- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành * Mời học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.. * Hướng dẫn học sinh luyện đọc: - Gọi 1 học sinh đọc cả bài - Yêu
Trang 1KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4 Phân môn: TẬP ĐỌC
Ngày soạn: 19 / 8 / 2010Ngày dạy: 23 / 8 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tuần 1 (Tiết 1)I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (Học sinh trả lời được các câu hỏi trong Sgk)
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra dụng cụ học tâp của học sinh
- Giới thiệu phân môn Tập đọc lớp 4
- Bài mới: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến … bên tảng đá cuội.
Đoạn 2: Tiếp theo đến … chị Nhà Trò vẫn khóc.
Đoạn 3: Tiếp theo đến … ăn thịt em.
Đoạn 4: Phần còn lại.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ trong phần chú thích, giải thích thêm: ngắn
chùn chùn, thui thủi (minh hoạ tranh, ảnh)
Cho học sinh luyện theo cặp.
Mời 1, 2 nhóm đọc theo vai.
- Đọc mẫu diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 Hỏi: Dế Mèn nhìn
thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? (Gục đầu ngồi
khóc tỉ tê bên tảng đá cuội) Đoạn 1 ý nói gì? (Vào câu
chuyện)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 Hỏi: Tìm những
chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? (Thân hình chị
bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột
- Hát 1 bài-Để học cụ trên bàn
Trang 2Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa
quen mở Vì ốm yếu, chị kiếm bữa củng chẳng đủ nên
lâm vào cảnh nghèo túng) Đoạn 2 ý nói gì? (Hình
dáng Nhà Trò)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 Hỏi: Nhà Trò bị
bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? (đánh Nhà trò
mấy bận, lần này chúng chăng tơ chặng đường, đe bắt
chị ăn thịt) Đoạn 3 ý nói gì? (Lời Nhà Trò)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4 Hỏi: Những lời
nói, cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế
Mèn? (Lời nói: Em đừng sợ Hãy trở về cùng với tôi
đây Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu
Cử chỉ: xòe càng ra, dắt Nhà Trò đi) Đoạn 4 ý nói gì?
(Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
* Mời học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
* Hướng dẫn lớp đọc diễn cảm:
- Đọc mẫu đoạn: “- Năm trước, gặp khi trời làm đói
… cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.”
- Cho học sinh luyện đọc
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mẹ ốm
Tuần 1 (Tiết 2)I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài)
- Giáo dục học sinh yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học:
Trang 3Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Gọi 3 học sinh đọc, trả lời câu hỏi
- Bài mới: Mẹ ốm
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu.
Đoạn 2: Khổ thơ 3 và 4.
Đoạn 3: 3 khổ thơ cuối.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ trong sgk (minh hoạ tranh, ảnh)
- Cho học sinh luyện theo cặp
- Mời 1, 2 em đọc cả bài
- Gọi 1 nhóm đọc
- Đọc mẫu diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm 2 khổ thơ đầu Hỏi: Em
hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
(Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm “Lá trầu
khô giữa cơi trầu” vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều
gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa
vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được)
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 3 Hỏi: Sự quan tâm,
chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được
thể hiện qua những câu thơ nào? (Cô bác xóm làng đến
thăm-Người cho trứng, người cho cam-Anh y sĩ đã
mang thuốc vào)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài thơ Hỏi: Những
chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc
của bạn nhỏ đối với mẹ? (Nắng mưa … Lặn trong …
Cả đời … Bây giờ … Vì con … Quanh đôi mắt … Con
mong mẹ … Mẹ vui, … Ngâm thơ … Mẹ là …)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
* Mời 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ
* Hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc và thể hiện
đúng nội dung các khổ thơ hợp với diễn biến tâm trạng
của đứa con khi mẹ ốm
Trang 4* Hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc diễn cảm 1, 2
khổ thơ
- Đọc mẫu khổ thơ 4, 5
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm khổ thơ
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Cho học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ
- Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng bài thơ
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Trong bài thơ em
thích nhất khổ thơ nào? Ý nghĩa bài thơ (Tình cảm yêu
thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ
với người mẹ bị ốm)
- Giáo dục học sinh
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
Chuẩn bị bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tt )”
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo)
Tuần 2 (Tiết 1)I/.Mục tiêu:
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (Trả lời được các câu hỏi trong Sgk)
- Học sinh khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa
chọn (câu hỏi 4)
- Giáo dục học sinh biết quan tâm, giúp đỡ những người yếu đuối, bất hạnh
II/.Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ “Mẹ ốm” Gọi 2 học sinh đọc
thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi
- Bài mới: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
Trang 5- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến … coi vẻ hung dữ.
Đoạn 2: Tiếp theo đến … cái chày giã gạo.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ trong sgk (minh hoạ tranh, ảnh)
- Cho học sinh luyện theo cặp
- Mời 1, 2 em đọc cả bài
- Đọc mẫu diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 Hỏi: Trận địa mai
phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? (Bọn nhện
chăng tơ kín ngang đường bố trí nhện gộc canh gác, tất
cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng hung
dữ) Đoạn 1cho em hình dung cảnh gì? (Trận địa mai
phục của bọn nhện)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 Hỏi: Dế Mèn đã
làm cách nào để bọn nhện phải sợ? (Lời lẽ rất oai,
giọng thách thức của một kẻ mạnh Dùng các từ xưng
hô: ai, bọn này, ta.) Đoạn 2 nói lên điều gì? ( Dế mèn
ra oai với bọn nhện)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 Hỏi: Dế Mèn đã
nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? (Dế Mèn phân
tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành
động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ; đồng thời
đe dọa chúng) Bọn nhện sau đó đã hành động như thế
nào? (Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy
dọc ngang, phá hết các dây tơ chăng lối) Ý chính của
đoạn 3 là gì? (Kết cục của câu chuyện)
- Yêu cầu học sinh chọn danh hiệu thích hợp (Hiệp sĩ)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
* Mời học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
* Hướng dẫn lớp đọc diễn cảm đoạn: “ Từ trong hốc
đá, … Có phá hết các vòng vây đi không”
- Đọc mẫu
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Vài học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp
Trang 6Ngày soạn: 21 / 8 / 2010Ngày dạy: 31 / 8 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Truyện cổ nước mình
Tuần 2 (Tiết 2)I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông (Trả lời được các câu hỏi trong Sgk; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối)
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về truyện cổ của nước ta
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(tt)”
Gọi 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi
- Bài mới: Truyện cổ nước mình
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến … phật tiên độ trì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến … rặng dừa nghiêng soi.
Đoạn 3: Tiếp theo đến … ông cha của mình.
Đoạn 4: Tiếp theo đến … chẳng ra việc gì.
Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ trong sgk (minh hoạ tranh, ảnh)
- Cho học sinh luyện theo cặp
- Mời 1, 2 em đọc cả bài
- Đọc mẫu diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm từ đầu đến … đa mang
Hỏi: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? ( Nhân
hậu, ý nghĩa sâu xa; giúp ta nhận ra những phẩm chất
quý báu của cha ông;truyền cho đời sau nhiều lời răn
dạy quý báu của cha ông)
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp theo đến … việc gì Hỏi:
Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
(Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường) Tìm thêm những
truyện khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam
ta (Sự tích hồ Ba Bể, nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, sự tích
Trang 7dưa hấu, Trầu cau Thạch Sanh, …
- Yêu cầu học sinh đọc hai câu thơ cuối Hỏi: Em hiểu
ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? (Ý nói: Truyện cổ
chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau
Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần
phải sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ…)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
- Thi đọc từng đoạn, cả bài
- 3 đội, mỗi đội 3 em
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Thư thăm bạn
Tuần 3 (Tiết 1)I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (Trả lời được các câu hỏi trong Sgk; nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kếtthúc bức thư)
- Giáo dục học sinh biết quan tâm, chia sẽ với bạn khi bạn gặp chuyện không may
- Liên hệ giáo dục về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học:
Trang 8Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ “Truyện cổ nước mình” Hỏi:
Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi gắn với
nội dung đoạn đọc Bài thơ nói lên điều gì?
- Bài mới: Thư thăm bạn
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến … chia buồn với bạn.
Đoạn 2: Tiếp theo đến … những người bạn mới như
mình
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ trong sgk (minh hoạ tranh, ảnh)
- Cho học sinh luyện theo cặp
- Mời 1, 2 em đọc cả bài
- Đọc mẫu diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
Bạn Lương có biết bạn Hồng ngay từ trước không?
(Không Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên
Tiền Phong) Bạn Lương viết thư cho hồng để làm gì?
(chia buồn với Hồng)
- Giải nghĩa từ: “ hi sinh”.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi: Tìm
những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn
Hồng (Hôm nay … mãi mãi) Tìm những câu cho thấy
bạn Lương biết cách an ủi bạn (Chắc là … nước lũ
Mình tin … nỗi đau này Bên cạnh Hồng … như mình)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn mở đầu và kết thúc
bức thư, trả lời: Tác dụng của những dòng mở đầu và
kết thúc bức thư (Những dòng đầu nêu rõ địa điểm,
thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư Những
dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa
hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
Hướng dẫn học sinh luyên đọc bức thư:
- Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bức
thư (Hướng dẫn học sinh tìm và thể hiện bằng giọng
đọc phù hợp với nội dung từng đoạn)
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn thư:
Hòa Bình, ngày … chia buồn với bạn”
Trang 9Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người thế
nào? Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Người ăn xin
Tuần 3 (Tiết 2)I/ Mục tiêu:
- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện
- Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4(Sgk)
- Giáo dục học sinh về tấm lòng nhân hậu
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ“Thư thăm bạn” Hỏi: Gọi 3 học
sinh đọc và trả lời câu hỏi Gọi 1 học sinh đoạn mở đầu
và kết thúc và cho biết tác dụng
- Bài mới: Người ăn xin
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến … cầu xin cứu giúp.
Đoạn 2: Tiếp theo đến … không có gì để cho ông cả.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa một số từ trong sgk (minh hoạ tranh, ảnh)
- Cho học sinh luyện theo cặp
- Mời 1, 2 em đọc cả bài
- Đọc mẫu diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 Hỏi: Hình ảnh
Trang 10ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? (già lọm
khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái
nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp
bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 Hỏi: Hành động
và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu
đối với ông lão ăn xin như thế nào? (Hành động và lời
nói của cậu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông
lão, tôn trọng ông, muốn giúp đỡ ông)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn còn lại Hỏi: Cậu bé
không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “Như
vậy là cháu đã cho lão rồi” Em hiểu cậu bé đã cho ông
lão cái gì? (Ông lão nhận được tình thương, sự thông
cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm
quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất
chặt) Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy
được nhận chút gì từ ông Theo em, cậu bé đã nhận
được gì từ ông lão ăn xin? (lòng biết ơn, sự đồng cảm)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
* Mời 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
* Hướng dẫn lớp đọc diễn cảm đoạn: “Tôi chẳng biết
làm cách nào … chút gì của ông lão”
- Đọc mẫu
- Cho học sinh luyện đọc từng cặp theo vai
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Con người
phải biết thương yêu nhau./ Hãy thông cảm với người
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Một người chính trực
Tuần 4 (Tiết 1)I/ Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật,bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm; tấm lòng vì dân, vì nước của ông
Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (Trả lời được các câu hỏi trongSgk)
- Giáo dục học sinh tính thanh liêm
II/ Chuẩn bị:
Trang 111/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ “Người ăn xin” Gọi 3 học sinh
đọc và trả lời câu hỏi
- Bài mới: Một người chính trực
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến … Đó là vua Lý cao Tông.
Đoạn 2: Tiếp theo đến … thăm Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ trong sgk (minh hoạ tranh, ảnh)
- Cho học sinh luyện theo cặp
- Mời 1, 2 em đọc cả bài
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 Hỏi: Đoạn này kể
chuyện gì? (Thái độ chính trực của ông Tô Hiến Thành
đối với chuyện lập ngôi vua) Trong chuyện lập ngôi
Vua sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế
nào? (Không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu
của vua đã mất Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử
Long Cán lên làm vua)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 Hỏi: Khi Tô Hiến
Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông? (Quan
tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 Hỏi: Tô Hiến
Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? (Quan
gián nghị đại phu Trần Trung Tá) Vì sao thái hậu ngạc
nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá? (Vì
Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô
Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không
được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc
nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử) Trong việc
tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến
Thành thể hiện như thế nào? (Cử người tài ba ra giúp
nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình) Vì
sao nhân dân ca ngợi những chính trực như ông Tô
Hiến Thành? (sẽ làm điều tốt cho dân, cho nước; …)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
Trang 12Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
* Mời 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
* Hướng dẫn lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Một hôm,
Đỗ thái hậu … xin cử Trần Trung Tá” Cần chú ý lời
Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn Lời Thái hậu
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Tre Việt Nam”
- 4 học sinh đọc nối tiếp
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Tre Việt Nam
Tuần 4 (Tiết 2)I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm
- Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (Trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ)
- Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua câu hỏi 2: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao? (Nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống)
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ “Một người chính trực” Gọi 3
học sinh đọc và trả lời câu hỏi
- Bài mới: Tre Việt Nam
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến … nên lũy nên thành tre ơi?
Trang 13Đoạn 2: Tiếp theo đến … hát ru lá cành.
Đoạn 3: Tiếp theo đến … truyền đời cho măng.
Đoạn 4: Phần còn lại.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ trong sgk (minh hoạ tranh, ảnh)
- Cho học sinh luyện theo cặp
- Mời 1, 2 em đọc cả bài
- Đọc mẫu diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ 5 dòng đầu, tìm
những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với
người Việt Nam (Tre xanh, /Xanh tự bao giờ? /Chuyện
ngày xưa … đã có bờ tre xanh)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm tiếp Hỏi: Những hình ảnh
nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người
Việt Nam (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng)? Những hình
ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù? (Ở đâu …
Cho dù … Rễ siêng … Tre bao nhiêu rễ …) Những
hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của
người Việt Nam? (Biết thương yêu, nhường nhịn, đùm
bọc, che chở cho nhau; tạo nên sức manh, sự bất diệt)
Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay
thẳng (ngay thẳng bất khuất)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài, tìm những hình
ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích Giải
thích những hình ảnh đó
- Yêu cầu học sinh đọc 4 dòng cuối Hỏi: Đoạn thơ kết
bài có ý nghĩa gì? (Thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục
của các thế hệ- tre già, măng mọc)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
* Mời học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ
* Hướng dẫn lớp đọc diễn cảm đoạn: “ Nòi tre … đến
xanh màu tre xanh”
- Đọc mẫu
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 - 2 nhóm đọc
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm
* Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ:
- Cho học sinh nhẩm học thuộc lòng câu thơ ưa thích
- Cho cả lớp thi đọc thuộc một đoạn thơ
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc bài thơ
Hoạt động 4: Củng cố
- Ý nghĩa bài thơ: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca
ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt
Nam (giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực)
Trang 14Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Những hạt thóc giống
Tuần 5 (Tiết 1)I/ Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật (Trảlời được câu hỏi1, 2, 3 trong sgk)
- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4 (Sgk)
- Giáo dục học sinh tính trung thực
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ “Tre Việt Nam” Gọi 3 học
sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi: Bài thơ ca ngợi
những phẩm chất gì của ai?
- Bài mới: Những hạt thóc giống
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến … sẽ bị trừng phạt.
Đoạn 2: Tiếp theo đến … cho thóc nảy mầm được.
Đoạn 3: Tiếp theo đến … từ thóc giống của ta.
Đoạn 4: Phần còn lại.
- Cho học sinh đọc từng đoạn, luyện đọc từ khó, giải
nghĩa từ trong sgk (minh hoạ tranh, ảnh)
- Cho học sinh luyện theo cặp
- Mời 1, 2 em đọc cả bài
- Đọc mẫu diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn truyện Hỏi: Nhà vua
chọ người như thế nào để truyền ngôi? (Vua muốn
chọn người trung thực để truyền ngôi)
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn mở đầu câu chuyện Hỏi:
Trang 15Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
(Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc
kĩ về gieo trồng và hẹn “ai thu được nhiều thóc sẽ được
truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt)
Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không? (không)
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 Hỏi: Theo lệnh vua, chú
bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? ( Chôm đã gieo
trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm)
Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm
gì? (Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho
nhà vua Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc,
lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: “ Tâu Bệ hạ!
Con không làm sao cho thóc nảy mầm được”) Hành
động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? ( Chôm
dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 Hỏi: Thái độ của
mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
(Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm
Vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt)
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối Hỏi: Theo em, vì sao
người trung thực là người đáng quý? (nói thật; làm
được nhiều việc có ích cho dân, cho nước; dám bảo vệ
sự thật, bảo vệ người tốt …)
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
* Mời 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Đọc mẫu diễn cảm đoạn: “ Chôm lo lắng … thóc
giống của ta.”
- Cho học sinh luyện đọc theo vai (theo nhóm 3 em)
- Gọi 1 - 2 nhóm đọc
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
(Trung thực là đức tính quý nhất của con người./ Cần
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Gà Trống và Cáo
Tuần 5 (Tiết 2)I/ Mục tiêu: