Bài đồ án này dựa trên các thống kê tài liệu liên quan đến các đặc trưng cơ bản như đặc điểm, phân loại, phân bố và ứng dụng của các loài sao biển ở nước ta cũng như tìm hiểu một số quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM
KHOA THỦY SẢN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOÀI SAO BIỂN Ở VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI, PHÂN BỐ, ỨNG DỤNG VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ SAO
BIỂN
HỌ & TÊN SVTH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
HỌ & TÊN GVHD
Trang 2Xin chân thành cảm ơn Tp.HCM, tháng… năm…
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình dạng ngoài của sao biển 2
Hình 1.2 Sao biển Asterias forbesi 4
Hình 1.3 Sao biển nướng 5
Hình 1.4 Sao biển Asterias rubens 6
Hình 1.5 Sao biển Pisaster ochraceus 7
Hình 1.6 Sao biển Pisaster giganteus, Sao biển Pisaster brevispinus, Sao biển Evasterias troscheli 8
Hình 1.7 Sao biển Archaster typicus 8
Hình 1.8 Sao biển được làm khô dùng trong ngâm rượu 9
Hình 1.9 Sao biển Archaster typicus ngâm rượu 9
Hình 1.10 Sao biển Linckia laevigata màu xanh 10
Hình 1.11 Sao biển Linckia laevigata màu xanh nhạt và cam 10
Hình 1.12 Sao biển Acanthaster planci 11
Hình 1.13 Sao biển Culcita novaeguineae 13
Hình 1.14 Sao biển Protoreaster nodosus 14
Hình 1.15 Sao biển chocolate chip khô 15
Hình 1.16 Sao biển Astropecten polyacanthus 16
Hình 1.17 Sao biển Echinaster luzonicus 17
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta có bờ biển tiếp liền với Biển Đông Đường bờ biển dài 3260 km chạy dài từ bắc tới nam Với một vùng thềm lục địa rộng lớn khoảng hơn một triệu km2, thuộc vùng biển nhiệt đới nên nguồn nguyên liệu rất đa dạng và có cả bốn mùa Bên cạnh những loài hải sản đã được khai thác, đánh bắt lâu nay, nguồn động vật đáy,
đặc biệt là nhóm động vật da gai (Echinodermata) trong hệ sinh thái biển đảo là một
trong những nguồn thực phẩm có chất lượng cung cấp trực tiếp cho con người, giá trị thương mại, du lịch phục vụ cho chế biến thủy, hải sản và cả trong y học Hiện nay, những nghiên cứu về động vật đáy nói chung và loài sao biển nói riêng đã được tiến hành nghiên cứu tại nhiều nước Tuy nhiên, ở nước ta các thông tin về loài sao biển không theo hệ thống và nhiều thông tin còn thiếu trong quá trình thu thập, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích quy hoạch, bảo vệ các giá trị đa dạng loài phân bố và giá trị kinh tế với mục tiêu bảo tồn và khai thác nguồn lại lâu dài, bền vững
Bài đồ án này dựa trên các thống kê tài liệu liên quan đến các đặc trưng cơ bản như đặc điểm, phân loại, phân bố và ứng dụng của các loài sao biển ở nước ta cũng như tìm hiểu một số quy trình sản xuất các sản phẩm từ sao biển đang được áp dụng
và thực hiện trong việc tạo ra các sản phẩm có lợi từ sao biển để đáp ứng các nhu cầu của con người Nên đây được xem là một hướng phát triển mới đầy tiềm năng cần được khai thác của ngành thủy sản
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH III LỜI MỞ ĐẦU IV MỤC LỤC V
Chương 1 TÌM HIỂU CÁC LOÀI SAO BIỂN Ở VIỆT NAM 1
1.1 Giới thiệu chung về sao biển 2
1.2 Các loài sao biển ở Việt Nam 4
1.2.1 Bộ Forcipulatida 4
1.2.1.1 Asterias forbesi 4
1.2.1.2 Asterias rubens 6
1.2.1.3 Pisaster ochraceus (Sao biển tía) 7
1.2.2 Bộ Valvatida 8
1.2.2.1 Archaster typicus 8
1.2.2.2 Linckia laevigata (Sao biển xanh) 10
1.2.2.3 Acanthaster planci (Sao biển gai) 11
1.2.2.4 Culcita novaeguineae (Sao biển gối) 13
1.2.2.5 Protoreaster nodosus (Sao biển chocolate chip) 14
1.2.3 Bộ Paxillosida 16
1.2.3.1 Astropecten polyacanthus 16
1.2.4 Bộ Spinulosida 17
1.2.4.1 Echinaster luzonicus 17
Chương 2 TÌM HIỂU CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ SAO BIỂN 19
2.1 Tìm hiểu quy trình sản xuất sao biển khô 20
2.1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất 20
2.1.2 Thuyết minh quy trình sản xuất 21
2.1.2.1 Nguyên liệu 21
2.1.2.2 Rửa 21
2.1.2.3 Làm khô 1 21
Trang 62.1.2.5 Làm khô 2 ( Bảo quản) 22
2.2 Tìm hiểu quy trình chiết tách và sàng lọc hoạt tính sinh học các hợp chất sinh học từ sao biển 23
2.2.1 Trình tự thực hiện 23
2.2.2 Thao tác thực hiện 23
2.2.2.1 Sơ đồ thực hiện thao tác xử lý mẫu và tạo dịch chiết 23
2.2.2.2 Xử lý mẫu 24
2.2.2.3 Tạo dịch chiết 24
2.2.2.4 Sàng lọc hoạt tính sinh học 26
Chương 3 KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 7Chương 1
TÌM HIỂU CÁC LOÀI
SAO BIỂN Ở VIỆT NAM
Trang 81.1 Giới thiệu chung về sao biển
Việt Nam có bờ biển tiếp liền với Biển Đông Đường bờ biển dài 3260 km chạy dài từ bắc tới nam Với một vùng thềm lục địa rộng lớn khoảng hơn một triệu
km2, thuộc vùng biển nhiệt đới nên nguồn nguyên liệu rất đa dạng và có cả bốn mùa Trữ lượng cá của vùng biển Việt Nam rất phong phú (theo dự tính sơ bộ có khoảng 2000 loài, trong đó hơn 40 loài cá có giá trị kinh tế lớn) cùng với vô số các loài hải sản khác như tôm, cua, trai, tảo, … Bên cạnh những loài hải sản đã được khai thác, đánh bắt lâu nay, nguồn hải sản sao biển cũng là một trong những loài đang được quan tâm đến, với sự đa dạng về chủng loại Nên đây được xem là một hướng phát triển mới đầy tiềm năng cần được khai thác của ngành thủy sản
Sao biển là loài động vật không xương sống, thuộc ngành Da gai
(Echinodermata), lớp Asteroidea
Đặc điểm phân bố: Phân bố rộng nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc Thái Bình Dương Chúng sống ở đáy biển, thích nghi với đáy cát, bùn cát, đá nhỏ, san hô Chúng ít di động, nhạy cảm với ánh sáng và độ mặn của nước biển
Đặc điểm cấu tạo: Là nhóm động vật có cấu tạo điển hình của động vật da gai Hình dạng của động vật sao biển là hình sao, cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng
và có đối xứng tỏa tròn bậc năm, gồm một đĩa trung tâm ở giữa và 5 hay nhiều cánh (có thể tới 45 cánh) xếp xung quanh, cánh sao biển dài từ 1 – 1,5 cm, có khi lên tới
80 cm Lỗ miệng có màu sặc sỡ, khi bò trên giá thể thì lỗ miệng hướng về phía dưới, còn hậu môn ở về phía đối diện Bên trong quanh miệng là ống nước vòng, từ
đó phát ra năm ống nước phóng xạ tỏa ra tới tận đỉnh của năm cánh, mỗi ống nước phóng xạ có hai dãy chân ống Sao biển không có đầu và việc di chuyển được thực hiện nhờ hoạt động của hai hàng chân ống nằm phía dưới của mỗi cánh tay Tốc độ
di chuyển của sao biển rất chậm từ 5 đến 10 cm trong 1 phút
Hình 1.1 Hình dạng ngoài của sao biển A.Mặt lưng B.Mặt bụng
Trang 9 Phân loại: Lớp Sao biển (Asteroidea) được chia thành 7 bộ (order):
Brisingida, Forcipulatida, Notomyotida, Paxillosida, Spinulosida, Valvatida và Velatida Đến nay đã thống kê được khoảng 1.700 loài sao biển phân bố ở tất cả các
đại dương trên thế giới Những nơi có nhiều sao biển phải kể đến các vùng biển Australia, Đông Thái Bình Dương và Bắc Mỹ Đặc biệt, vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương Thái Bình Dương là nơi tập trung đại đa số các loài sao biển
Bộ Brisingida: Là các lớp sao biển sống dưới đáy biển sâu, chiều dài cơ thể
khoảng 6 16 cm, các cánh tay mỏng dùng để kiếm thức ăn Bộ Brisingida có
khoảng 100 loài với 17 chi và 6 họ
Bộ Forrcipulatida: Các loài sao biển thuộc bộ này được nhận biết bởi các
cánh tay dạng kìm nhỏ, đây là những đặc điểm dễ nhận ra trên cơ thể chúng Bộ
Forrcipulatida chứa khoảng 300 loài trong số 68 chi và 6 họ
Bộ Notomyotida: Là các loài sao biển sống dưới biển sâu với các cánh tay rất linh hoạt và các sợi cơ dài dọc theo bề mặt hông bên trong cơ thể Bộ Notomyotida
gồm khoảng 75 loài trong số 12 chi và 1 họ
Bộ Paxillosida: Đây là các loài sao biển được xem như là động vật sống dưới
nước, chúng có thể vùi cơ thể dưới các lớp bùn cát Chúng được nhận ra bởi một số
nét đặc trưng như cánh tay nhọn Bộ Paxillosida chứa khoảng 255 loài trong số 46
chi và 5 họ
Bộ Spinulosida: Đây là các loài sao biển với bộ khung khá mỏng manh và chân dạng kìm nhỏ Bộ Spinulosida chứa khoảng 120 loài trong số 9 chi và 1 họ
Bộ Valvatida: Đây là các loài sao biển khá đa dạng nhưng thường được nhận
ra bởi xương mép nhỏ Việc xác định về đặc điểm của các loài thuộc bộ này có rất
nhiều thay đổi và gây nhiều tranh cãi Bộ Valvatida có khoảng 695 loài trong số 165
chi và 14 họ
Bộ Velatida: Các loài sao biển thuộc bộ này thường có thân mỏng với vòng
tròn trung tâm lớn và những chỗ lõm với đường kính lớn Có một số mối quan hệ
tương đồng giữa họ Velatid và họ Valvatid Bộ Velatida có khoảng 200 loài trong số
25 chi và 5 họ
Trang 101.2 Các loài sao biển ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khoảng 60 loài sao biển khác nhau, phân bố dọc bờ biển từ bắc đến nam, riêngvịnh Nha Trang đã phát hiện được 20 loài sao biển thuộc 16 chi,
11 họ và 4 bộ Còn tại bãi Vạn Bội Cát Bà – Hải Phòng có bãi sao biển với diện tích rộng trên 5ha, là nơi tập trung của các loài sao biển rãnh nông và sao biển rãnh
sâu (Astropecten polyacanthus, A.monacanthus) với mật độ cao (khoảng 20
con/m2) Đa phần sao biển ở nước ta thuộc các bộ sau:
Hình 1.2 Sao biển Asterias forbesi
Asterias forbesi thường được gọi là sao biển Forbes, là một loài sao biển trong
họ Asteriidae
a) Phân bố: Chúng thường được tìm thấy trong vùng nước nông ở phía tây bắc
Đại Tây Dương và vùng biển Caribê Ở Việt Nam, Asterias forbesi được khai thác
từ các vùng biển Hải Phòng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Kiên Giang,
b) Đặc điểm: Asterias forbesi thường có 5 cánh nhưng đôi khi có thế là 4 hoặc 6
cánh Giống như nhiều loài sao biển khác, bề mặt lưng được bao phủ bởi các nốt gò mềm Các cánh tay đầy đặn, rộng từ phần đĩa trung tâm và nhỏ dần đến đầu cánh
tay Sao biển Asterias forbesi phát triển có đường kính lên đến khoảng 15 cm (5,9
in) và có chiều dài cánh tay khoảng 6 cm (2,4 in) Có hàng chân ống ở mặt bụng,
hai bên của rãnh rãnh của mỗi cánh tay Màu sắc mặt lưng của Asterias forbesi khác
nhau, từ màu nâu đến màu đỏ tía và mặt bụng thường có màu nâu nhạt Tại chóp của mỗi cánh tay có đốm mắt nhỏ
Trang 11Hình 1.3 Sao biển nướng
c) Bắt mồi
Sao biển Asterias forbesi ăn động vật thân mềm hai mảnh vỏ Nó có thể mở
vỏ bằng cách nắm chặt hai nửa với chân ống của nó và kéo 2 vỏ ra xa nhau Sau đó, sao biển sẽ đưa dạ dày ra ngoài và bao lấy phần thịt, phần thịt sẽ được tiêu hóa bởi các enzym tiết ra, tiêu hóa cơ thể của động vật thân mềm tại chỗ
Sao biển có thể xác định vị trí con mồi bằng cách nhận biết mùi Trong một
thử nghiệm, sáu mươi sao biển Asterias forbesi không được cho ăn trong một tuần
được sử dụng Mồi là một miếng thịt hến trong một thùng nước tuần hoàn Sao biển thử nghiệm đã được đặt ở trong thùng nước có mồi sâu khoảng một mét (3 ft 3 in) tại vị trí mà nguồn thức ăn và sự chuyển động của mỗi con sao biển sẽ được ghi vào băng video Một thử nghiệm khác tương tự được thực hiện nhưng trong thùng nước không có mùi của mồi dùng để đối chứng 12 sao biển thử nghiệm (20%) chuyển hướng tới mục tiêu và được ghi nhận trong vòng 15 cm (6 inch) trong khoảng thời gian 15 phút Hướng di chuyển trở nên chính hơn vì thế khoảng cách đến mồi giảm xuống Tỷ lệ di chuyển của sao biển thấp hơn trong thử nghiệm đối chứng, điều đó
có nghĩa là tốc độ di chuyển có thể cải thiện bởi khả năng xác định mùi của con mồi trong nước Sao biển sẽ di chuyển về phía mồi nếu trước đó chúng đã bị bỏ đói trong một thời gian dài hơn Thử nghiệm tương tự khác liên quan đến việc bỏ đói sao biển trong hai tháng trước khi thử nghiệm và điều này tăng khả năng tìm kiếm con mồi
d) Ứng dụng
Các loài sao biển thuộc họ Asteridae thường được dùng làm đồ mỹ nghệ
dùng trong trang trí và du lịch Ngoài ra, các loài này cũng được sử dụng làm nguyên liệu trong ẩm thực để chế biến các món ăn, một trong những cách chế biến loại nguyên liệu này là món sao biển nướng với cách làm cũng khá đơn giản
Cách làm món sao biển nướng:
Chuẩn bị: dầu thực
vật, muối biển, tiêu sọ
trắng, bột ớt cayenne và
sao biển
Thực hiện: Sao biển
đem đi rửa sạch dưới vòi
nước để làm sạch cát và
tạp chất; để ráo
Rắc đều muối, tiêu và
ớt lên cả hai mặt của sao
biển Đặt sao biển lên vỉ
nướng nóng đã được phết dầu Nướng mỗi mặt khoảng 5 phút là có thể dùng được
Trang 121.2.1.3 Asterias rubens
Hình 1.4 Sao biển Asterias rubens a) Phân bố: Sao biển Asterias rubens là sao biển phổ biến nhất và quen thuộc ở
phía đông Đại Tây Dương Chúng thường được tìm thấy trên nền đá và sỏi, nơi nó
ăn động vật thân mềm và động vật không xương sống ở đáy khác Ở Việt Nam được khai thác từ các vùng biển Hải Phòng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Kiên Giang,
b) Đặc điểm
Sao biển Asterias rubens thường có năm cánh, mỗi cánh rộng từ phần nối
với đĩa trung tâm và dần dần thuôn nhọn ở chóp cánh, có đường kính từ 10 30 cm (4 12 in) Mặc dù một số con sao biển lớn hơn có đường kính lên đến 52 cm (20 in) Có một dòng gai trắng chạy từ đầu cánh đến chóp cánh ở mặt lưng của cánh tay, còn có các nốt gò mềm thấp ở hai bên dòng gai trắng Mặt bụng của cánh tay có hai hàng chân ống nhỏ dọc theo hai bên ống phóng xạ, được sử dụng trong di chuyển Những con sao biển này thường có màu cam hoặc đỏ gạch ở mặt lưng và nhạt màu ở mặt bụng nhưng cũng có thể là màu tím hoặc màu nâu nhạt Các cá thể
ở nước sâu thường nhạt màu hơn
c) Bắt mồi
Loài sao biển này thường ăn nhiều loại sinh vật đáy Con mồi của chúng gồm các động vật thân mềm hai mảnh vỏ, hàu, động vật chân đầu, động vật da gai khác Khi ăn một động vật thân mềm như một con trai, nó gắn chân ống của nó để mỗi van có thể dùng lực hút bám vào và dùng sức để tách phần vỏ ra một chút Ngay cả một khoảng cách chỉ 1 mm (0,039 in) là đủ cho con sao biển đưa một phần của dạ dày vào, tiết ra các enzym và bắt đầu tiêu hóa cơ thể động vật thân mềm Những con sao biển thường có khứu giác phát triển tốt và nhạy bén về mùi, nhờ vậy có thể phát hiện mùi của con mồi như hến và xác định được hướng di chuyển về phía con mồi Nó cũng có thể phát hiện mùi của các loài sao biển săn mồi
có thể ăn các con sao biển khác để có hành động lẩn tránh
Sao biển Asterias rubens thường tiết ra một chất saponin có tác dụng đẩy
lùi kẻ thù, gây ra một phản ứng đối với các loài ốc biển lớn – một loài thường săn
Trang 13mồi Chất saponin ở nồng độ thấp thì khiến các loài ốc biển lớn có hành động lẩn
tránh còn ở nồng độ cao nó gây ra một loạt các cơn co giật
1.2.1.4 Pisaster ochraceus (Sao biển tía)
Hình 1.5 Sao biển Pisaster ochraceus
Loài Pisaster ochraceus, thường được biết đến là sao biển tím, sao biển vàng
nâu hoặc sao biển đất son, là một loại sao biển thường được tìm thấy trong các vùng
biển có nước ấm của Thái Bình Dương Đây là một loài chủ chốt, Pisaster được coi
là một chỉ báo quan trọng về tình trạng của khu vực bãi triều
Đặc điểm
Sao biển Pisaster ochraceus có năm cánh lớn với chiều dài từ 10 – 25 cm
(4 – 10 in) Các cánh được sắp xếp xung quanh đĩa trung tâm Trong khi hầu hết
các cá thể là màu tím, cũng có cá thể có màu cam, màu vàng nâu hay màu đất
son Bề mặt lưng chứa nhiều gai nhỏ (xương nhỏ) được sắp xếp theo mô hình ngũ
giác trên đĩa trung tâm Các xương nhỏ không cao hơn 2 mm Trong Pisaster chân
ống có mút ở hai đầu cho phép chúng bám vào bề mặt đá và sống ở những khu vực
có sóng lớn
Hai loài có thể bị nhầm lẫn với Pisaster ochraceus là Pisaster giganteus,
trên bề mặt lưng các gai nhỏ có màu xanh xung quanh màu trắng hoặc gai màu tím,
và Pisaster brevispinus, có các gai nhỏ trắng hồng Hai loài có gai ở mặt lưng khác
nhau và màu sắc cho phép phân biệt giữa các loài Evasterias troscheli có thể bị
nhầm lẫn với Pisaster ochraceus nhiều hơn Nó có thể được phân biệt theo kích
thước đĩa trung tâm nhỏ hơn, có các cánh thon và dài hơn Pisaster ochraceus
Trang 14Hình 1.6 Sao biển Pisaster giganteus, Sao biển Pisaster brevispinus,
Sao biển Evasterias troscheli (từ trái qua)
Nhiều loài sao biển có thể sống ít nhất là 4 năm Nhưng đối với loài
Pisaster ochraceus có thể sống lâu đến 20 năm Loài sao biển này thường được coi
là một loài chủ chốt ở nhiều bãi triều Pisaster ochraceus là một loài ăn trai
California và làm giảm số lượng loài trai California Trong một thử nghiệm loại bỏ
Pisaster ochraceus, người ta thấy rằng số lượng loài trai California gần như hoàn
toàn thống trị ở khu vực bãi triều Khi sự hiện diện của Pisaster ochraceus được
ngăn chặn thì có sự đa dạng quần thể ở khu vực bãi triều
1.2.2 Bộ Valvatida
1.2.2.1 Archaster typicus
Hình 1.7 Sao biển Archaster typicus a) Phân loại, phân bố: Sao biển Archaster typicus là một loài sao biển trong họ
Archasteridae Nó thường được gọi là ngôi sao cát Loài Archaster typicus được tìm
thấy ở các vùng nước nông 60 mét (200 ft) ở miền tây Ấn Độ Dương và khu vực Ấn
Độ – Thái Bình Dương Phạm vi bao gồm quần đảo Maldive, vịnh Bengal, Singapore, miền bắc Australia, New Caledonia, Philippines, Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và Hawaii Chúng thường sống ở khu vực đáy biển với trầm tích mềm bao gồm cát, bùn và bãi cỏ Ở Việt Nam được khai thác từ các vùng biển Hải Phòng, Nam Định, …
Trang 15b) Đặc điểm
Archaster typicus có 5 cánh hơi dài, hơi thon với chóp nhọn Một số cá thể có
3; 4 hay 6 cánh Con trưởng thành đường kính có thể lên đến 12 – 15 cm (4,7 – 5,9 in), con đực thường là nhỏ hơn so với cái Loài sao biển này thích nghi với cuộc sống dưới đáy biển đầy cát trắng, nơi nó có thể vùi trong lớp trầm tích khi triều cao
và di chuyển trên bề mặt trầm tích khi triều thấp Chúng thường có màu xám hoặc nâu nhạt ở mặt lưng còn mặt bụng thì nhạt màu hơn Có các gai ngắn sắp xếp theo
một rìa biên, bằng phẳng và thẳng hơn so với Archaster polyacanthus và hệ chân
ống có mút
c) Ứng dụng: Loài Archaster typicus thường dùng làm đồ mỹ nghệ cũng như
ngâm rượu thuốc Ngoài ra, còn được dùng làm nguyên liệu để chiết tách các hợp chất để phục vụ cho y học
Hình 1.8 Sao biển được làm khô dùng trong ngâm rượu
Hình 1.9 Sao biển Archaster
typicus ngâm rượu
Trang 161.2.2.2 Linckia laevigata (Sao biển xanh)
Hình 1.10 Sao biển Linckia laevigata màu xanh
Hình 1.11 Sao biển Linckia laevigata màu xanh nhạt và cam
Sao biển Linckia laevigata còn được gọi là sao biển xanh hay Linckia xanh Loài sao biển này thuộc họ Ophidiasteridae
a) Phân bố: Chúng sống trong vùng nước nông của vùng nhiệt đới Ấn Độ
Dương Thái Bình Dương, thường được tìm thấy ở các vỉa san hô ngầm và cỏ biển, loài này khá phổ biến và thường có mật độ phân bố thưa thớt Ở Việt Nam, chúng được tìm thấy ở vùng biển Quảng Trị, vùng biển Nha Trang (Khánh Hòa), …
b) Đặc điểm:
Sao biển Linckia laevigata là loài sao biển có 5 cánh nhưng một vài trường
hợp có thể có 6 cánh Các cánh tay thon dài và có phần chóp tròn, một số cá thể có thể có các đốm tròn trên mặt lưng có màu xanh đậm hơn hoặc nhạt hơn tùy vào màu của mặt lưng Mặt bụng, ở giữa mỗi cánh tay có một đường chân ống màu vàng bắt đầu từ đĩa trung tâm đến chóp cánh tay Sao biển trưởng thành đường kính có thể lên đến 30 cm (11,8 in) Các cá thể có thể màu xanh da trời nhạt, đậm hoặc sáng Mặc dù, theo quan sát cũng có những dạng biến thể có màu trắng xanh, tím hoặc cam ở khắp đại dương
Sao biển xanh cũng là loài thích ăn các mầm san hô sống Cá nóc, ốc kèn, tôm Harlequin, thậm chí một số hải quỳ và một vài loài sao biển cũng là con mồi của loài sao biển này
Trang 17 Ngoài ra, sao biển xanh còn được đánh bắt để nuôi trong các hồ cá cảnh Mặc dù, loài nay rất nhạy cảm với sự thay đổi của pH, nhiệt độ và độ mặn trong môi trường sống Bởi vì điều này, chúng sẽ dễ bị nhiễm vi sinh vật nên cần được
chăm sóc kiểm tra thường xuyên Linckia xanh cần một khoảng thời gian rất dài để
thích nghi với môi trường sống của hồ được dùng để nuôi chúng
1.2.2.3 Acanthaster planci (Sao biển gai)
Hình 1.12 Sao biển Acanthaster planci a) Phân loại: Sao biển Acanthaster planci hay còn gọi là sao biển gai, thuộc họ
Acanthasteridae, loài Acanthaster Là loài sao biển lớn thứ nhì trên thế giới chỉ sau
sao biển Pycnopodia helianthoides (Sao biển hoa hướng dương) Chúng thường ăn
các loài san hô Cái tên sao biển gai được đặt theo vẻ bề ngoài được phủ đầy gai nhọn có độc khắp bề mặt lưng của chúng, giống như vương miện bằng gai trong Kinh Thánh
Trang 18b) Đặc điểm
Sao biển gai có khoảng 13 đến 16 cánh mở rộng tỏa tròn từ trung tâm của
cơ thể, với đường kính có thể đạt tới 0,5 m Cơ thể chúng được bao phủ bởi các gai nhọn cứng và rất sắc có chiều dài xấp xỉ 5 cm nhằm bảo vệ, chống lại các đe dọa từ
kẻ địch bao gồm cả con người Chúng có sự khác biệt về màu sắc cơ thể, màu sắc
đa dạng khác nhau giữa các phần trên cơ thể
Mặc dù sao biển gai thuộc lớp sao biển nhưng chúng khác với các loài khác
về tập tính ăn với khẩu phần ưa thích nhất là các mầm (polyp) san hô sống Nhìn chung, con mồi ưa thích nhất là các mô mềm của các loài san hô tạo rạn nhưng chúng cũng ăn các nhóm san hô khác
c) Phân bố: Sao biển Acanthaster planci phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương
Thái Bình Dương Chúng sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Biển Đỏ và phía đông bờ biển châu Phi qua Ấn Độ Dương và qua Thái Bình Dương tới bờ biển phía tây của Trung Mỹ Sao biển gai thường được tìm thấy ở các vỉa san hô ngầm hay các cộng đồng san hô cứng trong khu vực ở độ sâu từ 5 đến 20 m Ở Việt Nam được phát hiện ở vùng biển Quảng Trị, Quảng Nam, khu vực vinh Nha Trang, Bà Rịa
Vũng Tàu, Kiên Giang, …
d) Độc tố
Sao biển Acanthaster planci đặc trưng bởi có saponin gọi là asterosaponins
trong mô của chúng Chúng chứa một hỗn hợp của các saponin Có ít nhất 15 nghiên cứu hóa học đã được tiến hành để nghiên cứu về saponin Các saponin có tính chất:
Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy sạch;
Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng;
Độc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên
Sao biển gai không có cơ chế để tiêm chất độc, nhưng khi gai đâm thủng
mô của kẻ thù hoặc người không thận trọng, saponin sẽ đi vào mô ở vùng bị thương Ở con người, sau khi bị gai đâm vào, ngay lập tức gây đau nhức có thể kéo dài trong vài giờ, chảy máu dai dẳng do hiệu ứng phá huyết của saponin, buồn nôn
và sưng mô mà có thể kéo dài một tuần hoặc nhiều hơn Các gai giòn có thể vỡ ra
và nằm ở trong các mô, nguời bị thương phải được phẫu thuật lấy ra Saponin tồn tại trong suốt vòng đời của sao biển gai
Trang 191.2.2.4 Culcita novaeguineae (Sao biển gối)
Hình 1.13 Sao biển Culcita novaeguineae a) Phân loại Phân bố:
Sao biển Culcita novaeguineae tên thường gọi là sao biển gối, là một loài
thuộc bộ Valvatida trong họ Oreasteridae Nó có thể thay đổi màu sắc và có thể
được tìm thấy trong vùng nước ấm nhiệt đới ở Ấn Độ Thái Bình Dương Ở Việt
Nam được tìm thấy tại vùng biển Quảng Ninh, Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú
Quốc (Kiên Giang), …
b) Đặc điểm
Sao biển Culcita novaeguineae có 5 cánh Những con trưởng thành có các
cánh tay ngắn và sao biển có hình dạng như một chiếc gối ngũ giác căng tròn mặt
lưng Chúng có thể phát triển với đường kính lên đến 30 cm (12 in) Các màu sắc
rất đa dạng và trên mặt lưng có những vết lốm đốm với màu tối hơn và nhẹ hơn
(màu nâu vàng, nâu, cam, vàng và xanh lá cây) màu tổng thể của bề mặt
lưng Những con sao biển gối nhỏ có hình dạng rất khác so với con sao biển gối khi
trưởng thành Những con nhỏ cũng có 5 cánh tay, các cánh tay ngắn, rộng, mặt lưng
không nhô cao như những con trưởng thành
Con mồi của chúng thường là các loài sống trên san hô và các loài sống trên
cơ thể các loài khác cũng như các vật chất hữu cơ
c) Ứng dụng: Sao biển gối thường không dùng trong thực phẩm Chúng thường
được bắt về để sấy khô làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và du lịch
Trang 201.2.2.5 Protoreaster nodosus (Sao biển chocolate chip)
Hình 1.14 Sao biển Protoreaster nodosus a) Phân loại Phân bố
Sao biển Protoreaster nodosus thường được gọi là sao biển sừng hoặc sao biển socola chip, thuộc họ Oreasteridae Là một loài sao biển được tìm thấy trong
vùng nước nông và ấm của khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương Loài này được tìm thấy nhiều ở vùng biển quanh đảo Phú Quốc, vùng biển Nha Trang, …
b) Đặc điểm:
Sao biển Protoreaster nodosus có hàng gai hay "sừng", hình dạng của các
gai có hình nón đỉnh nhọn và màu đen sắp xếp theo một hàng duy nhất chạy từ đĩa trung tâm đến đỉnh cánh, còn tại phần đĩa trung tâm thì các gai xếp thành hình tròn bao quanh phần đĩa Các gai này có thể bị mòn và có đỉnh tròn Những chỗ lồi lõm tối màu có thể được sử dụng để xua đuổi kẻ săn mồi, bằng cách trông có vẻ đáng sợ
và nguy hiểm Hầu hết các sao biển socola chip được tìm thấy là đều có năm cánh tay, nhưng một số cá thể có thể có bốn hoặc sáu cánh Đường kính có thể lên đến 30
cm (12 in) ở những con trưởng thành
Ở mặt bụng, hệ chân ống có màu tím ( nhạt, trong suốt, màu hồng) được sắp xếp thành hai hàng dọc theo ống phóng xạ trên mỗi cánh tay Tại các vùng tối