- BỘ TÀI CHÍNH
VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ ĐẢO TẠO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP BO
LUẬN CU KHOA HOC CHO VIEC XAY DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG DAO TAO CAN BO TAI CHINH - KE TOAN VIET NAM
TRINH DO TRUNG HOC
Hà Nội - 2002
Trang 2Ne
S6: 728 /QDIBTC Hà nội, ngày 7 tháng 5 năm 2002
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành
để đánh giá đề tài cấp Bộ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28 tháng 10 nam 1994 của Chính phủ về nhiệm vu, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
- Căn cứ quyết định số 382/QĐÐ ngày 20/2/1980 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa
học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường) quy định về thể thức đánh giá và nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ/BTC ngày 27 tháng 2 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu KHTC năm 2001;
- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Khoa học Tài chính và Giám đốc Học
viện Tài chính;
QUYẾT ĐỊNH: N
Điều I: Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá đề tài cấp Bộ: "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chương (rình khung đào tạo
cán bộ tài chính - kế toán ‘Viet Nam trình độ trung học” do Ông Phạm
Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Bộ Tài chính làm
chủ nhiệm
Trang 32 Ông Vương Đình Huệ - PGS.TS - Phó Tổng kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Phản biện 1 ._ 3 Ơng Đồn Xuân Tiên - TS - Trưởng Ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Phản biện 2 *;4, Ông Vũ Văn Hoá - GS.TS.- Giám đốc Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thành viên : 5 Ông Nguyễn Văn Tạo - Th.S - Phó Giám đốc Học viện Tai chính, Bộ Tài chính - Thành viên
6 Ơng Hồng Câu - Phó Vụ trưởng Vụ THCN - dạy nghề - Bộ Giáo dục _„
và đào tạo - Thành viên
7 Bà Phùng Thị Đoan - TS - Phó Vụ-trưởng Vụ Chế độ Kế toán, Bộ Tài chính - Thành viên
8 Ông Quách Đức Pháp - T5 - Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính, Bộ
Tài chính - Thành viên
9 Ông Nguyễn Thức Minh - PGS.TS - Trưởng Ban Quản lý Khoa học -
Học Viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thư ký Hội đồng
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hanh kể từ ngày ký Thường trực Hội
Trang 4QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Về việc thay chủ tịch Hội đồng BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm
vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính, '
Căn cứ Quyết định số 382/QĐÐ ngày 20/2/1980 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường) quy định về thể thức đánh giá và nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ/BTC ngày 27 tháng 2 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu KHTC năm 2001;
Theo đề nghị của Giám đốc Học viện Tài chính, Thường trực Hội đồng khoa học Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Cử Ông Hồ Xuân Phương - GS.TS - Phó Giám đốc Học viện Tài chính làm chủ tịch Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá đề tài cấp Bộ: "Euan cứ khoa học cho việc xây dựng chương trình khung dao tao can bộ tài chính - kế toán Việt Nam trình độ trung học” do Ông Phạm Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo thay cho Ông Trần Văn Tá - PGS.TS - Thứ trưởng Bộ Tài chính
Trang 5+
Nhận xét đề tài NCKH cấp bộ:
LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN VIỆT NAM
TRÌNH ĐỘ TRUNG HỌC
Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng
_ Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo
Bộ Tài chính
Người nhận xét: PGS.TS Vương Đình Huệ
Cơ quan cơng tác: Kiểm tốn Nhà nước Chức trách trong Hội đồng: Phản biện I
Với chức trách là người phản biện của Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá đề tài NCKH cấp bộ: "'Luận cứ khoa học cho việc
xảy dựng chương trình khung cán bộ tài chính - kế toán Việt nam trình độ trung học” do Thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng chủ nhiệm, tôi xin có ý kiến như
sau:
1.Về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Đây là đề tài rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với tỉnh thần và lời văn
của Luật giáo dục hiện hành về việc xây dựng chương trình khung cho đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp Theo hướng này, Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng và ban hành chương trình khung trung học chuyên nghiệp, trong đó quy định các môn học chung, môn học văn hoá (đối với các đối tượng là trung học cơ sở); các Bộ ngành chịu trách nhiệm ban hành các môn học cơ sở, các môn học chuyên môn phù hợp với ngành và chuyên ngành đào
tạo Từ năm 1994 dén nay, trong lĩnh vực đào tạo cán bộ TC - KT bậc trung
học, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch đào tạo các chuyên ngành đào tạo bậc trung học Tài chính kế toán và nhiều lần sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đào tạo trong từng thời kỳ Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện, chương trình này cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm và bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để đáp ứng'yêu cầu đào tạo cán bộ TC - KT bậc trung học trong thời kỳ mới
Trang 6“Các tác giả dề tài đã thành công trên các mặt chủ yếu sau đây:
+ Nghiên cứu, xác định các căn cứ lý luận và thực tiễn về xây dựng
chương trình khung đào tạo tồn khố bậc trung học tài chính ké toán trong đó, các tác giả đã chú trọng nghiên cứu chất lượng học sinh trung học tài
chính kế toán khi ra trường và đánh giá những ưu điểm, những bất cập và tôn tại của chương trình đào tạo tồn khố bậc trung học tài chính kế toán hiện nay
+ Trên cơ sở các luận cứ khoa học đã xác định, đề tài đã để xuất Dự thảo chương trình khung đoà tạo tồn khố cán bộ tài chính ké toán bậc
trung học cho cả hệ đào tạo 2 năm và 3 năm
Như vậy, nội dung của đề tài khá phong phú, mang tính ứng dụng rõ rệt Các tác giả dé tài không những đẻ cập đến cơ sở lý luận, thực tiễn cho
việc xây đựng chương trình khung đào tạo cán bộ tài chính - kế toán Việt
nam trình độ trung học mà còn đẻ xuất cụ thể kết cấu, nội dung của chương trình cũng như các điều kiện và giải pháp thực hiện nên đề tài có tính khả thi cao Nội dung của đề tài được đề cập cũng cho thấy các tác giả có am hiểu
tường tận về lĩnh vực đào tạo nói chung, đào tạo cán bộ tài chính kế toán
trình độ trung học nói riêng Và cũng vì thế, hàm lượng khoa học của đề tài đảm bảo ở mức độ cần thiết của một để tài NCKH cấp bộ
3 Về dung lượng đề tài và trình bày, diễn đạt
Dung lượng của để tài 95 trang (không kế phần phụ lục) là vừa phải, thích hợp với quy mô của đề tài cấp bộ Trình bày, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu Đánh số các chương mục đảm bảo tính hợp lý và khoa học
4 Một số hạn chế của đề tài và những vấn đề các tác giả đề tài cần xem xét thêm
4.1 Về nội dung
Trang 7© Phần những quan điểm của Đảng, nhà nước về giáo dục đào tạo
trong thời ký đổi mới cồn quá dài, theo tôi có thể ngắn gọn hơn Đồng thời cần bổ sung thêm những vấn để lý luận về khung
chương trình và chương trình khung trước khi trình bày chương
trình khung của Bộ Giáo dục đào tạo: Định nghĩa về chương trình khung và khung chương trình; các loại chương trình khung; cấu trúc chương trình khung; phân tích các căn cứ xây dựng chương
trình khung THCN nói chung, đặc biệt là vấn để phân luồng đào tạo, tính liên thông; sự khác biệt (nếu có) giữa chương trình khung bậc đại học và trung học vv Nếu tác giả đi sâu vào những vấn để này thì sẽ đúng trong tâm và sẽ làm rõ hơn kết quả của đề tài theo mục tiêu là các luận cứ khoa học cho việc xây dựng chương trình
khung đào tạo cán bộ tài chính kế toán bậc trung học Đông thời,
nếu lý giải cụ thể hơn các vấn đề này thì không những có cơ sở hơn
để xây dựng chương trình khung đào tạo trung học TC KT mà còn có thể góp ý, để xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện chương trình khung đào tạo THCN nói chung
+ Chương 2:
¢ Muc 1.3 Chương trình đào tạo (trang 40 - 44) cần nêu khái quát nội dung của chương trình hiện hành, còn toàn bộ kết cấu, nội dung '
chương trình có thể chuyển thành phụ lục
e Về đánh giá tổng quát thực trạng chương trình đào tạo bậc trung
học tài chính - kế toán: Đối với các chuyên ngành, các tác giả cần phân tích vì sao đối với bậc trung học lại thiết kế theo chuyên ngành hẹp (kế toán DNSX, TMDV ) trong khi đó ở bậc đại học lại theo chuyên ngành rộng hơn? Điều này có phù hợp với vấn đề sử dụng sản phẩm đào tạo trong nền kinh tế thị trường hay không và vấn đề liên thông giữa các cấp học 2
+ Chương 3:
e_ Đối với một số môn quan trọng, có tính bắt buộc và Bộ xây dựng
giáo trình chuẩn, nếu đề tài có mô tả nội dung cơ bản của các môn này trong chương trình khung thì giá trị khoa học và thực tiễn của để tài sẽ cao hơn
e Trong nội dung chương trình khung, cần bổ sung thêm phần:
Hướng dẫn các trường thực hiện chương trình khung, nhất là đối với những nội dung thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hiệu
Trang 8sang Chương 3 cùng với phần nguyên tác và căn cứ xây dựng chương trình khung thì sẽ hợp lý hơn
Kết luận:
Đề tài khoa học cấp bộ của tập thể tác giả do thạc sĩ Phạm mạnh Hàng làm chủ nhiệm là một đề tài thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, có tính ứng dụng rõ rệt và có tính khả thí cao Kết quả nghiên cứu của dé tai
sẽ là căn cứ giúp cho Bộ Tài chính soạn thảo và ban hành chương trình
khung đào tạo trung học tải chính kế toán Mặc đà còn một vài hạn chế những đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu Nội dung và hình thức của để tài hội đủ các yêu cầu của moth công trình NCKH cấp bộ Đề nghị Hội đồng
nghiệm thu đề tài
Hà nội, ngày 13 tháng 5 năm 2002
Người nhận xét
Trang 9NHAN XET DE ‘TAI NCKH CAP BO
pé tai: “LUAN CU KHOA HOC CHO VIỆC XÂY DỰNG CHUONG TRINH
KHUNG BAO TAO CAN BO TAI CHINH KE TOAN VIET NAM
TRÌNH ĐỘ TRUNG HỌC"
Chủ nhiệm để tài: Ths Pham Manh Hing va tap thé tac giả
Người nhận xét: 7S Đoàn Xuân Tiên
1) Về sự cần thiết và ý nghĩa của để tài nghiên cứu:
Trước yêu cầu của xã hội và thực tiễn về CNH.HĐH đất nước, cũng như trước những đồi hỏi cấp bách của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ công tác giáo
dục và đào tạo cần phải được đổi mới một cách toàn điện và đồng bộ để nâng cao
chất lượng sản phẩm đào tạo trong các trường đào tạo chuyên nghiệp nói chung và
các trường trung học nói riêng
Việc đổi mới mục tiêu nội dung chương trình, giáo trình; đổi mới phương pháp đào -
tạo trong điều kiện hiện nay ở các trường nói chung Trung học Tài chính kế tốn nói riêng khơng chỉ có ÿ nghĩa thực tiễn lớn lao mà còn là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các trường, đặc biệt đối với các cấp xây dựng chương trình đào tạo và quản lý
chương trình đó
Đề tài “ làn cứ khoa học cho việc xây dựng chương trình khung đào tạo cắn bộ tài chính kế toán Việt Nam trình độ trung học” do Th» Phạm Mạnh Tùng làm chủ nhiệm đề tài có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với yêu cầu thực tế đặt ra 2) Về kết cấu, nội dung đề tài:
2.1 Kết cấu đẻ tài:
Ngoài phần mở đầu kết luận và phụ lục để tài với dụng lượng 90 trang chía thành
3 chương:
Chương 1: Những căn cứ lý luận về việc xây dựng chương trình khung đào tạo tồn khố bậc trung học TCKTT
Chương 2: Đánh giá chương trình đào tạo tồn khố bậc trung học TCKT hiện nay
Chương 3: Chương trình khung đào tạo, kế hoạch đào tạo toàn khoá cán bộ TCKT Việt Nam bậc trung học, điều kiện và giải pháp thực hiện
Trang 10nội dung chương trình đào tạo cán bộ trung học TCKT (do đồi hỏi nâng cao chất lượng SP đào tạo do yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ TCKT trong chiến lược tài
chính 2001-2020 do đổi mới chương trình khung của Bộ GD&ĐT ) Đề tài đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về mục tiêu và chương trình đào tạo bậc trung học
nói chung và định hướng xây dựng mục tiêu đào tạo và chương trình đào tao bậc trung học TCKT nói riêng Chúng tôi cho rằng ban để tài đã có nhiều đầu tư nghiên
cứu và tham khảo tài liệu về Luật Giáo dục, các Nghị quyết của Dang, các tài liệu về xây dựng chương trình khung của Bộ GD&ĐT, tài liệu của UNESCO về chất
lượng giáo dục để rút ra được những nội dung làm cơ sở lý luận cho việc xác định mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành TCKTT bậc trung học
- é tai đánh giá một cách tương đối đầy đủ các mặt và các khía cạnh về thực trạng
nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo ở các Trường trung học TCKT trong thời gian qua, như: mục tiêu (vị trí làm việc; năng lực chuyên môn), nội dung chương trình đào tạo từng ngành, chuyên ngành (hệ 2 năm, hệ 3 năm) Đặc biệt trong phần
đánh giá thực trạng, ban đề tài đã có sự nhìn nhận và đánh giá từ nhiều góc độ và
đối tượng (đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo; cơ sở/ trường đào tạo) Việc đánh giá thực trạng có dựa trên cơ sở số liệu tổng hợp, điều tra, khảo sát (tuy nhiên số liệu
chưa nhiều ) Đề tài đã phân tích duce gpting ưu điểm và những hạn chế của nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo 0V Trường trong thời gian qua, đồng thời cũng
phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó Chúng tôi cho rằng ban đề tài đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và có hiệu quả để nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo của các Trường khá sát thực và phù hợp thực
tế,
~ Để tài đã có nhiều đóng góp lớn trong việc đưa ra những nguyên tắc và căn cứ xây
dựng chương trình khung đào tạo các chuyên ngành TCKT bậc trưng bọc (6 nguyên
tac, 4 căn cứ) Trên cơ sở đó, đề tài tập trung để xuất chương trình khung đào tạo
các chuyên ngành TCKT bậc trung học, về mục tiêu đào tạo; chương trình đào tạo cho từng hệ đào tạo (2 năm, 3 năm) rất cụ thể theo yêu cầu đổi mới Đề tài đã có sự so sánh chương trình khung theo đề xuất đổi mới với chương trình hiện đang áp
dụng, giúp cho dễ nhận biết những vấn để đổi mới của chương trình khung theo dé
xuất của đề tài và những ưu điểm của nó Đề tài còn đưa ra những điều kiện và giải
pháp thực hiện chương trình và kế hoạch dao tao theo dé xuất .Đó là những thành
công và cũng là những đóng góp lớn nhất của đề tài Đóng góp đó không chỉ đối
với các trường trung học TCKT thuộc Bộ Tài chính, mà còn đối với các trường
trung học khác có đào tạo chuyên ngành TCKT để vận dụng trong qúa trình đổi
Trang 112.3 Một số điểm trao đổi thêm với bạn để tài:
+ Phần lý luận (chương l):
Cần bổ sung căn cứ chung xác định mục (tiêu đào tạo; căn cứ, nguyên tắc chung xây dựng chương trình đào tạo nói chung (về mặt lý luận/ lý thuyết)
Cần có lặp luận về điều kiện để Bộ Tài chính quy định chương trình khung
“chuyên ngành TCKT để các trường ngoài Bộ Tài chính chấp nhận (sơ đồ trang 25)
Nén chuyén muc 1.5 xudng chuong 3
+ Phần đánh giá thực trạng (chương 2) để phong phú và đầy đủ hơn thì:
- Cần phải đánh giá cả thực trạng tổ chức xây dựng và quản lý, thực hiện
chương trình đào tạo "
- Nếu đề tài thu thập được nhiều hơn nữa số liệu của nhiều trường ở nhiều
khu vực (phía Bắc, phía Nam), nhất là các, trường ngoài Bộ Tài chính thì chất Ihễ dé tài sẽ cao hơn (vì thực tế chương trình đào tạo rất khác nhau ở các trường thuộc các Bộ, mà QĐÐ số 1077/TC/TCCB của Bộ Tài chính về kế
hoạch đào tạo chủ yếu áp dụng đối với các trường thuộc Bộ Tài chính), đề
tài cần phân tích rõ vấn đề này hơn nữa
- Một số nội dung đánh giá ở một số phần chưa thật thống nhất với nhau về
ưu điểm và nhược điểm (trang 49 và 50, 5 lvà 52, 53 và 54)
+ Chương 3:
Cần cụ thế hoá hơn một số nguyên tắc, căn cứ xây dựng chương trình, như: Đảm bảo các yếu tố nội hàm chất lượng đào tạo ở trình độ trung cấp thì
đáp ứng đến thang bậc nào ( năng lực nhận lhức; kỹ năng thực hành; năng lực tư duy và phẩm chất nhân văn) ; cách chọn lựa kiến thức;
Cần đưa ra tiêu thức phân biệt môn học/học phần thuộc phần kiến thức nào
(đại cương, cơ sở khối ngành, cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, chuyên
sâu )
Trong xay dựng chương trình cũng cần quan tâm đến việc dành một số
ĐVHT cho các trường tự xây dựng, không nên qui định bắt buộc tất cả, trong chương trình cần có môn học bắt buộc và một số môn học để sinh viên tự chọn
3 Kết luận:
` Đề tài nghiên cứu có nhiều ý nghĩa to lớn và đáp ứng yêu cầu của xã hội và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn công tác đào tạo trong các trường trung học
TCKTT hiện nay Nội dung để tài, thông tin, số liệu khá phong phú và đầy đủ,
nội dung đẻ tài giải quyết được những mục tiêu đề ra Những nội dung đề xuất đều có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi và là tài liệu tham khảo cho
Trang 12Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2002 Người nhận xét
Trang 13mm man moe a , BỘTÀI CHÍNH VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ ĐẢO TẠO
Đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp Bô
LUẬN CỨ HHOR HỌC CHO VIỆC XÂW DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HHUNG ĐÀO TẠO CÍN BỘ TÀI CHÍNH - íẾ TỐN VIệT NAM
TRÌNH ĐỘ TRUNG HỌC
Chủ nhiệm: Th.s Phạm Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng cy Thư ký: CN Nguyễn Văn Túc Phó Trưởng phòng
TS Nguyễn Thị Bằng, Trưởng Bộ môn Thành viên: CN Đỗ Đình Lâm, Trưởng phòng
CN Tô Duy Đại, Chuyên viên
Th.S Vương Tiến Dũng Hiệu trưởng CÐ TCKT CN Nguyễn Lâm Nhượng, Hiệu trưởng CÐ TCKT IV CN Nguyễn Văn Học, Phó Hiệu trưởng TH TCKT I
Hà Nội - 2002
Trang 14Lời nói đầu
Chương 1: Những căn cứ lý luận về việc xây dựng
chương trình khung kế hoạch đào tạo toàn khoá bậc
trung học tài chính kế toán
1.1- Những quan điểm của Đẳng, Nhà nước về giáo dục
đào tạo trong thời kỳ đổi mới :
1.1.1/ Vai trò của giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới
1.1.2/ Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo đục đào tạo trong thời kỳ đổi mới
1.2 Những yêu cầu từ thực tiễn đòi hỏi cần phải đổi mới
nội dung chương trình đào tạo cán bộ trung học tài chính kế
toán
1.2.1 Yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo
1.2.2 Yêu cầu từ việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính trong chiến lược Tài chính 2001-2010
1.2.3 Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.3 Vai trò vị trí nhu cầu đào tạo bậc trung học tài chính
kế toán
1.4 Mục tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp nói chung
và đào tạo cán bộ trung học tài chính kế toán nói riêng
1.5 Định hướng xây dựng mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình đào tạo trung học tài chính kế toán
1.5.1 Định hướng xây dựng
1.5.2 Định hướng xây dựng nội dung chương trình đào tạo trung học tài chính kế toán
Chương 2: Đánh giá chương trình đào tạo tồn khố
bậc trung học tài chính kế toán hiện nay
Trang 152.1.1- Mục tiêu đào tạo chung
2.1.2- Mục tiêu đào tạo từng chuyên ngành
2.1.3- Chương trình đào tạo
2.2- Đánh giá về chương trình đào tạo, những ưu điểm, nhược điểm của chương trình đào tạo hiện nay
2.2.1- Ý kiến đánh giá từ các cơ quan sử dụng học sinh tốt nghiệp trung học tài chính kế toán
2.2.2- Đánh giá từ các cơ sở đào tạo (tường) bậc trung học tài chính kế toán về mục tiêu, chương trình đào tạo
2.2.3- Đánh giá tổng quát thực trạng chương trình đào tạo bậc trung học tài chính kế toán
2.3- Đánh giá về kế hoạch đào tạo tồn khố, những ưu
điểm, nhược điểm của kế hoạch đào tạo hiện nay
2.3.1- Về ưu điểm
2.3.2- Về nhược điểm
2.4- Đánh giá tổng quát tinh hình đào tạo cán bộ tài chính
kế toán bậc trung học
2.4.1- Những nguyên nhân về kết quả đạt được trong đào tạo cán bộ trung học tài chính kế toán
2.4.2- Những nguyên nhân hạn chế về chất lượng đào tạo
cán bộ trung học tài chính kế toán
Chương 3: Chương trình khung đào tạo, kế hoạch đào tạo tồn khố cán bộ tài chính kế toán Việt nam trình độ trung học, điều kiện và giải pháp thực hiện
3.1- Nguyên tắc xây dựng chương trình khung đào tạo các chuyên ngành tài chính kế toán bậc trung học
3.2- Căn cứ xây dựng chương trình khung đào tạo cán bộ tài chính - kế toán bậc trung học ,
Dự thảo: Chương trình khung đào tạo các chuyên ngành
tài chính kế toán bậc trung học
Trang 16thông (2 năm = 104 tuần)
2- Chương trình đào tạo đối với hệ tuyển trung học cơ sở
(3 năm = 156 tuần) ˆ
HII- Quy định về thời gian khác, môn th, môn kiểm tra, môn thì tốt nghiệp
3.3- Khái quát so sánh dự thảo chương trình khung đào tạo và chương trình đào tạo cán bộ tài chính kế toán hệ
trung học hiện nay
3.4- Điều kiện và giải pháp thực biện chương trình và kế
Trang 17e
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Những thập kỷ gần đây, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng Xã hội loài người dần chuyển sang nền văn minh mới- Văn minh trí tuệ con người Trong các xu thế phát triển thời đại ngày nay - xu thế phát triển kinh tế
tri thức có tác động mạnh mẽ đến kinh tế quốc dân của các quốc gia Chúng
tạo ra thời cơ mới, nhưng cũng đặt ra những thách thức to lớn, đòi hỏi các quốc gia phải vượt qua Tiến kịp trong xu thế phát triển của thời đại, nhiều quốc gia trên thế giới nhận thức được vai trò của giáo dục đào tạo Các nước đã thực hiện các biện pháp tích cực như tăng chi cho đầu tư giáo dục, thực hiện cải cách chế độ giáo dục ở các hệ đào tạo, thực hiện chế độ giáo dục suốt _ đời đối với người lao động
Nước ta là nước có nền giáo dục lâu đời Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo Giáo dục, đào tạo ở nước ta đặc biệt được coi trọng và phát triển không ngừng từ khi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Hệ thống giáo dục của Việt Nam có từ lâu, song do những điều kiện ở mỗi thời kỳ, đặc biệt đo chịu ảnh hưởng lớn của các cuộc chiến tranh chống
ngoại xâm nên chưa phát triển hoàn chỉnh Ngày 2 tháng 12 năm 1998, Quốc:
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua Luật Giáo dục Đây là văn bản pháp lý đầu tiên và là cơ sở cho sự phát triển hệ thống
giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới
Trang 18đoạn 2001 - 2010, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cần thiết đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính nói chung, cán bộ tài chính - kế toán trình độ
trung học nói riêng Thực hiện nhiệm vụ của ngành Tài chính, trong lĩnh vực
đào tạo cán bệ trung học, cần thiết hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo
bậc trung học tài chính - kế toán Xây dựng chương trình khung đào tạo tồn
khố cán bộ trung học tài chính kế toán là nhiệrn vụ cần thiết thực hiện Luật
Giáo dục, là cơ sở để Bộ Tài chính chỉ đạo và quản lý nhà nước về công tác
đào tạo cán bộ trung học tài chính kế toán ở các trường trực thuộc và không
trực thuộc Bộ Tài chính nhằm cung cấp đội ngũ cán bộ trung học tài chính kế _
toán có chất lượng cao cho đất nước
Đề tài "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chương trình khung đào tạo cán bộ tài chính - kế toán Việt Nam trình độ ưung học” được lựa chọn
nghiên cứu dựa vào yêu cầu cấp thiết đó
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Xác định những căn cứ lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình
khung đào tạo tồn khố bậc trung học tài chính kế toán
- Xây đựng chương trình khung đào tạo tồn khố bậc trung học tài
Trang 19k2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo cán bộ tài chính - kế toán bậc trung học ở các trường trung học tài chính - kế toán trực thuộc và
không trực thuộc Bộ Tài chính
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài vận dựng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và Logíc làm phương pháp luận Ngoài ra, còn dùng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá quá trình đào tạo cán bộ trung học tài chính kế toán Dựa vào phương pháp thống kê và phân tích để điều tra chất lượng đào tạo ở các trường và yêu cầu sử dụng cán bộ trung học tài chính - kế toán
Những đóng góp của đề tài
~ Về lý luận: Đề tài đã xác định được những căn cứ lý luận xây dung chương trình khung đào tạo toàn khoá bậc trung học tài chính kế toán
- Về thực tiễn: Thông qua nghiên cứu chất lượng học sinh trung hoc tai chính kế toán khi ra trường, để tài đánh giá chương trình đào tạo tồn khố bậc trung học tài chính - kế toán hiện nay
- Trên cơ sở chương trình khung đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực tiễn yêu cầu đào tạo cán bộ trung học tài chính kế toán, đề tài
Trang 20bày 3 chương:
Chương 1: Những căn cứ lý luận về việc xây dựng chương trình khung đào tạo tồn khố bậc trung học tài chính kế toán
Chương 2: Đánh giá chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo tồn khố bậc trung học tài chính kế toán
Chương 3: Xây dựng chương trình khung đào tạo, kế hoạch đào tạo tồn
khố cán bộ tài.chính kế toán Việt Nam trình độ trung học, điều kiện và giải
pháp thực hiện
Trang 21Chương I
NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VỀ VIỆC
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO TỒN KHỐ
BẬC TRUNG HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
1.1- Những quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới
1.1.1! Vai trò của giáo đục dào tạo trong thời kỳ đổi mới
Những thập kỷ gần đây, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng Xã ; hội loài người đẩần chuyển sang nền văn minh mới - văn minh trí tuệ của con người Trong các xu thế phát triển thời đại ngày nay, xu thế chuyển dịch kinh tế từ kinh tế vật chất sang kinh tế trí thức có tác dụng tất mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế quốc dân của các quốc gia Chúng tạo ra những thời cơ mới nhưng cũng đặt ra những thách thức rất to lớn, đồi hỏi các quốc gia phải vượt
qua Tiến kịp trong xu thế phát triển của thời đại, nhiều quốc gia trên thế giới nhận thức được vai trò của giáo dục, đào tạo Các nước đã thực hiện các biện
pháp tích cực như táng chỉ cho đầu tư cho giáo dục, huy động từ các nguồn trong và ngoài nước, nguồn từ ngân sách Nhà nước và nguồn trong dân, có các biện pháp tích cực thực hiện cải cách chế độ giáo dục ở các hệ đào tạo, thực hiện chế độ giáo dục suốt đời đối với người lao động
Trang 22đời sống xã hội để tạo ra thành quả ngày càng to lớn, có khả năng làm chủ được tự nhiên và xã hội Điều đó đòi hỏi: Giáo dục đào tạo phải tạo ra nang
lực nội sinh của mỗi người, giúp cho con người phát triển và tự khẳng định
mình :
Các nhà lãnh đạo ASEAN chơ rằng: Người công chức trong tương lai cần có trình độ học vấn, hiểu biết về xã hội, có phẩm chất tốt, có tầm nhìn xa trông rộng thấy trước hướng tương lai, phải là người được đào tạo cơ bản toàn diện, đa lĩnh vực, là người biết cộng tác phối hợp trong công việc, biết sử dụng
công nghệ mới để giảm thiểu chỉ phí thời gian quản lý
Con người của xã hội mới trong thế ký 21 phải là những con người có trí tuệ và bản lĩnh, hiểu biết vẻ nghề nghiệp, có năng lực chủ động tìm kiếm tri thức Các chuyên gia nghiên cứu về kinh tế thế giới cho rằng: Cường quốc thế
kỷ 2l không nằm trong các tiêu chuẩn kinh tế hoặc quân sự cố điển mà là trong yếu tố “hiểu biết” Sự ham hiểu biết sau khi đã là một phần thêm thất
vào sức mạnh về tiền bạc và gân cốt trở thành thực chất của quyền lực, thực tế nó là bộ khuyếch đại cuối cùng và các xã hội làm chủ được sự hiểu biết sẽ thống trị thế ký 21
Hai là: Giáo dục đào tạo trang bị những kiến thức cho người lao động Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong việc phát triển tiểm năng của con
Trang 23(cách làm) Dạy và học ở trường cả trí thức, kỹ năng, thái độ cho người học để
sau khi họ ra đời có thể vừa làm vừa tiếp tục học tập suốt đời, có thể thích
nghỉ với thực tiễn phong phú luôn biến đổi hàng ngày
Ba là: Những nhận thức mới về giáo dục đào tạo ngày nay của các
nước, người ta cho rằng: Giáo dục là lực lượng giải phóng nếu như chúng ta muốn có sức cạnh tranh trong một thế giới mà các nguồn vốn và kỹ thuật lưu
động Cách duy nhất để tạo sức cạnh tranh là dựa trên sự thông minh va năng lực Chính vì vậy, giáo dục tượng trưng cho công lý ngày nay, trình độ giáo
dục đào tạo nhân công từ lâu nay đã là tiêu chuẩn quy định của sức mạnh của quốc gia Thành tựu khoa học công nghệ đã tác động đến lĩnh vực giáo dục
đào tạo, làm thay đổi cách nhận thức đào tạo, cách giảng đạy học tập của học
sinh như: giảng dạy và học tập qua mạng sẽ có xu hướng lan rộng trên toàn thế giới Với việc ứng dụng kỹ thuật là phương tiện sẽ tạo cho học sinh chủ động kích thích sự sáng tạo của học sinh Có thể nói ở bất kỳ quốc gia nào, ở
thời đại nào giáo dục đào tạo luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực cho xã hội
Bốn là: Giáo đục đào tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với nước ta trong thực hiện chính sách kinh tế đổi mới
Nước ta là một nước có nền giáo dục lâu đời Dân tộc Việt Nam có
truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo Truyền thống hiếu học của dân tộc luôn được coi là giá đỡ, điểm tựa vững chắc cho Việt Nam chiến thắng ngoại
xâm, vượt qua những trở ngại phát triển cùng với các nước trên thế giới
Giáo dục đào tạo ở nước ta đặc biệt được coi trọng và phát triển không
ngừng từ khi dưới sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam Đảng ta, đứng
Trang 24các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội thoát
khỏi tình trạng nước nghèo và nguy cơ tụt hậu Để tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới, thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cần có con
người có tri thức, điều đó có được nhờ vào giáo dục đào tạo Hệ thống giáo
dục Việt Nam có từ lâu, song do những điều kiện ở mỗi thời kỳ, đặc biệt do chịu ảnh hưởng lớn bởi các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm nên chưa phất triển hoàn chỉnh Vào cuối thập kỹ 90, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật giáo dục Đây là văn bản pháp lý đầu tiên và là cơ sở cho sự
phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước ' trong thời kỳ đổi mới
1.1.2! Những quan diễm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo
trong thời kỳ đổi mới
Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI đã mở
đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam với sự chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ
cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước
Trang 259
sáng tạo, có ý chí đưa đất nước đi lên, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực
nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế hàng hoá XHCN nhiều thành phần
+ Tháng 6 năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Dang
đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho 5 năm (1991-1995) và thông qua cương lĩnh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 Đại hội VII đã
đề ra mục tiêu giáo dục đào tạo là: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động
có trí thức và có tay nghề; có năng lực học hành; tự chủ, năng động và sáng tạo; có đạo đức cách mạng, tính thần yêu nước, yêu CNXH Nhà trường đào ˆ tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.”
+ Năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã ra Nghị quyết về việc: “Tiếp tục đối mới sự nghiệp giáo dục đào tạo”
với bốn quan điểm:
- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây đựng bảo vệ đất nước, phải coi đầu tư cho giáo dục là hướng chính của đầu tư
phát triển
- Mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp Mở rộng quy mô đào tạo, đồng thời chú trọng nâng cao chất
Trang 26:- Giáo dục đào tạo gắn với yêu cầu phát triển đất nước và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại
- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục:
+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VI đã coi giáo dục là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Những thập kỷ 80 trở về trước, giáo dục là một bộ phận của cách mạng tư tưởng văn hoá) Giáo dục đào tạo giữ vị trí trọng yếu đối với tồn bộ cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội
+ Năm 1996, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VHI đã quyết
định “Đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước” Để đảm bảo thực hiện thành công sự
nghiệp CNH - HĐH phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” và khẳng định toàn bộ sự nghiệp giáo dục là nhằm phát triển nhân tố con người trong đó tri thức phải thành kỹ
năng, thái độ, giá trị, trí tuệ phải thành trí lực, tập luyện thân thể để thành thể
lực và nói gọn theo Các Mác “thành lực lượng vật chất và lực lượng tỉnh thần”
+ Nghị quyết Hội nghị TW Dang khod VIII ky hop thi 2 đã ra Nghị quyết chuyên để về Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ Đây là nghị quyết rất quan trọng, để cập một cách toàn diện về lĩnh vực giáo dục đào tạo Nghị quyết TW Đảng khoá VIH lần 2 đã nhắc lại tư tưởng và những mục tiêu đã nêu ở Nghị quyết hội nghị TW 4 khoá VII và Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI Nghị quyết TW 2 đã nêu lên 6 định hướng chiến lược phát triển giáo đục đào tạo trong thời ky CNH - HDH, do 1a:
Trang 271- Mục tiêu cơ bản của giáo dục đào tạo là nhằm xây dựng con người có lý tưởng, đạo đức trong sáng, biết giữ gìn và phát huy cao giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực và biết phát huy nội lực, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác
phong công nghiệp và có sức khoẻ để phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa
2- Tiếp tục khẳng định: phải thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu Đảng ta đã có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đào tạo Muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH, phải thực sự coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế -
xã hội
3- Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của
toan dan
4- Phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh Đảng ta luôn coi trọng 3 vấn đề cơ bản của giáo dục đào tạo là quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất nghiên cứu khoa học, lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội
5- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo Công bằng sẽ tạo fa động lực phát triển, cần phải tạo điều kiện cho mọi học sinh có cơ hội học
tập và phát huy hết tài năng của mình
Trang 28Luật Giáo dục Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành giáo dục đào tạo của nước ta có Luật Giáo dục Đây là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hành vi liên quan đến giáo dục đào tạo Điều 2 của Luật đã khẳng định : Mục tiêu chung của giáo dục là: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn điện có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đề cập đến tính chất và nguyên lý giáo dục, Điều 3 Luật Giáo dục đã ghi : “ Nền giáo dục Việt Nam là nền,giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học hiện đại lấy chủ nghĩa Mac Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” Khoản 2 điều 3 Luật Giáo dục đã nêu: “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học ởi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với
lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
Luật Giáo dục đã quy định rõ nội dung và phương pháp giáo dục Điều
4 đã quy định yêu cầu và nội dung phương pháp giáo dục:
"~ Nội dung phải dam bao tinh cơ bản toàn diện thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát
Trang 29~- Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duý sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên
- Nội dung và phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương
trình giáo dục; chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa, giáo trình Chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình phải phù
hợp với mục tiêu giáo dục của từng bạc học, cấp học và từng trình độ đào tạo, bao đảm tính ổn định và tính thống nhất "
Đối với giáo dục trung học chuyên nghiệp, Điều 29 Luật Giáo dục quy
định: “ Giáo đục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp
Thực hiện mục tiêu giáo dục cán bộ có trình độ trung cấp, yêu cầu nội dung đào tạo phải tập trung đào tạo năng lực nghề nghiệp, coi trọng piáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo về phương pháp phải kết hợp giảng dạy lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành bảo đảm để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề và có khả năng vươn lên ở trình độ cao hơn vớt nghề nghiệp của rnình
+ Nghị quyết Đại hội Dang cộng sản Việt Nam khoá IX năm 2001 đã đặt giáo dục đào tạo trong đường lối phát triển kinh tế “ Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam ; coi phát triển giáo dục, đào tạo khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiép CNH - HDH”
Trước hết, vì giáo dục đào tạo có mục tiêu nâng cao đần trí, đào tạo nhân lực,
Trang 30Đây là quan điểm và định hướng rất mới của Đảng ta về giáo dục đào tạo Có phát triển giáo dục đào tạo mới đáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH đất nước Bởi vì nội dung và bản chất của CNH - HDH trong hoạt động kinh tế không chí là mở rộng quy mô nền kinh tế mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nên kinh tế Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế
- Nghị quyết còn khẳng định phải “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp ' và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội höá” “Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất , nhà trường gắn với xã hội”
+ Chuẩn hoá chương trình nội dung giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình
và quy trình giáo dục Kiểm tra đánh giá chất lượng xác định rõ các tiêu chí
đánh giá sản phẩm xã hội của giáo dục là con người Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục, chuẩn hoá cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
+ Hiện đại hoá: hiện đại hoá nội dung, quy trình đào tạo, đổi mới phương pháp thích ứng với xu thế hiện đại Hiện đại hoá phương tiện dạy học
Trang 31Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo là tư tưởng, là kim chỉ nam chỉ đạo công tác giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục chuyên nghiệp nói riêng Những tư tưởng đó đều nhằm mục đích phát
triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn lực con người, trước hết là đào tạo con
người có năng lực lao động làm cho mỗi người tự tạo và phát triển bản thân thành chủ thể của lao động, đủ trách nhiệm phát huy năng lực tạo ra sản phẩm lao động, phải đào tạo con người vừa biết thích nghĩ, vừa biết sáng tạo Coñ , người biết cách thích nghỉ tối ưu với xã hội cũng là con người có phẩm chất sng tạo Cần trang bị cho thế hệ trẻ có cả hai phẩm chất quý báu là thích nghi và sáng tạo Vì vậy, dạy và học ở trường cả trí thức, kỹ năng và thái độ để
người học khi ra đời vừa làm việc vừa tiếp tục học tập suốt đời, nhờ đó mới có
thể thích nghỉ với thế giới phong phú luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau Đúng như UNBSCO đã tổng kết: Giáo dục là của cải nội sinh, tức là kết
qua giáo dục đối với mỗi người phải thành nội lực của mỗi người và hơn nữa,
nội lực này phải có khả năng tạo Ta của cải, ra phúc lợi cho mỗi người và của
cả xã hội “ Học để biết” phải cùng với “ học để làm” Nói theo ngôn ngữ của
lý luận về kinh tế tri thức là giáo đục phải tạo nên vốn dữ liệu và phải chuyển thành thông tin, thành trị thức, tức là thành công nghệ và sản xuất Đây là quan niệm mới về tri thức, trước đây chỉ là tri thức sách vở của nền giáo dục
“hư văn” Tuy nhiên, chúng ta khơng hồn tồn coi thường trí thức sách vở
Nền giáo dục trong thời đại kinh tế trị thức không chỉ đừng lại Ở việc cung cấp trị thức, mà còn phải tạo ra giá trị mới, tri thức mới, giá trị thông tin, giá trị công nghệ, từ đó mới có giá trị vật chất, giá trị tinh thần cho cuộc đời và cho Con người
Nghị quyết nhấn mạnh rằng: “Phát huy tính thần độc lập suy nghĩ và
Trang 32Trong các văn bản Nghị quyết của Đảng đều đề cập và nhấn mạnh vị trí
quan trọng của giáo dục Những văn bản trên thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta về giáo dục, đó là: _
1/ Giáo dục là quốc sách, là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Quan điểm này xuất phát từ nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục đối với phát triển đất nước Giáo dục trang bị cho con người những kiến thức cơ bản nhất
để họ biết lao động tự nuôi sống bản thân, gia đình và phát triển xã hội Giáo
dục là công tác quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi tất cả các ngành,
các cấp tổ chức thực hiện
2/ Giáo dục đào tạo cung cấp cho người học những kiến thức lý luận và thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn Quan điểm này đặt ra những :yêu cầu đối với các cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đó là:
- Trong giáo dục đào tạo cần thiết trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn Người học biết vận dụng những kiến thức
học tập được vào trong cuộc sống, lao động sáng tạo để không ngừng phát
triển
- Các cơ sở giáo dục đào tạo phải xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy vừa nâng cao trình độ lý luận vừa thích ứng với thực tiễn cưộc sống, cần thiết đổi mới, hoàn thiện chương trình nội dung giảng dạy đáp ứng mục
tiêu đào tạo trong từng thời kỳ Yêu cầu về chương trình đào tạo trang bị những kiến thức cơ bản, dạy cho người học có kỹ năng nhận thức để họ có thể
Trang 333/ Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc thực hiện chế độ giáo
dục suốt đời đối với người dân
Quan điểm này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống đòi hỏi người lao động cần thiết cập nhật những kiến thức mới để không bị lạc hậu,
nâng cao năng suất và chất lượng công việc
Thực hiện quan điểm này đòi hỏi Nhà nước, các ngành, các cấp cần có
biện pháp tổ chức tốt giáo dục đào tạo các cấp phổ thông, đại học, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề, đồng thời có chương trình đào tạo bồi dưỡng đối với người lao động trong suốt thời gian làm việc
Thế kỷ 21 là thế kỷ của giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời đi
liền phát triển giáo dục cho mọi người cái đích cuối cùng của giáo dục đào tạo ˆ
thời nay - thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế trí thức là đào tạo ra
con người vừa có đạo đức, vừa có tay nghề, hay nói một cách khác là vừa hồng
vừa chuyên, làm cho con người phát triển toàn diện, bền vững với phương
châm “ học để biết”, “ học để làm”, * học để cùng chung sống” và “ học để tự kháng định mình” Đó cũng chính là tư tưởng cơ bản về giáo dục đào tạo ở thế
kỹ 21 mà tổ chức UNESCO đã khuyến cáo đối với chúng ta
1.2 Những yêu cầu từ thực tiễn đòi hỏi cân phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo cán bộ trung học tài chính kế toán
1.2.I- Yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo
Giáo dục trung học chuyên nghiệp nói chung, giáo dục trung học tài
chính kế toán nói riêng đều nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ có chất
lượng để cung cấp cho xã hội đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước Vì vậy
Trang 34kinh tế nhằm giải phóng lực lượng sản xuất thu hút nguồn vốn nước ngoài nên nhủ cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng là rất lớn Đặc biệt nên kinh tế
nước ta phất triển trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, trong đó trọng tâm là cách mạng công nghệ thông tin phát triển nhanh, do vậy nguồn
nhân lực có chất lượng cao là một đòi hỏi khách quan và cực kỳ quan trọng Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả đầu ra của quá trình đào tạo trong nhà trường Đó chính là chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh được đánh giá thông qua hiệu quả trong và hiệu quả ngoài Hiệu quả trong thể hiện ở kết quả học tập và rèn luyện nhân cách nhằm phát triển toàn diện, tạo ra bản lính,
lòng tự tin về nghề nghiệp và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc được giao
Hiệu quả ngoài được thể hiện là công dân tốt thành đạt trong nghề và có khả năng học tập suốt đời Xin được mô tả chất lượng học tập và rèn luyện của - người học qua mô hình liên kết sau: Hiệu quả lœ@Ä —————————————> Hiệu quả trong | ngoai a
Kết quả Phát triển Công Thành đạt Khả năng
hoc tap nhân cách dân tốt trong nghề học tâp suốt
Ỷ ‡ yi Ỷ
Khả năng học đạt Đạo Kiến Kỹ Học
mục tiêu ngày một đức, thức cơ nang tap cap
cao hon, toan dién tinh ban vé hanh nhat
Trang 35Thực tiễn đòi hỏi người được đào tạo trong các trường trung học chuyên nghiệp (trung học TC-KT) phải có chất lượng đó là điều rất chính đáng bởi vì
các cơ sở sử dụng nhân lực đang cần con người ra để làm việc để giữ gìn và phát triển uy tín của cơ quan, đơn vị để phục vụ nhân đân chứ không cần phải cần con người ra để đòi hỏi và hưởng thụ Chất lượng học sinh do trường đào
tạo lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế
hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo, quản lý đào tạo, các hoạt động xã hội
trong trường Song, có thể khẳng định rằng khung chương trình đào tạo đặc
biệt chương trình đào tạo, nội dung đào tạo chuyên ngành là nhân tố cơ bản
quyết định đến chất lượng đào tạo Xây dựng chương trình khoa học, hợp lý
phù hợp với thời gian đào tạo, đồng thời biết lựa chọn những nội dung kiến
thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để trang bị cho học sinh, đó là ˆ giải pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo
1.2.2- Yêu cầu từ việc xảy dựng đội ngũ cán bộ tài chính trong chiến lược tài chính 2001-2002
Chiến lược tài chính tiền tệ giai đoạn 2001-2005 đã xác định mục tiêu
là: “Xây dựng nền tài chính quốc gia có tiềm lực đủ mạnh, đảm bảo chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, hệ thống chính sách động viên phân phối tài chính
công bằng ổn định, tích cực năng động phù hợp với nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, đủ sức phát triển nội lực, chủ động hội nhập, thu hút ngoại lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bệ nguồn lực tài chính của đất nước, xây
dựng nền tài chính lành mạnh công khai, minh bạch dân chủ; được kiểm toán, kiểm kê, kiểm soát làm cho tài chính trở thành thước đo hiệu quả quá trình
Trang 36ngũ cán bộ tài chính thực sự là những cán bộ cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, củng cố và nâng cao vị thế tài chính Việt Nam trong quan hệ quốc tế.”
Để thực hiện chiến lược tài chính 10 năm hiện nay ngành Tài chính
đang thực hiện các cuộc cải cách: cải cách thuế, cải cách doanh nghiệp Nhà
nước, thực hiện và sửa đổi Luat Ngân sách Nhà nước, xây dựng Luật kế toán nhằm phát triển hệ thống kế toán, kiểm toán làm cho mọi hoạt động tài chính đều được kiểm soát, tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm, phát triển thị trường
-_ dịch vụ tài chính
Để phát triển ngành tài chính trong 10 năm tới định hướng công tác đào
tạo bồi dưỡng cán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
đạo đức trong sạch, có trình độ năng lực, được trang bị hệ thống công nghệ
quản lý hiện đại, đảm bảo cho công việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý '
Nhà nước đối với nền tài chính quốc gia.” Cụ thể là:
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm đúng đắn nhất quán với chủ trương chính sách cla Dang, Nhà nước và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN-phải biết vận
dựng sáng tạo vào thực tiễn trong việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện chính sách tài chính sát với hoàn cảnh đất nước trong từng giai đoạn phát triển
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu (cơ cấu cấp độ đào tạo: trung học, đại học, sau đại học, cơ cấu chuyên
_ngành đào tạo thuế, quản lý ngân sách Nhà nước, tài chính doanh nghiệp, kế
toán, tín dụng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính có phẩm chất đạo đức lành |
Trang 3721
nghiệp vụ cao, có tỉnh thần trách nhiệm với công việc, thái độ phục vụ nhân đâu tận tuy
Để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ lĩnh vực tài chính, tiền tệ của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 -2010, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong khu vực và thế giới, nhân tố có ý nghĩa quyết định là cán bộ Điều đó lại phụ thuộc vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính Một trong những vấn đề cốt lõi là
phải nghiên cứu, hoàn thiện lại toàn bộ nội dung chương trình đào tạo và kế
hoạch đào tạo toàn khoá của hệ đào tạo bậc trung học tài chính - kế toán Chỉ trên cơ sở những yêu cầu cuả sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn
mới và trên những tư tưởng quan điểm đổi mới công tác tài chính - tiền tệ, thể ˆ hiện trong chiến lược của ngành Tài chính trong 10 năm tới, mới có thể đổi mới chương trình, nội dung đào tạo và kế hoạch đào tạo toàn khoá bậc trung học tài chính làm cho công tác đào tạo gắn chặt với thực tiễn hoạt động của
ngành, góp phần xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán đáp ứng yêu cầu của đất nước
1.2.3- Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xác định rõ vị trí quan trọng của giáo dục đào tạo trong phát triển đất
nước, sự cần thiết xây dựng một nền giáo dục hiện đại, để có cơ sở pháp lý
phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
trong thời kỳ đổi mới, ngày 2/12/1998 Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày L1/12/1998, Chủ
Trang 38Can cứ vào nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật giáo đục Ngày 6/6/2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 21/2001/QĐ- BGD và ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung giáo dục chuyên nghiệp
Chương trình khung giáo dục chuyên nghiệp quy định nội dung tổng thể các hoạt động giáo dục của một khoá học thành một hệ thống hoàn chỉnh và
phản phối hợp lý thời gian theo quy định của Luật giáo duc nhằm đáp ứng yêu
-_ cầu của chất hượng và mục tiêu đào lạo
Mục tiêu giáo duc trong trung hoc chuyên nghiệp là đào tạo người lao '
động có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh
Thời gian đào tạo của một khoá học là: 1 đến 2 năm đối với hệ tuyển
học sinh tốt nghiệp từ Trung học phổ thông và 3 đến 4 năm đối với hệ tuyển
học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở Các chương trình khung Trung học chuyên nghiệp tương ứng với hai hệ tuyển trên của cùng một ngành đào tạo
phải đảm bảo có khối lượng kiến thức chuyên môn cơ bản tương đương để hai hệ có cùng một chuẩn trình độ
Trang 39- Chương trình khung THCN phải phản ánh đúng mục tiêu giáo dục Cấu trúc của hệ thống kiến thức trong chương trình khung THCN phải phù hợp với định hướng của mục tiêu giáo dục
- Chương trình khung THCN phải thể hiện được:
+ Sự hợp lý về quy trình đào tạo
+ Sự cân đối về khối lượng nội dung đào tạo giữa các năm học, giữa các
kỳ của một năm học, giữa lý thuyết và thực hành
+ Sự phân bố hợp lý các môn thi, các môn kiểm tra theo các học kỳ và ˆ
các năm học phù hợp với quy trình kiểm tra, thị, thi tốt nghiệp
- Chương trình khung giáo dục chuyên nghiệp phải có tính khả thị, có khả năng phòng ngừa trước các biến động để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và có
thể điều chỉnh được khi có biến động
- Chương trình khung THCN phải có tính liên thông, phân luồng, ổn định trong nhiều năm và trở thành một trong những nhân tố đầu tiên quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo
Các ho.: động giáo dục và đào tạo trong khoá học báo gồm:
- Giảng dạy các môn văn hố phổ thơng (chỉ áp dụng cho hệ tuyển trung học cơ sở)
Trang 40Thời gian đào tạo của một khoá học được tính theo năm và tháng Trừ các ngành đặc thủ, các khoá học được quy định như sau:
- Hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở gồm các khoá học: 3
năm, 3 năm 6 tháng, 4 năm
- Hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông gồm các khoá học: I nam, | nam 6 thang, 2 năm
Chương trình khung THCN, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định tý lệ
các môn học chung, các môn cơ sở và các môn chuyên môn Bộ xác định một
số môn học chung có tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo mặt bằng đào tạo cán bộ trung học ở các ngành học khác nhau Một số môn học do Bộ chủ quản lựa
chọn nhằm đạt được trình độ chuyên môn cán bộ trung học theo ngành đào
tạo Một số rnôn học khác đo Hiệu trưởng trường THN lựa chọn nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo có tính chất đặc thù của địa phương
Chương trình khung do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành là căn cứ pháp lý để tạo điều kiện cho các Bộ, ngành xây dựng chương trình khung giáo dục
đào tạo theo ngành và chuyên ngành đào tạo
Chương trình khung có vị trí vô cùng quan trọng Nó được coi như một
quy trình đào tạo thống nhất để tạo ra sản phẩm nhằm thực hiện mục tiêu