1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU CHUNG về NGÂN HÀNG THẾ GIỚI – WORLD BANK

24 408 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 163,5 KB

Nội dung

Tôn chỉ của Ngân hàng tái thiết vàphát triển quốc tế là:► Thông qua đầu tư giúp đỡ các nước hội viên của ngân hàng khôi phục sảnxuất và xây dựng kinh tế trong nước gồm cả phục hồi kinh t

Trang 1

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI – WORLD BANK

I – Bối cảnh ra đời và tôn chỉ hoạt động của Ngân hàng Thế giới (NHTG) 1.1 Sự ra đời và thành lập tổ chức tài chính quốc tế:

- Năm 1929-1933 nổ ra khủng hoảng kinh tế phương Tây Cuộc khủng hoảngnày làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa càng xấu đi, thất nghiệp tăng lên, mâuthuẫn giữa các nước phát triển nảy sinh

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế thế giới phát triển rất khôngđều, mâu thuẫn giữa các nước phát triển ngày càng sâu sắc Những nước này thihành chính sách bành trướng ra nước ngoài cả về chính trị, kinh tế và quân sự.Trước tình hình ấy, một số nước đưa ra chủ trương thành triển ngày càng gay gắt,phát xít Đức nhảy lên vũ đài và Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ

Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh, Mỹ trở thànhnước mạnh nhất thế giới Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ bắt đầu lập ra tổchức tài chính quốc tế

- Tháng 11 năm 1943, Mỹ đưa ra ý kiến thành lập Ngân hàng tái thiết và pháttriển của Liên hợp quốc Dụng ý của kiến nghị này là để nhiều nước phát triểngánh vác nguồn vốn cho nhu cầu khôi phục và xây dựng kinh tế sau chiến tranh

Mỹ đầu tư vào các nước thông qua Ngân hàng tái thiết và phát triển thì có thểđược Liên hợp quốc bảo trợ

- Tháng 4 năm 1944 họ đã ra tuyên bố chung về Quỹ tiền tệ quốc tế, đề ra tôn chỉ

và chính sách thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế Tuyên ngôn này lấy kiến nghị của

Mỹ về “ Quỹ bình ổn quốc tế” làm cơ sở

- Tháng 7 năm 1944, Liên hợp quốc triệu tập hội nghị tài chính tiền tệ tại Brétơn

Út thuộc tiểu bang Niu Hamơhaiơ của Mỹ Hội nghị này đã ký hiệp định Brétơn

Út, quyết định thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng tái thiết và phát triểnquốc tế

Tôn chỉ hoạt động của NHTG

Trang 2

Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế được thành lập tháng 12 năm 1945, khaitrương doanh nghiệp vào tháng 6 năm 1946 Tôn chỉ của Ngân hàng tái thiết vàphát triển quốc tế là:

► Thông qua đầu tư giúp đỡ các nước hội viên của ngân hàng khôi phục sảnxuất và xây dựng kinh tế trong nước gồm cả phục hồi kinh tế do chiến tranh tànphá, và khuyến khích các nước đang phát triển gia tăng các công trình sản xuất,khai thác tài nguyên

► Bằng phương thức bảo trợ hoặc tham gia cho vay tư nhân và đầu tư tư nhân,thúc đẩy đầu tư tư nhân của nước ngoài, hoặc cung cấp vốn của ngân hàng chosản xuất và vốn ngân hàng huy động để bổ sung phần thiếu hụt của đầu tư tưnhân

► Bằng phương thức khuyến khích đầu tư quốc tế và phát triển tài nguyên củacác nước hội viên để thúc đẩy mậu dịch quốc tế tăng trưởng đồng đều, lâu dài,cân đối thu chi quốc tế, giúp các nước hội viên nâng cao hiệu quả sản xuất, mứcsống của nhân dân và cải thiện điều kiện lao động

► Dùng khoản vay của chính ngân hàng hoặc bảo trợ cho vay và dàn xếp với cácchủ cho vay quốc tế khác để các dự án xây dựng bức thiết được ưu tiên thực thi

► Khi thực hiện nghiệp vụ đầu tư quốc tế có chiếu cố thích đáng tình hình côngthương nghiệp trong nước của các nước hội viên, đặc biệt là những năm sauchiến tranh, cần tập trung sức khôi phục sự phát triển kinh tế

1.2 Cơ cấu của NHTG

Từ khi thành lập tới nay cơ cấu của NHTG đã thay đổi rất nhiều Từ một Ngânhàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (International Bank for Reconstruction andDevelopment - IBRD) chuyên cho khu vực nhà nước vay, đã dần dần mở rộngthêm Hiệp hội Phát triển Quốc tế (International Development Association -IDA), và ba định chế khác: Công ty Tài chính Quốc tế (International FinanceCorporation - IFC), phụ trách mảng cấp vốn cho khu vực kinh tế tư nhân, Tổchức Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (Multilateral Investment Guarantee Agency -

Trang 3

MIGA) và Trung tâm Giải quyết các Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (InternationalCentre for Settlement of Investment Disputes - ICSID) Nhóm NHTG bao gồmnăm định chế trên, trong bài thuyết trình này chúng tôi sẽ gọi chung là "Ngânhàng” - Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): được chính thứcthành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nướcTây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho pháttriển kinh tế ở các nước nghèo Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế,IBRD cấp tài chính cho cá nước đang phát triển không nghèo.

- Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tàichính cho các nước nghèo

- Công ty Tài chính Quốc tế (IFC): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư

tư nhân ở các nước nghèo

- Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID): thành lập năm

1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhàđầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư Việc sử dụng các phương tiện củaICSID là hoàn toàn tự nguyện Tuy nhiên, một khi đã đồng ý giải quyết vớiICSID, không bên nào được đơn phương từ chối phán quyết của ICSID

- Tổ chức Bảo lãnh Đầu tư đa phương (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúcđẩy FDI vao các nước đang phát triển

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của NHTG

a Chức năng

Chức năng của NHTG được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại(hiện NHTG có 187 nước thành viên) Không phải nước thành viên nào cũngđược vay NHTG Cá nhân và công ty không được vay NHTG Chính phủ củanhững nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên

Trang 4

1305USD/năm được vay của IBRD Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơnlãi suất mà NHTG đã đi vay một chút Chính phủ của các nước nghèo, có thunhập quốc dân dưới 1305USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) đượcvay của IDA Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40năm.

Trong hai thập kỉ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giátrị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giaothông vận tải

Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quantrọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục,

y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đếngiúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính kĩ thuật

Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRA vàIDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở cácnước đang phát triển Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêuhiện nay của IBRD và IDA

IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trườngnhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ Sự tham gia của IFC như một sự bảođảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tưvào dự án

MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại)

để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang pháttriển

b Nhiệm vụ của NHTG

Nhiệm vụ của NHTG NHTG (World Bank) được ghi rõ trên nhiều tài liệu củaNgân hàng: chống đói nghèo và cải thiện mức sống cho người dân ở các nước

Trang 5

đang phát triển

NHTG cung cấp các khoản cho vay, các dịch vụ cố vấn chính sách, hỗ trợ kỹthuật và chia sẻ kiến thức cho các nước có thu nhập quốc dân trung bình và dướimức trung bình NHTG thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo việc làm và giúp ngườinghèo có được các cơ hội việc làm ấy

Tổng thu nhập của thế giới là hơn 31 ngàn tỷ đôla Mỹ mỗi năm, trong đó cónhững nước thu nhập bình quân đầu người đạt tới 40 ngàn đôla Mỹ Thế nhưng2,8 tỷ dân số thế giới, với hơn một nửa thuộc các nước đang phát triển, đang sốngvới mức thu nhập dưới 700 đôla Mỹ Gần một nửa trong số họ, 1,2 tỷ người, chỉkiếm được chưa đầy 1 đôla Mỹ mỗi ngày

Công việc của NHTG là làm cầu nối cho trên hố sâu ngăn cách giàu nghèo này,hướng các nguồn lực từ các nước giàu vào sự phát triển của các nước nghèo.NHTG hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ các nước phát triển trong việc xây dựngtrường học và trung tâm y tế, cung cấp điện nước, phòng chống bệnh tật và bảo

vệ môi trường Năm 2003, NHTG đã cung cấp 18,5 tỷ đôla Mỹ và hoạt động trênhơn 100 nước đang phát triển, hỗ trợ các nước này trên cả phương diện tài chính

và kỹ thuật để giảm đói nghèo

IBRD, tiền thân của NHTG, cung cấp các khoản cho vay đối với các chính phủ

và doanh nghiệp nhà nước cùng với sự bảo đảm của chính phủ (hoặc bảo đảm tốicao – sovereign guarantee) Nguồn tiền cho vay được lấy từ các khoản nợ đãđược trả và thông qua việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn thế giới.IBRD là một trong những tổ chức cho vay được xếp hạng cao nhất trên thịtrường quốc tế và vì vậy có khả năng cho vay với mức lãi suất tương đối thấp.Ngân hàng cho các nước vay với lãi suất rất hấp dẫn bằng cách thêm một mức lề(khoảng 1%) vào chi phí cho vay để trang trải các chi phí hành chính

IDA có nhiệm vụ giúp đỡ các nước nghèo nhất thông qua các khoản cho vay với

Trang 6

lãi suất ưu đãi và các chương trình tài trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cảithiện điều kiện sống Các khoản cho vay dài hạn không lấy lãi của IDA dành chocác chương trình xây dựng chính sách, định chế, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lựccần thiết cho phát triển bền vững trên cơ sở tôn trọng môi trường và công bằng

xã hội

IFC, với 176 thành viên, thúc đẩy đầu tư bền vững vào khu vực tư nhân ở cácphát triển với múc đích giảm đói nghèo và tăng chất lượng cuộc sống người dânthông qua việc cung cấp tài chính cho các dự án thuộc khu vực tư nhân, hỗ trợcác công ty tư nhân lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế và cung cấpdịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ và doanh nghiệp

Nhiệm vụ của MIGA là xúc tiến đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI vào các nướcđang phát triển nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và cải thiệncuộc sống người dân Với tư cách một nhà bảo hiểm quốc tế cho các nhà đầu tư

tư nhân và nhà tư vấn cho các nước về đầu tư nước ngoài, MIGA tham gia xúctiến các dự án với tác động phát triển bền vững lớn nhất bảo đảm các tiêu chíkinh tế, môi trường và xã hội

ICSID thực hiện hoà giải và trọng tài giữa các nước thành viên và các nhà đầu tưthuộc các nước thành viên khác Việc sử dụng các phương tiện của ICSID làhoàn toàn tự nguyện Tuy nhiên, một khi đã đồng ý giải quyết với ICSID, khôngbên nào được đơn phương từ chối phán quyết của ICSID

II Một số thể chế chủ yếu của NHTG

2.1 Về bộ máy của NHTG

Bộ máy hiện hành của NHTG gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốcĐiều hành, Chủ tịch và các cán bộ của NHTG

a Hội đồng Thống đốc:

Trang 7

Hội đồng Thống đốc là cơ quan quyết định cao nhất tại NHTG Mỗi nước hộiviên cử một đại diện của nước mình làm thành viên của Hội đồng Thống đốc.Hội đồng Thống đốc họp mỗi năm 1 lần vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm.Các quyết định được thông qua với đa số tuyệt đối (2/3 số phiếu biểu quyết)

Uỷ ban Phát triển: được thành lập vào năm 1974, có trách nhiệm tư vấn cho

cả 2 Hội đồng Thống đốc của IMF và NHTG về các vấn đề liên quan đến cungcấp vốn cho các nước đang phát triển

Các chức năng quyền hạn do Hội đồng thống đốc thực hiện chủ yếu là: phê

chuẩn việc kết nạp nước thành viên mới, tăng hoặc giảm cổ phần ngân hàng, đìnhchỉ tư cách nước thành viên, giải quyết tranh chấp nảy sinh do các giám đốc điềuhành giải thích khác nhau về hiệp định của ngân hàng, phê chuẩn hiệp định chínhthức ký kết với các tổ chức quốc tế khác, quyết định việc phân phối thu nhậpròng của ngân hàng, phê chuẩn việc tu chỉnh hiệp định ngân hàng

b Ban Giám đốc Điều hành:

Ban Giám đốc Điều hành gồm 25 Giám đốc điều hành (trong đó có 5 GĐĐHđược bổ nhiệm từ năm nước hội viên có số cổ phần lớn nhất là Mỹ, Nhật, Đức,Pháp và Anh); và 20 GĐĐH được bầu chọn Nhiệm kỳ của GĐĐH là 2 năm BanGĐĐH chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc hàng ngày của NHTG, thựchiện nhiệm vụ theo các chức năng và quyền hạn được giao phó theo Điều lệvà/hoặc được Hội đồng Thống đốc giao như:

+ Điều chỉnh chính sách của ngân hàng thích ứng với tình hình luôn luôn biếnđổi

+ Xem xét và quyết định đối với các kiến nghị của chủ tịch ngân hàng về cáckhoản cho vay có lấy lãi, kỳ hạn tương đối ngắn và các khoản cho vay của Hiệphội phát triển quốc tế thì không có lãi, kỳ hạn dài, thường là 50 năm

+ Đệ trình Hội đồng thống đốc các báo cáo thẩm kế tài vụ, dự đoán kinh phí hànhchính, các báo cáo hàng năm về nghiệp vụ và chính sách của ngân hàng cũng nhưcác công việc khác mà giám đốc điều hành nhận thấy phải trình Hội đồng thốngđốc

Trang 8

- Các Tổng giám đốc: Như một thông lệ, các tổng giám đốc của NHTG đều dođương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định (điều này ngược với các giám đốc củaQuỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) luôn là người châu Âu), lần lượt là: Eugene Meyer(tháng 6 đến tháng 12 năm 1946); John J McCloy (4/1947–6/1949); Eugene R.Black (1949–1963); George D Woods (1/1963–3/1968); Robert S McNamara(4/1968–6/1981); Alden W Clausen (7/1981–6/1986); Barber B Conable(7/1986–8/1991); Lewis T Preston (9/1991–5/1995); James Wolfensohn(5/1995–6/2005); Paul Wolfowitz (6/2005-6/2007); Robert Zoellick (6/2007-hiệntại).

- Hội nghị Ban giám đốc điều hành phải có số giám đốc điều hành đại biểu choquá nửa tổng số phiếu biểu quyết tham dự mới được coi là hợp lệ

- Mỗi giám đốc điều hành phải cử một phó giám đốc điều hành Khi giám đốcđiều hành vắng mặt thì phó giám đốc điều hành thay mặt, thực hiện mọi quyềnhạn của giám đốc điều hành Khi giám đốc điều hành có mặt tại Hội nghị thì phógiám đốc điều hành cũng phải dự họp, nhưng không có quyền bỏ phiếu biểuquyết

- Hội đồng giám đốc điều hành làm việc tại trụ sở của ngân hàng ở Oasinhtơn

- Bất kỳ giám đốc điều hành cũng không thể sử dụng quyền phủ quyết như cácnước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Nhưng do quyền bỏ phiếubiểu quyết của các giám đốc điều hành được tính theo số cổ phần của các thànhviên đó cử ra hoặc bầu ra họ, cho nên các nước phát triển chủ yếu ở phương Tây(Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Italia và Hà Lan) là những nước có cổ phần lớnnhất Nếu các nước này liên kết với nhau thì có thể gây ra ảnh hưởng quyết địnhđối với những dự án chỉ cần thông qua với đa số phiếu giảm đơn

c Chủ tịch:

Chủ tịch do Ban GĐĐH lựa chọn với nhiệm kỳ 5 năm; Chủ tịch tham gia vào cáccuộc họp của Hội đồng Thống đốc và Uỷ ban Phát triển Ngoài ra, Chủ tịch cònphụ trách về nhân sự của IBRD và IDA, chủ trì các buổi họp của Ban GĐĐH vàduy trì mối liên hệ với chính phủ các nước hội viên, các GĐĐH, với các cơ quan

Trang 9

thông tin và các tổ chức khác Giúp việc cho Chủ tịch có 5 Tổng giám đốc Hiệnnay, Chủ tịch Nhóm NHTG là ông James D Wolfensohn, người Mỹ, giữ cương

vị này từ tháng 6/1995

d Cán bộ của Nhóm NHTG: có khoảng 10.000 cán bộ từ nhiều quốc gia khác

nhau làm việc tại trụ sở chính tại Washington D.C và 3000 cán bộ làm việc tạitrên 100 văn phòng đại diện đặt tại các nước hội viên Dưới Tổng giám đốc có 25Phó Chủ tịch phụ trách các khu vực và các mảng nghiệp vụ

Các Nhà kinh tế trưởng của NHTG: Nhà kinh tế trưởng của NHTG (têngọi đầy đủ của chức vụ này là "Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tếhọc, nhà kinh tế trưởng") là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trongNHTG Người giữ chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhấttới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng Chức vụ nàybắt đầu có từ năm 1982 Gồm các vị: Anne Krueger - giai đoạn 1982-1986;Stanley Fischer - 1988-1990; Lawrence Summers - 1991-1993; Joseph E Stiglitz

- 1997–2000; Nicholas Stern - 2000–2003; Francois Bourguignon – 2003 đếnnay

2.2 Về hội viên của NHTG

Tính đến nay, NHTG có 187 quốc gia thành viên và các quốc gia này chính

là các cổ đông của NHTG Trước khi được gia nhập Ngân Hàng Quốc Tế về TáiThiết và Phát Triển, một quốc gia phải là thành viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.Đồng thời, phải tham gia Tập Đoàn Tài Chính Quốc Tế (IFC), Hiệp Hội PhátTriển Quốc Tế (IDA), và Cơ Quan Bảo Đảm Đầu Tư Đa Phương (MIGA) thìmới được gia nhập Ngân Hàng

NHTG cũng quy định cụ thể nghĩa vụ và quyền lợi của các quốc gia thànhviên Sau đây là một số nội dung chính:

 Nghĩa vụ của các thành viên:

- Đóng góp vốn điều lệ cho NHTG Tại cuộc họp cấp cao năm 2010, cácthành viên đã thông qua việc tăng vốn 5.1 tỷ USD Quỹ của IBRD thu từ việcphát hành trái phiếu cho các quốc gia và quỹ IDA có được từ sự đóng góp hảo

Trang 10

tâm của các nước Ngoài ra, NHTG cũng phát hành trực tiếp trái phiếu cho cácchính phủ, tổ chức và các ngân hàng trung ương các nước.

- Tôn trọng và tuân thủ các hiệp định của các tổ chức trong NHTG như hiệpđịnh vay, hiệp định tín dụng xóa đói giảm nghèo,

- Tuân thủ các quy định về điều kiện vay của NHTG:

• Có khả năng trả nợ

• Chỉ tiến hành với chính phủ hoặc với tư cách có chính phủ bảo đảm

• Không bắt buộc phải dùng tiền vay để mua hàng của nước thành viênnhưng có quy định một số bảo lưu

• NHTG tự xem xét, đánh giá về kinh tế của nước đi vay

• Dùng tín dụng của NHTG để trả các khoản nợ về nhập khẩu, trừ nhậpkhẩu vũ khí và hàng xa xỉ phẩm

• Nước đi vay phải sẵn sàng thay đổi trong chính sách, trong chương trình

và thể chế của mình để giúp nền kinh tế quốc dân thích nghi được vớitình hình

• Phạm vi sử dụng bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nước đivay

 Quyền của các nước thành viên:

- Được cung cấp tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi để xây dựng kinh tế, đẩymạnh sản xuất, khai thác tài nguyên, khuyến khích thành phần kinh tế tư nhânđầu tư vốn vào xây dựng kinh tế bằng cách bảo lãnh cho họ

- Được giúp đỡ kỹ thuật

- Được đào tạo cán bộ: Quan chức chính phủ, cán bộ ngân hàng, cán bộnghiên cứu, quản lý, giáo dục,…

Trang 11

- Được bỏ phiếu thông qua tại các kỳ họp

• NHTG áp dụng hệ thống biểu quyết theo tỷ trọng đóng góp, tức là mứcđóng góp sẽ quyết định quyền biểu quyết của các thành viên Mỗi quốcgia thành viên có 250 phiếu cộng thêm 1 phiếu cho mỗi cổ phần đóng góp

 Mỹ: hơn 20% phiếu biểu quyết

III Một số hoạt động của Ngân Hàng Thế Giới

3.1 Đối với các nước nói chung

NHTG là một trong các nguồn Hỗ trợ phát triển lớn nhất thế giới Mỗi năm,NHTG cho chính phủ các nước đang phát triển vay khoảng 20 tỷ USD để hỗ trợcho hơn 220 dự án Bên cạnh việc cho vay vốn, Ngân hàng Thế giới còn cungcấp hỗ trợ phát triển và tư vấn chính sách cho các chính phủ Các lĩnh vựcthường sử dụng vốn vay từ NHTG là: Cung cấp nước sạch; xây dựng trường học

và đào tạo giáo viên; tăng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; xâydựng và bảo dưỡng đường xá, đường sắt và các cảng; Quản lý rừng và các tàinguyên thiên nhiên khác; giảm tình trạng ô nhiễm không khí và các vấn đề môitrường; Mở rộng mạng lưới viễn thông; xây dựng và phân phối năng lượng; mởrộng mạng lưới y tế đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em; Hiện đại hoá cơ cấu chínhquyền NHTG mang một sứ mệnh lớn là đấu tranh chống đói nghèo trên toàn thếgiới thông qua hình thức là cung cấp vốn và kiến thức chuyên môn cho chính phủcác nước đang phát triển

Trang 12

Theo dòng lịch sử, sau khi được định hình vào năm 1944, hai năm sau vàotháng 6-1946, NHTG chính thức bước vào hoạt động với đơn xin vay vốn đầutiên của Chile, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Pháp, Luxemburg và Ba Lan Năm 1947khoản vay đầu tiên trị giá 250 triệu USD được cung cấp cho nước Pháp Chínhphủ và nhân dân Pháp đã sử dụng có hiệu quả khoản vay này để phục hồi và pháttriển kinh tế để giờ đây, nước Pháp vững vàng ở vị trí cao trong nhóm các nhàcung cấp viện trợ phát triển (ODA – Official Development Assistance) hàng đầuthế giới Đến năm 1979, cam kết mới của NHTG lần đầu tiên đã vượt mức 10 tỷUSD và đến năm 2004, NHTG kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập với mức tài trợđạt khoảng 20 tỷ USD.

Trong thập kỷ 80, NHTG đã phải chịu áp lực từ nhiều phía Vào đầu thập kỷ,Ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề kinh tế vĩ mô và gia hạn nợ Đến cuốithập kỷ, các vấn đề xã hội và môi trường nổi lên cùng với sự chỉ trích mạnh mẽ

từ phía xã hội cho rằng NHTG đã không kiểm soát tốt các chính sách của chínhmình trong một số dự án quan trọng

Để đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Ngân hàng, báo cáoWapenhans đã được thực hiện và dẫn tới cuộc cải cách ngay sau đó với việcthành lập Ban giám sát (Inspection Panel) nhằm điều tra các chỉ trích đối vớiNHTG Tuy nhiên, chỉ trích vẫn tăng lên, cực điểm là năm 1994 tại Hội nghịthuờng niên ở Madrid, Tây Ban Nha

Từ đó, NHTG đã có nhiều tiến triển vượt bậc 5 tổ chức, định chế, vừa thựchiện độc lập vừa kết hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng Báocáo cho thấy khách hàng hầu hết hài lòng với sự thay đổi trong các cấp dịch vụcủa NHTG, trong sự tham gia của Ngân hàng vào hiệu quả hoạt động của kháchhàng cũng như trong chuyển giao và chất lượng

Hơn bao giờ hết, NHTG đang giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế.Ngân hàng đã gắn bó chặt chẽ với các đối tác và khách hàng trong các trườnghợp khẩn cấp, từ việc tái thiết sau xung đột Bosnia đến hỗ trợ hậu khủng hoảng

Ngày đăng: 30/11/2016, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w