Để có thể hoàn thành khóa luận tốtquy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế” em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các cô c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trang 2Để có thể hoàn thành khóa luận tốt
quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư
tỉnh Thừa Thiên Huế” em đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của các cô
chú tại cơ quan thực tập, các thầy cô
trong trường Đại Học Kinh Tế Huế và đặc
biệt là cô giáo hướng dẫn ThS Hồ Tú
trường, giúp em trang bị những kiến
thức cần thiết cho việc hoàn thành khóa
luận cũng như cho nghề nghiệp tương
lai Đặc biệt là cô giáo ThS Hồ Tú
Linh đã tận tình hướng dẫn cho em trong
suốt thời gian làm bài khóa luận.
Cô Lê Thị Hồng Mai, Trưởng phòng Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch &
Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo mọi
điều kiện và giúp đỡ cho em trong suốt
thời gian thực tập.
Toàn thể các cô chú tại Sở Kế hoạch
& Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt
tình đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành
tốt đề tài khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn
động viên, khuyến khích em trong suốt
thời gian học tập cũng như thời gian
thực tập để hoàn thành tốt bài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Trung Thu
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHÂN ĐẦU TƯ 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 4
1.1.1 Khái niệm Giấy chứng nhận đầu tư 4
1.1.2 Vai trò của Giấy chứng nhận đầu tư 4
1.1.2.1 Đối với cơ quan Quản lý Nhà nước 4
1.1.2.2 Đối với nhà đầu tư 4
1.1.3 Nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư 4
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 5
1.2.1 Cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại một số nước trên thế giới 5
1.2.1.1 Luật đầu tư của Singapore 5
1.2.1.2 Qui định về đầu tư của Trung quốc 6
1.2.2 Cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam 7
1.2.2.1 Văn bản pháp luật quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư 7
1.2.2.2 Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư 9
1.2.2.3 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư 10
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 41.2.2.4 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2006 - 2013 14
1.2.2.4.1 Tình hình chung của cả nước 14
1.2.2.4.1.1 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1.2.2.4.1.2 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với những dự án đầu tư trong nước 16
1.2.2.4.1.3 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài 17
1.2.2.4.2 Tình hình của một số tỉnh, thành phố 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 21
2.1 Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Vị trí và chức năng của Sở Kế hoạch & Đầu tư Thừa Thiên Huế 22
2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 22
2.1.3.1 Về quy hoạch và kế hoạch 22
2.1.3.2 Về đầu tư trong và ngoài nước 23
2.1.3.3 Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ (NGO) 23
2.1.3.4 Về quản lý đấu thầu 24
2.1.3.5 Về quản lý KCN và KCX 24
2.1.3.6 Về doanh nghiệp ĐKKD và kinh tế hợp tác xã 24
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế 24
2.2 Thực trạng quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 25
2.2.1 Quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Thừa Thiên Huế 25
2.2.1.1 Quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc diện đăng ký đầu tư 25
2.2.1.1.1 Đối với dự án trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện 25
2.2.1.1.2 Đối với dự án trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện 27
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 52.2.1.1.3 Đối với dự án nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng không
thuộc danh mục đầu tư có điều kiện 27
2.2.1.1.4 Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng 30
2.2.1.2 Quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án thuộc diện thẩm tra 31
2.2.1.2.1 Đối với các dự án trong nước có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện 31
2.2.1.2.2 Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng thuộc danh mục đầu tư có điều kiện 32
2.2.1.2.3 Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng và thuộc danh mục đầu tư có điều kiện 33
2.2.1.2.4 Đối với dự án quan trọng của quốc gia được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ 33
2.2.1.2.5 Đối với dự án nước ngoài quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện 34
2.2.1.2.6 Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có quy mô vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng 35
2.2.2 Thực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 39
2.2.2.1 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước thời kỳ 2007- 2013 39
2.2.2.1.1 Tình hình chung về hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước 39
2.2.2.1.2 Phân theo lĩnh vực đầu tư 40
2.2.2.1.3 Phân theo địa bàn đầu tư 41
2.2.2.2 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2013 42
2.2.2.2.1 Tình hình chung hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài 42
2.2.2.2.2 Phân theo các lĩnh vực đầu tư 45
2.2.2.2.3 Phân theo đối tác đầu tư 46
2.2.2.2.4 Phân theo địa bàn đầu tư 47
2.2.2.3 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài 48
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.2.3 Đánh giá tình hình hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong và ngoài
nước 48
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được 48
2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của chúng 50
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CẤP GCNĐT TẠI SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 56
3.1 Định hướng cải thiện quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2020 56
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu cải thiện quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư 56
3.1.2 Định hướng hoàn thiện văn bản pháp luật 56
3.2 Những giải pháp cải thiện quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2020 57
3.2.1 Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trong quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư 57
3.2.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ 58
3.2.3 Nâng cao khả năng thu hút các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài 58
3.2.4 Hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước về Luật Đầu tư 58
3.2.4.1 Nâng cao, cải cách Luật Đầu tư 58
3.2.4.2 Giải pháp thực hiện quy định về điều kiện đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư 59
3.2.4.3 Giải pháp quy định về đầu tư ra nước ngoài 59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1 Kết luận 60
2 Kiến nghị 60
2.1 Đối với Sở Kế hoạch & Đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế 60
2.2 Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 63
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8ĐKKD Đăng ký kinh doanhBVMT Bảo vệ môi trườngĐKĐT Đăng ký đầu tưĐTNN Đầu tư nước ngoàiVĐK Vốn đăng kýNĐT Nhà đầu tư
WTO Tổ chức thương mại thế giớiFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoàiKCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuấtHĐND Hội đồng nhân dânODA Nguồn hỗ trợ phát triển chính thứcNGO Nguồn viện trợ phi chính phủ
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
1.1 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp GCNĐT năm 2013
2.1 Số DA được cấp GCNĐT tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm
2.2 Cơ cấu % số DA được cấp GCNĐT theo lĩnh vực đầu tư 41
2.3 Cơ cấu % số DA có VĐT nước ngoài được cấp GCNĐT
1.1 Quy trình cấp GCNĐT đối với DAĐT trong nước thuộc diện
2.1 Cơ cấu và tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh
2.2 Quy trình cấp GCNĐT đối với dự án loại A 26
2.3 Quy trình cấp GCNĐT đối với dự án I 30
2.4 Quy trình cấp GCNĐT đối với dự án loại C 32
2.5 Quy trình cấp GCNĐT đối với dự án được sự chấp thuận của
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1.1 Đơn vị cấp GCNĐT theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP 8
1.2 Thủ tục cấp GCNĐT đối với dự án thuộc diện ĐKĐT 11
1.3 Tình hình cấp GCNĐT đầu tư trực tiếp nước ngoài tư năm
1.4 Tình hình cấp GCNĐT đối với các DAĐT ra nước ngoài từ
2.1 Quy trình và thủ tục cấp GCNĐT đối với DA thuộc diện
ĐKĐT tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 28
2.2 Quy trình cấp GCNĐT DA C, F, G, E thuộc diện thẩm tra
tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 36
2.3 Quy trình cấp GCNĐT DA loại H và K thuộc diện thẩm tra
tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 37
2.4 Tình hình chung về hoạt động cấp GNCĐT cho NĐT
2.5 Tình hình cấp GCNĐT đối với DA có VĐT trong nước
phân theo lĩnh vực đầu tư từ năm 2007 - 2013 40
2.6 Tình hình cấp GCNĐT đối với DA có VĐT trong nước
phân theo địa bàn đầu tư từ năm 2007 - 2013 41
2.7 Tình hình cấp GCNĐT đối với các DA có VĐT nước ngoài
2.8 Tình hình cấp GCNĐT phân theo lĩnh vực đầu tư từ 2006 - 2013 45
2.9 Tình hình cấp GCNĐT đối với các DA có VĐT nước ngoài
phân theo đối tác đầu tư từ năm 2006 - 2013 46
2.10 Tình hình cấp GCNĐT phân theo địa bàn đầu tư từ năm
2.11 Tình hình nộp ngân sách của các DA có VĐT nước ngoài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thông qua việc tìm hiểu những lý luận cơ bản về hoạt động cấp Giấy chứng nhận
đầu tư và quy định chung về thủ tục đầu tư tại Việt Nam, đề tài “ Thực trạng quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế” đã làm rõ quy trình về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh
Thừa Thiên Huế, và đưa ra những đề xuất định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện cácthủ tục đăng ký - thẩm tra đối với các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài tại tỉnhThừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung
Đề tài sử dụng nguồn số liệu chủ yếu từ các tài liệu tổng hợp theo các báo cáo,nguồn dữ liệu thống kê của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Ngoài ra, cácnguồn dữ liệu thống kê từ các cơ quan chức năng liên quan từ Trung ương và websitechính thức của tỉnh Thừa Thiên Huế
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này gồm: phương phápthống kê, phân tích tổng hợp, tiếp cận thực tế, thu thập thông tin, số liệu sách báo,internet, so sánh, đối chiếu, đánh giá
Bố cục đề tài ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần nội dung chia ra 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Đưa ra hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quy trình và thủ tục cấpGiấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án trong và ngoài nước tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức tại Sở Kế hoạch &Đầu tư Tìm hiểu thực trạng và đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trìnhcấp GCNĐT tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Những giải pháp nhằm cải thiện quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dựa trên những phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa ThiênHuế, cũng như căn cứ vào các kết quả đạt được, các tồn tại và hạn chế, giải pháp cụthể đã được đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế thủ tục cải cách hành chính về việc cấpGiấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Theo quy định của pháp luật về đầu tư, khi tiến hành một dự án đầu tư (DAĐT)nào đó, cho dù lớn hay nhỏ, các chủ đầu tư đều cần phải tiến hành nhiều công việc,nhiều bước, nhiều giai đoạn cụ thể, để DAĐT được tiến hành trên thực tế Trong đó,vấn đề về thủ tục đầu tư được đánh giá là then chốt, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đếnquyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư (NĐT)
Theo đó, quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) có thể hiểu là toàn bộ
những công việc cần thiết mà các chủ thể có liên quan phải thực hiện khi cấp GCNĐT
Từ nhiều năm nay, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật liên quanđến lĩnh vực đầu tư nói riêng luôn không ngừng được hoàn thiện trên lộ trình cải cách,điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách, luật lệ cho phù hợp với “luật chơi” quốc tế vàchú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư Hiện nay, Chính phủ Việt Nam hướng đếnviệc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư thông thoáng, nhanh gọntheo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giảm thiểu các quy định mang tính “xin-cho” hoặc
“phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gâyphiền hà cho hoạt động đầu tư nhằm thu hút các NĐT trong và ngoài nước đầu tư, kinhdoanh tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài
Trên cơ sở đó, một trong những mục tiêu chủ đạo khi ban hành Luật Đầu tư năm
2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành là đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó
có việc cấp GCNĐT Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền cấp GCNĐT cho chủ đầu tư khi đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định
và trong thời hạn quy định Các NĐT sẽ được hướng dẫn cụ thể và giải đáp kịp thờinhững vướng mắc trong quá trình xin cấp GCNĐT, nếu có Việc tìm kiếm những giảipháp hoàn thiện các cơ chế thủ tục đang trở thành một vấn đề cấp thiết Đó cũng là lý
do tôi chọn lựa đề tài “Thực trạng quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài tốt nghiệp.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 132 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn và phân tích thực trạng vềquy trình và thủ tục cấp GCNĐT, đề tài đề xuất các giải pháp cải thiện quá trình cấpGCNĐT tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của cả nước nói chung
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về GNCĐT theo quy định Luật Đầu tư năm 2005
- Đánh giá tình hình công tác cấp GCNĐT cho các dự án (DA) trong nước vàngoài nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2006 - 2013
- Đề xuất những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý cấpGCNĐT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu pháttriển kinh tế giai đoạn năm 2014 - 2020
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo tổng kết tìnhhình cấp GCNĐT trong và ngoài nước hằng năm từ 2006 - 2013 của Sở Kế hoạch &Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, sách, báo chuyên ngành, các Website của Cục thống kê,
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế và các website khác Số liệu thứ cấp nàycung cấp các thông tin nhằm khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạngquản lý cấp GCNĐT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Phương pháp phân tích
Đề tài vận dụng các phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, phân tích kinh tế
để từ đó đánh giá thực trạng hoạt động công tác quản lý cấp GCNĐT trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế
Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp hệ thống và phương pháp khác cũngđược sử dụng để đánh giá thực trạng, những tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởngđến hoạt động quản lý cấp GCNĐT trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc đề xuất cácnhóm giải pháp góp phần tăng cường hoạt động quản lý cấp GCNĐT trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14Tất cả các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và phương pháp tiếp cận lịch sử cụ thể.
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các DAĐT trong và ngoài nước đã và đang tiến hànhcác thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra cấp GCNĐT
- Nội dung nghiên cứu đề tài:
+ Lý luận và thực tiễn cơ bản về quy trình và thủ tục cấp GCNĐT
+ Làm rõ và đánh giá quy trình và thủ tục cấp GCNĐT cho các DA tại tỉnhThừa Thiên Huế
+ Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện quy trình và thủ tục cấp GCNĐT tại tỉnhThừa Thiên Huế
5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục các từ viếttắt, mục lục sơ đồ bảng biểu, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc cấp GCNĐT
Chương 2: Thực trạng quy trình và thủ tục cấp GCNĐT tại tỉnh Thừa Thiên
Huế
Chương 3: Những giải pháp nhằm cải thiện quy trình và thủ tục cấp GCNĐT tại
tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CẤP GCNĐT
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
1.1.1 Khái niệm Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan thẩm quyền ban hànhcho các tổ chức cá nhân có đủ điều kiện, thường được cấp gắn liền với DAĐT và ápdụng phần lớn cho các tổ chức/cá nhân có yếu tố nước ngoài (các doanh nghiệp có vốnđầu tư (VĐT) nước ngoài hay là NĐT nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam).(Theo Nghị Định 108/2006 NĐ-CP) Việc cấp GCNĐT thực hiện theo quy định tạiLuật đầu tư năm 2005
1.1.2 Vai trò của Giấy chứng nhận đầu tư
1.1.2.1 Đối với cơ quan Quản lý Nhà nước
Đối với cơ quan Nhà nước việc cấp GCNĐT là để đảm bảo sự quản lý của Nhànước đối với các DAĐT, cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh
sự lãng phí thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư, lựa chọn được những DA có tínhkhả thi cao; loại bỏ được các DA không khả thi, mang lại hiệu quả cao dưới góc độ tàichính kinh tế xã hội Qua đó, Nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư
và có cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của NĐT
1.1.2.2 Đối với NĐT
GCNĐT đối với NĐT như một tờ giấy “Khai sinh” giúp NĐT thực hiện côngviệc kinh doanh một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo về quyền vàlợi ích hợp pháp đối với các NĐT
1.1.3 Nội dung của GCNĐT
Nội dung của GCNĐT theo Điều 45 khoản 3 về thủ tục đăng ký đầu tư (ĐKĐT)của Luật Đầu tư năm 2005 phải đạt những yêu cầu sau:
- Mẫu GCNĐT thường được quy định theo mẫu thống nhất của một quốc gia.GCNĐT thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của NĐT
b) Địa điểm thực hiện DAĐT; nhu cầu diện tích đất sử dụng
c) Mục tiêu, quy mô DAĐT
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16d) Tổng VĐT.
đ) Thời hạn thực hiện DAĐT
e) Tiến độ thực hiện DAĐT
g) Xác nhận các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có)
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC CẤP GCNĐT
1.2.1 Cấp GCNĐT tại một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Luật đầu tư của Singapore
Singapore là một quốc gia nằm trung tâm của Châu Á, có vị trí thương mại thuậnlợi Cùng với sự chuyển mình sang một trung tâm toàn cầu, Singapore được biết đếnnhư là một địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các NĐT trong và ngoài nước
Là một quốc gia hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, thêm vào đó ngànhnông nghiệp của đất nước lại kém phát triển Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũngnhư khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên phù hợp với sự phát triển cao củanền kinh tế, Singapore đã hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúcđẩy đầu tư quốc tế và tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là ngành sản xuất mới, xâydựng và xuất khẩu nhằm phát huy thế mạnh của đất nước để thu hút các NĐT trong vàngoài nước Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh
ổn định, hấp dẫn có các NĐT nước ngoài Thông qua việc ban hành những chính sáchkhuyến khích các NĐT bỏ vốn vào đầu tư Chẳng hạn như: khi kinh doanh có lợinhuận, NĐT nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; NĐT có quyền cư trúnhập cảnh; NĐT nào có vốn đăng ký (VĐK) tại Singapore 250.000 USD trở lên và cóDAĐT thì NĐT đó được hưởng quyền công dân Singpore
Theo các chuyên gia nhận định, nguyên nhân chính giúp Singapore phát triển lànhờ môi trường pháp lý và thủ tục hành chính ở đây được đánh giá rất cao Đặc biệt vềthủ tục cấp GCNĐT được thực hiện đơn giản, thuận tiện, có những DA xin cấp giấyphép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vài tháng, có những DA chỉ trong vòng 49 ngày đã
có thể đi vào sản xuất Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore Đâycũng là nước đầu tiên áp dụng chung một chính sách đầu tư trong nước và nước ngoàicác quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài được điều chỉnh trong cùng một luật kinhdoanh với các quan hệ đầu tư trong nước Do đó, NĐT nước ngoài khi đầu tư vào
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Singapore sẽ được đối xử như những NĐT trong nước Điều này tạo ra mặt bằng bìnhđẳng cho các NĐT.
Đối với cơ quan quản lý đầu tư của Singapore là Uỷ ban phát triển kinh tế, cóchức năng giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến đầu tư Cơ quan này có thẩmquyền đánh giá đơn xin ưu đãi đầu tư, cung cấp các thông tin cho NĐT, cấp GCNĐT,ĐKKD…là cơ quan đầu mối liên hệ của các NĐT nước ngoài với chính quyền nước sởtại Có thể nói Singapore là một trong những nước đầu tiên trong khu vực thực hiệnquản lý đầu tư nước ngoài bằng một cơ quan duy nhất hoạt động với nguyên tắc “mộtcửa”, điều này tạo ra sự đơn giản gọn nhẹ trong quá trình quản lý đầu tư, đồng thờicũng giúp cho NĐT nước ngoài dễ dàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tưmột cách nhanh chóng thuận tiện Như vậy thay vì quản lý đầu tư bằng các cơ quankhác nhau ở các địa phương khác nhau trên lãnh thổ, Singapore đã tập trung sự quản lývào Uỷ ban phát triển kinh tế Uỷ ban này với chức năng đa dạng của nó được chiathành những bộ phận nhỏ với từng nhiệm vụ cụ thể riêng biệt Từng bộ phận cóchuyên gia quản lý về một mặt riêng trong số những vấn đề liên quan đến đầu tư
1.2.1.2 Qui định về đầu tư của Trung quốc
Trung Quốc là một quốc gia được đánh giá có phương thức “lợi dụng hướngngoại” một cách có hiệu quả Quá trình thu hút nguồn VĐT của quốc gia này ngàycàng được mở rộng ở các lĩnh vực khác nhau Có thể khẳng định, có được sự thànhcông như hôm nay, bởi Trung Quốc biết cách tận dụng được thời cơ của mình
Cuối năm 2001, sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO), chính sách thu hút VĐT nước ngoài (FDI) của Trung Quốc có sự điều chỉnhphù hợp với các quy định của WTO và đã từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vàocác ngành dịch vụ, bất động sản, tiền tệ Cùng với tình hình chính trị, kinh tế xã hộicủa Trung Quốc ổn định, tiềm năng nhu cầu trong nước lớn, sức cạnh tranh nhân tàikhông ngừng gia tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện đã thúc đẩy nền kinh
tế Trung Quốc phát triển
Bên cạnh đó, Trung Quốc ngày càng coi trọng nâng cao hiệu quả của các cơ quanhành chính, hoàn thiện các biện pháp tiện lợi hóa đầu tư, thiết thực cải thiện môi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18trường phần cứng đầu tư, khiến ngày càng nhiều công ty đa quốc gia coi trọng TrungQuốc là điểm đến đầu tư chủ yếu.
Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng tồn tại loại GCNĐT đối với cácDAĐT trong và ngoài nước Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp của các NĐTnước ngoài vào Trung Quốc được qui định trong các văn bản khác nhau và do nhiều
cơ quan có thẩm quyền xem xét và thẩm định hồ sơ (HS)
Nhìn chung, để đầu tư vào Trung Quốc theo hình thức thành lập liên doanh gópvốn, liên doanh theo hợp đồng hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì NĐTnước ngoài hoặc các bên liên doanh phải gửi các tài liệu như: Điều lệ doanh nghiệp,đơn xin cấp GCNĐT, hợp đồng liên doanh đến Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tếhoặc các cơ quan Trung ương hoặc cơ quan chính quyền cấp tỉnh được quốc vụ viện
uỷ quyền để các cơ quan này xem xét có cấp GCNĐT hoặc không
Theo pháp luật hiện hành của Trung Quốc, cơ quan có thẩm quyền cấp GCNĐTcho các DAĐT trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc bao gồm:
- Uỷ ban kế hoạch phát triển Nhà nước, Uỷ ban thương mại và kinh tế Nhà nước,
Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế có trách nhiệm xem xét và cấp GCNĐT cho các
DA có tổng vốn nước ngoài từ 30 triệu USD trở lên hoạt động trong lĩnh vực côngnghiệp và các DA khác đòi hỏi phải được cơ quan thuộc Quốc vụ viện cấp GCNĐT
- Cơ quan chính quyền cấp tỉnh, khu tự trị, các thành phố tự trị cấp GCNĐT chocác DA có tổng vốn nước ngoài < 30 triệu USD và không nằm trong khu vực bị hạnchế đầu tư Đối với các DA có tổng VĐT nước ngoài < 30 triệu USD thuộc lĩnh vực bịhạn chế phải nộp HS lên văn phòng Quốc hội Các DA liên quan đến cấp hạn ngạch thìphải nộp HS đến Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế để được cấp GCNĐT
1.2.2 Cấp GCNĐT tại Việt Nam
1.2.2.1 Văn bản pháp luật quy định về việc cấp GCNĐT
Ngày 22 tháng 9 năm 2006, Quốc hội khóa 11 tại kỳ họp thứ 8 đã thông quaLuật Đầu tư đã ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Mục đích của việc ra đời Nghịđịnh này nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, giải quyết những bất cập vềđầu tư trong và ngoài nước Đây cũng là thông điệp quan trọng của Việt Nam trong
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19việc cam kết phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, xóa bỏ những biệt lệ giữaNĐT trong nước và nước ngoài, tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp mở
ra những cơ hội cho các NĐT Việt Nam, cải thiện môi trường đầu tư, phù hợp vớinhững cam kết của Việt Nam và quốc tế
1 DAĐT không phân biệt nguồn vốn, quy
mô đầu tư1
2 DAĐT không thuộc quy định tại khoản 1Điều 37, không phân biệt nguồn vốn và cóquy mô VĐT từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trởlên.2
3 DA có VĐT nước ngoài.3
Điều 37
2 UBND tỉnh 1 DAĐT ngoài khu công nghiệp (KCN), khu
chế xuất (KCX), khu công nghệ cao, khukinh tế, bao gồm các DA tại Điều 37 Nghịđịnh số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ
2 DAĐT phát triển kết cấu hạ tầng KCN,KCX, khu công nghệ cao đối với những địaphương chưa thành lập Ban Quản lý KCN,KCX, khu công nghệ cao
2 DAĐT khác có sử dụng vốn nhà nước từ
150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn củacác thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng ViệtNam trở lên
Điều 10 Nghịđịnh 78/NĐ-
CP ngày 9tháng 8 năm
2006 củaChính phủ quyđịnh về đầu tư
ra nước ngoài
1 Xem chi tiết tại Phụ lục 1
2 Xem chi tiết tại Phụ lục 2
3 Xem chi tiết tại Phụ lục 3
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 201.2.2.2 Quy trình cấp GCNĐT
Căn cứ vào Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, nghị định số 108/200/QĐ – BKHcủa Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thủ tục đầu tư tại ViệtNam, để được cấp GCNĐT, tùy thuộc vào quy mô VĐT và lĩnh vực đầu tư, NĐT phảituân theo quy trình ĐKĐT hoặc thẩm tra
a Đối với DA thuộc diện ĐKĐT
Quy trình cấp GCNĐT đối với những DAĐT thuộc diện ĐKĐT và thuộc thẩmquyền quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh sẽ do phòng chuyên môn của Sở
Kế hoạch & Đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện Quy trình được mô tả trong Sơ đồ 1.1
Ghi chú: Chủ đầu tư; Cơ quan cấp GCNĐT
Sơ đồ 1.1: Quy trình cấp GCNĐT đối với DAĐT trong nước thuộc diện ĐKĐT
15 ngày5 7 ngày
Ghi chú: Chủ đầu tư; Cơ quan cấp GCNĐT
Sơ đồ 1.2: Quy trình cấp GCNĐT đối với DAĐT nước ngoài thuộc diện ĐKĐT
4 Kể từ ngày nhận HS đầy đủ Phần nội dung chi tiết xem Phụ lục 4
5 Kể từ ngày nhận HS đầy đủ Phần nội dung chi tiết xem Phụ lục 5
Xác nhận
ưu đãi
HSĐKĐT
Căn cứ vào nội dung văn bản ĐKĐT, cấp GCNĐT.
Sao GCNĐT
Các Bộ Ngành liên quan
Xácnhận ưuđãi
HSĐKĐT
Kiểm tra HS ĐKĐT, ĐKKD, cấp GCNĐT
Sao GCNĐT
Các Bộ Ngành liên quan
ĐKĐT
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21DAĐT trong nước (Theo Quy định Điều 13 khoản 13 số 59/2005/QH11 của LuậtĐầu tư năm 2005) là việc NĐT trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp phápkhác để tiến hành hoạt động đầu tư.
DAĐT nước ngoài (Theo Quy định Điều 13 khoản 12 số 59/2005/QH11 của LuậtĐầu tư năm 2005) là việc NĐT nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tàisản hợp pháp khác để tiến hành đầu tư
b Đối với DA thuộc diện thẩm tra
Theo Nghị định số 108/2006/NĐCP của Chính phủ về việc quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Việt Nam, Điều 49 làm rõ quy trìnhcấp GCNĐT đối với DAĐT thuộc diện thẩm tra như Sơ đồ 1.3:
Trao GCNĐT 25 ngày6(h)
Ghi chú: Trước khi lập báo cáo thẩm tra; Sau khi lập báo cáo thẩm tra
Sơ đồ 1.3: Quy trình và thủ tục cấp GCNĐT đối với DA thuộc diện thẩm tra
1.2.2.3 Thủ tục cấp GCNĐT
Thủ tục cấp GCNĐT gồm thủ tục cấp GCNĐT đối với các DAĐT thuộc diệnĐKĐT (Quy định tại Điều 45,46 về thủ tục cấp GCNĐT theo Luật số 59/2005/QH11của Quốc hội) và thẩm tra (Quy định tại Điều 47 về thủ tục cấp GCNĐT theo Luật số59/2005/QH11 của Quốc hội.) được thể hiện qua Bảng 1.2
6 Kể từ ngày nhận HS đầy đủ Phần nội dung chi tiết xem Phụ lục 6.
Lập báo cáothẩm tra
(b)(a)
Kiểm tra HS
SởNgànhliên quan
BộNgànhliên quan
UBNDtỉnh
Y/c làm rõ chỉnh
sửa HS
NĐT
SởKH&ĐT
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22Bảng 1.2: Thủ tục cấp GCNĐT đối với DA thuộc diện ĐKĐT và thẩm tra.
trongnước
< 15 tỷ đồng Không phải
15 tỷ đồng ≤QMVĐT< 300
tỷ đồng
ĐKĐT Theo mẫu của cơ quan Nhà nước quản lý cấp tỉnh
B
≥300 tỷ đồng Thẩm tra - Văn bản đề nghị cấp GCNĐT
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của NĐT
- Báo cáo năng lực tài chính của NĐT
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhucầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, VĐT, giải pháp công nghệ, giải pháp về môitrường
- Đối với NĐT nước ngoài, HS bao gồm hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồngBCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có)
C
Có VĐTnướcngoài
< 300 tỷ đồng ĐKĐT Ngoài những y/c HS nêu ở DA loại C thì DA loại D cần bổ sung thêm:
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu là DA thuộcdiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật BVMT
- Giấy tờ về đất đai hoặc các giấy tờ khác có liên quan (nếu có)
Trường hợp DAĐT gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài HS quy định
D
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23trên, NĐT phải nộp kèm theo:
- HS ĐKKD tương ứng mỗi loại hình kinh tế
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liêndoanh giữa NĐT trong nước và NĐT nước ngoài
≥ 300 tỷ đồng Thẩm tra Ngoài những y/c HS đã nêu ở DA loại C và loại D thì DA loại E bổ sung:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp táckinh doanh
E
Thuộc Có VĐT
trongnướchoặcnướcngoài
< 300 tỷ đồng Thẩm tra Đối với DA trong nước:
- Văn bản ĐKĐT (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận ĐKKD
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của NĐT
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhucầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, VĐT, giải pháp công nghệ, giải pháp về môitrường
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu là DA thuộcdiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật BVMT
- Giấy tờ về đất đai hoặc các giấy tờ khác có liên quan (nếu có)
Ngoài những HS trên thì đối với DA nước ngoài cần bổ sung thêm:
Trường hợp DAĐT gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài HS quy địnhtrên, NĐT phải nộp kèm theo:
- HS ĐKKD tương ứng mỗi loại hình kinh tế
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên
Trang 24doanh giữa NĐT trong nước và NĐT nước ngoàiThuộc
hoặc
không
thuộc
Quantrọngquốc gia
Bất kể lớn haynhỏ
Thẩm tra - Văn bản trình khả năng đáp ứng điều kiện mà DAĐT phải đáp ứng theo quy
định của pháp luật
Trường hợp DAĐT gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài HS quy địnhtrên, NĐT phải nộp kèm theo:
- HS ĐKKD tương ứng mỗi loại hình kinh tế
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liêndoanh giữa NĐT trong nước và nước ngoài
- Văn bản đăng ký DAĐT
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác góp vốn hoặc mua cổ phần hoặchợp tác đầu tư đối với DAĐT có đối tác khác cùng cùng tham gia đầu tư
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
cổ đông hoặc đại hội xã viên về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Bản sao công chứng GCNĐT đối với NĐT là doanh nghiệp nước ngoài, hoặcgiấy chứng nhận ĐKKD hoặc quyết định thành lập; hoặc giấy tờ có giá trị pháp lýtương đương đối với NĐT là tổ chức; Giấy chứng minh thư hoặc hộ chiếu đối vớiNĐT là cá nhân Việt Nam; hoặc GCNĐT đối với NĐT là doanh nghiệp có VĐTnước ngoài
I
≥ 15 tỷ đồng Thẩm tra Ngoài những thủ tục yêu cầu đối với DA loại I, thì DA loại K cần bổ sung thêm:
- Văn bản trình về DAĐT gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầutư; quy mô VĐT; nguồn VĐT; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sửdụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện DA
K
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Một số quy định đối với NĐT trong và ngoài nước.
- Đối với NĐT trong nước: Việc đăng ký để thành lập doanh nghiệp có thể được
thực hiện độc lập, tách rời với việc đăng ký DAĐT và sẽ được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh (ĐKKD) Khi đầu tư vào DA cụ thể, NĐT trong nước sẽ thực hiệnthủ tục ĐKĐT hoặc thẩm tra đầu tư để được cấp GCNĐT cho DA đó (Theo Điều 6khoản 1 thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện DA của Nghị định số 108/2006/NĐ-CPcủa Chính phủ)
- Đối với NĐT nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam: Việc đăng ký để thành
lập doanh nghiệp phải gắn liền với DAĐT đã được xác định và thực hiện theo thủ tụcĐKĐT hoặc thẩm tra đầu tư, sau đó sẽ được cấp GCNĐT GCNĐT sẽ đồng thời đượccoi là giấy chứng nhận ĐKKD (Theo Điều 6 khoản 2 thành lập tổ chức kinh tế và thựchiện DA của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ)
1.2.2.4 Tình hình cấp GCNĐT ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2013
1.2.2.4.1 Tình hình chung của cả nước
1.2.2.4.1.1 Tình hình cấp GCNĐT đối với DAĐT trực tiếp nước ngoài
Sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài cùng vớiviệc ban hành Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CPcủa Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý thông thoáng, phù hợpvới thông lệ quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các NĐT nước ngoài.Theo Báo cáo của Tổng Cục thống kê Việt Nam, nhìn chung giai đoạn từ 2006 -
2008 số DA có VĐK đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp GCNĐT có
xu hướng gia tăng Tuy nhiên, sau đó từ 2009 - 2013 tình hình cấp GCNĐT cho cácDAĐT có chiều hướng giảm sút
Cụ thể, năm 2008, Việt Nam đã cấp GCNĐT cho 1.171 DA, với VĐK đạt 71.726triệu USD và vốn thực hiện là 11.500 triệu USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm
2007 Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, tình hình thu hút đã có chiều hướng giảm xuống Theo các báo cáonhận được, năm 2013 cả nước có 1.275 DA được cấp GCNĐT, với tổng VĐK là14.272 triệu USD, giảm 12,69% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng vốn thực hiện là11.500 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012
-ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26Bảng 1.3: Tình hình cấp GCNĐT đầu tư trực tiếp nước ngoài tư năm 2006 - 2013
Biểu đồ 1.1: Số DA FDI được cấp GCNĐT năm 2013 phân theo đối tác đầu tư 8
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27Xét theo địa bàn đầu tư: Năm 2013, không kể dầu khí ngoài khơi, các NĐT nước
ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố Trong đó, Thái Nguyên dẫn đầu là địa phươngthu hút 18 DAĐT, với VĐK 3.381,1 triệu USD, chiếm 23,69% VĐK cả nước Tiếpđến là Bình Thuận thu hút 10 DA, với 2.029,6 triệu USD, chiếm 14,2% Đứng vị tríthứ 3 là Hải Phòng thu hút 27 DAĐT nước ngoài, với 1.843,6 triệu USD, chiếm12,9%
Xét theo lĩnh vực đầu tư: Năm 2013 NĐT nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành
lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút đượcnhiều nhất với 605 DAĐT đã được cấp mới GCNĐT, tổng số vốn cấp mới và tăngthêm là 16.636 triệu USD, chiếm 76,9% tổng VĐK Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện,khí, nước, điều hòa đứng thứ hai với VĐK cấp mới và tăng thêm là 2.031 triệu USD,chiếm 9,4% tổng VĐK
Mặc dù tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có những biến chuyển tíchcực nhưng để có thể cạnh tranh trên thương trường quốc tế, Việt Nam cần phải nỗ lựcnhiều hơn, trong công tác nâng cao thị trường kinh doanh, tạo môi trường luật pháp rõràng, minh bạch
1.2.2.4.1.2 Tình hình cấp GCNĐT đối với những DAĐT trong nước
Với sự sửa đổi của Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP, đãgiúp tình hình hoạt động đầu tư trong nước diễn ra theo chiều hướng thuận lợi Ướctính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 doanh nghiệp,tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng VĐK là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7% so vớinăm 2012 Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2013, các KCN,KCX, khu kinh tế đã cấp GCNĐT cho 197 DA, với tổng VĐK 17.632 tỷ đồng và điềuchỉnh tăng vốn cho 58 DA ,với tổng vốn tăng thêm 12.696 tỷ đồng Như vậy, trong 8tháng đầu năm tổng VĐT trong nước thu hút được đạt hơn 30.328 tỷ đồng, tăng 34,2%
so với cùng kỳ năm 2012
Tuy nhiên trên thực tế do tình hình kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hưởng đếnnguồn VĐT, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, lãi suất ngân hàng quá cao…nhiều doanhnghiệp trong nước đã gặp phải khó khăn, trở ngại trong hoạt động đầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 281.2.2.4.1.3 Tình hình cấp GCNĐT đối với những DAĐT ra nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động có tiềm năng lớn trong việc giúpdoanh nghiệp mở rộng thị trường, đồng thời góp phần tích cực cho sự phát triển kinh
tế đất nước, nâng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, từ năm 2010 - 2013 tình hình đầu tư
ra nước ngoài của Việt Nam có chiều hướng gia tăng Cụ thể, năm 2012 đã có 75 DAđược cấp GCNĐT, với VĐK 1.300 triệu USD, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm 2011.Nổi bật trong các DAĐT ra nước ngoài thành công của doanh nghiệp Việt Nam là DAcủa Viettel, với 7 quốc gia hiện diện mạng viễn thông của doanh nghiệp này Tiếp theo
là Tập đoàn Dầu khí, Cao su và một số DN tư nhân như Hoàng Anh Gia Lai…Tính đếnquý I năm 2013 đã có 22 DAĐT trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Namvới tổng VĐK 720,7 triệu USD
Bảng 1.4: Tình hình cấp GCNĐT đối với các DAĐT ra nước ngoài từ
9 Tính đến quý I năm 2013
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29Xét về địa bàn đầu tư : Trong Quý I năm 2013 các doanh nghiệp Việt Nam đã
ĐKĐT sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Trong đó VĐT tập trung nhiềunhất tại Liên bang Nga với 1,4 tỷ USD, chiếm 52,7% Tiếp theo là các quốc gia Lào(chiếm 20,1%) và Myanmar (chiếm 11,3%)
Như vậy, có thể thấy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam ngàycàng đa dạng hơn và đã mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thếhình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế
1.2.2.4.2 Tình hình của một số tỉnh, thành phố
Tại thành phố Đà Nẵng
Là trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung và cả nước, những nămqua Đà Nẵng đã có những bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội Với lợi thế một trong những trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật hàngđầu của miền Trung và cả nước, môi trường đầu tư hấp dẫn bởi hệ thống hạ tầng, khucông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực Đặc biệt, với chính sách thuhút VĐT nước ngoài thể hiện rõ qua khâu cải cách các thủ tục hành chính và tổ chứcthực hiện liên thông “một cửa” đã cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tụccho NĐT Chẳng hạn, đối với thủ tục cấp GCNĐT, Đà Nẵng có 4 bộ thủ tục, gồm: thủtục xác nhận đầu tư; thủ tục đăng ký, thẩm tra cấp GCNĐT; thủ tục đăng ký điều chỉnhGCNĐT và thủ tục thẩm tra điều chỉnh GCNĐT theo quy định của pháp luật Riênglĩnh vực đầu tư nước ngoài, Đà Nẵng thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộcUBND thành phố, là cơ quan “một cửa” nhằm hỗ trợ, hướng dẫn NĐT trong quá trìnhxúc tiến, đăng ký cấp phép cho DA
Về thời hạn xử lý HS đã được rút ngắn hơn, chẳng hạn về thời gian cấp GCNĐTcho DAĐT không quá 5 ngày làm việc; với DA thẩm định thuộc thẩm quyền của địaphương, thời gian để xử lý và cấp phép không quá 15 ngày làm việc Đối với DA quantrọng, lãnh đạo thành phố trực tiếp đàm phán rồi mời NĐT đến Đà Nẵng giới thiệutiềm năng, thế mạnh và đưa ra những chủ trương thông thoáng, thủ tục công khai,minh bạch để thu hút NĐT
Với công cuộc cải cách hành chính hiệu quả, tính đến năm 2013, Đà Nẵng đã thuhút 279 DA FDI với tổng VĐK 3,3 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 38.000 lao
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30động Các DA mới tập trung vào các lĩnh vực phù hợp quy hoạch phát triển của thànhphố như: dịch vụ, du lịch, công nghiệp sử dụng công nghệ cao…
Doanh thu các doanh nghiệp FDI ước đạt 450 triệu USD, tăng 8,43% so với năm
2012, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố, nộp ngân sáchước đạt 56,5 triệu USD
Đến nay, đã có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đà Nẵng, trong đó đứngđầu về số DA là Nhật Bản với 54 DA, tổng VĐT đăng ký lên đến 261,3 triệu USD;tiếp đến là Hàn Quốc với 24 DA, tổng VĐT 696,4 triệu USD; Hoa Kỳ với 26 DA, tổngVĐT 375,4 triệu USD
Tại thành phố Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là một trong bốn tỉnh thànhphố (Gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu) thựchiện quy hoạch tổng thể phát triển thành nền kinh tế trọng điểm miền Nam, luôn đi đầutrong việc thu hút nguồn VĐT trong và ngoài nước, đặc biệt trong việc dịch chuyểncác dòng VĐT hướng vào chất lượng Những năm trở lại đây tình hình đầu tư của cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước đã có sự tăng mạnh mẽ
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, có được kết quả này là bởi BìnhDương có những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh linh hoạt trên các phương diện,không những cấp GCNĐT rất nhanh, mà còn hỗ trợ về mặt pháp lý cho các doanhnghiệp Các thủ tục hành chính ở Bình Dương ngày càng hoàn thiện đến mức tinh gọn.Đối với DA không có tính chất phức tạp chỉ trong 01 ngày thẩm định là cấp phépngay Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc cần giải quyết thì có thể đối thoạitrực tiếp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương để nhanh chóng giải quyết
Kết quả, mặc dù nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2013 BìnhDương đã cấp GCNĐT nước ngoài cho 99 DAĐT, với số VĐK là 713,98 triệu USD,chiếm 5% tổng VĐK của cả nước Với việc thực hiện các chính sách thu hút đầu tư vàchuẩn bị đầy đủ các điều kiện thiết yếu để các, tính đến ngày 15/02/2014, Bình Dương
là địa phương thu hút nhiều VĐT nước ngoài nhất với tổng VĐT đăng ký cấp mới vàtăng thêm là 690,51 triệu USD, chiếm 44,8% tổng VĐT đăng ký
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Các DAĐT chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ,phát triển đô thị; công nghệ cao Với hàng loạt các DA được cấp GCNĐT mới và tăngVĐT là dấu hiệu tích cực và cho thấy môi trường đầu tư của Bình Dương tiếp tục hấpdẫn các NĐT trong và ngoài nước.
Như vậy, qua việc nghiên cứu và đánh giá khả năng thu hút đầu tư của các tỉnh,chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về quy trình và thủ tục cấp GCNĐTcủa các tỉnh, những chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư đối với các NĐT trong và ngoàinước Từ đó, giúp tỉnh Thừa Thiên Huế có thể khắc phục những điểm yếu, thúc đẩynhững điểm mạnh, lợi thế của mình nhằm phát triển kinh tế bền vững, tạo môi trườnghấp dẫn thu hút đầu tư, nâng cao quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CẤP GCNĐT TẠI
SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thừa Thiên Huế là một Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, có tọa
độ địa lý 16 – 16,8 độ vĩ bắc và 107,8 – 108,2 độ kinh đông Phía bắc giáp tỉnh QuảngTrị, phía nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía đông giáp biển Đông,phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Đây là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về trung tâm thương mại, dịch vụ, giaodịch quốc tế và là một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung, TâyNguyên và cả nước; trong đó thành phố Huế và đô thị mới Chân Mây là hạt nhân đểphát triển các loại hình dịch vụ du lịch; thương mại; hàng không; vận tải biển; viễnthông quốc tế; tài chính - ngân hàng; bảo hiểm; các dịch vụ ứng dụng công nghệ thôngtin; khoa học công nghệ; y tế; giáo dục - đào tạo chất lượng cao
Qua phân tích trên cho thấy Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế, như có vị trí địa chính trị chiến lược, có cửa khẩu trên bộ, có cảng biển, có đường sắt, đường hàngkhông, tiềm năng về đất đai, khoáng sản, bờ biển, phong cảnh, nguồn nhân lực dồidào, cùng nền kinh tế- xã hội ổn định tạo điều kiện thuân lợi để thu hút các DAĐTtrong và ngoài nước
-Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng còn những thách thứcbởi những tác động của các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến khả năngthu hút của các NĐT trong và ngoài nước Một trong những nguyên nhân đó một phần doquy trình cấp GCNĐT vẫn còn nhiều vướng mắc, gây cản trở cho các NĐT thực hiện việcđầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế Để hiểu rõ hơn, Chương này sẽ hướng đến mục tiêu tìmhiểu về thực trạng quy trình và thủ tục cấp GCNĐT đối với các NĐT trong và ngoài nướcnhằm làm căn cứ và đưa ra các giải pháp cải thiện thủ tục hành chính có liên quan tại Sở Kếhoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1 Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Mùa xuân năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toànMiền Nam, thống nhất đất nước Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đầutiên được hoàn toàn giải phóng, ngay sau đó Thừa Thiên Huế đã bắt tay vào công cuộc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33tái thiết quê hương và xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa xã hội Cùng với sựthành lập của Chính quyền cách mạng, Ban Thống kê - kế hoạch tỉnh Thừa Thiên Huếđược thành lập có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vàtiến hành thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Tháng 6/1976, theo quyết định của Chính phủ về hợp nhất 3 tỉnh, Ủy ban Kếhoạch tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập đảm nhiệm chức năng tham mưu về công tác
kế hoạch của một tỉnh có quy mô khá lớn với diện tích 17,6 km2 và gần 1,7 triệu dân.Tháng 6/1989, khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách lại thành 3 tỉnh Quảng Bình,Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Ủy ban Kế hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập,cùng với việc tiếp nhận một bộ phận của Trọng tài Kinh tế tỉnh, sát nhập Ban Kinh Tếđối ngoại đã trở thành Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay
Qua nhiều lần biến động về bộ máy, nhiệm vụ của cơ quan Kế hoạch và Đầu tưtỉnh, huyện, thành phố ngày càng được mở rộng hơn về phạm vi, tăng thêm về chứcnăng nhiệm vụ, đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động
2.1.2 Vị trí và chức năng của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Kế hoạch & Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu,giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư baogồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xãhội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA), đấu thầu, ĐKKD trong phạm vi địa phương; về cácdịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của phápluật Sở Kế hoạch & Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tácUBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp
vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1.3.1 Về quy hoạch và kế hoạch
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiệm vụ và quyền hạn về quyhoạch và kế hoạch như sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạchđược UBND tỉnh giao.
- Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, Ban, Ngành và quy hoạch, kếhoạch của UBND huyện, thị xã đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh đề trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
- Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể kế hoạch dài hạn, kếhoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch VĐT thuộc ngân sách địa phương, các cânđối chủ yếu kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đốiVĐT phát triển, cân đối tài chính Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh khi được phê duyệt theo quy định
2.1.3.2 Về đầu tư trong và ngoài nước
- Chủ trì phối hợp với Sở tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liên quan giám sát,kiểm tra, đánh giá hiệu quả VĐT của các DA xây dựng cơ bản, các chương trình mụctiêu của quốc gia, các chương trình DA khác do tỉnh quản lý
- Thẩm định các DAĐT thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tich UBND tỉnh;cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các DA vào địa bàn tỉnh theo phân cấp
- Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoạt độngxúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩm quyền
2.1.3.3 Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ (NGO)
- Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và NGO củatỉnh; hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành xây dựng danh mục nội dung các chương trình sửdụng vốn ODA và NGO Tổng hợp danh mục các DA sử dụng vốn ODA và NGO củaUBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư
- Chủ trì theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình DA ODA và NGO củatỉnh, làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý cácvấn đề vướng mắc giữa Sở tài chính với Sở Kế hoạch & Đầu tư trong việc bố trí vốnđối ứng, giải ngân thực hiện các DA ODA và NGO có liên quan đến nhiều Sở, Ban,Ngành, cấp huyện, thị và cấp xã, phường; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình vàhiệu quả thu hút sử dụng ODA và NGO
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 352.1.3.4 Về quản lý đấu thầu
- Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản Chủ tịchUBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, chỉ định đấu thầu, kết quả xét thầu các DA hoặc góithầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các DA đã được phê duyệt
và tình hình thực hiện đấu thầu
2.1.3.5 Về quản lý KCN và KCX
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan thẩm định và trìnhUBND tỉnh quy hoạch tổng thể các KCN, KCX địa bàn để UBND tỉnh trình Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ
- Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế quản
lý đối với cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển của địa phương
2.1.3.6 Về doanh nghiệp ĐKKD và kinh tế hợp tác xã
- Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp,đổi mới phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
- Tổ chức thực hiện ĐKKD cho các đối tượng trên địa bàn thuộc thẩm quyền Sở;hướng dẫn nghiệp vụ ĐKKD cho cơ quan chuyên môn quản lý về Kế hoạch và Đầu tưcấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theothẩm quyền các vi phạm sau ĐKKD của các doanh nghiệp tại địa phương
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế
Lãnh đạo Sở bao gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc Giám đốc là người đứngđầu Sở và thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trướcUBND tỉnh, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khi được yêucầu Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trướcpháp luật về lĩnh vực công tác được phân công Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổnhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộtrưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư quy định và theo quy định của Đảng, Nhà nước về côngtác cán bộ; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thựchiện theo quy định của pháp luật
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36- Cơ cấu và tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh ThừaThiên Huế được tóm tắt qua Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu và tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa
2.2.1.1 Quy trình và thủ tục cấp GCNĐT đối với DA thuộc diện ĐKĐT
2.2.1.1.1 Đối với DA trong nước có quy mô VĐT dưới 15 tỷ đồng khôngthuộc danh mục đầu tư có điều kiện
Đối với DAĐT trong nước có quy mô VĐT dưới 15 tỷ đồng và không thuộcDanh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì NĐT không phải làm thủ tục ĐKĐT
GIÁM ĐỐC
Phó Giám
Đốc
Phó GiámĐốc
Phó GiámĐốc
PhòngKinh tếngành
PhòngVăn hóa
xã hội
PhòngKinh
tế ĐốiNgoại
PhòngĐăng kýkinhdoanh
Phòngxâydựng
Trưởngphòng
Trưởngphòng
Trưởngphòng
Trưởngphòng
Trưởngphòng
Phóphòng
Phóphòng
Phóphòng
Phóphòng
Phóphòng
Các Chuyên Viên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Trường hợp NĐT có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp GCNĐT thì thựchiện ĐKĐT theo quy trình và thủ tục cấp GCNĐT.
* Quy trình cấp GCNĐT 10 (tính từ lúc NĐT nộp HS đến lúc nhận được GCNĐT)
Quy trình cấp GCNĐT của DA loại A11được mô hình hóa qua Sơ đồ 2.2
Trao GCNĐT(i)
Ghi chú: Trước khi trình lãnh đạo Sở; Sau khi trình lãnh đạo Sở
Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp GCNĐT đối với DA loại A Thủ tục cấp GCNĐT bao gồm 8 bộ HS trong đó có:
1 Văn bản ĐKĐT
2 Báo cáo năng lực tài chính của NĐT (do NĐT lập và chịu trách nhiệm)
3 Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của NĐT: Quyết định thành lập hoặc Giấychứng nhận ĐKKD hoặc các tài liệu tương đương khác, hộ chiếu hoặc CMND đối vớiNĐT là cá nhân
4 Trường hợp DAĐT gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nộp kèm theo: HSĐKKD tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định
10 Xem chi tiết tại Bảng 2.1
11 DA trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện
HS xin cấp
GCNĐT(a)
NĐT
Bộ phận tiếpnhận & trảkết quả (tại
Sở Kế hoạch
& Đầu tư)
Lãnh đạoSởY/c làm rõ,
(d)
UBND tỉnh
Chuyển tờ trình
và 1 bộ HS DA,xem xét
Phê duyệt(e)
CấpGCNĐT
(f)
PhòngĐKKD (tại
Sở Kế hoạch
& Đầu tư
Kiểm tra HS
Y/c làm rõ,chỉnh sửa HS
(g)(h)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 382.2.1.1.2 Đối với DA trong nước có quy mô VĐT từ 15 tỷ đến dưới 300 tỷđồng không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện
- NĐT trong nước phải ĐKĐT đối với DAĐT trong nước có quy mô VĐT từ 15
tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng thuộc các trường hợp sau:
+ DA không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của LuậtĐầu tư
+ DA không thuộc đối tượng do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư quyđịnh tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Quy trình cấp GCNĐT 12 : tương tự DA loại A.
- Giấy tờ về đất đai hoặc giấy tờ khác có liên quan (nếu có)
3 Trường hợp DAĐT gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, nộp kèm theo
HS ĐKKD tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể
2.2.1.1.3 Đối với DA nước ngoài có quy mô VĐT dưới 300 tỷ đồng khôngthuộc danh mục đầu tư có điều kiện
Quy trình cấp GCNĐT được thể hiện qua Bảng 2.1.
12 Xem chi tiết tại Bảng 2.1
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ