1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty cổ phần phát triển hạ tầng tâm phúc

100 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 438,7 KB

Nội dung

Có thể điểm quamột số lợi ích như sau: Vay vốn ngân hàng giúp doanh nghiệp khởi sự hoạtđộng kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, đầu tư các dự ánsinh lợi…; giúp doanh ngh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA

HỌC:

PGS.TS Đồng Xuân Ninh

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1.VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1.1 Khái niệm vốn, huy động vốn và phân loại nguồn vốn 5

1.1.1.1 Khái niệm vốn, huy động vốn kinh doanh 5

1.1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 7

1.1.2 Các hình thức huy động vốn 13

1.1.2.1 Nguồn vốn huy động bên trong doanh nghiệp 13

1.1.2.2 Nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp 15

1.2 HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦADOANH NGHIỆP 24

1.2.1 Khái niệm hiệu quả và nâng cao hiệu quả huy động vốn 24

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn 25

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và nâng cao hiệu quả huy động vốn 27

1.2.3.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 27

1.2.3.2 phí vốnChi 28

1.2.3.3 cấuCơ vốn 31

1.2.3.4 Khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ mới 33

Trang 3

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 34

1.3.1 Nhân tố chủ quan 34

1.3.2 Nhân tố khách quan 36

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TÂM PHÚC 38

2.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠTẦNG

TÂM PHÚC 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 38

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh 39

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc 39

2.1.2.2 Tổ chức nhân sự 41

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc những năm gần đây 41

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TÂM PHÚC 43

2.2.1 Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu 43

2.2.2 Thực trạng huy động vốn nợ 46

2.3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TÂM PHÚC 51

2.3.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 51

2.3.2. Chi phí vốn 53

2.3.3. Cơ cấu vốn 54

2.3.4 Khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ mới 57

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 57

Trang 4

2.4.1 Những kết quả đạt được 57

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 58

2.4.2.1 Hạn chế 58

2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 59

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN 62

HẠ TẦNG TÂM PHÚC 62

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN PTHT

TÂM PHÚC 62

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm

Phúc 62

3.1.1.1 Định hướng chiến lược kinh doanh 62

3.1.1.2 Chiến lược đầu tư và huy động vốn 63

3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty cổ phần PTHT Tâm Phúc 63

3.1.2.1 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn 63

3.1.2.2 Huy động vốn gắn liền với sử dụng vốn một cách có hiệu quả và tiết kiệm 64

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂM PHÚC 64

3.2.1 Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý 64

3.2.2 Khai thác hiệu quả kênh huy động vốn từ thuê tài chính 67

3.2.3 Tăng cường huy động vốn từ vốn góp liên doanh, liên kết 69

3.2.4 Tăng cường sử dụng các khoản tín dụng thương mại đáp ứng nhu cầuvốn

kinh doanh 70

3.2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để nhằm bảo toàn và phát triển vốn 71

Trang 5

3.2.6 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 75

3.3 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 77

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 77

3.3.2 Đề xuất với ngành và thành phố Hà Nội 78

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 80

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 85

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc” chuyên ngành Tài chính

– Ngân hàng, mã số 60.34.02.01 là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cánhân tôi

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một nghiêncứu nào

Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệukhác nhau, các thông tin trích dẫn sử dụng đều được tôi ghi rõ nguồn gốc,xuất xứ

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 7

văn : “Nâng cao hiệu

quả huy động vốn của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc” này,

tôi đã

nhân đươc sư ̣ hướ ng

dân

, giú p đỡ quý báu củ a các thầy cô, các tổ chức,

cá nhân, các anh chi ̣ và sự động viên, khích lệ của gia

nghiệp Vớ i lò ng kính troṇ g và biết ơn sâu sắ c tôi xin đươc

chân thành tớ i:

bày tỏ lời cảm ơnĐảng ủy, Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo Trường Đại Học ThăngLong đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý báu

và hết lòng giúp đỡ tôi trong những năm học tại trường

Thầy PGS.TS Đồng Xuân Ninh, ngườ i thầy kính mến đã hết lò ng giú pđỡ, day bảo, đôṇ g viên và

tao

moi điều kiên thuân lơi cho tôi trong suố t qua

trình thực hiện đề tài nghiên cứu này

Khoa sau đại học, trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các nhân viên trongCông ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc đã hướ ng

tao

moi

điều kiên thuâ

n lơi cho tôi trong quá trình thu

thâp

số liêu

phân tích để tôi co

thể hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong

hôi

đồ ng chấm luân

văn đa

cho tôi những đó ng gó p quý báu để hoàn chỉnh luân văn này

Trang 8

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn anh chi ̣em, các bạn bè đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi đôṇ g viên, khích lệ, chia sẻ những khó khăn, giú p đỡ tôi hoc ̣

Trang 10

Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời 56

Bảng 3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty các năm tới

62

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc

40

Biểu đồ 2.1: Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu 44

Biểu đồ 2.2: Thực trạng huy động vốn vay 47

Biểu đồ 2.3: Thực trạng huy động vốn vay ngân hàng thương mại 48

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng huy động vốn vay ngân hàng thương mại 49

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh của Công ty các năm qua 52

Biểu đồ 2.6: Chi phí sử dụng vốn vay của Công ty các năm qua 53

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty các năm qua 54

11

Trang 12

1 Lý do chọn đề

tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Với khoảng 90% số doanh nghiệp (DN) Việt Nam là doanh nghiệp vừa

và nhỏ (DNVVN), là lực lượng sản xuất hàng hóa, dịch vụ rất quan trọng,không chỉ tạo ra khoảng 40% GDP cho nền kinh tế, mà còn là các địa chỉ tạo

ra an ninh việc làm trong độ tuổi lao động xã hội Tuy nhiên để sản xuất,không nhiều DNVVN ở nước ta hiện nay có đủ “đầu vào” là: vốn, nguyênnhiên vật liệu, công nghệ và mặt bằng sản xuất; Cũng như vậy những khókhăn ở đầu ra: giá cả, thị trường, chính sách xuất nhập khẩu và chính sáchkhuyến khích sản xuất trong nước Đối với các DNVVN, con đường tìm vốn

từ trước tới nay gần như duy nhất là tìm đến Ngân hàng thương mại (NHTM)

Chẳng ai phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngânhàng trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Có thể điểm quamột số lợi ích như sau: Vay vốn ngân hàng giúp doanh nghiệp khởi sự hoạtđộng kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, đầu tư các dự ánsinh lợi…; giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, từ đó nâng cao năng lựccạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; gia tăng suất sinh lờitrên vốn chủ sở hữu (ROE) do dựa trên sử dụng hiệu quả đòn cân nợ (đòn bẩytài chính); tìm kiếm nguồn vốn linh hoạt để tài trợ cho tài sản lưu động củadoanh nghiệp

Tuy nhiên hầu như DNVVN luôn luôn có xu hướng “kêu” khó tiếp cậnvốn ngân hàng? Đối với Việt Nam hiện nay, vốn cho hoạt động doanh nghiệpvẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng Chỉ đến khi thị trường chứngkhoán và thị trường trái phiếu phát triển, cùng với sự mở cửa của nền kinh tế,thì nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp mới giảm, dù chưa nhiều

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp có ýnghĩa rất quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp Hoạt động trong

Trang 13

nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi doanh nghiệp cần phải

có vốn lớn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng năng lực cạnhtranh, có thể đứng vững trước sự biến động của thị trường và khủng hoảng củanền kinh tế

Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc được thành lập từ25/05/2010; để tồn tại và phát triển, để mở rộng hoạt động kinh doanh thì nhucầu vốn của Doanh nghiệp là rất lớn

Trong những năm qua, việc huy động vốn của Doanh nghiệp Cổ phầnphát triển hạ tầng Tâm Phúc đã đạt được những thành công nhất định nhưngvẫn chưa thực sự hiệu quả và còn gặp nhiều khó khăn như: Chi phí huy độngvốn lớn, cơ cấu vốn chưa hợp lý và số lượng vốn huy động chưa đáp ứng đủnhu cầu cho đầu tư phát triển Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn trong hoạtđộng của doanh nghiệp và thực tiễn khách quan cần thiết phải nâng cao hiệu

quả huy động vốn, đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc” được chọn để nghiên cứu.

2 Tổng quan nghiên cứu

Trong quá trình tìm đọc tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy,vấn đề huy động vốn và hiệu quả huy động vốn đã có một số bài báo và côngtrình nghiên cứu như:

- Bài viết: “Ý nghĩa của vốn và lý do tháo bỏ quy định về vốn pháp định” củatác giả Trương Trọng Hiểu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử(http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/y-nghia-cua-von-va-ly- do-thao-bo-quy-111inh-ve-von-phap-111inh)

- Luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Doanh nghiệp TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa” của tác giả Mai Thành Bá

Đức, Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh (2006)

- Tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn từ các nước phát triển

trong khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Đức Tâm http://dangkykinhdoanh.gov.vn/

-13

Trang 14

- Bài viết: “Làm thế nào để doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn được từ ngân hàng?” của tác giả Châu Đình Linh http://www.tapchitaichinh.vn/

- Vũ Thị Thu Hằng, 2010, Huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Công ty cổ phần sữa Vinamilk, luận văn thạc sỹ trường Học Viện Tài chính đã

đi sâu nghiên cứu phương thức huy động vốn qua thị trường chứng khoán củaVinamilk

Các đề tài này đã đề cập tới các phương thức huy động vốn nói chung vàgiải pháp huy động cụ thể cho từng đơn vị trong từng lĩnh vực cụ thể, nhưngđối với doanh nghiệp Tâm Phúc thì chưa có đề tài nào nghiên cứu

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng, mục tiêu nghiên cứucủa đề tài là nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty cổ phần phát triển hạtầng Tâm Phúc, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy độngvốn tại Công ty cho các năm tới (2015 – 2018)

3.2 Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng hiệu quả và nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty

cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc, nắm bắt được những thuận lợi, khókhăn và những nguyên nhân làm cho việc huy động vốn của Doanh nghiệpcòn chưa hiệu quả

- Đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn củaDoanh nghiệp Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hiệu quả và nâng cao hiệu quả huyđộng vốn của doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn tại Doanh nghiệp Cổ phầnphát triển hạ tầng Tâm Phúc

Trang 15

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả huy động huy động vốn tạiDoanh nghiệp Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc trong 3 năm từ năm 2012đến năm 2014, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn củaDoanh nghiệp từ năm 2015 đến 2018.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu swr dụng các phương pháp: phân tích, thống kê, tổnghợp, so sánh, diều tra, khảo sát Trên cơ sở đó, thu thập, xử lý và phân tích

dữ liệu một cách khoa học, nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốntại Doanh nghiệp Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc, từ đó, đề xuất nhữnggiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Doanh nghiệp Cổ phầnphát triển hạ tầng Tâm Phúc

Cách thức tiếp cận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong luận văn:Luận văn sẽ vận dụng khung lý thuyết về huy động vốn và các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả huy động vốn trong doanh nghiệp để tiến hành phân tích thựctrạng, và áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp với phươngpháp nghiên cứu định tính trong thu thập, xử lý thông tin, vừa sử dụng dữ liệu

đã có sẵn để tìm ra những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu vàviết luận văn

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả và nâng cao hiệu quả huy độngvốn của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Doanh nghiệp cổphần phát triển hạ tầng Tâm Phúc

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Doanhnghiệp Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm vốn, huy động vốn và phân loại nguồn vốn

1.1.1.1 Khái niệm vốn, huy động vốn kinh doanh

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thừa nhận bởi pháp luật trênmột số tiêu chuẩn nào đó Doanh nghiệp ra đời nhằm mục đích chủ yếu làhoạt động sản xuất kinh doanh và mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp làđạt được hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất

Như ta đã biết, tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động là

3 yếu tố của một quá trình sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế hàng hoátiền tệ, để có được các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh đòihỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định Để tiến hành bất kỳ mộtquá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn Vốn là điều kiện tiênquyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh.Doanh nghiệp sẽ dùng vốn này để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuấtkinh doanh như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Do sựtác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động màhàng hoá dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường Cuối cùng, các hìnhthái vật chất khác nhau có được chuyển hoá về hình thái tiền tệ ban đầu Đểđảm bảo sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp số tiền thu được do tiêu thụsản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ các chi phí đã bỏ ra và có lãi Nhưvậy, số tiền đã ứng ra ban đầu không những chỉ được bảo tồn mà nó còn đượctăng thêm do hoạt động kinh doanh mang lại Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu

và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh được gọi là vốn Vốn đượcbiểu hiện cả bằng tiền lẫn cả giá trị vật tư tài sản và hàng hoá của doanh

Trang 17

nghiệp, tồn tại dưới cả hình thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất

cụ thể Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền vớinền sản xuất hàng hoá Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn Tiền chỉ trởthành vốn khi nó được đưa vào hoạt động trong quá trình sản xuất và lưuthông Có được tiền vốn doanh nghiệp mới có thể đầu tư mua sắm các tài sảncần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động.Sau khi tiêu thụ sản phẩm, làm dịch vụ, doanh nghiệp thu được tiền từ bán sảnphẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ đó Từ số tiền này, doanh nghiệp phải dànhmột phần để bù đắp giá trị TSCĐ hao mòn, bù đắp các khoản chi phí, mộtphần để lập quỹ dự trữ, đầu tư mua sắm, mở rộng quy mô cho quá trình sảnxuất kinh doanh tiếp theo

Vậy vốn là gì?

Theo học thuyết kinh tế cổ điển và phái cổ điển mới: Vốn là một trongcác yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động ), vốn là cácsản phẩm được sản xuất ra để phục vụ cho sản xuất (máy móc, thiết bị )

Ricardo cho rằng: Tư bản là những tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêudùng, là một bộ phận của cải quốc gia dùng vào sản xuất như cơm ăn, áo mặc,nhà xưởng, [6]

Theo giáo trình tài chính tiền tệ (Học viện tài chính) thì: "Vốn kinhdoanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt" [6] Tiền đượccoi là vốn phải thoả mãn những điều kiện sau:

Thứ nhất, tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định (tiền

phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực);

Thứ hai, tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ

sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh;

Thứ ba, khi đã đủ về số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích

sinh lời Cách vận động và phương thức vận động của tiền lại do phương thức

Trang 18

đầu tư kinh doanh quyết định Các phương thức đầu tư có thể mô phỏng theo

sơ đồ sau:

T - H (TLSX & SLĐ) - SX - H’ - T’ Trường hợp đầu tư vào lĩnh

vực sản xuất kinh doanh

T – H – T’: Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực thương mại

T – T’: Trường hợp đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay,…Trong thực tế một doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời cả ba phươngthức đầu tư vốn theo các mô hình trên miễn sao đạt được mục tiêu có mức doanh lợi cao và nằm trong khuôn khổ của pháp luật

Theo quan điểm của Mac (trong Bộ Tư bản) thì phạm trù vốn đượckhái quát qua phạm trù tư bản "Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư".Định nghĩa này đã bao hàm đầy đủ bản chất và tác dụng của vốn [4,tr235]

Từ đó có thể hiểu: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt.Vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh tức

là mục đích tích luỹ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có trước khi diễn rahoạt động sản xuất kinh doanh Vốn kinh doanh phải đạt tới mục tiêu sinh lời

và vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện vừa tồn tại dưới hình thái tiền vừa tồntại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình, nhưng kết thúc vòng tuần hoànphải là hình thái tiền

1.1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

a, Theo nguồn hình

thành

Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữudoanh nghiệp bao gồm vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn tự bổ sung từ lợinhuận và từ các quỹ của doanh nghiệp, vốn do nhà nước tài trợ (nếu có)

Trang 19

Nợ phải trả: Là số vốn doanh nghiệp được sử dụng tạm thời trongmột thời gian nhất định bao gồm những khoản vốn phát sinh một cách tựđộng và các khoản nợ phát sinh trong qúa trình kinh doanh mà doanh nghiệp

có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như: Nợ tiền vayngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, nợ phải trả cho người bán, phải trảcông nhân viên, phải nộp cho Nhà nước

Thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: Vốnchủ sở hữu và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Sự kết hợp chặt chẽ 2 nguồn này phụ thuộc vàođặc điểm của doanh nghiệp đang hoạt động cũng như quyết định của ngườiquản lý doanh nghiệp trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế vàtrên tình hình thực tế tại doanh nghiệp

b, Theo thời gian sử dụng

Phân loại theo thời gian sử dụng, vốn kinh doanh được chia thành hailoại là: vốn ngắn hạn và vốn dài hạn

* Vốn ngắn hạn

Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, các doanhnghiệp còn cần có các đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, cácđối tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm,…) chỉ thamgia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu,giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm

Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật đượcgọi là các tài sản ngắn hạn, về hình thái giá trị được gọi là vốn ngắn hạn củadoanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các tài sảnngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông các doanh nghiệp phải bỏ ramột số vốn đầu tư ban đầu nhất định

Trang 20

Như vậy, vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Vốn ngắn hạn hay vốn tạm thời bao gồm:

- Nợ ngắn hạn: Ví dụ, các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các khoản nợ ngắnhạn khác

- Các khoản chiếm dụng: Đây còn gọi là các khoản chiếm dụng đương nhiêncủa doanh nghiệp vì doanh nghiệp được sử dụng vốn của các chủ thể khác màkhông phải trả chi phí sử dụng vốn

sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích củamình

Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các tài sản dài hạn Đó lànhững tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếptrong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vậntải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắmcác tài sản cố định vô hình,…

Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản

cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạnkhác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắpđặt các tài sản dài hạn (TSDH) của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả

Trang 21

bằng tiền Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt cácTSDH hữu hình và vô hình được gọi là vốn dài hạn của doanh nghiệp Đó làvốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ khôngmất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm hànghoá hay dịch vụ của mình.

Vốn dài hạn của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSDH mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSDH hết thời gian sử dụng.

Vốn dài hạn của doanh nghiệp (còn gọi là nguồn vốn thường xuyên)bao gồm:

- Vốn góp: bao gồm vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp, vốn huy động từphát hành cổ phiếu

- Lợi nhuận để lại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp: bao gồm vay dài hạn của ngânhàng, các khoản nợ dài hạn hoặc doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu đểhuy động vốn vay

c, Theo tính chất

* Vốn cố định của doanh nghiệp

Vốn cố định (VCĐ) của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tưứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trongnhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thờigian sử dụng VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận quan trọng của vốn đầu tưnói riêng và VKD nói chung

Là một khoản đầu tư ứng trước hình thành nên TSCĐ của doanh nghiệpnên quy mô của VCĐ sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ Song đặc điểm

Trang 22

vận động của TSCĐ lại quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển giátrị của VCĐ TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu

mà đặc điểm của chúng là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất Trong qúatrình đó, giá trị của TSCĐ không bị hao mòn hoàn toàn trong lần sử dụng đầutiên mà nó được chuyển dịch dần dần từng phần vào giá thành sản phẩm vànhiều chu kỳ sản xuất tiếp theo Sự vận động của TSCĐ trong thời gian thamgia vào quá trình sản xuất được cụ thể hoá như sau:

Về mặt hiện vật: TSCĐ tham gia hoàn toàn và nhiều lần trong quátrình sản xuất và bị hao mòn dần (bao gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vôhình) Nói cách khác là giá trị sử dụng sẽ giảm dần cho đến khi TSCĐ bị hưhỏng hoàn toàn, phải loại khỏi quá trình sản xuất

Về mặt giá trị: Giá trị TSCĐ được biểu hiện dưới hình thái ban đầugắn liền với hiện vật TSCĐ một bộ phận giá trị chuyển vào giá trị sản phẩm

mà TSCĐ đó sản xuất ra và bộ phận này sẽ chuyển hoá thành tiền khi tiêu thụđược sản phẩm

Như vậy, VCĐ là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộVKD của doanh nghiệp, đặc điểm của nó lại tuân theo quy luật riêng Do đóviệc tổ chức và sử dụng VCĐ có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến hiệu quả VKDcủa doanh nghiệp

* Vốn lưu động

Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tàisản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra mộtcách thường xuyên, liên tục mà đặc điểm của nó là luân chuyển không ngừng,luôn thay đổi hình thái biểu hiện và chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần trongtoàn bộ chu kỳ sản xuất

Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì TSLĐ gồm 2 loại TSLĐsản xuất và TSLĐ lưu thông TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên vật

Trang 23

liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sảnxuất hoặc chế biến Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩmchờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán

TSLĐ nằm trong quá trình sản xuất và TSLĐ nằm trong quá trình lưuthông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau đảm bảo cho quá trìnhsản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục

Khác với TSCĐ, TSLĐ luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo rasản phẩm Đặc điểm của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh là luânchuyển toàn bộ giá trị ngay 1 lần và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau mỗi chu

kỳ sản xuất, nó được coi là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quátrình sản xuất Đặc điểm này đã quyết định sự vận động của VLĐ - hình tháigiá trị của TSLĐ

Khởi đầu của vòng tuần hoàn, doanh nghiệp dùng tiền để mua hànghoá, nguyên vật liệu nhằm dự trữ sản xuất kinh doanh Lúc này VLĐ chuyển

từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hoá (T - H)

Giai đoạn II: Là giai đoạn sản xuất: Hàng hoá, nguyên vật liệu trải quaquá trình bảo quản sơ chế được đưa vào dây chuyền công nghệ Trong qúatrình này, vốn chuyển từ hình thái hàng hoá, vật tư dự trữ sang hình thái sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm (H - SX - H')

Giai đoạn III: Doanh nghiệp bán hàng thu được tiền Vốn được chuyển

từ hình thái thành phẩm sang hình thái tiền tệ tức là trở về hình thái ban đầu(H' - T')

Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên liên tụcnên cùng một thời điểm VLĐ thường tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhautrong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các giai đoạn vận động của vốn đượcđan xen vào nhau và các chu kỳ sản xuất được lặp đi lặp lại Sau mỗi chu kỳsản xuất VLĐ hoàn thành 1 vòng tuần hoàn

Trang 24

1.1.2 Các hình thức huy động vốn

1.1.2.1 Nguồn vốn huy động bên trong doanh nghiệp

Nguồn vốn huy động bên trong doanh nghiệp của doanh nghiệp baogồm:

- Nguồn vốn góp ban đầu: Để có thể tiến hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh, các chủ sở hữu bao giờ cũng phải góp một số nhất định khi thànhlập doanh nghiệp Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp baogiờ cũng phải xem xét hình thức sở hứu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sởhữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tưcủa nhà nước Chủ sở hữu của các doanh nghiệp là Nhà nước Hiện nay, cơchế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nướcnói riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế

Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệpphải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp

Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp cổ phần, vốn do các cổ đông đónggóp là yếu tố quyết định để hinh thành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sởhữu của doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần

mà họ nắm giữ Tuy nhiên, các doanh nghiệp cổ phần cũng có một số dạngtương đối khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau.Trong các loại hình doanh nghiệp khác như Doanh nghiệp TNHH, Doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nguồn vốn cũng tương

tự như trên; tức là vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia, cácđối tác góp.v.v Tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia doanh nghiệpphụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế

- kỹ thuật, cơ cấu liên doanh)

- Nguồn vốn tự bổ sung: Bổ sung từ lợi nhuận hàng năm

Trang 25

Vốn bổ sung là vốn chủ yếu do doanh nghiệp được lấy một phần từ lợinhuận để lại doanh nghiệp, nó được thực hiện dưới hình thức lấy một phần từquỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính Quy mô số vốn ban đầu củachủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốnnày cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp Trong quá trìnhhoạt động sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thìdoanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận dược sửdụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia nên nguồn vốn nội bộ có mộtphương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn trong các doanhnghiệp, vì doanh nghiệp đã phát huy được nguồn lực của chính mình, giảmđược chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, nhất là khi có biến độngtrên thị trường tài chính Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu

tư từ lợi nhuận để lại (retained earnings), họ đặt ra mục tiêu phải có một khốilượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng

Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếunhư doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tựcđầu tư Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộckhông chỉ vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộcvào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước

Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quantrọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô pháttriển của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếudoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiệnthuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không

Trang 26

chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp cổ phần thì việc để lại lợi nhuậnliên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm Khi Doanh nghiệp để lại một phầnlợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chialãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần (cổ tức) nhưng bùlại họ có quyền sở hữu số cổ phần tăng lên của Công ty

Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tàitrợ bằng nguồn vốn nội bộ Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổphiếu lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trongthời kỳ trước mắt (ngắn hạn) do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏhơn Nếu tỷ lệ trả cổ tức thấp hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổphiếu có thể bị giảm sút

Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tứccủa doanh nghiệp cổ phần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như:

- Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ

- Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước

- Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu củacông ty, tâm và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó

- Hiệu quả của việc tái đầu tư

1.1.2.2 Nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp

- Phát hành cổ phiếu: Trong quá trình hoạt động của mình các doanhnghiệp cổ phẩn có thể phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm vốnchủ sở hữu và tăng mức vốn điều lệ của công ty Cổ phiếu có thể được pháthành thành hai loại: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu thường: Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu phổ thông), nó

thuộc loại cổ phiếu không kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của doanh

Trang 27

nghiệp phát hành ra nó, không có mức lãi suất cố định Tuy nhiên, thị giá cổphiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận củadoanh nghiệp mà còn rất nhiều nhân tố khác như: môi trường kinh tế, thay đổilãi suất, hay nói cách khác tuân theo quy luật cung cầu Cụ thể hơn nữa, thịgiá cổ phiếu thông thường phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nói chung vàbiến động theo chiều nghịch với biến động lãi suất trái phiếu Chính phủ, cáccông cụ vay nợi dài hạn lãi suất cố định và lãi suất huy động tiền gửi của ngânhàng Cổ phiếu thường có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng

và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán Cổ phiếu thường làchứng khoán quan trọng nhất, mua bán trên thị trường chứng khoán, điều đócũng đủ để minh chứng tầm quan trọng của nó so với các công cụ tài chínhkhác

Mặc dù việc phát hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các phươngthức huy động vốn khác nhưng cũng có những hạn chế và các ràng buộc cầnđược doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng Giới hạn phát hành là một quy địnhràng buộc có tính pháp lý Lượng cổ phiếu tối đa mà doanh nghiệp đượcquyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép đây là một trong nhữngquy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nhằm quản lý và kiểm soát chặtchẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán Tại nhiều nước, số cổphiếu được phép phát hành được ghi trong điều lệ của công ty; tuy nhiên một

số nước khác không quy định ghi số lượng có trong điều lệ công ty Như vậyvốn cổ phần thì trước hết cần phải được đại hội cổ đông cho phép, sau đó phảihoàn tất những thủ tục quy định khác

Hầu hết các nước đều sử dụng giới hạn phát hành như một công cụquan trọng để kiểm soát và hạn chế các rủi ro cho công chúng Thông thường,một doanh nghiệp có thể phát hành một lần hoặc một số lần trong giới hạn số

cổ phiếu đã được cấp phép phát hành Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý và

Trang 28

kiểm soát quá trình phát hành chứng khoán tuỳ thuộc vào chính sách cụ thểcủa nhà nước và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, hệthống văn bản pháp quy về chứng khóan mới được xây dựng và đang trongquá trình hoàn thiện để tạo điều kiện tốt hơn cho hoat động huy động vốn củadoanh nghiệp và lưu chuyển vốn trong nề kinh tế.

Sau khi phát hành, phần lớn những cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu

tư - các cổ đông (shareholder) Những cổ phiếu này gọi là những cổ phiếuđang lưu hành trên thị trường Tuy nhiên, có thể chính doanh nghiệp pháthành mua lại một số cổ phiếu của mình và giữ chúng nhằm mục đích nào đó.Những cổ phiếu được doanh nghiệp mua lại như vậy gọi là cổ phiếu quỹ.Những cổ phiếu này được coi như tạm thời không lưu hành Việc mua lạihoặc bán ra những cổ phiếu này phụ thuộc vào một số yếu tố như: Tình hìnhbiến động thị giá chứng khoán trên thị trường, tình hình cân đối vốn và khảnăng đầu tư, chính sách đối với việc sáp nhập hoặc thôn tính công ty, tìnhhình trên thị trường chứng khoán và quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhànước, mệnh giá và thị giá

Giá trị ghi trên mặt cổ phiếu gọi là mệnh giá, giá cả của cổ phiếu trênthị trường gọi là thị giá Giá trị của cổ phiếu được phản ánh trong sổ sách kếtoán của doanh nghiệp gọi là giá trị ghi sổ (book value), đó cũng chính làmệnh giá của các cổ phiếu đã phát hành Mệnh giá không được ghi trên mặt

cổ phiếu mà còn được ghi rõ trong giấy phép phát hành và trên sổ sách kếtoán của công ty Tuy nhiên, mệnh giá chỉ có ý nghĩa khi phát hành cổ phiếu

và đối với khoảng thời gian ngắn sau khi cổ phiếu được phát hành Thị giáphản ánh sự đánh giá của thị trường đối với cổ phiếu, phản ánh lòng tin củacác nhà đầu tư đối với hoạt động của công ty

Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chính là những người sở hữucông ty, do đó họ có quyền trước hết đối với tài sản hoặc thu nhập của công

Trang 29

ty Cổ đông có quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các công việc củacông ty Tuy nhiên, thông thường có một số lượng cổ đông của công ty, nênmỗi cổ đông có một quyền lực giới hạn nhất định trong việc bỏ phiếu hoặc chỉđịnh thành viên của ban giám đốc Một số công việc hay những vấn đề đặcbiệt cần có sự nhất trí của đại đa số cổ đông.

Tuỳ theo việc quy định trong điều lệ công ty, có thể hình thành cácphương thức bỏ phiếu khác nhau Hai phương pháp được sử dụng rộng rãi là

bỏ phiếu theo đa số và bỏ phiếu gộp

Bỏ phiếu theo đa số : là việc cổ đông có thể dùng mỗi lá phiếu để bầumoot người quản lý, các chức danh sẽ được bầu riêng rẽ Điều này rõ ràng cólợi cho những người đang nắm đa số cổ phiếu của doanh nghiệp vì họ có thểtạo áp lực mạnh hơn bằng số lớn cổ phiếu nắm giữ

Cơ chế bỏ phiếu gộp cho phép cùng bỏ phiếu cho một số ứng cử viênnào đó, tức là một cổ đông có thể dồn toàn bộ số phiếu có trong tay cho mộtứng cử viên được ưa chuộng Đó là lý do tại sao một số các cổ đông thiểu sốủng hộ cơ chế bỏ phiếu gộp

Cổ phiếu ưu đãi: có đặc điểm là loại cổ phiếu mà cổ đông nẵm giữ có

quyền nhận được thu nhập có lợi nhuận ổn định, không phụ thuộc vào lợinhuận của công ty Tuy nhiên, thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thayđổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty Cổ phiếu ưuđãi thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành.Tuy nhiên, trong một số trương hợp, việc dùng cổ phiếu ưu đãi là thích hợp.Người chủ của cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đôngthường Nếu số lãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu đãi thì các cổ đôngthường sẽ không được nhận cổ tức của kỳ đó Việc giải quyết chính sách cổtức được nêu rõ trong điều lệ công ty

Trang 30

Phần lớn các doanh nghiệp cổ phần quy định rõ: doanh nghiệp có nghĩa

vụ trả hết số lợi tức chưa thanh toán của các kỳ trước cho các cổ đông ưu tiên,sau đó mới thanh toán cho các cổ đông thường

Một vấn đề rất quan trọng cần đề cập khi phát hành cổ phiếu ưu đãi đó

là thuế Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty,

cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế Đó là hạn chế của cổ phiếu ưu đãi Mặc

dù vậy, như đã đề cập, cổ phiếu ưu đãi vẫn có những ưu điểm đối với cảdoanh nghiệp phát hành và cả những nhà đầu tư

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là vốn do các đơn vị khác tham gia liêndoanh liên kết với doanh nghiệp Vốn này được đóng góp theo tỷ lệ của cácchủ đầu tư cùng kinh doanh và hưởng lợi nhuận

- Phát hành trái phiếu: Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy độngvốn tài trợ cho các nhu cầu của mình Trái phiếu là chứng chỉ nhận nợ, ngườinắm giữ trái phiếu là chủ nợ của doanh nghiệp Trái phiếu là công

cụ để huy động vốn vay của doanh nghiệp, trái phiếu có lai suất cố định, tiềnlai có thể trả hàng kỳ, trả lai trước, trả

lai

sau hoặc có thể trả một lần vào cuối

kỳ thanh toán trái phiếu Độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu.Chi phí trả lai trái phiếu được coi là một khoản chi phí trước thuế

Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục đích huy động vốn đểđầu tư cho các dự án lớn có tính chất dài hạn như: xây dựng nhà máy, đổi mớimáy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…mà doanh nghiệp không hoặc khôngmuốn phát hành cổ phiếu mới, hoặc vì lý do gì khác Trái phiếu doanh nghiệp

có nhiều loại: trái phiếu tín chấp, trái phiếu thế chấp, trái phiếu có khả năngchuyển đổi, trái phiếu có lai suất chiết khấu…

Cơ chế quản lý đối với quá trình phát hành trái phiếu phải hình thànhtrên cơ sở tính đến các yếu tố ảnh hưởng Khi phát hành trái phiếu ra thịtrường thì cần chú ý một số tác động như sau:

Trang 31

Thứ nhất: trái phiếu không làm thay đổi quan hệ sở hữu trong công ty,tức là không ảnh hưởng đến quyền quản lý và kiểm soát công ty, do đó nóđược coi là biện pháp an toàn về mặt sở hữu để huy động vốn Tuy nhiên, nó

có liên quan mật thiết với khả năng tín dụng của công ty Khi phát hành thêmtrái phiếu mà không thay đổi vốn của chủ sở hữu thì tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữuvới vốn vay sẽ giảm, phản ánh độ tin cậy tín dụng giảm

Thứ hai: chi phí vốn của việc phát hành trái phiếu bao gồm lợi tức tráiphiếu phải trả cho người mua trái phiếu và các chi phí phát hành Chi phí nàythuộc nhóm chi phí lai vay và được hạch toán vào chi phí tài chính của doanhnghiệp Do đó có lợi cho doanh nghiệp vể phương diện thuế thu nhập doanhnghiệp Nếu so sánh với cổ phiếu thì hoàn toàn khác: cổ tức trả cho cổ đônglấy từ lợi tức sau thuế nên không được đưa vào chi phí tài chính của doanhnghiệp

Thứ ba: đối với công ty, sử dụng công cụ cổ phiếu thì tính linh hoạtthấp hơn so với trái phiếu có thời hạn xác định và có thể điều chỉnh khốilượng phát hành tuỳ theo nhu cầu về vốn và tình hình thức tế Tuy nhiên, các

cổ đông đều tham gia chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp vì họ là những nguờichủ đồng sở hữu của công ty; các trái chủ thì được doanh nghiệp bảo đảmquyền được nhận lợi tức trái phiếu một cách ổn định, không phụ thuộc vàohiệu quả kinh doanh của công ty

Thứ tư: việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu đều phải tính đến hàngloạt yếu tố khác như: các quy định, điều kiện phát hành, trạng thái của nềnkinh tế thị trường tài chính, lai suất…

- Tín dụng thuê mua: là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua cácloại tài sản máy móc, thiết bị…Đây là cách thức huy động vốn giúp doanhnghiệp có được những tài sản cần thiết để hoạt động mà không cần phải đimua Nội dung của hình thức này là người cho thuê (chủ sở hữu tài sản)

Trang 32

chuyển giao tài sản cho người thuê (người sử dụng tài sản) được sử dụngtrong một khoảng thời gian nhất định và người thuê phải trả cho chủ sở hữutài sản một khoản tiền thuê tương xứng với quyền sử dụng.

Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vậnhành và thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, người thuê được chuyểnquyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đãthương lượng trong hợp đồng thuê Thực chất của việc lựa chọn nên mua tàisản bằng vốn tự có, bằng vốn vay hay sử dụng hình thức tín dụng thuê muachính là việc phân tích lựa chọn dự án đầu tư dài hạn Hình thức tín dụng thuêmua có một số ưu điểm như sau:

Thứ nhất: linh hoạt và thuận tiện

Giúp doanh nghiệp có thể có được quyền sử dụng tài sản bằn các đợtthanh toán tương đối nhỏ mà không cần phải huy động một lượng vốn lớnnhư phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay vay khác và tránh được các thủ tục chitiêu vốn phức tạp như: lập dự án, thế chấp tài sản để vay vốn…

Các đợt thanh toán tiền thuê tài sản có thể sắp xếp phù hợp với nguồndoanh thu do chính tài sản đó đem lại

Giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng đổi mới và hiện đại hoámáy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ mà không cần phải huy động mộtnguồn vốn lớn

Thứ hai: dễ dàng thu xếp vốn

Những doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm thấy thường có thể thu xếpđược một hợp đồng thuê tài sản dễ dàng hơn là thu xếp một khoản vay Khithu xếp được một hợp đồng tín dụng thuê mua, bên thuê coi như được cungcấp thêm một nguồn tài chính bổ sung mà không phải thực hiện bất kỳ camkết tài chính ban đầu nào (trừ khoản thanh toán tiền thuê đầu tiên) Tiền thuê

Trang 33

có thể được xác định phù hợp với thu nhập dự kiến mà tài sản thuê mạng lại

và như vậy sẽ giúp cho hợp đồng này “tự cung cấp vốn”

Thứ ba: giúp doanh nghiệp nhận được sự cung cấp tài chính 100%thông qua giá trị tài sản đi thuê, mà không cần phải thanh toán ngay bằng tiềnmặt như đối với trường hợp đi mua tài sản đó, điều đó giúp cho doanh nghiệp

đi thuê tài sản không phải chi ra một khoản tiền lớn mà vẫn có được tài sản đểhoạt động

- Huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quantrọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp màcòn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự hoạt động và phát triển của cácdoanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thươngmại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn

Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sửdụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trênthương trường Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngânhàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặcbiệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu củadoanh nghiệp

Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thờihạn vay, bao gồm: vay dài hạn (thường tính từ ba năm trở lên; có nơi tính từnăm năm trở lên), vay trung hạn (từ một năm đến ba năm) và vay ngắn hạn(dưới một năm) Tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian để phân loại trongthực tế không giống nhau giữa các nước và có thể khác nhau giữa các ngânhàng thương mại

Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phânloại cho vay thành các loại như: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư

Trang 34

tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án Cũng có những cách phân chiakhác như: cho vay theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hìnhthức bảo đảm tiền vay.

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định Đó là các hạn chế về điều kiện tíndụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn

Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại làmột phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; hơn nữa,

nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâubền Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợpđồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung Tuy nhiên, cần nhận thấy tínhchất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ quá lớn

Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lai suấtcủa khoản vay, đó là chi phí lai vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm haydịch vụ Khi mua bán hàng hoá trả chậm, chi phí này có thể “ẩn” dưới hìnhthức thày đổi mức giá, tuỳ thuộc quan hệ và thoả thuận cụ thể giữa các bên.Trong xu hứng hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các hình thức tíndụng ngày càng được đa dạng hoá và linh hoạt hơn, với tính chất cạnh tranh

Trang 35

hơn; do đó các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.

1.2 HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm hiệu quả và nâng cao hiệu quả huy động vốn

Hoạt động của DN rất nhạy cảm đối với nền kinh tế Bất kỳ một biếnđộng kinh tế, chính trị, xã hội nào cũng ngay lập tức gây ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của DN vàđòi hỏi Doanh nghiệp phải có những điều chỉnh về mặt cơ cấu Do vậy, hiệuquả của việc huy động vốn không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chính xác đúngđắn hoạt động huy động vốn của DN mà còn là khả năng thích nghi và khẳngđịnh sự phát triển của mình trên thị trường

Hoạt động huy động vốn của DN được thực hiện để đáp ứng cho hoạtđộng của DN nói chung và cho nhu cầu đầu tư vốn của DN nói riêng Vì vậy,hiệu quả huy động vốn của DN được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhấtnhu cầu cho hoạt động của DN Khả năng đó được thể hiện thông qua sự đápứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đầu tư vốn Đây chính là yếu tố đầu tiên quantrọng nhất để đánh giá hiệu quả huy động vốn của DN Bên cạnh khả năngđáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư vốn thì hiệu qủa huy động vốn còn được thểhiện thông qua chất lượng của các nguồn vốn huy động Chất lượng của cácnguồn vốn huy động của DN được thể hiện ở cơ cấu vốn hợp lý, an toàn vàchi phí vốn đảm bảo khả năng sinh lời của DN Ngoài ra, hiệu quả huy độngvốn của DN còn thể hiện ở sự ổn định của lượng vốn huy động được Điều đó

có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho hoạt động của DN luôn được an toàn

và đạt hiệu quả

Vậy hiệu quả huy động là gì, đó là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ,năng lực khai thác nguồn vốn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn, tối đa hóa

Trang 36

lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí Huy động vốn có hiệu quả cần đảm bảohuy động vốn phải đảm bảo phù hợp về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn, bêncạnh đó chất lượng nguồn vốn huy động cao thể hiện qua chi phí vốn hợp lý,

cơ cấu vốn tối ưu nhằm đảm bảo khả năng sinh lời và tăng trưởng ổn định về

số lượng và thời gian của nguồn vốn huy động

Như vậy, hiệu quả huy động vốn của DN là khả năng đáp ứng nhu cầuđầu tư vốn của DN với một cơ cấu hợp lý, an toàn, ổn định cùng với chi phívốn phù hợp với khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp là các biện pháp,cách thức tổ chức hoạt động huy động vốn mà doanh nghiệp sử dụng nhằmđáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn kinh doanh với cơ cấu hợp lý, antoàn, ổn định và chi phí sử dụng vốn phù hợp với khả năng sinh lời của doanhnghiệp

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn

Hoạt động huy động vốn được thực hiện để đáp ứng cho nhu cầu hoạtđộng của doanh nghiệp Muốn phát triển doanh nghiệp thì phải hoạt động cóhiệu quả trong đó hoạt động huy độn vốn là một trong những vấn đề cần đượcquan tâm nhất trong doanh nghiệp Vậy nâng cao hiệu quả huy động vốn gópphần tăng mức sinh lời, chi phí thấp tạo sự ổn định của nguồn vốn, thúc đẩytăng trưởng và hạn chế rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có lúc thiếu hụt vốn nhưng cólúc dư thừa vốn Lúc thiếu vốn doanh nghiệp phải tìm nguồn tài trợ nhằm bùđắp sự thiếu hụt về vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liêntục và hiệu quả Những lúc dư thừa vốn, doanh nghiệp phải thực hiện đầu tưvốn để sinh lời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Hoạt động của doanhnghiệp một phần gắn liền với hiệu quả huy động vốn

Trang 37

Tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở bất cứ quy mô, lĩnhvực nào đều cần thiết có một lượng vốn nhất định.

Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trongđiều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn,đầy đủ và kịp thời Do đó việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quantrọng đối với mỗi doan nghiệp

Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời giúp cho các doanh nghiệp có thểchớp được thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh

Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp giúpgiảm bớt được chi phí sử dụng vốn, điều đó tác động rất lớn đến việc tăng lợinhuận của doanh nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay lớn.Trong cơ chế bao cấp trước đây, mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệpNhà nước đều được bao cấp qua nguồn vốn cấp của ngân sách Nhà nước vàqua nguồn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Nếu doanh nghiệp phát sinh nhucầu vốn thì có thể xin cấp phát thêm hoặc vay Ngân hàng với lãi suất ưu đãi

Có thể nói vốn của doanh nghiệp được tài trợ toàn bộ, vì thế vai trò khai thác,thu hút vốn không được đặt ra như một yêu cầu cấp bách có tính sống còn đốivới doanh nghiệp Hoạt động huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp trởnên rất thụ động

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước cùngsong song tồn tại với các thành phần kinh tế khác, việc cấp phát vốn từ ngânsách Nhà nước hạn chế hơn, doanh nghiệp phải bảo toàn vốn kể cả trong điềukiện trượt giá và phải đầu tư để mở rộng và phát triển quy mô sản xuất kinhdoanh Nhu cầu vốn ngày càng lớn trong môi trường cạnh tranh gay gắt Điềunày đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứngyêu cầu vốn, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ…nhằm

đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh

Trang 38

của doanh nghiệp Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và pháttriển được Vì vậy vốn trở thành dộng lực cho sự phát triển của doanh nghiệp

và việc huy động, quản lý sử dụng hiệu quả vốn đã trở thành một yêu cầu bứcbách

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và nâng cao hiệu quả huy động vốn

1.2.3.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Quy mô vốn huy động của doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu vềvốn của doanh nghiệp có thể là nhu cầu ngắn hạn như nhu cầu thanh toán, haynhu cầu dài hạn như đầu tư, cho vay vào các dự án dài hạn Đây là một chỉtiêu khó tính toán cụ thể mà dựa trên so sánh giữa nhu cầu vốn và tổng lượngvốn huy động được

Một hình thức huy động vốn được đánh giá là tốt ngoài những yếu tố đápứng nhu cầu với chi phí thấp thì cần phải có sự ổn định, tức là không có sựthay đổi đột ngột trong thời gian sử dụng Nếu vốn huy động được thay đổiđột ngột, khó dự đoán sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty

Ví dụ như nguồn vay nợ tăng đột ngột sẽ dẫn tới làm áp lực thanh toán chongân quỹ, đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động sử dụng vốn Hơn nữa, việcnguồn vốn thay đổi đột ngột sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp trong việctìm kiếm các nguồn vốn khác để bù đắp

Thông thường các nguồn vốn huy động đều có thể tính trước được thờigian sử dụng như nguồn tiền gửi có kỳ hạn, nguồn phát hành có thời gian xácđịnh, hay nguồn đi vay cũng có thời hạn vay Bên cạnh đó, có những nguồn

có thời gian gắn liền với thời gian hoạt động của doanh nghiệp như phát hành

cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại Mỗi nguồn có đặc điểm riêng về sự ổn định vàphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Bởi vậy, doanh nghiệp cần tính đến sự ổn địnhcủa các nguồn trên cơ sở phân tích nhiều mặt để có những lựa chọn cho phùhợp

Trang 39

Vốn huy động của doanh nghiệp phải có sự tăng trưởng ổn định về sốlượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, cũng như các hoạt động kinh doanh khácngày càng tăng của doanh nghiệp Tuy nhiên, vốn huy động được phải luôn

ổn định về mặt thời gian Nếu doanh nghiệp huy động được một lượng vốnlớn nhưng không ổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thìlượng vốn dành cho đầu tư sẽ không lớn, do đó hiệu quả của việc huy độngvốn sẽ không cao, thường xuyên phải đối mặt với vấn đề thanh khoản Ngượclại, nếu vốn huy động được ổn định, dù không nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn

có thể yên tâm sử dụng vào các hoạt động chắc chắn, lâu dài và thu được lợinhuận cao

Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua: mức độ tăng giảm nguồn vốnhuy động và số lượng vốn huy động có kỳ hạn Nếu nguồn vốn tăng lên đềuqua các năm, có tốc độ gia tăng của từng thành phần vốn huy động ổn định,đều đặn thì nguồn vốn huy động đó được coi là nguồn vốn tăng trưởng ổnđịnh

1.2.3.2 Chi phí vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh, doanhnghiệp có thể huy động sử dụng nhiều nguồn khác nhau như vay vốn, pháthành cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường (đối với doanh nghiệp cổ phần) Để

có quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải trả một khoản tiềnnhất định cho người cung cấp vốn - người chủ sở hữu vốn Đó chính là cái giá

mà doanh nghiệp phả trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ để thực hiện đầu tưcũng như hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp hay còn gọi làchi phí vốn

Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, giá hay chi phí vốn được xem xét

ở đây là chi phí cơ hội và chi phí đó được xác định từ thị trường vốn Chi phívốn có thể được xác định bằng số tuyệt đối là một số tiền hay được xác định

Trang 40

bằng số tương đối là một tỷ lệ phần trăm (%).

Trên góc độ của người đầu tư là người cung cấp vốn cho doanh nghiệpthì chi phí vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn chodoanh nghiệp Mức sinh lời này phải tương xứng với mức độ rủi ro mà nhàđầu tư có khả năng gặp phải khi cung cấp vốn Nói chung, khi nhà đầu tưnhận thấy mức độ rủi ro của doanh nghiệp lớn hơn thì họ cũng sẽ đòi hỏi một

tỷ suất sinh lời lớn hơn tương xứng với mức rủi ro

Đối với doanh nghiệp là người sử dụng nguồn tài trợ thì chi phí vốn là

tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó chođầu tư hay hoạt động kinh doanh để đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sởhữu hay thu nhập trên một cổ phần là không bị sụt giảm

Chỉ tiêu chi phí vốn hợp lý là chi phí đảm bảo hoạt động sử dụng vốnđem lại lợi nhuận cao , đảm bảo hoạt động cho Doanh nghiệp đồng thời đemlại lợi nhuận cao nhất cho Công ty, khi ấy chi phí vốn (chi phí vốn bình quân)phải thấp hơn tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Mỗi nguồn tài trợ hay nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng có ưu,nhược điểm khác nhau và chi phí khác nhau Sau đây sẽ xem xét chi phí sửdụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt

- Chi phí lợi nhuận để lại:

Lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp sau khi đó chi trả cổ tức cho cổđông ưu tiên thuộc quyền sở hữu của cổ đông thường Cổ đông thường có thểnhận toàn bộ số lợi nhuận dưới dạng cổ tức để đầu tư nơi khác hoặc nhận mộtphần cổ tức, phần còn lại dựng để tái đầu tư Nếu Doanh nghiệp quyết định sửdụng lợi nhuận để tái đầu tư thì cần phải đảm bảo đạt được tỷ suất sinh lời tốithiểu bằng tỷ suất sinh lời mà cổ đông có thể thu được khi sử dụng số tiền đóđầu tư vào nơi khác với mức độ rủi tương đương với mức rủi ro hiện tại củaCông ty Vậy chi phí vốn là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của Cổ đông đối với cổ

Ngày đăng: 30/11/2016, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2009) “Tài chính doanh nghiệp”, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài chính doanh nghiệp”
1. Lê Xuân Bá (2007), DNVVN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Thế Bính (2012), Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho nhu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 09, tr 21- 25 Khác
3. Nguyễn Thị Hải Bình (2012), Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, Tạp chí Tài chính, Số 572, Tr. 26 – 28 Khác
5. Nguyễn Thị Cành (2008), Khả năng tiếp cận nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 22+23,Tr.28- 33 Khác
6. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình tài chính tiền tệ - Học viện Tài chính, NXB Tài chính Khác
7. Nguyễn Thị Hiền (2011), Nâng cao khả năng tài trợ vốn ngân hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 16, Tr.46 – 51 Khác
8. Nguyễn Văn Hưng (2011), Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 345, Tr. 17 – 22 Khác
10. Đoàn Minh Lễ (2011), Cho thuê tài chính một kênh đầu tư vốn có hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Ngân hàng, Số24, Tr.28 – 31 Khác
11. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 340, Tr.21 – 24 Khác
12. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012), Trái phiếu liên kết: Kênh huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc, Tạp chí Tài chính, Số 572, Tr. 62 – 65 Khác
13. Nguyễn Hà Phương (2012), Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Kinh nghiệm của Nhật Bản, Mexico và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 13, Tr. 41 – 46 Khác
14. Vương Đức Hoàng Quân (2010), Hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Số 554, Tr.22 – 25 Khác
15. Nguyễn Chí Thành (2009), Những rào cản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 41, Tr.28- 34 Khác
16. Phạm Hùng Thắng (2011), Để nâng cao hiệu quả bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 340, Tr.25 – 27 Khác
17. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w