Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước
Trang 1Học viện Hành chính Quốc gia
Cơ sở tại TP.HCM
Nhóm The Turing - Lớp KS16D 3/17/2016
Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực hành chính
Trang 2Mục lục Trang 1: Mục lục
Trang 2: Khái quát thực tiễn của ngành CNTT
Trang 2: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước.
Trang 7: Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính
Trang 3Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
hành chính nhà nước
I Khái quát thực tiễn của ngành CNTT
Chúng ta đang sinh sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin Đây là một ngành được đánh giá là non trẻ tại Việt Nam nhưng đang có sức phát triển và lan rộng mạnh mẽ Do đó: “Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng của sự phát triển, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (CT số 58-CT/TW ngày 17- 10- 2000 của BCT khoá VIII)
Với những điều kiện và bước tiến như vậy, công nghệ đang trở thành một thứ không thể thiếu của thế giới hiện đại Ứng dụng công nghệ thông tin giờ đây đã len lỏi vào mọi lĩnh vực, mọi ngóc ngách của cuộc sống hiện đại Từ kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng cho đến giáo dục, tất cả đều ứng dụng tối đa các tính năng ưu việt của công nghệ Và dĩ nhiên, lĩnh vực quản lý nhà nước cũng không phải là ngoại lệ “Tin học hoá hoạt động của các cơ quan nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả”, đó chính là kết luận của Ban Chấp hành Trung ương tại Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
I Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý hành chính nhà
nước.
Trang 4Có thể nói "Tin học hóa hành chính Nhà nước vừa là phương tiện, vừa là áp lực đối với cải cách hành chính Nhà nước"
"Là phương tiện", vì thông qua các hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng, bộ
máy hành chính Nhà nước có thể liên kết với nhau khi thực hiện các hoạt động và các thủ tục hành chính Chính Phủ cũng thông qua đó điều hành bộ máy một cách hiệu quả, nhanh, chính xác, và kiểm soát tốt Mọi hành động của cơ quan công quyền, do vậy có thể đáp ứng kịp thời những biến động phức tạp của thực tiễn nền kinh tế thị trường trong thời hội nhập, thông qua việc ứng dụng tin học
"Là áp lực" vì mọi trì trệ, ách tắc của bộ máy sẽ lộ diện dễ dàng qua hệ thống
"gương phản chiếu" của môi trường điện tử hóa Các hoạt động của bộ máy công quyền khi được thực hiện trên môi trường điện tử sẽ được kiểm soát theo các chuẩn mực, tính
kỷ cương của nền hành chính, nhờ đó mà sẽ được giám sát Nếu dịch vụ công được cung ứng thông qua hệ thống công nghệ thông tin, ở đó sẽ không có ranh giới giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, mà chỉ thấy các loại dịch vụ được cung ứng Người dân, doanh nghiệp không cần biết ai là người giải quyết thủ tục cho họ, chỉ biết thủ tục đó được giải quyết như thế nào và khi gặp những vướng mắc, họ có được ai đó quan tâm, giải quyết không Cách thức này đòi hỏi sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chính quyền trong giải quyết thủ tục hành chính
Do đó, việc áp dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính đang diễn ra trên quy mô rộng với nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, trong bài tiểu luận này, vì thời gian cũng như kiến thức có hạn, nên chúng em chỉ xin phép được thảo luận về một chủ đề nhỏ của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính đó là việc ứng dụng Hệ thống một cửa điện tử
Hiện nay, đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển “hệ thống một cửa điện tử” là Viện Công Nghệ Viễn Thông đã cho ra đời và triển khai hệ thống ở nhiều địa phương trên cả nước Tính đến năm 2013, phần mềm một cửa điện tử đã được Viện
Công Nghệ Viễn Thông xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ mã nguồn mở, triển khai đại trà ở các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ
“Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước Từ đó có thể hiểu “một cửa điện tử” là một hệ thống làm nhiệm vụ “một cửa” với nền tảng là ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 5*Hệ thống một cửa điện tử gồm có hai phần:
- Phần làm việc tại phòng một cửa và các phòng ban: nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ
và trả hồ sơ
- Phần dành cho tổ chức, cá nhân: tra cứu và tìm hiểu thủ tục hành chính
Mục tiêu của hệ thống này đó là:
- Tích hợp các dịch vụ công nhằm phục vụ người dân trong các giao dịch hành chính
- Tạo môi trường làm việc nhất quán, đơn giản, minh bạch
- Từng bước cho phép các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng
- Xây dựng và tin học hóa các quy trình theo hướng tin học
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, công dân có thêm một Cơ sở dữ liệu về Thủ tục hành chính để tìm hiểu, trao đổi, tương tác với các đơn vị hành chính
- Nhằm thực hiện mục tiêu "ân cần, tận tình, đúng hẹn" Xóa bỏ căn bản của các Thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà, gây phiên hà cho người dân và doanh nghiệp
Thực tế:
*Đạt được:
“Một cửa điện tử” cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng thoại, tin nhắn qua
“Một cửa điện tử” “Một cửa điện tử” là công cụ hữu hiệu để người dân và lãnh đạo giám sát các dịch vụ công Đến nay đã có 19 quận, huyện tham gia hệ thống “Một cửa điện tử” Ngoài việc truy cập website và sử dụng điện thoại qua hệ thống một cửa điện
tử người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các quận huyện, sở ngành qua các hệ thống mã vạch hoặc kiosk với màn hình cảm ứng
Như vậy người dân được cung cấp thông tin ở mọi nơi, 24/7 và không phụ thuộc vào tinh thần làm việc hay thái độ của cán bộ nhà nước
Các báo cáo được cung cấp bởi “Một cửa điện tử” là trung thực nhất vì được thực hiện hoàn toàn tự động và không thể bị thay đổi Tình hình giải quyết hồ sơ chung của toàn thành phố cũng được công khai trên “Một cửa điện tử” Người dân có thể biết được tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn của toàn thành phố và của từng quận- huyện, sở-ngành
Trang 6Cụ thể cho việc ứng dụng “Hệ thống một cửa điện tử” đang làm thay đổi bộ mặt của nền hành chính nhà nước, chúng em xin lấy ví dụ đó là tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước
Mô hình “Một cửa điện tử” tại thị xã Đồng Xoài chính thức hoạt động từ tháng 12-2012 tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (còn gọi là bộ phận một cửa điện tử thị xã)
Mô hình xử lý công việc trên máy vi tính có kết nối intenet và được triển khai áp dụng ở
5 lĩnh vực: Tài nguyên và môi trường, đăng ký kinh doanh, quản lý đô thị, tư pháp, lao động - thương binh và xã hội Đây là những công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nhân dân Với mô hình này, người dân đến làm các thủ tục hành chính ở những lĩnh vực trên, chỉ cần nộp hồ sơ tại một cửa giao dịch và nhận kết quả cũng tại cửa giao dịch đó
Sau hơn 6 tháng hoạt động, bộ phận này đã phát huy hiệu quả và nhận được những đánh giá, nhận xét tích cực từ người dân Ông Trần Văn Long ở phường Tân Bình nói: “Tôi thấy ở đây giống như ngân hàng, có người hỏi làm gì rồi hướng dẫn bốc số, chờ đến lượt gọi tên, rất văn minh và lịch sự Cả khi phải chờ đợi cũng rất thoải mái” Ông Võ Phấn ở phường Tân Phú thì bất ngờ, vì “Tôi thấy khác quá, nơi làm việc hiện đại, thoáng mát, lịch sự Nhân viên ai cũng có máy vi tính và thái độ vui vẻ, nhiệt tình” Còn chị Phạm Thị Hải ở phường Tân Bình cho biết: “Muốn theo dõi hồ sơ của mình chỉ cần mở intenet là biết ngay Tôi biết là hồ sơ của mình xong từ hôm kia, nhưng theo giấy hẹn thì hôm nay mới trả”
Hiệu quả đầu tiên từ mô hình này là giảm phiền hà cho dân, không phải mất thời gian đi lại nhiều lần khi đến giải quyết thủ tục hành chính Người dân có thể gọi điện thoại, tra cứu thông tin trên intenet để biết tiến độ giải quyết hồ sơ, thủ tục của mình
Cơ chế quản lý, giải quyết thủ tục hành chính của Nhà nước cũng đã có sự chuyển biến quan trọng từ mệnh lệnh cửa quyền sang phục vụ người dân Ông Nguyễn Minh Cư, Chánh văn phòng HĐND, UBND thị xã Đồng Xoài cho rằng: “Thực hiện mô hình này, cán
bộ, nhân viên thực thi nhiệm vụ có ý thức và trách nhiệm hơn; làm việc văn minh, khoa học, hiệu quả hơn Tình trạng chậm trễ hồ sơ cũng từng bước được khắc phục, vì phải tuân thủ các bước, quy trình qua phần mềm máy vi tính có kết nối intenet Đặc biệt là thông qua quy trình một cửa điện tử lãnh đạo thị xã sẽ giám sát được hoạt động của bộ phận này”
Hiện UBND thị xã và Chi cục Thuế thị xã đang xem xét, bố trí cán bộ thuế làm việc tại bộ phận một cửa điện tử, trực tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong lĩnh vực thuế, nâng việc giao dịch tại đây lên 6 lĩnh vực Đồng Xoài cũng đang phấn đấu tiến tới thực hiện cơ chế một cửa điện tử liên thông
*Hạn chế:
Trang 7Việc hệ thống “Một cửa điện tử” ra đời và áp dụng rộng rãi và được nhiều ý kiến khen ngợi là một trong những thành công lớn của công cuộc cải cách hành chính Dẫu vậy, như đã nói ở trên, đây cũng là một áp lực
Cho dù là cơ sở hiện đại đến đâu thì dấu ấn của con người trong đó là không thể thiếu Vì thế, trong một bộ phận cán bộ công chức vẫn còn làm việc theo lối thủ công, chưa chịu tiếp thu kiến thức về công nghệ, khoa học, kĩ thuật nên việc áp dụng hệ thống gặp khó khăn Hơn nữa, nguồn nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin còn thiếu
và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu trong hiện tại lẫn tương lai Và từ đó dẫn đến không ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào nhu cầu thực tế Đây là sự lãng phí rất lớn
Tiếp đến là việc phát triển thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng kĩ thuật Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển không đồng đều, mạng lưới Internet băng thông rộng đa dịch vụ, và các dịch vụ viễn thông khác chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu Năm 2015, Hiệp hội Viễn thông Quốc tế xếp Việt Nam đứng thứ 102 về chất lượng Internet của Việt Nam Vị trí này phần nào phản ánh bức tranh chung của nền công nghệ viễn thông của nước nhà
Một vấn đề nữa, tối quan trọng đó là việc điều hành của lãnh đạo Việc quan tâm, đôn đốc công việc của lãnh đạo là một trong những bước then chốt để “một của điện tử” có thể thực hiện được một cách hiệu quả
*Ý kiến đóng góp:
- Phải đồng bộ hóa cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin một cách tối
ưu và hợp lý, vừa tiết kiệm, tránh lãng phí mà đạt được hiệu quả cao
- Tăng cường công tác cải tiến, thực hi n chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trìnhện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trình nghi p vụ để công tác triển khai ứng dụng ện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trình công nghệ thông tin được thu n lợi, hi uận lợi, hiệu ện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trình quả hơn và giám sát được tiến đ , chất lượng thực thi công vụ của ộ, chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức
- Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo kĩ năng, tạo cơ chế đãi ngộ phù hợp thu hút và nâng cao khả năng làm việc của cán bộ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
- Phải có cơ chế duy trì, bảo dưỡng hạ tầng công nghệ thông tin đã đầu tư, thường xuyên rà soát, đầu tư nâng cấp, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin; phải có đ i ngũ cán b có đủ trình đ chuyên môn, nghi p vụ tiếpộ, chất lượng thực thi công vụ của ộ, chất lượng thực thi công vụ của ộ, chất lượng thực thi công vụ của ện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trình
nh n mã nguồn các phân h phần mềm đã triển khai để kịp thời hỗ trợ người dùngận lợi, hiệu ện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trình trong quá trình c p nh t, chỉnh sửa, thay đổi theo quy định mới.ận lợi, hiệu ận lợi, hiệu
- Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về các
Trang 8lợi ích trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội
- Nâng cao, đầu tư cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân, giúp người dân nhận thức được quyền lợi của việc cải cách hành chính nhà nước
- Lãnh đạo các cơ quan cần chú tâm, giám sát, đôn đốc cũng như ra các cơ chế phù hợp
để “một cửa điện tử” được phát triển ngày càng mạnh mẽ, góp phần vào thành công của công cuộc cải cách hành chính nhà nước
III Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính
Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hướng đến xây dựng một nền hành chính hiện đại và hiệu quả là một trong những điểm trọng tâm trong quá trình xã hội hóa thông tin, phát triển dân chủ và củng cố bộ máy chính quyền các cấp Hiện nay, mô hình Chính phủ điện tử (e-government) đã được
áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội Tại Việt Nam, mô hình "chính phủ điện tử" đã được đưa vào ứng dụng nhằm cải thiện phương thức quản lý hành chính, giúp giới doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với các chính sách, cơ chế của Đảng và Nhà nước một cách nhanh nhất Sáng kiến này tìm ra những nguyên nhân, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại
Là sinh viên của Học viện Hành chính Quốc gia, chúng ta phải tự bổ sung kiến thức và kĩ năng cho bản thân, từ đó đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn việc cải cách hành chính và chuẩn bị cho những bước tiến trong tương lai Trong thời kì hội nhập sâu rộng, việc bổ sung kiến thức là vô cùng quan trọng, từ đó tạo ra nền tảng để cạnh tranh
và phát triển, sánh bước với bạn bè quốc tế
Với nguồn kiến thức và kinh nghiệm có hạn, bài tiểu luận không khỏi có những hạn chế, mong các bạn và thầy đóng góp những ý kiến, góp ý bổ ích để chúng em hoàn thiện hơn Chân thành cảm ơn!
*(Tài liệu tham khảo: Cổng thông tin một cửa Quốc gia, trang thông tin Viện Công nghệ Viễn thông, trang thông tin điện tử thị xã Đồng Xoài).
Trang 9Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá
Đinh Gia Viễn Trưởng nhóm, editor,
powerpoint
10