Hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu mua sắm công giảm dần theo thời gian.

Một phần của tài liệu thực trạng đấu thầu trong mua sắm công tại Việt Nam từ năm 2000-2010 (Trang 25 - 27)

theo thời gian.

Theo số liêu ở bảng 1 cho có thể thấy rằng tình hình thực hiện mua sắm công hầu như không còn là nhưng cuộc đấu thầu mang tính cạnh tranh công bằng, minh bạch mà chỉ còn là những cuộc đấu tượng trưng mang tính hình thức để lách luật. Nếu khi mới bắt đầu áp dụng chế độ mua sắm công năm 2000 tỷ lệ tiết kiệm đạt bình quân là trên 10%, thì trong những năm gần đây tỷ lệ này chỉ dao động trong khoảng từ 3-5%. Mặc dù tổng giá trị mua sắm ngày càng lớn. Cũng theo lĩnh vực đấu thầu năm 2008:

Bảng 5: số liệu đấu thầu mua sắm công theo Loại hình đấu thầu, năm 2008

Lĩnh vực Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tư vấn 18.618 9.217,68 8.268,18 589,50 6,4% Hàng hoá 13.339 93.418,30 86.220,07 7.198,23 7,7% Xây lắp 28.682 149.913,01 143.878,80 6.034,20 4% Tổng cộng 60.639 252.548,99 238.727,05 13.821,94 5,47% Nguồn: Bộ KH&ĐT

Theo Bảng 5, mức tiết kiệm đạt được trong đấu thầu tập trung chủ yếu trong lĩnh vực hàng hoá, đạt 7,7% tương đương 7.198,23 tỷ đồng. Các gói thầu hàng hoá chiếm 30% về số lượng, giá trị tiết kiệm được trong lĩnh vực hàng hoá chiếm 52% tổng giá trị tiết kiệm.

Đối với lĩnh vực xây lắp chiếm 47,2% tổng số lượng gói thầu, chiếm 60% về mặt giá trúng thầu, và mức tiết kiệm đạt 6.034,20 tỷ đồng, tương đương 4%. Như vậy, hiệu quả kinh tế trong đấu thầu xây lắp là kém nhất. Qua đó thấy được, vấn đề vi phạm trong ngân sách nhà nước ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là trong đấu thầu xây lắp - lĩnh vực bị thất thoát, lãng phí ở nhiều công đoạn nhất. Điều này gây tâm lý hoang mạng, lo ngại cho nhiều người thuộc đủ tầng lớp trong xã hội. Rõ ràng còn nhiều bất ổn trong quản lý và thực hiện đấu thầu mua sắm công hiện nay.

Việc để xẩy ra những hiện trạng này là do hiện nay vẫn còn nhiều vi phạm trong mua sắm công. Do chính sách luật và thực hiện luật hiện nay còn nhiều hạn chế nên ngày càng nhiều địa chỉ cơ quan gây thất thoát lãng phí. Một ví dụ cụ thể là các ban quản lý dự án (PMU): đây là các tổ chức được các chủ đầu tư (chủ yếu là các bộ, UBND các cấp) thành lập ra để đại diện cho chủ đầu tư làm nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước. Tổng giá trị mua sắm mà các PMU thực hiện hàng năm thường từ vài chục đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Biên chế của các PMU thường từ vài chục đến vài trăm người. Nhân sự được chọn vào PMU thường rất hiếm. Hầu hết họ đều được tuyển chọn thông qua các mối quan hệ đặc biệt hoặc là con em hoặc của những nhân vật có thế lực lớn. Đối với một công nhân bình thường, để có chứng cứ, tài liệu xác định rõ giá trị tài sản thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên, nhìn vào khối tài sản riêng của các quan chức thuộc PMU, nhìn vào cách tiêu tiền, cách sống của họ không thể băn khoăn. Công bằng mà nói, với mức lương công chức theo quy định hiện hành, đảm bảo cuộc sống bình thường là rất khó, trong khi đó, thành Viên các PMU lại thường rất giàu có. Điều đó có thể đã chứng minh được rằng họ đã lấy của chung làm của riêng. Vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006 làm một minh chứng có thể nói lên được quan ngại của chúng ta trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu thực trạng đấu thầu trong mua sắm công tại Việt Nam từ năm 2000-2010 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w