Khái niệm của tổ chức xã hội Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
Chủ đề : Quy chế pháp lí hành chính của các tổ chức xã hội
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Chiên
Mã sinh viên : 11150633 Lớp : Luật kinh doanh k57
Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Kim Hoàng
Trang 2NỘI DUNG.
I/ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
1. KHÁI NIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI.
3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA CẤC TỔ CHỨC XÃ HỘI VỚI CÁC TỔ CHỨC KHÁC.
II/ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI.
III/ QUY CHẾ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA TCXH
1. KHÁI NIỆM CỦA QUY CHẾ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA TCXH.
2. NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA TCXH.
Trang 3I/ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI.
1 Khái niệm của tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều
lệ, không vì lợi nhuần mà nhằm đáp ứng các lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí Nhà nước và xã hội
Cùng với quá trình dân chủ hóa, các quyền con người ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ ngày càng toàn diện hơn Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “ Công dân Việt Nam có quyền lập hội theo quy định của pháp luật.” Đây là cơ sở pháp lí vững chắc để các tổ chức xã hội ra đời, tồn tại
và phát triển Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa thì quyền tự do, dân chủ của công dân càng được chú trọng, mở rộng và bảo vệ Bên cạnh đó, xu thế hội nhập quốc tế đang là tác nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội ở Việt Nam
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước Về chính trị, tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân Với vai trò hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tổ chức xã hội góp phần làm ổn định chính trị, tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện quản lí xã hội Tổ chức xã hội đại diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp trong
xã hội Việt Nam, thay mặt cho quần chúng nhân dân thực hiện
quyền lực chính trị đồng thời giúp cho từng cá nhân phát huy tính tích cực chính trị thông qua việc tuyên truyền giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thu hút nhân dân tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội Ngoài
ý nghĩa chính trị, sự tồn tại và phát triển của tổ chức xã hội còn có ý
Trang 4nghĩa trong việc tăng cường khả năng hoạt động kinh tế-xã hội của công dân Thông qua các tổ chức xã hội, công dân có điều kiện hơn trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Là bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân dân lao động
2.Các đặc điểm của các tổ chức xã hội
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị Mặt khác, các tổ chức chính trị xã hội đều có đặc điểm chung nhất định, phân biệt với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế Các đặc điểm đó là :
- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp,
sở thích,
Yếu tố tự nguyện thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó Không ai có quyền ép buộc người khác phải tham gia hay không tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định Tuy nhiên, mỗi tổ chức
xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội nào đó Ví dụ: Điều 5 Điều lệ Công đoàn năm 2013 quy định : “ Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.”
Yếu tố tự nguyện còn biểu hiện trong việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của tổ chức xã hội hoàn toàn do tổ chức xã hội đó và những người muốn tham gia quyết định Nhà nước không can thiệp và cũng không sử dụng quyền lực của mình để chi phối hoạt động đó
Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung dấu hiệu đặc điểm Ví dụ, cùng chung mục đích, lí tưởng như Đảng Cộng sản Việt
Trang 5Nam, cùng giai cấp như Hội nông dân Việt Nam, cùng chung giới tính như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cùng chung nghề nghiệp như Hội nhà báo, hội nhà văn Việt Nam, cùng chung sở thích như Hội những người yêu thích môn thể thao, thậm chí có thể cùng chung một dấu hiệu khuyết tật như Hội người mù, Tất cả họ liên kết lại với nhau, tìm tiếng nói chung trong hình thức tổ chức xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo
vệ lợi ích chính đáng của mình
- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lí Nhà nước.
Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt
động quản lí Nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh Nhà nước Đặc điểm này của tổ chức xã hội xuất phát từ nguyên nhân tổ chức xã hội không phải là
bộ phận trong cơ cấu bộ máy Nhà nước Nhà nước thừa nhận và bảo hộ
sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc cho phép tổ chức xã hội được thành lập đồng thời quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các tổ chức đó Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí này, các tổ chức xã hội nhân danh của tổ chức mình; ví dụ như trong các trường hợp khi thực hiện quyền đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện quyền khiếu nại, các tổ chức xã hội sẽ phải nhân danh của tổ chức mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được quy định bởi pháp luật, Nhà nước trao quyền cho các tổ chức xã hội, cho phép các tổ chức này thay mặt Nhà nước quản lí một số công việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh Nhà nước và sử dụng quyền lực Nhà nước, các quyết định do các tổ chức xã hội đưa ra mới mang tính chất quyền lực Nhà nước Ví dụ Điều 14 của Luật Công đoàn quy định tổ chức công đoàn có quyền : “ Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm
Trang 6xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.” Khi tham gia phối hợp thanh kiểm tra, giám sát, công đoàn
có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu và giải trình các vấn đề có liên quan Trong những trường hợp này, quyết định của tổ chức xã hội có hiệu lực đối với các thành viên bên ngoài tổ chức đó Khi không được trao quyền lực Nhà nước, các quyết định của tổ chức xã hội chỉ có tính bắt buộc trong nội bộ
và hoạt động theo điều lệ Điều lệ của các tổ chức không phải là các văn bản pháp luật, các quy định trong điều lệ không mang tính pháp lí, chúng chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nội bộ của tổ chức xã hội đó và chỉ có hiệu lực đối với các thành viên trong tổ chức Mặt khác, điều lệ hoạt động của các tổ chức xã hội cũng không quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các tổ chức xã hội, không xác định năng lực chủ thể của các
tổ chức xã hội trong các quan hệ quản lí Nhà nước
Trang 7Năng lực chủ thể của các tổ chức xã hội để tham gia vào các quan hệ pháp luật do Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lí của tổ chức xã hội trong lĩnh vực hành chính Nhà nước tạo thành quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội Trong quá trình hoạt động, các tổ chức xã hội tự giải quyết các công việc nội bộ của mình, Nhà nước sẽ không can thiệp vào hoạt động của tổ chức nếu hoạt động ấy không trái pháp luật quy định.
Phần lớn các tổ chức xã hội đều có điều lệ hoạt động, tiêu biểu như Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ việt Nam, Tuy nhiên có một số tổ chức không có điều lệ hoạt động riêng mà hoạt động theo quy định của Nhà nước như Ban thanh tra Nhân dân, tổ hòa giải, Ngoài ra còn một số tổ chức vừa hoạt động theo quy định của pháp luật vừa tuân theo điều lệ riêng của tổ chức như tổ chức Công đoàn,
Tóm lại, cho dù tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ hay quy định của Nhà nước thì những hoạt động nội bộ của tổ chức vẫn mang tính tự quản Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của các tổ chức này cũng như không sử dụng quyền lực Nhà nước để sắp xếp thành viên hay cách chức thành viên của tổ chức đó
- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Đặc điểm này là yếu tố phân biệt tổ chức xã hội với các tổ chức kinh tế
như : công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,
Các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, mà trước hết là cho các thành viên ở trong tổ chức đó Thông qua những quy định trong điều lệ hoạt động, thông qua
Trang 8hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thường xuyên đối với các thành viên; các tổ chức xã hội luôn hướng tới mục đích nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân Đồng thời, các hoạt động của tổ chức xã hội còn nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong chính tổ chức Khi có hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên hay của những người khác, các tổ chức xã hội sẽ tạo ra
dư luận xã hội rộng rãi để phản đối những hành vi vi phạm đó đồng thời yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích bị xâm hại
Ngoài ra, một số tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, giải trí, của các thành viên hay để trao đổi các kinh nghiệm sản xuất, tăng gia, ví dụ như: hội làm vườn, hội những người chơi cây cảnh, Các tổ chức xã hội cũng có thể làm kinh tế từ những hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hoặc kinh doanh để gây quỹ hoạt động hội nhưng đây không được coi là mục đích hoạt động của chính của tổ chức xã hội
Trên thực tế có một thuật ngữ cần phân biệt với các tổ chức xã hội đó là thuật ngữ “ tổ chức phi chính phủ ” Đây là một thuật ngữ được sử dụng
để chỉ một số tổ chức không thuộc khu vưc Nhà nước, hoạt động tương đối độc lập với Nhà nước Các tổ chức này hoạt động đa dạng
trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa, khoa học kĩ thuật, nhân đạo, với mục đích phi lợi nhuận, hướng đến sự phát triển lành mạnh, bình đẳng vì tiến bộ của xã hội Các tổ chức phi chính phủ không bao gồm các đảng phái chính trị và các tổ chức tôn giáo Các tổ chức phi chính phủ hoạt động độc lập tương đối với Chính phủ; được hình thành theo nguyên tắc
tự nguyện; hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, phi lợi nhuận và không nhằm mục đích chính trị Với các đặc điểm này, tổ chức phi chính phủ được hiểu là cách gọi khác của tổ chức xã hội
Trang 93.Sự khác biệt giữa tổ chức xã hội với một số cơ quan tổ chức khác.
3.1 Phân biệt tổ chức xã hội với các cơ quan hành chính Nhà nước
- Khái niệm:
+ Cơ quan hành chính Nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính Nhà nước
+ Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mụch đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và điều
lệ nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí Nhà nước và xã hội
- Đặc điểm:
+ Cơ quan hành chính Nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mụch đích hướng tới lợi ích công Còn các tổ chức xã hội chỉ được nhân danh Nhà nước trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật
+ Các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập và hoạt động trên những quy định của pháp luật còn các tổ chức xã hội ngoài quy định của pháp luật ra, các tổ chức này còn hoạt động dựa trên điều lệ của tổ chức
đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
+ Các cơ quan hành chính Nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí hành chính Nhà nước Các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành-điều hành ( đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ
sở luật và để thi hành pháp luật ) nhằm thực hiện chức năng quản lí Nhà nước Như vậy hoạt động chấp hành-điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lí hành chính Nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước Còn đối với tổ chức xã hội thì hoạt động nhằm mục đích chính đó
Trang 10là bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.
+ Nguồn nhân sự chính của các cơ quan hành chính Nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức Đối với các tổ chức xã hội, sự hình thành được dựa trên nguyên tắc tự nguyện của các thành viên, nhân dân có quyền tự do lựa chọn có hoặc không tham gia vào một
tổ chức xã hội nào đó, tuy nhiên, đối với mỗi tổ chức xã hội lại đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với mỗi cá nhân muốn trở thành thành viên của tổ chức
+ Mối quan hệ giữa các thành viên của tổ chức xã hội là mối quan hệ bình đẳng, khác với các cơ quan hành chính Nhà nước đó là mối quan hệ quyền lực-phục tùng
3.2 Sự khác nhau giữa tổ chức xã hội với tổ chức kinh tế và đơn vị sự nghiệp.
- Tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư, lợi nhuận là mục đích sau cùng của các tổ chức này Khác với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động nhằm hướng tới mục đích phi lợi nhuận, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên và nâng cáo ý thức pháp luật cho cộng đồng Mặc dù vẫn có một số tổ chức xã hội làm kinh tế từ những hoạt động văn hóa, thể thao, hoặc kinh doanh để gây quỹ hoạt động hội nhưng đây không được xem là mục đích hoạt động chính của tổ chức xã hội
-Đơn vị sự nghiệp là bộ phận cấu thành cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập nên, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lí Nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
Trang 11trong các ngành hoặc lĩnh vực theo quy định của pháp luật Sự khác biệt
rõ ràng nhất của đơn vị sự nghiệp với tổ chức xã hội đó là đơn vị sự nghiệp là bộ phận trong cơ cấu của Nhà nước, chịu sự tác động của phía Nhà nước tới hoạt động nội bộ của mình
II/ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI.
Tổ chức xã hội có rất nhiều tên gọi khác nhau Thông thường các tên gọi của tổ chức xã hội sẽ phản ánh dấu hiệu chung nhất và là tiêu chí tập hợp các thành viên của tổ chức Từ góc độ nghiên cứu, dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức xã hội, có thể phân chia tổ chức xã hội thành 9 nhóm sau:
1 Tổ chức chính trị
Tổ chức chính trị là tổ chức mà thành viên gồm những người cùng hoạt
động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định Sự tồn tại công khai và hợp pháp của các tổ chức chính trị chỉ được thừa nhận khi quyền lực Nhà nước thuộc về một lực lượng xã hội nhất định và việc thành lập các cơ quan quyền lực Nhà nước được tiến hành bằng phương thức bầu
cử dân chủ Tổ chức chính trị tập hợp những người tiên phong, đại diện cho giai cấp hay lực lượng xã hội nhất định, thực hiện những hoạt động
có liên quan tới mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các tầng lớp xã hội mà hạt nhân của những vấn đề này là giành và giữ chính quyền
Trước năm 1988, nước ta tồn tạ ba tổ chức chính trị với ba ý nghĩa là ba đảng phái chính trị tồn tại hợp pháp Đó là Đảng dân chủ, Đảng xã hội và Đảng Lao động Việt Nam ( nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ) Đảng dân chủ thành lập vào ngày 30/6/1944, Đảng xã hội thành lập vào ngày 27/2/1946 Kể từ khi thành lập, Đảng Dân chủ và Đảng xã hội đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Ghi nhận công lao to lớn đó, Hội đồng
Trang 12nhà nước đã trao tặng hai Đảng huân chương sao vàng Năm 1988, Đảng
Xã hội và Đảng Dân chủ đã giải thể, kết thúc hơn 40 năm hoạt động vẻ vang của mình Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một đảng chính trị được tồn tại và hoạt động hợp pháp đó là Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động với mục đích chính trị là mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh giữa hai giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, nhằm đạt mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản là học thuyết Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Hoạt động quản lí Nhà nước dựa trên nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng là kim chỉ nam cho hoạt động của Nhà nước và xã hội Nhiều chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật
Với cơ chế chính trị một Đảng cầm quyền, hoạt động quản lí hành chính Nhà nước dựa trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính Nhà nước; nguyên tắc này được biểu hiện cụ thể ở các hình thức và phương pháp hoạt động của Đảng:
+ Trước hết Đảng lãnh đạo trong quản lí Nhà nước bằng việc đưa ra những đường lối chủ trương, chính sách hoạt động của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lí hành chính Nhà nước Các vấn đề quan trọng của hoạt động quản lí Nhà nước nói chung và quản lí hành chính nói riêng cần phải có đường lối chủ trương của các tổ chức Đảng có trách nhiệm
+ Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính Nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ Các tổ chức Đảng bồi dưỡng, đào tạo các Đảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực để gánh vác những nhiệm vụ trong bộ máy hành chính nhà nước
Trang 13+ Thứ ba, Đảng lãnh đạo trong quản lí Nhà nước không chỉ bằng đường lối, chủ trương, chính sách, bằng công tác tổ chức cán bộ mà còn bằng hình thức kiểm tra Hoạt động kiểm tra ở đây có nghĩa là kiểm tra việc chấp hành, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Như vậy, tuy lãnh đạo hệ thống chính trị nhưng Đảng không can thiệp trực tiếp vào công việc của Nhà nước mà định ra phương hướng hoạt động và kiểm tra việc thực hiện đường lối của mình trong bộ máy Nhà nước.Mọi hoạt động của Đảng đều nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp
và pháp luật
2 Tổ chức chính trị xã hội
Tổ chức chính trị xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền Do quy mô và tính chất hoạt động của các
tổ chức chính trị xã hội mà các tổ chức này thường tồn tại và hoạt động bên cạnh các tổ chức chính trị với tính chất hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị, cụ thể là trợ giúp cho hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam Các tổ chức xã hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước Các tổ chức này có điều lệ hoạt động do đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các thành viên thông qua Các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân
Một số tổ chức chính trị tiêu biểu ở Việt Nam là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh
2.1.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trang 14Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội
và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Mặt trận Việt Nam thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Mặt trận Việt Nam được thành lập nhằm mục đích tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thầntrong nhân dân, tuyên truyền và động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất và hành động
Các cá nhân tiêu biểu và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức
xã hội khác nếu nhất trí điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có đơn tự nguyện gia nhập và được Mặt trận Tổ quốc đồng ý thì sẽ trở thành thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2.2 Công đoàn.
Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân
và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên