Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ trong bộ máy:

Một phần của tài liệu thực trạng đấu thầu trong mua sắm công tại Việt Nam từ năm 2000-2010 (Trang 30 - 34)

CÔNG BẰNG VỐN NHÀ NƯỚC.

3.2Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ trong bộ máy:

Do đặc điểm của hệ thống công hữu, bộ máy quản lý và điều hành đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Nó vừa là cơ quan ban hành hoặc soạn thảo chính sách, vừa đóng vai trò chỉ đạo thực hiện, vừa trực tiếp tham gia từng hoạt động cụ thể. Với vai trò quan trọng như vậy đòi hỏi các thành viên trong bộ máy phải thực sự có năng lực, thông thạo về chuyên môn, trong sáng về phẩm chất đạo đức, có nhiệt tình và đủ bản lãnh hoàn thành công việc được giao phó trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu được hình thành trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường. Nhân sự của bộ máy này chủ yếu được đào tạo để làm việc trong hệ thống quản lý hành chính quan liêu theo kiểu kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kiến thức kinh tế thì trường còn rất hạn chế.trong bối cảnh hệ thống chính sách luật về đầu tư mua sắm công theo kiểu kinh tế thị trường còn chưa ổn định. Cán bộ trong hệ thống đều phải vừa làm vừa hoàn thiện mình. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới với hơn 10 năm thực hiện mua sắm công thông qua đấu thầu, nhận thức về mua sắm công thông qua đấu thầu cạnh tranh của cán bộ trong bộ máy này vẫn còn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của thời kỳ chuyển đổi. Kết quả hoạt động mua sắm công đề cập ở chương 2 đã minh chứng rõ nét nhận định này.

Rõ ràng, vấn đề nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường là đòi hỏi mang tính cấp thiết. Đặc biệt, trong lĩnh vực mua sắm công rất cần những đội ngũ

không những giỏi về chuyên môn, mà còn phải có bản lĩnh để thắng mọi cám dỗ về vật chất. Họ cần được đào tạo một cách bài bản, cần được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về pháp luật, về chuyên môn, về kinh tế xã hội để trở thành các chuyên gia biết làm việc một cách chuyên nghiệp.

Để đạt các yêu cầu trên cần giải quyết thật tốt các công việc sau:

Cải cách cơ bản và có chiều sâu công tác cán bộ, đặc biệt là trong hệ thống cơ quan hành pháp. Kiên quyết không sử dụng những cán bộ không có năng lực chuyên môn nhưng lại khéo léo trong quan hệ, chỉ biết cách vừa lòng cấp trên trong sinh hoạt.

Cải cách triệt để và sâu sắc công tác đào tạo nhân sự trong hệ thống. Đặc biệt là đối với những cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu trong mua sắm công. Cần có tiêu chí cụ thể cho cả người dạy và người học. Thầy ra thầy, trò ra trò. Hết sức đề cao tính chuyên nghiệp đấu thầu trong mua sắm công.

Cải cách chính sách tiền lương, đồng thời chú trọng đặc biệt đến việc không ngừng nâng cao đời sống công chức.

Có chính sách và tổ chức thực hiện thật nghiêm túc và triệt để việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và đối với các hành vi vi phạm đấu thầu trong mua sắm công nói riêng. Việc xử lý vi phạm phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan.

Thường xuyên xem xét, đánh giá kết quả làm việc của cán bộ công chức, trên cơ sở đó bố trí sắp xếp lại một cách khoa học nhằm phát huy cao nhất khả năng và sở trương công tác của từng cán bộ.

KẾT LUẬN

Sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế cùng với những thành tựu to lơn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong hơn 20 năm qua đã chứng minh một cách sinh động về tính đúng đắn trong tiến trình đổi mới ở Việt nam. Đặc biệt là quá trình nhận thức dẫn đến đổi mới tư duy kinh tế.

Cơ chế kinh tế thị trường đã từng bước hình thành, thấm sâu vào đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam và từng bước đẩy lùi tư duy kinh tế bao cấp. Nhờ đó các chính sách mới ban hành theo tư duy kinh tế thị trường như: luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật đấu thầu… mà thị trường Việt nam có thêm hàng trăm ngàn doanh nghiệp mới được cấp giấy phép kinh doanh. Trong đó hầu hết là thành phần kinh tế tư nhân (cả trong và ngoài nước), hàng chục tỷ USD được đầu tư thêm, trong đó chủ yếu đầu tư vào khu vực kết cấu hạ tầng sử dụng từ nguồn ODA, FDI và các nguồn huy động khác.

Hoạt động đấu thầu mua sắm công đóng vai trò quan trọng trong các thành tựu kể trên. Một trong cac dấu hiệu quan trọng nhất của cơ chế kinh tế thị trường là sự cạnh tranh tự do trong môi trường bình đẳng và minh bạch. Cạnh tranh công bằng sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm. Nhờ yếu tố cạnh tranh mà chủ đấu tư, người mua hàng có điều kiện chọn được hàng hóa dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mình và với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, để tạo ra các cuộc canh tranh công bằng và minh bạch nhất thiết phải có khung khổ pháp lý đầy đủ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Công bằng mà nói, hiện tại Việt Nam có một hệ thống luật pháp về đấu thầu mua sắm công tương đối đầy đủ với bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm công rất hùng hậu về số lượng. Song thực chất hoạt động mua

sắm công sử dụng vốn nhà nước lại vô cùng kém hiệu quả. Các sai phạm trong đấu thầu ngày càng nhiều, càng công khai nhưng không được xử lý hoặc không được xử lý. Chính vì thế gây thất thoát, lãng phí rất nhiều nguồn vốn của nhà nước. Đây là do tàn dư của mô hình tập trung quan liêu bao cấp kéo dài trong thời gian trươc.

Tóm lại, hoạt động đấu thầu trong mua sắm công hiện nay còn nhiều bất cập cả về chính sách, luật pháp cũng như hệ thống bộ máy tổ chức thực hiện. Chính điều này đòi hỏi toàn đảng toàn dân cùng góp công, góp sức để thay đổi, khắc phục nhằm mục tiêu minh bạch hóa mội chỉ tiêu sử dụng vốn nhà nước góp phần đưa nền kinh tế phát triển bền vững, đẩy nhanh tiền trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu thực trạng đấu thầu trong mua sắm công tại Việt Nam từ năm 2000-2010 (Trang 30 - 34)