I DAT VAN DE
1 Ly do chon dé tai:
Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
phổ thông lại được đặt ra một cách cấp bách và khẩn thiết hơn bao giờ hết Nói như vậy, có nghĩa là vấn đề này đã được nêu lên từ nhiều lần và từ rất lâu Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khẩu hiệu “Phát huy tính tích cực của
người học sinh” đã được dương cao Bản thân câu khẩu hiệu ấy đã nói ra được mục đích và ý nghĩa của nó
Tiếp đến những năm tám mươi, vấn đề dạy học theo thiết kế với chủ
trương: “Thây thiết kế, trò thi công” và khẩu hiệu “Chống đọc chép” thực chất
cũng nhằm phát huy tính chủ động tích cực của người học sinh
Rồi những năm chín mươi, vấn đề đổi mới lại dấy lên mạnh mẽ với hàng loạt định hướng như: “Lấy học sinh làm trung tâm”; “Tích cực hoá hoạt động của người
32
học”; “Phương pháp giáo dục tích cực” hoặc cụ thể hơn trong môn Văn như: “Học sinh là bạn đọc sáng tạo”
Và giờ đây, những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ bùng nổ công nghệ
thông tin, học sinh chỉ thích ngồi trước màn hình vi tính hơn là việc đọc Văn, học Văn; vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhất là dạy học Văn quả là một sự thôi thúc, một đồi hỏi chính đáng của ngành giáo đục Như vậy đổi mới phương pháp
dạy học Văn thực ra không phải là một vấn đề mới, tuy mỗi thời kỳ có những quan niệm, thể hiện ở những phương châm cụ thể ít nhiều khác nhau Nhưng tất
cả đều có chung một mục đích là nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh
Trên thực tế, những năm gần đây, học sinh dường như rất thờ ơ với môn
Trang 2C có ít trường Đại học, CD tuyển chọn hay còn vì một lý đo nào khác từ những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Văn?
Quả thực, suốt mấy chục năm liên tục suy nghĩ để đổi mới việc dạy và học trong nhà trường như thế, nhưng cho đến nay kết quả dường như vẫn chưa có gì khởi sắc “Một bộ phận lớn giáo viên vẫn dạy theo cách dạy từ mấy chục năm
nay- đạy nặng về ghi nhớ, dạy nhồi nhét, đạy theo kiểu đọc chép ” (Trần Kiều - Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông ở nước
ta) Như vậy, phải thừa nhận rằng, chính giáo viên Văn đã làm mất đi sự hấp dẫn của môn Văn, chưa khơi đậy được niềm yêu thích và đam mê văn học ở học sinh Vì thế vấn đề đặt ra là phải tìm ra một “Con đường sáng”, mang lại hiệu quả cao và vững chắc trong dạy học Văn; biến mỗi giờ Văn là một giờ học hứng thú bởi học sinh được khám phá, được phát hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm Và quan trọng hơn, giáo viên còn phải hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân
tích, tiếp cận tác phẩm văn học, cách tìm hiểu, cách đáng giá thẩm định những giá
trị văn học Nghĩa là cung cấp cho các em con đường để các em tự tìm ra cái hay cái đẹp đó
Trong chương trình Văn học 12, có một tác phẩm văn học mà đường như
khoá học nào học sinh cũng rất “sợ”, và cũng rất đáng suy nghĩ là chính bản thân giáo viên cũng rất ngại Đó là tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn
Tuân
Đã nhiều năm giảng dạy khối 12, chúng tôi thấy đó là một thực tế đáng phải bận tâm Đúng là chỉ ra cái hay cái đẹp của tác phẩm này là rất khó Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề để hoc sinh suy nghĩ tìm tòi tự tìm ra được cái hay cái đẹp của nó lại càng khó hơn Vì thế chúng tôi nghĩ cần phải đưa ra một giải pháp về
Trang 3Đặt ra vấn đề này chúng tơi khơng ngồi mục đích làm thay đổi thái độ của
các em đối với thiên tuỳ bút nổi tiếng này Đồng thời nhằm ít nhiều tháo gỡ cho
một số giáo viên khi giảng dạy tác phẩm “Người lái đồ sông Đà” của Nguyễn Tuân Trên cơ sở đó bài viết hy vọng khơi dậy chút ít niềm yêu thích văn học của học sinh đù chỉ qua một tác phẩm cụ thể
I GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Một số điều tra cụ thể:
Trước thực tế học sinh khối 12 có vẻ “rất mệt” khi học tác phẩm “Người lái đồ sông Đà” của Nguyễn Tuân mà chúng tôi đã nhận thấy qua nhiều năm giảng dạy khối 12 và ôn luyện vào Đại học và cao đẳng, chúng tôi đã tiến hành điều tra 4 lớp 12 năm học 2005-2006 bao gồm: - - Một lớp chuyên A: Lớp 12E - Một lớp chuyên C: Lớp 12C - Một lớp công lập: Lớp 12D - Một lớp bán công: Lớp 12N
Qua một số câu hỏi chúng tôi thu được kết quả như sau:
- _ Trên 80% số học sinh dược hỏi cho rằng, đây là một tác phảm khó học, khó nhớ
- _ 90% lại tỏ ra yêu thích Nguyên Tuân khi được tiếp cận tác phẩm “Người lái
đò sông Da”
- Nhưng cũng có đến 85% học sinh sợ gặp tác phẩm “Người lái đồ sông Đà” trong các kỳ thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng
Như vậy, học sinh ít nhiều đã cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm nhưng sợ thi cử mà gặp phải tác phẩm này là vì các em thấy khó học, khó nhớ
Trang 4Đó là chưa nói đến “Người lái đồ sông Đà” của Nguyễn Tuân được tạo nên bởi một phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác hơn người Tác phẩm lại
thuộc thể tài tuỳ bút - một thể tài có phần xa lạ với các em trong chương trình văn học phổ thông Đây là tác phẩm thuộc thể tài tuỳ bút duy nhất các em được học
trong 3 năm ở trường THPT Chính những lý do đó khiến “Người lái đò sông Đà” trở thành một tác phẩm khó, vượt quá sức học, sức cảm thụ của các em Sách giáo khoa Văn 12 cũng khẳng định: “Văn Nguyễn Tuân ( ) không phải ai cũng ưa
thích”, huống hồ là học sinh - một đối tượng chỉ phù hợp với những tác phẩm giản đơn, rõ nghĩa
Vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài này với niềm tin làm cho các em
không còn cảm giác sợ gặp Nguyễn Tuân, gặp “Người lái đồ sông Đà”, không những thế còn có thể đem đến cho các em niềm hứng thú sự say mê cùng với tác
giả về vẻ dep tran day chất thơ mà cũng rất hùng vĩ của thiên nhiên và con người
Tây bắc; yêu cái tài hoa uyên bác, lịch lãm của nhà văn Nguyễn Tuân 2 Khái quát chung:
Sách giáo khoa Văn học 12 có nhận định: “Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sỹ Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách
độ đáo”
Quả thực, Nguyễn Tuân là một người nghệ sỹ luôn luôn đề cao tính nghệ
thuật, đề cao cái tôi cá nhân của người nghệ sỹ Bởi chính ông là một phong cách
vô cùng độc đáo trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Nguyễn Tuân luôn có ý
thức viết sao cho không giống ai từ đề tài, nhân vật, lối kết cấu cho đến hành văn, cách dùng từ, đặt câu và trong thực tế sáng tác, Nguyễn Tuân đã làm đúng được như thế Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được rút từ tập tuỳ bút “ Sông Đà”,
Trang 5Nguyễn Tuân sau cách mạng Tìm hiểu tác phẩm này, chúng tôi cho rằng nên từ
phong cách của Nguyên Tuân soi chiếu vào tác phẩm để có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm Tức là ở một khía cạnh nào đó chúng ta đã dạy học tác phẩm theo thi pháp tác giả Cần hướng dẫn học sinh biết cách tiếp cận tác phẩm, phân tích tìm hiểu tác phẩm từ phong cách tác giả
Mat khác, “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân như trên đã nói là một
tác phẩm thuộc thể tài tuỳ bút, thể tài rất không quen thuộc đối với học sinh phổ thông, vì thế chắc chấn có ít nhiều khó khăn trong việc khám phá tác phẩm của
các em Huống hồ “Người lái đò sông Đà” lại là tuỳ bút của một lối viết thực sự rất độc đáo, phong phú và tài hoa đậm cái tôi nghệ sỹ của Nguyễn Tuân Và vì thế
trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam chỉ có Nguyễn Tuân mới có thể trở thành nhà tuỳ bút xuất sắc
Vậy tiếp cận tác phẩm này còn cần phải đi từ thi pháp thể loại - một thể loại mới, khó đối với các em nên lại càng phải chú trọng hơn Có như vậy, học
sinh mới thấy được cái hay của tác phẩm và còn rõ hay ở chỗ nào vì sao như thế
lại hay Và chắc chắn các em cũng không những không sợ gặp Nguyễn Tuân gặp
“Người lái đò sông Đà” mà biết đâu lại còn mong được gặp để trình bày để phat biểu về vẻ đẹp của tác phẩm theo con mắt, cái nhìn, trí tuệ, trái tim của chính các
em
Với riêng “Người lái đò sông Đà” thì giữa phong cách nghệ thuật của nhà
văn với thể loại của tác phẩm lại có mối quan hệ mật thiết với nhau Bởi vì một đặc điểm trong phong cách của Nguyễn Tuân chính là ở sở trường tuỳ bút Chỉ có tuỳ bút mới có thể giúp Nguyễn Tuân thể hiện được phong cách tự do, phóng túng
và cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác của chính ông Chung quy lại, cách khám phá
Trang 6sắc này 3 Cụ thể:
a, Tiếp cận tác phẩm từ thi pháp tác giả tức là từ phong cách nghệ thuật của nhà văn:
Nguyễn Tuân là người ưa mới lạ độc đáo, thích biến ảo, biến hoá nên văn của ông cũng bắt người đọc phải thực sự tham gia vào trò chơi rượt đuổi nghệ thuật đầy thú vị mà cũng rất nhọc nhằn, công phu Vốn là kẻ có sắn máu phiêu
lãng giang hồ, luôn có nhu cầu săn tìm cảm giác lạ, Nguyễn Tuân đã tìm đến với
sông Đà, một dòng chảy vĩ đại của núi rừng Tây bắc nên thơ hùng vĩ Đó là một con người hiếu động, thích “xê dịch”, vì thế mà hay di Di dé “thay thực đơn cho
giác quan” Tất nhiên phải là mới lạ bất ngờ và mãnh liệt Nguyễn Tuân quyết không chấp nhận, không chịu nổi những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn, mực
thước, khuôn phép, những cái quần quanh đơn điệu Chỉ có đi, mà đã đi thì đi đến đầu sông, ngọn nguồn tới những nơi tận cùng của tổ quốc, “xê dịch” trên bộ, trên sông, trên trời, trên biển Nên nhớ là Nguyễn Tuân “xê dịch” có mục đích: đi thực tế, đi công tác, đi mà gắn bó, mà thấy đâu cũng là quê hương; chứ không như trước cách mạng, “xê dịch” vì chán đời, vì bất mãn với thời cuộc, vì “có chỗ để
bỏ”
Và thế là Nguyễn Tuân đến với Đà giang và ông đã in cái bản ngã độc đáo và vẻ đẹp rất chủ quan của tâm hồn, thêm cái tưởng tượng vào cải vẻ đẹp khách quan của đồng sông để dưới ngồi bút của nhà văn tuôn chảy một Đà giang mang
dấu ấn thật riêng của Nguyễn Tuân Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân tìm
Trang 7ở lời đề từ:
Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu
Sông Đà đi ngược với mọi dòng sông Chỉ riêng điều đó đã kích thích mạnh
giác quan của người nghệ sỹ vốn ưa sự độc đáo duy nhất này Một đối tượng độc lạ rất thích hợp với một ngòi bút độc chiêu Và Nguyễn Tuân đã làm cho sông Đà
thêm phần độc đáo bởi cách nhìn lạ lẫm, tài hoa của mình: Một dòng sông vừa hung bạo lại vừa trữ tình Tính cách của sông Đà là một hệ thống những phẩm chất đối chọi nhau, và phải từ những nghịch lý ấy, con sông mới có điều kiện phô bày hết vẻ phức tạp, sự phong phú đầy hấp dẫn của nó
* Nguyễn Tuân thực sự chỉ có cam hứng mãnh liệt với những hiện tượng gây cam gidc la:
Sông Đà của Nguyễn Tuân trước hết là một con sông tột cùng của sự đữ
đội, bạo liệt với những cái hút nước khủng khiếp làm chóng mặt người, những thác gềnh ngang ngược, lac cấc, đặc biệt là cảnh gió thác man đại, cuồng loạn, bủa vây và sắn sàng nhấn chìm tất cả Ở cảnh này Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc cái cảm giác thót tim, có người còn cho rằng ông thích gây áp lực lên
hệ thần kinh người đọc, bắt họ phải chiêm nghiệm cảm giác lạ lùng ấy cùng với ông Còn ông thì hứng khởi, say mê thích thú như một đứa trẻ thơ trước một trò
chơi mới lạ Thế mới biết người nghệ sỹ luôn là người trẻ trung luôn là kẻ đam mê trước vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của cuộc sống
Nguyễn Tuân bằng sự đam mê ấy đã làm chô sông Đà dậy sống, dậy đá Sóng dữ và đá cũng đữ - đó là tâm điểm dữ đội của sông Đà Nguyễn Tuân đã
dựng đá dậy cho lộ bản chất của nó ra Những kẻ yếu bòng vía chắc phải rờn rợn
Trang 8hàm thách thức” ông đò Nguyễn Tuân không những tạo khắc hình người cho đá và còn truyền vào đấy những hình người Sông Đà đã bày một thạch trận để ăn chết con thuyền Cái đữ tợn hung bạo của nó chính là ở chỗ đó Hãy xem cách
bày binh bố trận của Đà giang: rất bài bản Đám đá hòn đá tảng chia làm ba vòng
chặn ngang trên sông, dan trận địa sẵn để đánh giáp lá cà với ông lái đò Mỗi
chặng có một nhiệm vụ khác nhau Chặng thứ nhất hai hòn tiền vệ canh cửa mới nhìn thì có vẻ sơ hở nhưng nhiệm vụ của chúng là dụ đối phương di sâu vào tuyến giữa để đánh khuýp quật vu hồi lại Nếu thuyền chọc thủng tuyến hai thì boong ke
chìm pháo đài ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới tuyến trên, phải tiêu điệt thủy thủ thuyền trưởng ở ngay chân thác Rõ ràng trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân quả là đáng thán phục bởi vì Đà giang trong sự cảm nhận của ông không chỉ độc ác đữ tợn mà còn mưu mô, quỷ quyệt, nham hiểm đến không ngờ
Đã thế Nguyễn Tuân còn nhìn ra từng sắc mặt người đầy xấc xược, hỗn hào, mất nết, du côn trong từng hình thù đá vô tri vô giác như đã nói ở trên Rồi Nguyễn
Tuân còn cho sông Đà thêm một lần đáng sợ mà cũng rất đáng phục đối với
chúng ta ở cách nó bố trí cửa sinh cửa tử để lừa ông lái đò Vòng một nó mở năm
cửa trận: bốn cửa tử, một cửa sinh lệch nhau Vòng hai tăng thêm nhiều cửa tử để
lừa đối phương, cửa sinh vẫn chỉ một và bố trí ngược với vòng đầu Còn vòng ba ít cửa hơn song bên phải bên trái đều là cửa tử Luồng sống duy nhất nằm ngay ở
bọn đá hậu vệ Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá một cách
rất hào hứng, nhiệt tình và đắc lực Chúng xông tới đối phương và đã dùng đến
ngón đòn độc hiểm nhất để tấn công ông lái đò Và thế là với Nguyễn Tuân sông
Đà ghê gớm khủng khiếp như một loài thuỷ quái khổng lồ mang diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một của con người Nó đang trong đỉnh điểm của sự cuồng
loạn, man đại: cơn dận dữ chết người Đọc Nguyễn Tuân người đọc không thể
Trang 9hùng, rợn ngợp, căng thắng: thân kinh phải hoạt động thậm chí có lúc căng lên như sợi dây đàn Nhưng có một điều rất lạ là sao vẫn thấy thú vị ngạc nhiên ngỡ
ngàng đến như vậy Cứ như là có ma lực ấy Phải chăng đó là cảm giác lạ mà chỉ
có Nguyễn Tuân mới đem lại được cho độc giả Sao lại không yêu thích những
trang văn đầy ấn tượng như thế của Nguyễn Tuân! Chẳng phải chúng ta hầu như
cũng khát thèm cảm giác lạ đó sao? chẳnh phải cũng ta cũng dễ dàng bị chinh
phục bởi những gì mới mẻ, lạ lẫm đó sao? Vậy thì Nguyễn Tuân đã thực sự thuyết phục chúng ta bằng sự khám phá đây tỉnh tế của ông ở những cảnh trí gây ấn
tượng mạnh, hiếm có
* Nguyễn Tuân là nhà văn luôn khám phá sự vật hiện tượng ở phương diện
van hod, tham mỹ
Nhu trên đã khẳng định, cái mà Nguyễn Tuân hướng tới phải là độc chiêu, biến ảo, sông Đà của Nguyễn Tuân là vậy không chỉ hung bạo không Đà còn rất
đỗi trữ tình Ở nét tính cách này của con sông người đọc sẽ nhận thấy một cái
nhìn thực sự tỉnh tế, tài hoa của Nguyễn Tuân về con sông Tây bắc Sông Đà quả
là lung linh ngời sáng trướcmắt người đọc và là biểu tượng của cái đẹp, cái đẹp tuyệt mỹ, tột cùng của sự tuyệt mỹ Cái bạo liệt của sông Đà là vùng thượng
nguồn Còn khi êm ả về xuôi, Đà giang rất trữ tình, hồn nhiên, đầy thơ trẻ, mơ
mộng, lãng mạn như một thiếu nữ lúc đương thì “Sông Đà tuôn đài, tuôn dài như
một áng tóc trữ tình ”, mềm mại, thướt tha, yêu kiều và duyên dáng Sau những
thết gào man đại, sau những quần quại vật vã như con quái vật bị bóp cổ, sông Đà bỗng nhiên dịu lại chỉ còn một âm hưởng du dương, ngọt ngào, êm ái Thật lạ!
Lầm sao có thể có một dòng sông vừa là “kẻ thù số một của con người” vừa là “cố
Trang 10giòn tan sau kỳ mưa dầm”, “như nối lại chiêm bao đứt quãng” đó là những cảm
giác vừa cụ thể rõ ràng lại vừa trừu tượng mông lung Nhưng có một điều rất thực là du khách thực sự vui sướng ngẩn ngơ trước sự tình tứ nồng nàn và cũng rất dịu
hiền hồn nhiên của một Đà giang thấm đẫm hồn người Đúng là cái nhìn nên hoạ
nên thơ tạo nên những trang hoa đầy hấp dẫn “Bờ sông hoang dại như một bờ
tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” Vẻ đẹp tỉnh khơi
trong sáng, thanh thốt của Đà giang khiến cho người nghệ sỹ trẻ lại Nguyễn
Tuân yêu đời lắm, gắn bó với thiên nhiên đất nước lắm không như trước cách mạng luôn có cảm giác bơ vơ lạc lõng của kẻ “sinh lầm thé ky” “Xê dịch” trên
dòng sông quê hương thanh bình yên ả “lững lờ như nhớ thương những hòn đá
thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây bắc”, Nguyễn Tuân như thấy lòng mình lắng đọng bao yêu thương gắn bó với cuộc sống với quê hương Để rồi “nói
chuyện với người lái đò như càng thêm lai láng cái lòng muốn đề thơ vào sông nước” Chỉ đến với nhân dân, đến với cách mạng, con người nổi tiếng chơi “ngông” một thời mới có thể có được cảm giác thanh thản nhẹ nhõm, ngập tràn
xúc cảm tin yêu đối với cuộc đời như vậy
Đấy, cái tài hoa, cái độc đáo trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở cách nhìn cách cảm thật lạ lãm độc chiêu Ông chỉ cảm xúc được với những cảnh trí gây ấn tượng mãnh liệt, chỉ hứng thú khám phá sự vật ở phương điện thẩm mỹ với một mục đích là làm nổi bật vẻ đẹp phong phú của sông Đà Từ những nét phong
cách này soi vào tác phẩm “Người lái đồ sông Đà” ta không chỉ thấy tài hoa của
nhà văn mà còn cảm nhận được một tình cảm sâu nặng với non sông đất nước lai
láng niềm tin, tình yêu cuộc sống
* Nguyễn Tuân là nhà văn luôn luôn khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sỹ
Trang 11hùng vỹ của thiên nhiên Tây bắc? Có phải chỉ là để thoả mãn nhu cầu săn tìm
cảm giác lạ của nhà văn? Hay còn vì một lý do nào khác? Thực ra Nguyễn Tuân
đến với Tây bắc đến với sông Đà còn là đến với con người Tây bắc, đến với sản
phẩm của dòng sông hung bạo: người lái đồ sông Đà Nguyễn Tuân đã dồn bút lực cho một Đà giang góc cạnh, đữ dằn là một cách để nhà văn đề cao ông lái đò Ngợi ca dòng sông Đà là để tôn vinh người lái dd, chi có con người ấy mới tỏ ra tương xứng với một sông Đà hung bạo Thực ra ông lái đò chỉ là một người lao động rất bình thường làm nghề chèo đồ dọc trên dòng sông Tây bắc Nhưng dưới cái nhìn đầy nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ông lái đò là một người phi thường không những thế còn là một nghệ sỹ tài hoa và đó là một nét phong cách vô cùng độc đáo của Nguyễn Tuân: Nhân vật của ông dù là ai, già hay trẻ, nam hay nữ dù làm nghề gì thì cũng thuần một loại tài hoa, tài tử Phải chăng, đó là sự hoá thân của chính Nguyễn Tuân “con người sinh ra để mà thờ nghệ thuật với hai chữ viết
hoa” Ông lái đò của Nguyễn Tuân dù chỉ là lái đò thì vẫn mang phong thái rất riêng của nhân vật Nguyễn Tuân - một “tay lái ra hoa” Con người ấy có cái tư thế hiên ngang của một “người lái đò có tự do” Bởi người lái đò ấy đã nắm được quy
luật tất yếu của dòng nước sông Đà Hình ảnh ông hiện lên thật đậm nét, dữ dội,
tương xứng với cái dữ dội của thác nước Đà giang Cảnh vượt thác của ông cũng là một cảnh tượng kích thích mạnh giác quan nghệ thuật của Nguyễn Tuân Cảm
hứng hào hùng khiến nhà văn tả cuộc vượt thác diễn ra thường nhật thành một
trận đánh biến ảo, hấp dẫn, một khúc hát ngợi ca chiến công của một bậc anh hùng Và ông lái đò không chỉ có tư thế của một người anh hùng, ông còn có
phong cách của một người nghệ sỹ tài hoa Với Nguyễn Tuân lái đò là cả một nghệ thuật cao cường, hết sức tài ba trí dũng Thật vậy ông lái đò đã tập trung cao
Trang 12cái dữ tợn cuả thác nước Đà giang buộc nó phải tuân thủ, phải phục tùng con
người tuy bé nhỏ và đơn độc giữa luồng thác cuồng phong Nắm chắc đối phương và thêm phần tài ba trí dũng ông đò đã nắm chắc phần thắng trong tay Kỳ thực
người lái đò không hề có phép màu, nhưng ông có kinh nghiệm đồ giang sông
nước, “nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá” Hay nói đúng hơn ông có trí
tuệ của Con người lao động Hãy xem cái cách ông vượt thác: “nắm chặt lấy được
cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đồ ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước
đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy” Dường như không một cản trở, con đò của ông lướt qua những tên tướng đá lâm h ngỗ ngược Hình ảnh ông hiện lên như một viên tướng dũng mãnh oai
phong phóng thang vào chiến trận Thế của ông là thế cưỡi hổ chỉ tiến mà không
lùi Hành động trách đá “rảo bơi chèo” hoặc “ chặt đôi ra để mở đường tiến” thật
tài hoa điệu nghệ, thật nhẹ nhàng và cũng đây hứng khởi Rồi “ vút, vút, cửa
ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được” Thật là lão luyện vừa chính
xác lại vừa ngoạn mục, rất hào hoa Ba lớp trùng vi của một thạch trận đầy cửa tử đã không ăn chết được một con thuyền đơn độc không có chỗ lùi Ông đò như
một viên tướng dũng mãnh phá trận ngày xưa, đánh thốc đúng cửa sinh khiến cho đối phương tan tành thế trận Cái tài hoa trí dũng của người lái đò đã đem đến cho
Nguyễn Tuân một niềm hứng khởi say mê Nhưng có lẽ chính cái vẻ giản dị,
khiêm nhường, sự ung dung thanh thản của ông đò dường như có sức hút mạnh
mẽ hơn đối với ngòi bút Nguyễn Tuân Sau cuộc vượt thác đầy vinh quang nơi
cửa ải nước đủ tưởng dit quan ton, chang ai để ý quan tâm gì Sự điểm đạm bình
thản trước chiến thắng của người lái đò khiến Nguyễn Tuân rất cảm kích
Trang 13ngang tàng, co1 thường thiên hạ qua một Huấn cao lạnh lùng trong “Chữ người tử
"3?
tù” Vì thế qua hình tượng ông lái dd chúng ta nhận ra sự biến đổi trong phong cách của Nguyễn Tuân sau cách mạng Ông lái đò biểu tượng của cái đẹp cái tài thuộc về vẻ đẹp của cuộc sống đời thường hôm nay chứ không phải là cái đẹp của quá khứ gắn với số ít người đặc tuyển xuất chúng Trước cách mạng, nhân vật của Nguyễn Tuân là sự kết hợp đến mức lý tưởng giữa một hào kiệt với một nghệ sỹ Tài hoa, khí phách, thiên lương của ông Huấn mang tầm vóc siêu phàm Còn bây
giờ nhân vật của Nguyễn Tuân là những người lao động bình thường, tất nhiên vẫn không kém phần phi thường Và vì là người lao động bình thường nên ở họ có
sự bình đị gần gũi Hay nói khác đi nhân vật của Nguyễn Tuân ở thời kỳ này là sự kết hợp hài hoà giữa dung dị và tài hoa, cần lao và nghệ sỹ Vậy là con người của Nguyễn Tuân đã có một sự thay đổi lớn trong tư tưởng: Hoà mình vào cuộc sống của nhân dân để phát hiện ra vẻ đẹp trong cuộc sống thường ngày của người lao động Viết về ông lái đò là một cách Nguyễn Tuân ca ngợi lao động tôn kính công sức lao động của con người, nâng cao giá trị tầm vóc của con người
b, Tiếp cận tác phẩm từ thi pháp thể loại
Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút dường như lại tự đặt cho mình cái yêu cầu
đầy khát khe đối với bất cứ người nghệ sỹ nào: Phải chứng tỏ cho được cái tài hoa uyên bác hơn đời “Chính phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái
tôi cá nhân khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu Đây là
một đóng góp của ông về mặt thể loại văn học” Sách giáo khoa khẳng định như
vậy Vì thế, phân tích khám phá tác phẩm này không thể bỏ qua đặc điểm thể loại của tác phẩm Trong văn học có lẽ tuỳ bút là thể tài chủ quan nhất và tự do nhất
Tuỳ bút, bản thân khái niệm đã tự giải thích là phóng bút, tuỳ bút mà viết Có cảm
Trang 14hiểu một cách đại khái rằng mượn cớ thuật lại một sự kiện, một câu chuyện, tác
giả nêu ra những vấn đề này khác mà bàn bạc, nghị luận, mà bày tỏ những cảm xúc suy tưởng của mình một cách thoải mái, tự do Tưởng là giản đơn nhưng kỳ
thực để trở thành một nhà tuỳ bút, chuyên viết tuỳ bút, tạo ra một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút ký, tuỳ bút thì có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân
* Tuỳ bút của Nguyên Tuân có nhiều yếu tố truyện
Tìm hiểu tác phẩm Người lái đồ sông Đà của Nguyễn Tuân trước hết cần
chú ý đến đặc điểm đó Cũng do tính chất tự do của tuỳ bút mà ở mỗi cây bút lại có những sắc màu riêng Có nhiều yếu tố truyện là đặc điểm riêng của tuỳ bút
Nguyễn Tuân Nghĩa là dùng nhiều trí tưởng tượng để dựng cảnh, dựng truyện và
có mô tả tâm lý, khắc hoạ tính cách nhân vật ở một mức độ nào đó Cảnh vượt thác của người lái đò được dựng nên bởi một trí tượng tượng thật phong phú kỳ tài Đó là một trận đánh đầy biến ảo giữa một bên là ông lái đò lẻ loi, đơn độc yếu thế với một bên là thác đữ sông Đà độc ác, nham hiểm, quỷ quyệt, ranh ma, hung hãn như một hung thần Nguyễn Tuân đã tưởng tượng ra một thạch trận rất bài bản trên sông, tưởng tượng ra bao nhiêu là khuôn mặt đá với hình thù đáng sợ, thậm chí chúng còn cà khia, trêu ngươi người lái đò với bản mặt thật đáng ghét “một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến vào” Bằng trí tưởng tượng tài tình như thế sông Đà mới hiện lên sống động mạnh mẽ, cứng cỏi góc cạnh như một loài thuỷ quái Còn ông đò thì bình nh, dũng mãnh, tự tin, bản lĩnh như một dũng tướng ngày xưa lần lượt phá tan ba trùng vi thạch trận dày đặc những cửa tử của thác dữ sông Đà
Và sông Đà của Nguyễn Tuân thực sự là một tính cách văn học: hung bạo
và trữ tình Một tính cách độc đáo mà đa dạng đầy cá tính, dường như chưa có
Trang 15dan nhu thuỷ quái lại vừa gợi cảm đằm đằm ấm ấm như một cố nhân Đó chẳng
phải là sản phẩm của một trí tưởng tượng phong phú kỳ diệu sao?
* Tuỳ bút của Nguyễn Tuán đồng thời mang đậm tính chất ký
Nghĩa là tuỳ bút của ông ghi chép sự thật và thông tin thoi sự chính xác
Một thứ tuỳ bút pha du ký, ký sự hay phóng sự điều tra Với đặc điểm ấy, thêm
tác phong khảo cứu đào sâu giúp cho tuỳ bút Nguyễn Tuân có lượng thông tin
đáng tin cậy và có nhiều giá trị tư liệu Chính đặc điểm này của tuỳ bút Nguyễn
Tuân là nguyên nhân của sự thích thú và cũng là lý do đáng “sợ” của học sinh khi tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà Thích thú là bởi các em được thâm nhập vào mọi lĩnh vực am hiểu về những øgì liên quan đến sông Đà và người lái đò cũng nghề chèo đò dọc trên sông mà không phải tác phẩm nào cũng đem đến cho các em điều đó “Sợ” là vì vốn tri thức trong tác phẩm quá “đồ sộ” đối với các em,
nhất là những tri thức hiếm thấy trong văn chương như võ thuật, quân sự, thể thao
mà Nguyễn Tuân đã vận dụng rất thành công, đầy thú vị khi miêu tả cuộc chiến đấu của người lái đò với thác dữ sông Đà Nào là thạch trận, trận địa, boong ke,
pháo đài, nào là các lối đánh du kích, đánh khuýp vu hồi, đánh hồi lùng, đánh đòn tia, đánh đòn âm của đá, của thác Nào là hàng tiền vệ, bọn hậu vệ, nào là cửa tử,
cửa sinh cứ rối tung rối mù cả lên Hiểu cũng khó, mà nhớ cũng khó Nhưng khi
hiểu rồi thì thích thú say mê, rồi kinh ngạc sững sờ, rồi thốt lên đầy thán phục Mà đâu đã hết, dường như Nguyễn Tuân còn khảo sát nghiên cứu rất kỹ về thực tế sông Đà, về nghề chèo đò đọc trên sông Nhà văn truy tìm tận gốc tận nơi tên khai sinh của sông Đà với những cái tên thật là thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang Thế
mà thời Tây thực dân Pháp lại khoác lên nó một cái tên thật là lếu láo: Sông Đen, khiến cho nhà văn bực bội hết sức Cái tài hoa, uyên bác, lịch lãm hơn đời, hơn
Trang 16tuyển chọn đưa vào bài tuỳ bút của mình Rồi những kiến thức về các ngành nghệ
thuật như hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh, đều hội tụ đầy đủ Và cái cảm giác lạ mà Nguyễn Tuân muốn truyền đến cho người đọc phải mượn từ lĩnh vực
điện ảnh Tưởng tượng ra đã khó, nhớ làm sao nổi đối với học sinh Thế 1a trd
“sợ” kéo theo nỗi ái ngại của thầy cô khi giảng dạy tác phẩm Bản giao hưởng của sóng thác Đà giang mà khúc dạo đầu là những nỉ non “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo” Mà đình điểm là gầm thét, lồng lộn, bùng bùng như
nổi cơn cuồng phong thịnh nộ Nhưng rồi cuối cùng là ngọt ngào êm ái, “lững lờ nhớ thương” Người đọc nể phục Nguyễn Tuân là ở sự hiểu biết tỉnh tường đến
mức hiếm có những gì ông nói tới trong Người lái đò sông Đà Nể phục hơn là ở
sự công phu không tiếc công tiếc sức tìm hiểu của nhà văn Thì đây, để có mấy
câu văn tả sắc nước sông Đà, Nguyễn Tuân đã phải bay qua mấy lần ngay trên miền sông ấy để phát hiện ra mùa xuân nước xanh màu ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô Mùa thu nước sông Da It lt chín đỏ chứ chưa hề thấy đồng sông Đà là đen Thật bất ngờ bởi có lẽ chỉ vì cái
tên Tây lếu láo (sông Đen) của Đà giang mà Nguyễn Tuân đã phải công phu đến
vậy hay vì niềm đam mê cái đẹp, yêu quí quê hương đất nước mình Tài hay là tâm hẳn không cần trả lời chúng ta cũng đã rõ nó là sự kết hợp giữa cái tài hoa
uyên bác và cái tâm luôn nặng tình với non sông đất nước của nhà văn Vì thế chúng ta cần biết rằng vốn hiểu biết sâu rộng, khôn lường, khôn sánh ấy đâu phải để khoe tài mà là để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo phong phú của Đà giang, là để
ngợi ca thiên nhiên đất nước con người, tôn vinh con người, đề cao lao động
* Tuỳ bút có đặc điểm giàu chất trữ tình
Nghĩa là tác giả được phép bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của mình, thông qua
cái tôi chủ quan mà phản ánh hiện thực Tuỳ bút Nguyễn Tuân đúng là tuỳ bút,
Trang 17những øì liên quan đến sông Đà, về ông lái đò và những øì liên quan đến nghề
chèo đò Rồi nhân đó bàn luận vấn đề nọ vấn đề kia của cuộc sống Sông Đà và
ông lái đò chỉ là cái cớ để tác giả thoải mái tự do bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ độc đáo, mới lạ, phong phú, tài hoa tỉnh tế về vẻ đẹp của sông Đà và sản phẩm của nó- người lái đò sông Đà Một Đà giang cứng cỏi mạnh mẽ của võ thuật quân sự, bay bổng lãng mạncủa nghệ thuật văn chương Một ông do trí đũng tài hoa
trong nghệ thuật vượt thác leo ghênh Tuỳ bút Nguyễn Tuân thực sự rất phóng túng trong sự liên tưởng đầy bất ngờ táo bạo Hành văn vì thế biến hố linh hoạt,
luồng thơng tin phong phú, hình tượng chồng chất đa dạng Cho nên đọc Nguyễn Tuân cần phải có nhiều thời gian, phải chịu khó đọc chậm, đọc kỹ, đọc nhiều lần
Rồi phải tưởng tượng, phải đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả để chiêm nghiệm để cảm nhận Học sinh mệt, “sợ” tác phẩm là vì thế Nhưng một mặt rất “sợ”
Người lái đò sông Đà mặt khác mặt khác học sinh cũng rất thích vì cái lạ vì sự
hồn nhiên trẻ trung của tác giả Cái cảm giác lạnh, tối, sợ khi ngồi trong khoang
đồ được tác giả ví như cảm giác đứng ở hè ngóng lên tầng cao tắt phụt đèn điện
tỉnh tế, bất ngờ và rất lạ lùng Hay sự nối kết giữa hình sắc động thái thật của
sông với những hình ảnh tưởng chừng như không thể có chút nào dính dáng đến
sông Tả cảnh chèo thuyền qua hút nước thì y như ôtô sang số ấn ga Tả hút nước
mà liên tưởng tới một cái công tơ rơ Phrăngsiê của một ca me ra màu từ cái thuyền thúng tròn vành xoay tít đưới đáy hút mà lia ngược lên vách thành Đúng
là gây áp lực lên hệ thân kinh người đọc thật Lối mô tả thì luôn bằng những chuyển đổi cảm giác đầy tính tế Từ cảm giác chuyển sang tâm trạng với sự so
sánh thật lạ lùng, so sánh không gian với thời gian Dường như so sánh của
Nguyễn Tuân không nhằm cụ thể hoá mà là để thơ mộng hoá sự vật nên có phần
Trang 18không có gì đáng sợ nữa, ở đây là chỉ ra cái cách Nguyễn Tuân so sánh, cách Nguyễn Tuân liên tưởng và hiệu quả thẩm mỹ của nó Những so sánh đặc biệt ấy
đã tạo ra những câu văn đầy nhịp điệu, như có khớp xương biết co duỗi nhịp
nhàng Đặc biệt từ ngữ của Nguyễn Tuân rất giàu có, kết quả của một quá trình tích luỹ và lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ Ông còn sáng tạo từ mới và luôn có ý thức dùng từ mới Vốn từ vựng phong phú ấy, trước cách mạng, Nguyễn Tuân
dùng để chơi ngông với đời, để chọc ghẹo thiên hạ, để khoe tài , phô chữ Còn bây giờ là để ngợi ca nhân dân, tổ quốc Thường thì khi cần tập trung đi sâu vào một điểm để mô tả sự vật, Nguyễn Tuân tung ra tất cả những từ đồng nghĩa, và nhiều
khi từ sắn không đủ, ông còn sáng tạo ra những cách diễn đạt đồng nghĩa khác nhau Âm thanh của sông Đà được tạo nên từ một vốn từ ngữ như vậy rất mới mẻ
32 6b 32 66
rất lạ lùng khiến người đọc có cảm giác đầy thú vị: “gùn ghè”, “ặc ac”, “réo to”,
“oán trach”, “van xin”, “khiêu khích”, “rống” hoặc là khi có hiện tượng lạ độc đáo, thú vị đập mạnh giác quan nghệ sỹ của ông cảm giác được khơi dậy mạnh
liệt nhiều khi bốc lên men say, Nguyễn Tuân đã ném ra cả kho từ vựng của mình
như để đua với vẻ đẹp của cuộc sống Thác đữ sông Đà và cuộc chiến đấu của
người lái đồ với thác đữ sông Đà được xây dựng nên bằng một hệ thống ngôn từ đầy phong phú khiến cho người đọc căng thẳng mà hào hứng hồi hộp mà thú vị
trước những trang hoa đầy ấn tượng của Nguyễn Tuân 4, Kết qua:
Vào đầu tháng 4 chúng tôi đã mạnh dạn tổ chức một chuyên đề về cach
khám phá tìm hiểu tác phẩm Người lái đồ sông Đà của Nguyễn Tuân cho đối
tượng lớp 12 chuyên C và những em yêu thích văn học đặc biệt là yêu thích Nguyễn Tuân Các em đã tham dự rất đông, say sưa, chăm chú Bằng sự khơi gợi,
dẫn dat chúng tôi đã giúp các em biết cách đọc tác phẩm, phân tích, tiếp cận tác
Trang 19Nguyễn Tuân và những đặc điểm của thể loại tuỳ bút nói chung, thể loại tuỳ bút của Nguyễn Tuân nói riêng Rồi từ đó soi chiếu vào tác phẩm để cảm nhận đúng vẻ đẹp của tác phẩm, thấy rõ được cái tài hoa, uyên bác, độc đáo trong nghệ thuật
của Nguyễn Tuân Không những thế, còn nắm được sự biến đổi trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân so với thời kỳ trước cách mạng Như vậy với tác phẩm Người lái đò sông Đà, cách tiếp cận nó là từ thi pháp tác giả - phong cách
Nguyễn Tuân và thi pháp thể loại - tuỳ bút
Sau khi thực hiện chuyên đề, bằng các câu hỏi kiểm tra , chúng tôi đã thu
được kết quả đáng mừng: hầu hết số học sinh có mặt tại Hội trường đều trả lời đã
hết “sợ” gặp Nguyễn Tuân, gặp Người lái dd sông Đà Và nếu gặp đề ra về tác phẩm tác giả này trong kỳ thi tốt nghiệp, Đại học, cao đẳng các em sẽ “sẵn sàng”
bởi vì quan trọng nhất là các em đã có được một cách thức khám phá, một con
đường tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm này
Nhìn vào kết quả sau khi thực hiện chuyên đề, chúng tôi cảm thấy tự tin
hơn Vậy là mình đã đem đến cho các em một cách học cụ thể đù chỉ là với một
tác phẩm Và vấn đề đặt ra là phải luôn suy nghĩ, tìm tòi đổi mới phương pháp để
mong sao học sinh đừng quá thờ ơ với môn văn- môn học rất cần thiết cho cuộc
sống con người: Hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn
II KẾT LUẬN
Đề tài “Cách tiếp cận tác phẩm Người lái đồ sông Đà của Nguyễn Tuân” ít
nhiều giúp cho bản thân tôi có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về một tác phẩm, tác giả
trọng tâm trong chương trình Và cũng trên cơ sở đó thêm một lần khẳng định tài
Trang 20khi dạy bài Người lái đồ sông Đà, từ đó suy nghĩ thêm về cách tiếp cận những tác
phẩm khó trong chương trình
Và thiết nghĩ cũng nên thường xuyên “khuấy động” làm sống lại không khí văn chương từng có trước tình hình dạy học văn hiện nay bằng những chuyên đề nho nhỏ như thế Hy vọng sẽ đóng góp được điều gì đó dù chỉ là chút ít cho học sinh, cho đồng nghiệp, cho môn văn để môn văn học vẫn là một môn học chính được yêu thích, được đam mê, được lựa chon đối với học sinh
IV NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Đề tài này có thể được vận dụng để soạn giáo án cho bài dạy tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Cũng có thể dùng để giảng dạy lớp chuyên C trong chương trình ôn thi đại học
Hoặc xem bài viết như một tài liệu tham khảo về tác phẩm Người lái đò sông Đà
Tuy nhiên đây chỉ là một cách tiếp cận về một tác phẩm cụ thể Mà con
đường khám phá văn chương vốn rất đa dạng và phức tạp, huống hồ là đối với một tác phẩm hay và khó trong chương trình Vì thế cần có sự suy nghĩ và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và có thể đưa ra nhiều giải pháp khác nhau Quan trọng
là làm sao để cho các em có được một con đường đến với tác phẩm văn chương
Hay nói cách khác là chú ý đến việc cung cấp cho các em một phương pháp tiếp
cận cụ thể và tác phẩm văn học Vì vậy chuyên đề này chưa phải là những øì đã hết về tác phẩm Người lái đồ sông Đà của Nguyễn Tuân Vẫn còn nhiều điều dé
bàn đến đối với thiên tuỳ bút nổi tiếng này