẽ đi sâu và để cập chủ yếu đến nội dung sửa đổi cơ chế quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức

Phương án sửa đổi cơ chế quản lý (hay nói cách khác là sửa đổi Điều 16

Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992) có 2 phương án:

- Một là thay đổi toàn bộ nội đung Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 bằng câu văn: “Việc quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức do Chánh án Toà án nhân đân tối cao đảm nhiệm”

- Hai là bô Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, đồng thời tại Điều 25 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 qui định về nhiệm vụ quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao sẽ có thêm một khoản mới với nội dung như của câu văn trên

Nhu vậy cả hai phương án trên đều đảm bảo nội dung cơ chế quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức Sở dĩ chúng tôi dé nghị sửa đối cơ chế quản lý đó là căn cứ vào các lý do sau đây:

a) Việc giao cho Toà án nhân dân tốt cao quan ly cdc Tod án địa phương về mặt tổ chức là phù hợp với quan điểm của Đảng ta và Hiến pháp

1992

Vấn đề tổ chức bộ máy làm việc, cải tiến phương pháp công tác, quản lý làm cho bộ máy tỉnh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm đáp ứng tình hình và nhiệm vụ hiện nay Công tác tổ chức, quản lý cán bộ là một khoa học Nội dung khoa học ở đây phải nắm vững các quy luật của tổ chức, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể từng nơi, từng lúc cũng như trình độ của người cán bộ và điều quan trọng là phải thể hiện đúng đắn quan điểm về mặt tổ chức cán bộ của Đảng

; Vẻ vấn để này, Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 24-11-1987 của Bộ

Chính trị về quy chế quản lý cán bộ đã xác định một nguyên tắc là: “Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước cấp uỷ về quản lý công việc thì đồng thời có trách nhiệm trước cấp uỷ về quản lý cán bộ”

Hiến pháp 1992 (Điều 135) quy định: “Chánh án Toà án nhân dân tối

cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội”, Luật tổ chức Toà

Trang 30

Như vậy, Chánh án Toà án nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động xét xử của ngành Toà án và căn cứ vào Quyết định của Bộ Chính trị nêu trên, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về công tác quản lý cán bộ trong ngành Toà án

._ b) Việc giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức không ảnh hưởng tới nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động xét xử của Toà án, đã được Hiến pháp 1992 (Điều 130) và Luật tổ chức Toà án nhân dân hiện hành (Điều 5) quy định Nội dung của nguyên tắc này là:

- Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị ràng buộc bởi kết luận của Viện kiểm sát, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau Thẩm phán, Hội thẩm chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về từng vấn đề của vụ ấn;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái pháp luật vào

hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm;

- Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử phải gắn liển với việc tuân thủ pháp luật Điều đó có nghĩa là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra ý kiến, quyết định của mình về từng vấn đề của vụ án chứ không được tuỳ tiện hay theo cảm tính Tuy nhiên, nguyên tắc này không hề mâu thuẫn và cũng không tách rời sự lãnh đạo của Đảng Sự lãnh đạo của Đẳng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội nói chung, trong đó đối với Toà án nói riêng là rất cần thiết Nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1992 Đây là một nguyên tấc Hiến định nhằm bảo đảm cho Toà án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình,

Có thể nhận xét rằng, Luật quy định như vậy là chỉ giới hạn nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Luật không quy định nguyên tắc độc lập xét xử chung của Toà án; cũng không quy định sự độc lập của Toà án cấp này với Toà án cấp khác, mà trong tổ chức và hoạt động, các Toà án nhân dân ở tất cả mọi cấp đều phải tuân thủ triệt để pháp luật

Việc giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức ở trên không ảnh hưởng đến nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; bởi vì,

pháp luật nước ta (kể cả pháp luật về nội dung (Hiến pháp, Luật tổ chức Toà

“» Xem: Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,

Trang 31

ắn ) cũng như pháp luật về tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng đân sự, tố tụng hành chính ) đã có khá đầy đủ những quy dịnh mang tính hệ thống nhầm bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế cũng như ngăn ngừa, trừng trị đối với những hành vi cản trở việc thực hiện nguyên tắc này, cụ thể là:

- Toà án nhân dân xét xử công khai (Điều 131 Hiến pháp 1992, Điều 7 Luật tổ chức Toà án nhân dân hiện hành, Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự );

- Nguyên tắc xác định sự thất của vụ án (Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự); - Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi nếu có căn cứ cho thấy có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ (Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 12 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân đân );

- Thẩm phán, Hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 5 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân); (Điều 232 Bộ luật hình sự về tội ra bản án, quyết định trái pháp luật, các tội có liên quan đến chức vụ)

- Thẩm phán phải xem xét và giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ chứ không phù thuộc vào bất kỳ đối tượng nào Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án một cách trái pháp luật đều có thể bị xử lý nghiêm khắc theo Điều 295 (Tội ra bản án trái pháp luật) của Bộ luật hình sự năm 1999

- Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào công tác xét xử của Thẩm phán; mọi hành vi ép buộc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân làm trái pháp luật trong hoạt động xét xử có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 297 (Tội ép

buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật) của Bộ luật hình sự năm 1999

Vấn đề nêu trên cũng tương tự như ở Canada Theo quy định của pháp luật Canada, việc các Thẩm phán hoạt động độc lập khi xét xử và không chịu sự can thiệp của bất kỳ ai được bảo đảm bằng những quy định của pháp luật về chế độ bổ nhiệm Thẩm phán gần như là suốt đời, chế độ về lương rất cụ thể và các quyền lợi khác đối với Thẩm phán được quy định trong Đạo luật về Thẩm phán ở Canadat?),

Một vấn dé quan trọng khác cần làm rõ là, việc giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức có làm xuất hiện tính chất “khép kín” và Nhà nước khơng kiểm sốt được không? Về vấn

°? Xem: Hệ thống các cơ quan tài phán và hệ thống tư pháp hình sự ở Canada - Mr Antonio Lamer, nguyên

Trang 32

đề này, căn cứ vào các quy định của pháp luật, có thể thấy rằng, trong hoạt động xét xử của Toà án còn có vai trò của người bào chữa; hoạt động xét xử của Toà án trong nhiều trường hợp không tách rời và phải dựa trên kết quả hoạt động giám định tư háp, công chứng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án Bên cạnhd đó, trong hoạt động xét xử của Toà án, pháp luật còn quy định việc kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và điều quan trọng nữa là hoạt động xét xử cũng như vấn đề quản lý cán bộ Toà án các cấp còn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Như vậy, với những quy định trên và căn cứ vào những quy định khác của pháp luật về việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thẩm phán, thì việc giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức không hề làm xuất hiện tính chất “khép kín” trong tổ chức và hoạt động của ngành

Ngoài ra, xét một cách công bằng, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta, có nhiều ngành được tổ chức, quản lý và hoạt động theo hệ thống dọc, như Hải quan, Ngân hàng, Kiểm sát nhưng điều này không có nghĩa đây là những cơ quan “cực quyền” và Nhà nước không kiểm soát được Cần nhận thức rằng, trong hoạt động của những cơ quan này, cũng như hoạt động của ngành Toà án nhân dân nếu Toà án nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, không phải thực hiện một cách tuỳ tiện mà chính là việc quản lý theo pháp luật Bất cứ một cơ quan nào quản lý mà không theo pháp luật cũng có thể can thiệp bất hợp pháp vào công tác xét xử của Toà án

Trang 33

đó, quy định này cũng góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế thống nhất trong hoạt động xét xử trong phạm vi cả nước

Và như vậy, có thể khẳng định rằng là việc giao cho Toà án nhân đân tối cao quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức không ảnh hưởng mà còn có tác dụng hỗ trợ tích cực đối với nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử

c) Việc giao công tác quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức cho Toà án nhân dân tối cao không phổi là vấn đê lần đầu tiên mới được đặt ra Thực tế cho thấy, Toà án địa phương ở nước ta đã trải qua thời kỳ Toà án nhân dân tối cao quản lý cả về tổ chức và chuyên môn, nghiệp vụ từ năm 1960 đến năm 1981 và ở giải đoạn này thực tế đã không có những vướng mắc gì lớn về chất lượng xét xử của ngành Toà án nhân dân nói chung và Toà án nhân dân địa phương nói riêng Điều đáng lưu ý là cách đặt vấn đề khi chuyển thẩm quyển quản lý Toà án nhân dân địa phương cho Bộ Tư pháp trong quá trình soạn thảo và xem xét thông qua Luật tổ chức Toà ấn nhân dan năm 1992 là nhằm áp dụng thống nhất pháp luật và đảm bảo chất lượng xét xử của các cấp Tồ án, chứ khơng đặt vấn để bảo đảm nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhưng

trên thực tế thì mục đích này không đạt được như mong muốn

Theo quy định của pháp luật hiện nay, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải phối hợp, trong đó có nhiều vấn đề phải thống nhất với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quản lý Toà án nhân dan địa phương về mặt tổ chức Như vậy, Toà án nhân dân tối cao đã và đang hoạt động với tư cách đồng chủ thể

quản lý về mặt tổ chức đối với Toà án nhân dân địa phương

đ) Về cơ sở, tính hợp lý trong cách đặt vấn đề của việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức Theo chúng tôi, đã đến lúc cần xem lại vấn đề này Quan niệm cho rằng việc quản lý Toà án nhân đân địa phương giao cho Bộ Tư pháp thực hiện nhằm mục đích là để bảo đảm sự độc lập trong xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm Toà án nhân dân địa phương Vậy một câu hỏi đặt ra là: việc quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử của Toà án nhân đân tối cao có cần bảo đảm nguyên tắc độc lập không?

Trang 34

được đảm bảo thực hiện một cách triệt để Trong khi đó, việc quản lý đội ngũ cán bộ của Toà án nhân dân tối cao lại không do cơ quan nào khác quản lý mà vẫn do Chánh án Toà án nhân dân tối cao đảm nhiệm và trong thời gian qua, Toà án nhân dân tối cao đã thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình, vẫn đảm bảo tốt nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân đân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”

Như chúng tôi đã phân tích, phải khẳng định rằng nguyên “khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” không phải là nguyên tắc chỉ được thực hiện riêng đối với Thẩm phán và Hội thẩm ở các Toà ấn nhân dân địa phương, mà trên thực tế, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, phải là nguyên tắc chung đối với toàn bộ Thẩm phán và Hội thẩm trong toàn ngành Toà án khi xét xử Do đó, cách đặt vấn đề cho rằng giao cho Bộ tư

pháp quản lý Toà án nhân dan địa phương về mặt tổ chức mà khơng giao cho

Tồ án nhân đân tối cao quản lý là để đảm bảo nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là chưa toàn diện, chưa thực sự khoa học và rõ ràng là cũng không lý giải nổi việc Toà án nhân dân tối cao với tính cách là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang thực hiện công tác quản lý cả về chuyên môn, nghiệp vụ và cả về mặt tổ chức đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử ở Toà án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật hiện nay

Äđ) Mối quan hệ giữa nguyên tắc độc lập với cơ chế phối hợp quản lý

Toà án địa phương hiện nay

- Nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm và cơ chế phối hợp quản lý Toà án địa phương có quan hệ mật thiết Nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm dưới góc độ pháp lý nó có ý nghĩa quy định để Thẩm phán, Hội thẩm phải thực hiện tối đa quyên và nghĩa vụ của mình khi được nhà nước giao cho quyền năng xét xử, thực hiện quyền lực Nhà nước, nhân danh nhà nước trong xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật Mặt khác, độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm còn thể hiện việc cấm các cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức khác không được dùng quyền hạn để can thiệp hoặc chi phối vào công việc Thẩm phán, Hội thẩm khi họ thực hiện quyền năng xét xử để bảo đảm việc xét xử được nghiêm minh Còn nội đung của cơ chế quản lý Toà án địa phương là quy định pháp lý về công tác phối hợp quản lý Toà án địa phương Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân quy định về cơ chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Toà án nhân đân tối cao trong việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức Sở đĩ có quy định cơ chế phối hợp này là đo có quan điểm cho rằng nếu để Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án địa phương về tổ chức theo hệ thống ngành dọc thì sẽ bị "khép kín" ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội Thẩm Nhưng trên thực tế hoạt động của ngành Tồ án cho thấy khơng thể có điều đó xảy ra Bởi vì: Theo

quy định của pháp luật và thực tiễn trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi tổ

Trang 35

chịu sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp, có sự kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát, có sự tham gia tố tụng của Luật sư và của ngay các bị cáo, những đương sự và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, việc xét xử được tiến hành công khai, nên không thể "khép kín" được Có thể nói không có một ngành nào trong bộ máy nhà nước trong Hoạt động của mình lại có nhiều tổ chức, cơ quan giám sát như hoạt động xét xử của ngành Toà án Đồng thời như trên phân tích về nội dung của nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, thì càng thấy nếu cơ chế quản lý các Toà án địa phương giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý thì không những không ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm mà còn là những đảm bảo thuận lợi cho nguyên tắc này trong quá trình xét xử của Thẩm phán

Giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý Toà án nhân dân địa phương là căn cứ vào tình hình thực tiễn: Về vấn để này, theo kết quả tập hợp ý kiến đóng góp về các vấn đề sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp 1992 (về tổ chức Toà án nhân đân) và Luật tổ chức Toà án nhân dân đối với Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp (tính đến hết ngày 23-11- 2000) theo yêu cầu tại Công văn số 107/2000/KHXX ngày 12-9-2000 của Toà

án nhân dân tối cao cho thấy: `

* Về việc tiếp tục giữ nguyên quy định về quản lý Toà án địa hương về mặt tổ chức như hiện nay:

- Có 69 Toà án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trên tổng số 483 Toà án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã gửi ý kiến, chiếm

14,2%) đồng ý với quy định này;

- Có 1 Toà án nhân dân cấp tỉnh (trên tổng số 26 Toà án nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương đã gửi ý kiến, chiếm 3,84%) tán thành với quy định này

* Về nội dung cần giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý về mặt tổ chức đối với Toà án nhân dân địa phương:

- Có 285 Toà án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trên tổng số 483 Toà án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã gửi ý kiến, chiếm 59%) đồng ý với quy định này;

- Có 25 Toà án nhân dân cấp tỉnh (trên tổng số 26 Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương đã gửi ý kiến, chiếm 96,15%) tán thành với quy định này

Trang 36

trí phương án giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức

Bên cạnh đó, điều đáng lưu ý là trong quá trình soạn thảo dự án Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, theo Bản phụ lục Tổng hợp ý kiến về vấn dé quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức số 336/NCPL ngày 17-9-1992 (kèm theo Tờ trình Quốc hội số 331 ngày 16-9-1992), thì qua đợt lấy ý kiến các cơ quan trung ương, các cơ quan chủ chốt ở địa phương và các Toà án nhân dân địa phương trong tháng 2 và đầu tháng 3 năm 1992, kết quả cho thấy hầu hết các cơ quan trung ương va địa phương có để nghị Toà án nhân dân tối cao phải quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức; trong đó, đáng lưu ý là về phía các Toà án thì “tất cả các Toà án nhân dân địa phương va các Toà án quân sự đều kiến nghị Toà án nhân dan t6i cao quan lý" Mặc dù Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 6-10-1992 đã có quy định vấn đề quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức không theo hướng này, nhưng đây cũng là những điểm đáng lưu ý xuất phát từ thực tiễn hoạt động của ngành Toà án

Chúng tôi tán thành với ý kiến cho rằng, trong việc kiện toàn về tổ chức, quản lý cán bộ, cần chú ý đến đơn vị cơ sở, đến địa phương, vì cơ sở, địa phương là nơi trực tiếp với đối tượng quản lý, nơi biến đường lối, chính sách -

thành hiện thực cuộc sống Việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt

tổ chức, bên cạnh những vấn đề đã nêu ở trên, cân chú ý đến ý kiến từ cơ sở,

từ địa phương là nơi sát công việc nhất và nên giải quyết theo yêu cầu của thực

tiễn nước ta

* CÁC NỘI DUNG KHÁC CẦN SỬA ĐỔI BO SUNG VỀ CHẾ ĐỘ BỔ NHIỆM THẤM PHÁN

Hoạt động của các Hội đồng tuyển chọn, nhất là Hội đồng tuyến chọn

Thẩm phán cấp huyện còn hình thức

Theo các bản quy chế của các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán các cấp, thì Hội đồng tuyển chọn làm việc tập thể, quyết định theo đa số Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao do Chánh án Toà án nhân đân

tối cao làm Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân

dân cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện thì do Giám đốc Sở Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng Các thành viên khác theo chuyên môn của mình mà có ý kiến tham gia trong Hội đồng Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động của các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán còn khá hình thức Theo đõi công tác này một số

Trang 37

Phần lớn các thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán khi tham gia các kỳ tuyển chọn chủ yếu chỉ làm mỗi một việc là nghiên cứu hồ sơ của người được giới thiệu tuyển chọn, mà hồ sơ thông thường là đầy đủ, rất hiếm khi phát hiện được những khuyết điểm hoặc sai sót, ngoại trừ đại điện Toà án và Tư pháp còn có được những thông tin khác về đối tượng tuyển chọn, trong những trường hợp như vậy rõ ràng việc tham gia của các thành viên khác trong Hội đồng là hình thức Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xuất phát từ nhận thức đúng vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong Hội đồng nên Uỷ ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ

chức tham khảo ý kiến nhân dân nơi cư trú đối với người được giới thiệu tuyển chọn Những người không có tín nhiệm trong nhân dân sẽ không được đại điện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tán thành trong Hội đồng Tuy nhiên cách làm này của Mặt trận chủ yếu mới chỉ được thực hiện ở cấp Toà án tối cao, một phần ở cấp tỉnh, ở cấp huyện hầu như chưa được tiến hành Trong sinh hoạt Hội đồng, các thành viên có rất ít thông tin về người được giới thiệu tuyển chọn trừ những gì đã có trong hồ sơ Nếu việc bổ nhiệm Thẩm phán vẫn duy trì chế độ tuyển chọn, thì tới đây cần phải cải tiến cách thức tuyển chọn để Hội đồng hoạt động thực chất, tránh hình thức

Quy định Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán tất cả các cấp là không

cần thiết :

Theo quy định hiện hành, Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán tất cả các cấp Đây là một vinh dự cho những người được bổ nhiệm làm Thẩm phán, chứng tỏ Nhà nước rất coi trọng, đề cao vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán Tuy nhiên, với số lượng Thẩm phán các cấp (cả của Toà án nhân dân và Toà án quân sự) rất lớn, Chủ tịch nước lại có quá nhiều công việc quan trọng khác; bộ máy giúp việc của Văn phòng Chủ tịch nước với biên chế như hiện nay không thể đảm bảo tính sát thực, tính kịp thời trong việc tham mưu cho Chủ tịch nước về công tác này và như vậy sẽ không tránh khỏi hình thức Trong điều kiện hiện nay, pháp luật chỉ nên quy định Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương hoặc cùng lắm là đến cấp tỉnh đối với Toà án nhân đân và cấp quân khu đối với Toà án quân sự Thẩm phán cấp huyện nên quy định cho Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm

VE VAN DE THANH LAP TOA HON NHAN VA GIA DINH THUOC TOA AN NHAN DAN TOI CAO VA CAC TOA AN CAP TINH

Về thành lập Tồ chun trách về hơn nhân va gia đình được tách từ Toà dân sự ra, chúng tôi thấy đây là một vấn đề hoàn toàn hợp lý Bởi các lý do sau đây:

Trang 38

Thứ hai là, lnh vực hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi một ngành luật độc lập từ trước đến nay (Luật hôn nhân và gia đình)

Thứ ba là, nếu thành lập Toà chuyên trách về hôn nhân và gia đình, thì sẽ tạo điều kiện cho một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chuyên sâu công tác xét xử về án hôn nhân và gia đình từ đó chất lượng xét xử loại án đặc biệt này sẽ được nâng cao

Thứ tư là, việc thành lập Toà chuyên trách về hôn nhân và gia đình là việc làm phù hợp với kinh nghiệm và thực tiễn của các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực

VỀ TỔ CHỨC CÁC TOÀ ÁN QUẦN SỰ VÀ VIỆC SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT số DIEU CUA LUAT TO CHUC TOA AN NHAN DAN NAM 1992 LIEN QUAN DEN TỔ CHỨC CÁC TOÀ ÁN QUÂN SỰ

Hệ thống tổ chức, biên chế của các Toà án quân sự Về tổ chức các Toa dn quan su

Theo khoản 2 Điều 34 Luật tổ chức Toà án nhận dân năm 1992 và điều

2 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự năm 1993 thì các Toà án quân sự gồm có: - Toa ấn quân sự Trung ương;

- Toà ấn quân sự quân khu và tương đương; ~- Toà án quân sự khu vực

Hiện nay trong toàn ngành Toà án quân sự có: Toà án quân sự Trung ương; 9 Toà án quân sự quân khu và tương đương; Toà án quân sự quân khu 1, Toà án quân sự quân khu 2, Toà án quân sự quân khu 3, Toà án quân sự quân khu 4, Toà án quân sự quân khu 5, Toà án quân sự quân khu 7, Toà án quân sự quân khu 9, Toà án quân sự quân chủng Hải quân; 17 Toà án quân sự khu vực, mỗi Toà án quân sự quân khu và Toà án quân chủng Hải quân có hai Toà án quân sự khu vực, riêng Toà án quân sự quân khu Thủ Đô có 1 Toà án quân sự khu vực

Việc tổ chức Toà án quân sự 3 cấp như hiện nay bảo đảm xét xử kịp thời các vụ án theo thẩm quyền, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm trong quân đội có hiệu quả

Cơ cấu tổ chức các Toà Gn quan su

Theo khoản 1 Điều 35 Luật tổ chức Toà án nhân dân, thì các Toà án

quân sự gồm có: Chánh án, các Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân

nhân, Thư ký

Trang 39

Thực tiễn trong những năm qua ở Toà án quân sự Trung ương, Toà án quân sự quân khu, quân chủng Hải quân không chỉ có các thành phần trên mà còn có một số lượng cán bộ làm nhiệm vụ chuyên môn như: Thẩm tra viên, Trợ lý thi hành án hình sự ở cả 3 cấp Toà án, đội ngũ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Toà án quân sự, nhưng

thành phần này chưa được Luật tổ chức Toà án nhân dân qui định Mặt khác,

theo Quyết định số 778 ngày 8-10-1993 của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ thì Thẩm tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ về

lnh vực thẩm tra, trực tiếp thực hiện việc thẩm tra các vụ án theo sự phân

công của lãnh đạo Toà án Nhiệm vụ của Thẩm tra viên là thực hiện thẩm tra lại các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ các vụ án đã có hiệu lực pháp luật phát hiện những sai sót giúp cho việc giám đốc thẩm, tái thẩm bảo đảm cho các quyết định của Toà án đúng pháp luật Nhưng nhiều năm nay cơ chế bổ nhiệm chức danh Thẩm tra viên chưa được quy định một cách cụ thể rõ ràng, nên đã ảnh hưởng đến quyền lợi, tỉnh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ này

Trợ lý thi hành án hình sự của các Toà án quân sự: là đội ngũ giúp lãnh đạo các Toà án quân sự theo dõi các bị án chấp hành các quyết định của bản án về mặt hình sự Nhưng đội ngũ này chưa được qui định trong luật, do đó cũng có ảnh hưởng đến tỉnh thần trách nhiệm của đội ngũ này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Vì vậy, để có cơ sở pháp lý về tổ chức, biên chế và đảm bảo quyền lợi của Thẩm tra viên và Trợ lý thi hành án hình sự, chúng tôi đề ' nghị phải bổ sung chức danh Thẩm tra viên, Trợ lý thi hành án hình sự vào cơ cấu tổ chức của các Toà án quân sự

Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi điểm a, khoản I Điều 18 về thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự Trung ương, thi Toà án quân sự không còn thẩm quyền xét xử các vụ án sơ thẩm đồng thời chung thẩm, mặt khác thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy chưa có một Hội thẩm quân nhân nào tham gia vào Hội đồng xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự Vì vậy, cơ cấu tổ chức của Toà án quân sự Trung ương không cần thiết có Hội thẩm quân nhân, do đó đề nghị sửa khoản 1 Điều 34 Lụat tổ chức Toà án nhân dân cho phù hợp

Theo khoản 3 Điều 34 Luật tổ chức Toà án nhân dân: Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng làm việc tại Toà án quân sự có các quyền và nghĩa vụ theo chế độ của quân đội Trong thực tế, ngoài thực hiện các quyền và nghĩa vụ quân đội thì họ còn có các quyền và nghĩa vụ theo qui định đối với mỗi chức danh của ngành Toà án nhân dân Vì vậy, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo chế độ của quân đội thì cũng được hưởng các phụ cấp qui định của ngành nghề

Mối quan hệ của Toà án quân sự với các cơ quan trong và ngoài quân đội

Trang 40

- Các Toà án quân sự chịu sự giám đốc xét xử của Toà án nhân dan t6i cao và chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Toà án nhân dân tối cao, tuân thủ các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về việc áp dụng thống nhất pháp luật, Chánh án Toà án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự các cấp

Về tổ chức: Toà án quân sự Trung ương thuộc cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao Chánh án Toà án quân sự Trung ương là Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự Trung wong 14 Thém

phán Toà án nhân dân tối cao Chánh án, các Phó chánh án và một số Thẩm

phán Toà án quân sự Trung ương là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Trong những năm qua một số Thẩm phán Toà án quân sự Trung ương đã được tăng cường để tham gia xét xử phúc thẩm một số vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao, nhìn chung những đồng chí được tăng cường đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Thực tiễn trong những năm qua mối quan hệ giữa các Toà án quân sự với Toà án nhân dân tối cao thực hiện đúng theo quy định của pháp luật chưa có vấn đề gì nổi cộm

Quan hệ với Bộ Tư pháp

- Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân qui định: Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm việc quản lý các Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực về mặt tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chánh án Toà án nhân dân tối cao Vai trò của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thể hiện ở các lĩnh vực tổ chức biên chế, thành lập, giải thể Toà án quân sự cấp quân khu và Toà án quân sự khu vực, để nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu và Toà ấn quân sự

khu vực; đào tạo, bồi đưỡng cán bộ Toà án quân sự và một số lĩnh vực khác

nhằm bảo đảm cho các Toà án quân sự cấp quân khu và khu vực hoạt động có hiệu quả, tuân thủ theo đúng các qui định của pháp luật

Ngày đăng: 02/12/2016, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w