Vấn đề về quy phạm pháp luật:

Một phần của tài liệu thực trạng đấu thầu trong mua sắm công tại Việt Nam từ năm 2000-2010 (Trang 27 - 28)

CÔNG BẰNG VỐN NHÀ NƯỚC.

3.1 Vấn đề về quy phạm pháp luật:

Với đặc thù mua sắm công sử dụng vốn nhà nước hiện nay, bên mua là các tổ chức, cá nhân (những người ra quyết định mua) đại diện cho chủ sở hữu nhà nước. Bên bán là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo của các doanh nghiệp này (là những người ra quyết định trong hoạt động bán) cũng do nhà nước bổ nhiệm, hàng hóa họ bán được không thuộc sở hữu của họ. Như vậy, cả người bán và người mua đều không phảo là “chủ thật”. Với đặc thù như vậy, nếu không có môi trường pháp luật minh bạch với những chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc, thì không thể tránh được các hoạt động mua sắm và hiệu quả mua sắm thấp là điều chắc chắn.

Phải nói rằng luật pháp hiện hành về mua sắm công đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra nề nếp các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường, song do chúng đả trải qua một thời kỳ quá dài quản lý nền kinh tế theo cơ chế tập trung chỉ huy, nên sự tiếp cận với cơ chế mới không tránh khỏi những cản trở của lối làm ăn cũ. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô cũng được thu nhập một cách ồ ạt, thiếu sự chọn lọc bài bản và không tương thích với trình độ quản lý của bộ máy hiện hữu.

Luật đầu tư được ban hành và có hiệu lực đã gần 4 năm, tiếp đó là hàng chục văn bản hướng dẫn thi hành luật. Về nội dung, các quy định về mua sắm công đã bao quát đầy đủ các yếu tố để theo đó có thể đạt mục tiêu của hoạt động này tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch và có hiệu quả kinh tế. Song thực tế cho thấy hoạt động mua sắm công trong những năm vừa

qua còn vô cùng bất ổn. Rất nhiều vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực hiện không được tháo gỡ, tình trạng không biết làm thế nào cho đúng luật còn phổ biến, vì mỗi văn bản quy định một kiểu... Rất nhiều vi phạm không được xử lý hoặc không có chế tài xử lý đến nơi đến chốn.

Tóm lại, hệ thống pháp luật về đầu tư hiện hành còn nhiều bất cập, chưa thỏa mãn yêu cầu là hành lang pháp lý bảo đảm cho các hoạt động mua sắm công được minh bạch và có hiệu quả. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ và thích đáng để xây dựng lại hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động mua sắm công đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Việc soạn thảo cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Một phần của tài liệu thực trạng đấu thầu trong mua sắm công tại Việt Nam từ năm 2000-2010 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w