23 TH ỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU NINH THU ẬN ..... 109 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THI ỆN CÔN
Trang 1- -
MSSV: 54130891
K Ế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm học tập tại trường Đại Học Nha Trang chuyên ngành Kế toán, em
đã được ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện và môi trường học tập tốt nhất; được quý thầy cô giàu kinh nghiệm truyền đạt nhiều kiến thức quí báu về chuyên môn lẫn bài học kinh nghiệm từ thực tiễn Đó là những tài sản quý giá giúp em chuẩn bị hành trang bước vào tương lai
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn:
Giáo viên hướng dẫn Cô Đặng Thị Tâm Ngọc đã hướng dẫn em làm khóa luận,
tận tình chỉ bảo, sửa chữa những sai sót, giúp em hoàn thiện bài tốt hơn
Quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán – tài chính đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, góp ý, bổ sung để khóa luận của em được hoàn chỉnh
Tập thể chuyên viên phòng kế toán, phòng kinh doanh Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận, Ban giám đốc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa
Nha Trang, ng ày 10 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Nga
Trang 3MỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN i
M ỤC LỤC ii
DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH M ỤC BẢNG BIỂU vii
DANH M ỤC SƠ ĐỒ viii
DANH M ỤC LƯU ĐỒ ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phương pháp nghiên cứu 2
N ội dung và kết cấu 2
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 3
1.1 Khái niệm về kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 3
1.1.1 Tiêu th ụ 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Vai trò 3
1.1.2 Doanh thu 4
1.1.3 Xác định kết quả kinh doanh 4
1.2 Các cơ sở pháp lý liên quan đến kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 4
1.2.1 Chu ẩn mực kế toán 4
1.2.2 Chế độ kế toán 7
1.2.3 Các văn bản pháp luật liên quan 11
1.2.3.1 Văn bản pháp luật liên quan đến thuế GTGT 11
1.2.3.2 Văn bản pháp luật liên quan đến thuế TNDN 12
1.2.3.3 Các văn bản pháp luật về kinh doanh xăng dầu 13
CHƯƠNG 2 14
GI ỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH XĂNG DẦU NINH THUẬN 14
Trang 42.1 Khái quát chung v ề chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận 14
2.1.1 Sơ lược: 14
2.1.2 Quá trình hình thành và phát tri ển của Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thu ận 14
2.1.3 Ch ức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh 15
2.1.3.1 Ch ức năng: 15
2.1.3.2 Nhi ệm vụ: 15
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận 16
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 16
2.2.2 Ch ức năng và nhiệm vụ phòng ban 16
2.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh trong thời gian qua 18
2.3.1 Các nhân t ố bên trong 18
2.3.1.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 18
2.3.1.2 L ực lượng lao động 18
2.3.1.3 V ốn 18
2.3.2 Các nhân t ố bên ngoài 18
2.3.2.1 Tình hình kinh t ế - xã hội 18
2.3.2.2 V ị trí địa lý 19
2.3.2.3 Khách hàng 19
2.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh 19
2.4 Khái quát ho ạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 20
CHƯƠNG 3 23
TH ỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU NINH THU ẬN 23
3.1 Tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh 23
3.1.1 T ổ chức bộ máy kế toán 23
3.1.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 23
3.1.1.2 Ch ức năng và nhiệm vụ của phòng 24
3.1.2 Hình th ức tổ chức kế toán 26
Trang 53.1.3 Ch ế độ kế toán áp dụng 27
3.1.4 Hình th ức ghi sổ kế toán 27
3.2 Các nhân t ố ảnh hưởng đến công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh 29
3.2.1 Đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh 29
3.2.2 Trang thi ết bị phục vụ công tác kế toán 30
3.2.3 Trình độ nhân viên 30
3.3 Th ực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận 30
3.3.1 Phương thúc bán hàng 30
3.3.1.1 Phương thức bán buôn 30
3.3.1.2 Phương thức bán đại lý: 31
3.3.1.3 Phương thức bán lẻ: 31
3.3.2 K ế toán doanh thu 32
3.3.3 K ế toán giá vốn hàng bán 53
3.3.4 K ế toán chi phí kinh doanh 63
3.3.5 K ế toán doanh thu tài chính 86
3.3.6 Kế toán chi phí tài chính 96
3.3.7 K ế toán thu nhập khác và chi phí khác 97
3.3.7.1 K ế toán thu nhập khác 97
3.3.7.2 Chi phí khác 100
3.3.8 K ế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 102
3.3.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 104
CHƯƠNG 4 109
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH K ẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU NINH THUẬN 109
4.1 Đánh giá chung về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định k ết quả kinh doanh tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận 109
4.1.1 Nh ững ưu điểm 109
4.1.2 Những nhược điểm 110
Trang 64.2 M ột số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh 110
4.2.1 Ki ến nghị 1: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí thu mua hàng hóa 110
4.2.1.1 Th ực trạng 110
4.2.1.2 Bi ện pháp 111
4.2.1.3 Hi ệu quả 112
4.2.2 Kiến nghị 2: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí kinh doanh. 112
4.2.2.1 Th ực trạng 112
4.2.2.2 Bi ện pháp 112
4.2.2.3 Hi ệu quả 113
K ẾT LUẬN 114
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 115
PH Ụ LỤC 116
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHT : Cửa hàng trưởng
KTV : Kế toán viên
DMN : Dầu mỡ Nhờn
CPKD : Chi phí kinh doanh
GTGT : Giá trị gia tăng
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCD : Tài sản cố định
CCDC : Công cụ dụng cụ
SCTKT : Sổ chứng từ kế toán
SC : Sổ Cái
CB CNV : Cán bộ Công nhân viên
UNC : Ủy Nhiệm Chi
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu khái quát kết quả kinh doanh của Chi Nhánh qua 3 năm
2013 – 2015 22 Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Quý I/ 2016 (Phần phụ lục) 108
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận 16
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận 23
Sơ đồ 3.2: Quy trình ghi sổ kế toán tại Chi Nhánh 28
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ chữ T – TK 511 47
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ chữ T – TK 632 59
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ chữ T – TK 641 73
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ chữ T – TK 515 89
Sơ đồ 3.7: Sơ đồ chữ T – TK 8211 103
Sơ đồ 3.8: Sơ đồ chữ T – TK 911 106
Trang 10DANH MỤC LƯU ĐỒ
Lưu đồ 3.1: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu bán hàng theo phương thức bán lẻ 36
Lưu đồ 3.2: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu bán hàng theo phương thức bán buôn, đại lý 37
Lưu đồ 3.3: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu theo phương thức hợp đồng cấp lẻ 40 Lưu đồ 3.4: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu dịch vụ bán bảo hiểm ô tô, xe máy 43 Lưu đồ 3.5: Lưu đồ luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán 57
Lưu đồ 3.6: Lưu đồ luân chuyển chứng từ lương nhân viên 65
Lưu đồ 3.7: Lưu đồ luân chuyển chứng từ phân bổ khấu hao TSCĐ và Chi phí CCDC 66
Lưu đồ 3.8: Lưu đồ luân chuyển chứng từ dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác thanh toán bằng TGNH 67
Lưu đồ 3.9: Lưu đồ luân chuyển chứng từ dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác thanh toán bằng tiền mặt 70
Lưu đồ 3.10: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu tài chính 87
Lưu đồ 3.11: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí tài chính 97
Lưu đồ 3.12: Lưu đồ luân chuyển chứng từ thu nhập khác 99
Lưu đồ 3.13: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí khác 101
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
S ự cần thiết, ý nghĩa của đề tài
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là xu thế
nổi bật của nền kinh tế thế giới Hòa chung vào xu thế đó, nền kinh tế Việt Nam cũng mở cửa, hội nhập và phát triển sôi động Đứng ở góc độ các doanh nghiệp, bên
cạnh những cơ hội mang lại về thuế, về thị trường, khoa học công nghệ…thì doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề sống còn trước sự gia nhập ồ ạt của doanh nghiệp bên ngoài, bên trong tạo nên làn sóng cạnh tranh khóc liệt buộc doanh nghiệp phải đảm bảo
tự chủ hoạt động kinh doanh và làm ăn có lãi mới tồn tại
Đối với doanh nghiệp thương mại, thì việc lựa chọn mặt hàng nào để kinh doanh
có hiệu quả, và kinh doanh như thế nào để mang lại lợi nhuận cao, thì bên cạnh đó doanh nghiệp phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, đặc biệt
là có một hệ thống thông tin kế toán giúp nhà lãnh đạo kiểm soát được toàn bộ tình hình kinh doanh và hiệu quả mang lại, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù
hợp cũng như biện pháp khắc phục những mặt tồn tại Chính vì vậy, công tác kế toán doanh thu, chi phí, và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận, em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác
kế toán của chi nhánh với đề tài: “kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận”
M ục đích, đối tượng nghiên cứu
- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để bổ sung, củng cố kiến thức đã học
• Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu quy trình hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
Trang 12 Ph ạm vi nghiên cứu
• Về mặt thời gian:
Đề tài nghiên cứu tài liệu, sổ sách giới hạn trong 4 năm tài chính 2013, 2014,
2015, 2016 và chuyên đề tập trung vào Quý I/ 2016
- Phương pháp thu thập tài liệu: sổ sách, phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa thực tế và cơ sở lý luận
- phương pháp phân tích: mô tả, lý luận và đưa ra đánh giá
N ội dung và kết cấu
- Tên của đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
ta ị Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận”
- Kết cấu : Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo thì Đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1 : Cơ sở pháp lý về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh
Chương 2: Giới thiệu về Chi nhánh Xăng dầu Ninh Thuận
Chương 3 : Thực trạng công tác kế toán doanh, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
Chương 4 : Nhận xét, đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Khái niệm về kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1 Tiêu thụ
1.1.1.1 Khái niệm
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của họat động sản xuất kinh doanh, là quá trình đưa các loại sản phẩm của doanh nghiệp đã sản xuất vào lưu thông để thực hiện giá trị của nó thông qua các phương thức bán hàng
Thực chất của quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình tìm kiếm doanh thu để
bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm tốt là một quá vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp và là điều kiện cơ bản để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn phát sinh một số quan hệ
với Ngân sách nhà nước thông qua việc nộp các khoản thuế như: Thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế XK
1.1.1.2 Vai trò
Là họat động nhằm đưa lại hiệu quả cho sản xuất
Là khâu quan trọng không thể thiếu đựơc đối với họat động sản xuất của doanh nghiệp
Có vai trò quan trọng trong việc thực hiện, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì mối quan hệ của người sản xuất và người tiêu dùng
Giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh hiệu quả cuối cùng của họat động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trước những vai trò này, doanh nghiệp phải làm tốt công tác tiêu thụ vì nó quyết định sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp
Trang 141.1.2 Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế đạt được trong kỳ của doanh nghiệp, phát sinh từ họat động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
• Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào
• Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc theo hợp đồng đã thõa thuận trong
một kỳ hoặc trong nhiều kỳ kế toán
• Tiền lãi, tiền bản quyền, lợi nhuận và cổ tức được chia
1.1.3 Xác định kết quả kinh doanh
Là việc phản ánh kết quả họat động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp thông qua việc quyết toán sổ sách, chứng từ
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
• Kết quả họat động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch
vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan họat động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê họat động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp
• Kết quả họat động tài chính: là số chệnh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính và chi phí tài chính
• Kết quả họat động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2 Các cơ sở pháp lý liên quan đến kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
1.2.1 Chuẩn mực kế toán
Chu ẩn mực 01- chuẩn mực chung
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc
Trang 15tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng doanh thu bao gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu
của kỳ đó
Chu ẩn mực số 02- hàng tồn kho
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi
nhận
Chu ẩn mực số 14- Doanh thu và thu nhập khác
• Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu Các khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu
• Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý
của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
• Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi
suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
• Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương
tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch
vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc
Trang 16thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
• Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
• Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau
• Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền
sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán
• Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ
Trang 17nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không) Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
• Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc
chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhận trước
của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản
nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng Khoản nợ phải trả về số tiền
nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện ở trên
Chu ẩn mực số 17- Thuế TNDN
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp( hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi
xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp ( hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành
1.2.2 Chế độ kế toán
Ch ế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Theo thông tư 200 kế toán doanh thu bao gồm:
• Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Được quy định cụ thể theo Điều 79 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong đó:
Trang 18Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng: Quy định ở mục a khoản 1.3 của khoản 1 điều 79 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có bổ sung
cụ thể yếu tố doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ
thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá
Điều kiện để ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: Quy định ở mục b khoản 1.3 của khoản 1 điểu 79 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bổ sung cụ thể yếu tố doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại
và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp
Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba: Các loại thuế gián thu, bán hàng đại lý…
Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể
Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ có nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì doanh thu tương ứng với số tiền ứng trước được quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm nhận ứng trước
Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua
sản phẩm, hàng hóa thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho
cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống được quy định cụ thể tại khoản 1.6.10 khoản 1 điều 79
• Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Quy định cụ thể tại Điều 81 Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Trang 19Trong đó:
- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải
giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của
kỳ lập báo cáo (kỳ trước)
- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi
giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau)
• Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Quy định cụ thể tại Điều 80 Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Trong đó:
Đối với tiền lãi thu được từ các khoản vay, bán hàng trả chậm, trả góp: doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và các khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn, cần phải lập dự phòng
Kế toán chi phí bao gồm:
• Kế toán giá vốn hàng bán
Quy định cụ thể tại Điều 89 Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên
cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết
bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
Trang 20hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm ) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại quy định cụ thể ở điều 91 khoản 3 mục g
• Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Quy định cụ thể tại Điều 92 Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
• Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Quy định cụ thể tại Điều 90 Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
• Kế toán chi phí khác
Quy trình cụ thể tại Điều 94 Tài khoản 811 - Chi phí khác
• Kế toán chi phí thuế TNDN
Quy trình cụ thể tại Điều 95 Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Trong đó
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ cần điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót
- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” Như vậy, theo thông tư 200 thì doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó
phải được ghi nhận đồng thời teo nguyên tắc phù hợp Trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế
Trang 21toán phải căn cứ vào bản chất và các chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực hợp lý
• Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh (Điều 96) dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các
hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
1.2.3 Các văn bản pháp luật liên quan
1.2.3.1 Văn bản pháp luật liên quan đến thuế GTGT
• Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội;
• Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 của Quốc hội;
• Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT;
• Nghị định 92/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành
một số điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TNDN và sửa đổi bổ sung mốt số điều luật thuế GTGT;
• Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/13/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT;
• Thông tư 141/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT
• Thông tư 72/2014/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của ngừơi nước ngoài, ngừơi Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh;
• Thông tư 134/2014/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thủ tục gia hạn thời
hạn nộp thuế và hoàn thuế GTGT đối với máy móc và thiết bị nhập khẩu để tạo TSCĐ
của dự án đầu tư;
Trang 22• Thông tư 193/2015/TT-BTC của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT;
• Nghị định 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành
luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
• Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về Thuế GTGT và
quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định về thuế và sửa đổi một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài chính về Hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
1.2.3.2 V ăn bản pháp luật liên quan đến thuế TNDN
• Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 của Quốc hội;
• Nghị định 2018/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN;
• Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN;
• Thông tư 135/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn áp dụng thí điểm Thuế TNDN đối với tổ chức tài chính vi mô;
• Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế;
Trang 23111/2013/TT-• Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định
218/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/12/2013 quy định và hướng dẫn thi hành
thuế TNDN;
• Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về thuế TNDN tại
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một
số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014,
Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
1.2.3.3 C ác văn bản pháp luật về kinh doanh xăng dầu
• Nghị định 83/2014/NĐ –CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ quy định về
kinh doanh xăng dầu
• Thông tư 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ tài chính quy định chi
tiết một số điều của Nghị định 83/2014
• Chế độ kế toán áp dụng cho tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được Bộ Tài Chính
phê duyệt tại Công văn chấp nhận số 956/BTC – CĐKT ngày 18/01/2007
Trang 24CHƯƠNG 2
2.1 Khái quát chung về chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
2.1.1 Sơ lược:
• Tên gọi: Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
• Địa chỉ: 24 Quang Trung, TP Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận
• Điện thoại: (068)3823450 – 3823370 Fax: 068.3824200
• Mã số thuế: 4200240380011
• Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam làm chủ sở hữu, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
• Cơ quan chủ quản: Công ty Xăng Dầu Phú Khánh
• Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại
• Ngành nghề kinh doanh: Xăng, dầu, mỡ nhờn, gas, nhựa đường, Sơn Petrolimex, đại lý bán bảo hiểm ô tô, xe máy và dịch vụ chuyển tiền nhanh
• Tài khoản giao dịch:
- 490021100001001 – Mở tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Ninh Thuận
- 102010000882426 – Mở tại Ngân hàng TMCP Công thương tỉnh Ninh Thuận
- 0811000001024 – Mở tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương tỉnh Ninh Thuận
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
Trước đây trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 4 công ty vật tư tổng hợp huyện, thị gồm có:
ě Công ty vật tư tổng hợp (VTTH) thị xã Phan Rang – Tháp Chàm
ě Công ty vật tư tổng hợp huyện Ninh Hải
ě Công ty vật tư tổng hợp huyện Ninh Phước
ě Công ty vật tư tổng hợp huyện Ninh Sơn
Trang 25Năm 1992, sau khi tái thành lập tỉnh, 4 công ty hợp nhất thành Chi Nhánh vật
tư tổng hợp Ninh Thuận (trực thuộc công ty vật tư tổng hợp Thuận Hải – Bộ Vật Tư, sau đó là Bộ Thương mại)
Ngày 27 – 12 – 1994 Bộ Thương mại ra quyết định số 1662/TM – TCCB về
việc thành lập Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận là đơn vị trực thuộc công ty xăng dầu Phú Khánh (Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – PETROLIMEX)
Quyết định số 387/XD-QĐ-HĐQT ngày 28/06/2010 của Hội đồng Quản trị
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam chuyển Công ty xăng dầu Phú Khánh thành Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam làm chủ
quốc phòng, kinh tế xã hội và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ngoài
ra, trong những thời điểm đặc biệt, Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận còn phải đảm nhận chức năng dự trữ cho địa phương, bình ổn thị trường xăng dầu trong địa bàn được phân công
Ngoài mặt hàng kinh doanh chính là xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận có thể phát triển thêm một số ngành kinh doanh, dịch vụ khác tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và khả năng phát triển của đơn vị tại các thời điểm
2.1.3.2 Nhi ệm vụ:
Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận có trách nhiệm khai thác, sử dụng hiệu quả
mọi tiềm năng như lao động, trang thiết bị, tiền vốn, … nhằm hoàn thành kế hoạch được công ty giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước tại địa phương Hàng năm công ty xăng dầu Phú Khánh giao kế hoạch toàn diện cho Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận gồm: kế hoạch sản lượng, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư
và sửa chữa, kế hoạch nhân sự và kế hoạch tiền lương Đây là cơ sở pháp lý để đánh giá quá trình tổ chức thực hiện hàng năm của Chi nhánh
Trang 26Tổ chức và bảo vệ an toàn phòng chống cháy nổ, tích cực tham gia bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường và chấp hành đầy đủ mọi quy định của địa phương
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận 2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ phòng ban
Phòng Kinh Doanh:
• Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và triển khai thực hiện kế hoạch
đã được phê duyệt
• Tổ chức, tiếp thị, quảng cáo thông tin giá cả thị trường và nhu cầu sử dụng xăng dầu, tổ chức nghiên cứu và thực hiện các hợp đồng
• Điều hành và giám sát các hoạt động bán lẻ của các cửa hàng bán lẻ trực thuộc
• Lập hóa đơn GTGT cho phương thức bán buôn, bán đại lý
22 CỬA HÀNG BÁN LẺ, 01 CỬA HÀNG GAS, 01 CỬA HÀNG DMN - SƠN
Trang 27• Giám sát và đôn đốc thu hồi công nợ tại các cửa hàng bán lẻ, các đại lý và khách hàng
• Đề xuất mức công nợ và thời hạn thanh toán của từng khách hàng
Phòng Quản Lý – Kỹ thuật:
• Xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo, sửa chữa các cơ sở hạ tầng như nhà cửa, máy móc, thiết bị, …
• Kiểm tra giám sát quá trình lập dự toán, thiết kế và thi công công trình
• Quản lý các thiết bị đo lường và chất lượng hàng hóa tại các cửa hàng bán lẻ
trực thuộc Đề nghị sửa chữa hoặc đình chỉ hoạt động các thiết bị đo lường không đảm bảo tiêu chuẩn
• Quản lý hao hụt hàng hóa tại các cửa hàng Đề xuất định mức các tiêu hao nhiên liệu tại các cửa hàng như: điện, nước, vật tư thiết bị, xăng dầu xe con…
• Phối hợp cùng Phòng tổ chức – hành chính kiểm tra các thiết bị bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt tại các đơn vị trực thuộc
Phòng Tổ chức – Hành chính:
• Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự
• Lập các kế hoạch đào tạo, kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương hàng năm Xây dựng đơn giá tiền lương cho các cửa hàng
• Giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế hoạt động tại các đơn vị trực thuộc
để có căn cứ đề xuất khen thưởng, kỹ luật và thực hiện các chính sách đối với người lao động
• Thực hiện các công tác hành chính
Các cửa hàng bán lẻ:
• Tổ chức tiếp nhận, bảo quản và bán hàng hóa theo phương thức bán lẻ trực
tiếp cho khách hàng hoặc cấp hàng theo hợp đồng đã được Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận ký kết với khách hàng và ủy quyền giao hàng
• Đánh giá nhu cầu địa bàn kinh doanh và đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng sản lượng bán ra trên địa bàn
Trang 28• Quản lý và khai thác tốt nhất các tài sản tại cửa hàng như: con người, nhà
cửa, trang thiết bị
2.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh trong thời gian qua
2.3.1 Các nhân tố bên trong
2.3.1.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu là những mặt hàng thiết yếu, có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế, tham gia hầu hết vào các lĩnh vực như hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, an ninh – quốc phòng… và đời sống xã hội
Vì thế, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh lâu dài và phát triển mạng lưới bán lẻ của Chi nhánh
2.3.1.2 Lực lượng lao động
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, cơ cấu lao động hợp lý sẽ mang lại hiệu quả trong công việc, giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra nhịp nhàng và liên tục Cơ cấu lao động đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đảm bảo điều kiện làm việc để
mỗi cá nhân phát huy năng lực bản thân sẽ tạo môi trường làm việc lành mạnh, năng
suất lao động cao Với đội ngũ lao động trẻ, năng động và trình độ chuyên môn cao, chi nhánh đã hoàn thành tốt các kế hoạch kinh doanh được giao Đảm bảo về đời
sống tinh thần và vật chất cho nhân viên là một trong những mục tiêu hàng đầu của chi nhánh để họ chuyên tâm và cống hiến hết mình vì công việc
2.3.1.3 Vốn
Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của chi nhánh Vốn là điều
kiện cần để nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp cho việc kinh doanh của chi nhánh
diễn ra dễ dàng, thuận lợi Hiện nay, nguồn vốn của Chi nhánh là nguồn vốn của nhà nước, Chi Nhánh có một nguồn lớn khá lớn, ổn định nên thuận lợi cho việc kinh doanh
2.3.2 Các nhân t ố bên ngoài
2.3.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội
Trang 29Nền kinh tế đang phát triển, đời sống người dân cũng dần được cải thiện vì thế nhu cầu về xăng dầu để cung ứng cho người dân cũng như các doanh nghiệp ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi để chi nhánh mở rộng mạng lưới tiêu thụ Đồng
thời, việc tăng giảm giá xăng dầu trên thế giới cùng với sự biến động giá xăng dầu trong nước đã ảnh hưởng khá nhiều đến giá bán và giá nhập của Chi Nhánh
2.3.2.2 Vị trí địa lý
Hiện nay, 24 cửa hàng bán lẻ được phân bổ đồng đều tại 6 huyện và thành phố của tỉnh Ninh Thuận, các cửa hàng được nằm trong phần quy hoạch được phép mở cây xăng theo quy định của UBND Tp hoặc Sở công thương địa phương Đã tạo điều
kiện cho chi nhánh phát triển mạng lưới bán lẻ và phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ của người dân và các doanh nghiệp
Tọa lạc tại trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Văn phòng Chi nhánh thuận lợi để thực hiện các giao dịch, hoạt động mua bán và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng và đối tác
2.3.2.3 Khách hàng
Nhờ những nổ lực trong việc kinh doanh cùng với thương hiệu uy tín Petrolimex, chi nhánh đã có một lượng khách khá lớn: khách hàng mua buôn, đại lý, các doanh nghiệp…và sự tin dùng của người dân, vì vậy chi nhánh cần phát huy hơn nữa về chính sách bán hàng cũng như mở rộng mối quan hệ để thu hút khách hàng và
giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng đã có
Trang 302.4 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua Nhận xét:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm có xu hướng giảm mạnh Doanh thu năm 2014 giảm so với năm 2013 hơn 60 tỷ, tương đương với tỷ lệ giảm 5,18% Năm 2015 giảm hơn 210 tỷ so với năm 2014, tương đương với tỷ lệ giảm 21,63% Nguyên nhân chính là do giá xăng trên thị trường giảm
LN trước thuế năm 2014 tăng 1,8 tỷ so với năm 2013 tương đương với tỷ lệ tăng 30,27% là do sản lượng bán ra tăng LN gộp năm 2015 tăng 5 tỷ so với 2014 nhưng chi nhánh đã tăng chi phí kinh doanh hơn 7 tỷ trong đó chi 5 tỷ cho chi phí sửa chữa TSCĐ nên làm cho LNTT năm 2015 giảm 571 triệu so với năm 2014, với tỷ lệ giảm 7,17%
Lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng hơn 1,6 tỷ so với năm 2013 tương đương với
tỷ lệ tăng 35,48%, nguyên nhân là do LNTT năm 2014 tăng LNST năm 2015 giảm
hơn 400 triệu so với 2014, với tỷ lệ giảm 7,17% do LNTT năm 2015 giảm
Tổng vốn kinh doanh bình quân qua các năm có sự biến động nhẹ, năm 2014 giảm hơn 400 triệu so với năm 2013 tương đương với tỷ lệ giảm 1,14%, năm 2015 tăng 21 triệu với tỷ lệ tăng 0,06% so với năm 2014
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân có giảm ít qua các năm, cụ thể năm 2014 giảm hơn 1,8 tỷ so với năm 2013 tương đương với tỷ lệ giảm 8,5%, năm 2015 giảm hơn 2,7 tỷ so với năm 2014 tương đương với tỷ lệ giảm 13,31% nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm
Chi nhánh tăng số lượng lao động qua các năm đồng thời thu nhập bình quân cũng tăng, năm 2014 thu nhập bình quân tăng hơn 500 nghìn so với năm 2013, năm
2015 tăng hơn 190 nghìn so với năm 2014, mức thu nhập bình quân năm 2015 là trên 5,9 triệu/người là mức lương tương đối cao so với địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đảm bảo
cuộc sống ổn định cho các cán bộ, CNV
Tổng nộp ngân sách thay đổi qua các năm: năm 2014 giảm hơn 2,5 tỷ so với năm 2013 tương đương với tỷ lệ giảm 5,92%, năm 2015 tăng hơn 48 tỷ tương đương
Trang 31với tỷ 121% so với năm 2014 cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế ngân sách nhà nước
Tỷ số doanh lợi doanh thu (ROS) năm 2013 bằng 0,44 có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì chi nhánh sẽ thu về được 0,44 đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ số này tăng qua các năm, cụ thể: ROS năm 2014 là 0,64 tăng 0,19 so với năm 2013 tương đương với tỷ lệ tăng 43,84%, ROS năm 2015 là 0,76 tăng 0,12 tương đương với tỷ lệ tăng 18,46% so với năm 2015
Tỷ số doanh lợi tài sản (ROA) của chi nhánh qua các năm khá cao cho thấy nguồn tài sản của chi nhánh đưa vào sử dụng có hiệu quả và mang lại lợi nhuân Năm
2014 tăng 4,62 so với năm 2013 tương đương với tỷ lệ tăng 37,02% Năm 2015 là 15,86 đồng, giảm 1,24 so với năm 2014 tương đương với tỷ lệ giảm là 7,25% nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế năm 2015 giảm so với năm 2014 trong khi đó tài sản ít
biến động
Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 9,92 so với năm 2013, tương đương với tỷ lệ tăng là 48,06%, năm 2015 tăng 2,16 so với năm 2014 tương đương với tỷ lệ 7,07% Qua đó, cho thấy chi nhánh sử dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu
Trang 32B ảng 2.1 Một số chỉ tiêu khái quát kết quả kinh doanh của Chi Nhánh qua 3 năm 2013 – 2015
(Ngu ồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của Chi Nhánh)
(2014/2013)
Chênh lệch (2015/2014)
1 Doanh thu Đồng 1.032.753.223.801 972.724.589.953 762.297.631.699 -60.028.633.848 -5,81 -210.426.958.254 -21,63
2 Lợi nhuận trước thuế Đồng 6.110.554.360 7.960.403.017 7.389.709.096 1.849.848.657 30,27 -570.693.921 -7,17
3 Lợi nhuận sau thuế Đồng 4.582.915.770 6.209.114.353 5.763.973.095 1.626.198.583 35,48 -445.141.258 -7,17
4 Tổng vốn kinh doanh bình quân Đồng 36.727.677.106 36.310.356.659 36.331.968.313 -417.320.447 -1,14 21.611.654 0,06
5 Tổng vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 22.207.903.048 20.320.840.151 17.616.998.899 -1.887.062.897 -8,50 -2.703.841.252 -13,31
8 Tổng nộp ngân sách ( đã nộp) Đồng 42.403.301.160 39.891.988.073 88.161.835.661 -2.511.313.087 -5,92 48.269.847.588 121,00
Trang 33CHƯƠNG 3
PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI
3.1 T ổ chức công tác kế toán tại chi nhánh
3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
3.1.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
Trang 343.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng
Trưởng phòng KT – TC
• Phụ trách chung, điều hành toàn bộ hoạt động của Phòng, Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh và nhà nước về toàn bộ kết quả hoạt động Tài chính kế toán của Chi Nhánh theo luật định
• Xây dựng kế hoạch tài chính tháng, quý, năm của Chi nhánh
• Ký các chứng từ kế toán phát sinh và báo cáo bán hàng
• Quản lý công nợ khách mua hàng theo hợp đồng đã ký
• Xây dựng định mức công nợ, ký xác nhận công nợ với khách hàng
• Theo dõi tiến độ và nghiệm thu bàn giao khi công trình sửa chữa, cải tạo, đầu
tư xây dựng cơ bản hoàn thành
• Tổng hợp và phân tích tình hình tài chính cung cấp cho lãnh đạo Chi nhánh
• Lập kế hoạch công tác và báo cáo kết quả hàng tháng của phòng
• Phụ trách công tác đối nội, đối ngoại của phòng
Phó trưởng phòng KT – TC (Kiêm kế toán tổng hợp, TSCĐ)
• Trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm các nghiệp vụ cụ thể sau:
• Kế toán chi phí cho các loại hình sản xuất kinh doanh
• Kế toán thuế và các khoản thu nộp ngân sách theo luật định
• Kế toán công nợ nội bộ ngành, kế toán các khoản tạm ứng, phải thu khác,
phải trả khác, và lập phiếu chi
• Kế toán sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng cơ bản; Kế toán nợ phải trả, phải thu người bán người nhận thầu; Khảo sát giá vật tư, thiết bị, công cụ lao động mua sắm
• Kế toán TSCĐ, vật tư nội bộ, công cụ dụng cụ Kế toán khấu hao và nguồn
vốn khấu hao TSCĐ
• Phụ trách công tác triển khai vận hành hệ thống ERP – SAP
• Lập các báo cáo nhanh theo quy định và yêu cầu của công ty/ địa phương
• Kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo kiểm kê theo quy định
Trang 35• Điều hành toàn bộ hoạt động của phòng khi trưởng phòng đi vắng
Chuyên viên 1 ( kế toán kho)
• Trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm các nghiệp vụ cụ thể sau:
• Kế toán hàng nhập; tồn kho hàng hóa; Nhập xuất tồn hàng hóa ( Dầu sáng,
dầu mỡ nhờn, gas & phụ kiện, Sơn, nước giặc Jana, bảo hiểm Pjico) trên toàn chi nhánh
• Phụ trách trực tiếp công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các cửa hàng bán lẻ
về thực hiện các quy định về quản lý tài chính Quyết toán tiền hàng ( trên tài khoản 1312) và kiểm tra các loại bảng kê báo cáo cân đối tiền hàng hàng ngày tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu số 01, 02, 03, 05, 06, 07, 08, Cửa hàng Gas, Cửa hàng DMN-Sơn
• Kế toán công nợ khách hàng; trực tiếp theo dõi công nợ khách hàng mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ được phân công phụ trách; Đối chiếu công nợ khách hàng theo quy định hợp đồng
Chuyên viên 2
Trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm các nghiệp vụ cụ thể sau:
• Kế toán xuất bán ( Bán buôn, bán Đại lý, Điều động nội bộ ngành, Xuất di chuyển nội bộ)
• Kế toán công nợ khách hàng; trực tiếp theo dõi công nợ khách hàng bán đại
lý, bán buôn
• Kế toán đối với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm PJICO
• Thực hiện báo cáo công nợ khách hàng hàng tháng, quý, năm trên toàn chi nhánh
• Tổng hợp báo cáo kiểm kê hàng hóa và kiểm kê tiền hàng tại các thời điểm
Chuyên viên 3: (kế toán ngân hàng)
Trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm các nghiệp vụ cụ thể sau:
• Kế toán ngân hàng
• Kế toán các khoản phải trả CBCNV; phải trả về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Trang 36• Kế toán các khoản ký quỹ, ký cược; nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài
hạn
• Phụ trách trực tiếp công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các cửa hàng bán lẻ
về thực hiện các quy định về quản lý tài chính Quyết toán tiền hàng ( trên tài khoản 1312) và kiểm tra các loại bảng kê báo cáo cân đối tiền hàng hàng ngày tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu số 09, 10, 11, 12, 14, 16, 17, 18, 19
• Kế toán công nợ khách hàng; trực tiếp theo dõi công nợ khách hàng mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ được phân công phụ trách; Đối chiếu công nợ khách hàng theo quy định hợp đồng
Chuyên viên 4 (kiêm thủ quỹ)
Trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm các nghiệp vụ cụ thể sau:
• Đăng ký, quản lý, cấp phát và lập báo cáo sử dụng ấn chỉ theo quy định
• Thống kê sản lượng hàng hóa nhập thuê ngoài vận chuyển Theo dõi việc
thực hiện hợp đồng thuê ngoài vận chuyển
• Phụ trách trực tiếp công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các Cửa hàng bán
lẻ về thực hiện các quy định về quản lý tài chính Quyết toán tiền hàng ( trên tài khoản 1312) và kiểm tra các loại bảng kê báo cáo cân đối tiền hàng hàng ngày tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu số 20, 21, 22, 23, 24
• Kế toán công nợ khách hàng; trực tiếp theo dõi công nợ khách hàng mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ được phân công phụ trách; Đối chiếu công nợ khách hàng theo quy định hợp đồng
• Thực hiện chức trách thủ quỹ và lập phiếu thu
3.1.2 Hình thức tổ chức kế toán
Công tác kế toán của Chi nhánh được tổ chức theo hình thức tập trung, mọi công việc chủ yếu đều do phòng kế toán đảm trách Kế toán tại các cửa hàng chủ yếu lập các chứng từ bán hàng (số liệu được cập nhật vào PM trước khi mang về phòng kế toán), thực hiện các nghiệp vụ quản lý kho hàng trên phân hệ kho của PM Phòng kế toán có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ nhập liệu vào PM kế toán, cuối kỳ in sổ sách, lên báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
Trang 373.1.3 Chế độ kế toán áp dụng
• Chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
• Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán (VNĐ)
• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
• Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền
• Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng
3.1.4 Hình thức ghi sổ kế toán
Tại các cửa hàng bán lẻ được trang bị máy vi tính, sử dụng PM EGAS để
quản lý các hóa đơn, chứng từ bán hàng, tình hình nhập - xuất hàng hóa và được nối
mạng cục bộ để truyền dữ liệu về văn phòng Chi nhánh
Hiện công ty đang sử dụng phần mềm kế toán SAP, phần mềm kế toán này được viết theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Trang 39Hàng ngày, các chứng từ phát sinh từ cơ sở được nhập vào máy bởi nhân viên
có trách nhiệm của cửa hàng, các dữ liệu được truyền qua mạng về văn phòng, sau khi các chứng từ đã được đối chiếu, kiểm tra sẽ được phòng kinh doanh tích hợp các
dữ liệu vào các phần hành của PM SAP Đồng thời, các chứng từ chi phí phát sinh sau khi được kiểm tra sẽ được các nhân viên có quyền truy cập nhập liệu vào PM
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin tự động nhập vào Sổ, thẻ
kế toán chi tiết, sổ chứng từ kế toán và các sổ cái tổng hợp
Cuối kỳ (hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, in các Sổ chi tiết, Sổ chứng từ kế toán, Sổ cái, Bảng cân đối số phát sinh, đồng thời thực hiện kết chuyển để máy tính xử lý, lên Báo cáo tài chính và in Báo cáo tài chính
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh
3.2.1 Đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh
Xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu là những mặt hàng quan trọng trong sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đi lại hằng ngày, vì thế sản lượng hàng xuất bán trong ngày khá nhiều, hàng trăm hóa đơn được xuất bán, các chứng từ bán hàng sẽ được kế toán viên (Cửa hàng trưởng) nhập liệu và in từ phần mềm quản lý bán hàng tại các
cửa hàng bán lẻ nên các kế toán văn phòng dễ dàng kiểm soát và quản lý các hóa đơn trên phần mềm, đồng thời Chi nhánh mở một sổ chứng từ ghi sổ doanh thu bán hàng
để việc tích hợp các dữ liệu bán hàng qua phần mềm được nhanh, chính xác
Trang 40Xăng dầu là mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường nên doanh thu ghi nhận không phải là số tiền khách hàng phải trả trên số tiền chưa thuế GTGT mà phải trừ đi thuế bảo vệ môi trường với mỗi mặt hàng chịu mức thuế khác nhau
Ngoài ra, theo quy định của toàn ngành xăng dầu khi hạch toán doanh thu bán hàng kế toán hạch toán qua TK 131 Phải thu khách hàng kể cả trường hợp khách hàng
đã thanh toán tiền hoặc chưa thanh toán
3.2.2 Trang thiết bị phục vụ công tác kế toán
Để phục vụ tốt công tác kế toán chi nhánh đã trang bị một hệ thống máy vi tính nối mạng cục bộ, công tác hạch toán kế toán trên máy sử dụng chương trình kế toán đồng bộ do Tập đoàn lập ra và tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã đưa vào sử dụng
PM Egas để quản lý chặt chẽ các hóa đơn bán hàng Đồng thời các thiết bị như máy
in, máy Fax… được trang bị đầy đủ để kịp thời phản ánh, lưu trữ, cung cấp thông tin khi cần thiết
3.2.3 Trình độ nhân viên
Bộ phận kế toán của Chi nhánh gồm 6 người, là những người có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình đã tạo môi trường làm việc năng động
và dễ dàng xử lý các tình huống xảy ra một cách nhanh chóng, thuận lợi
3.3 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
3.3.1 Phương thúc bán hàng
Nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của thị trường
và cạnh tranh với các đối thủ, Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận đã xây dựng phương
thức tiêu thụ hàng hóa hết sức linh hoạt và đa dạng, cụ thể như sau:
3.3.1.1 Phương thức bán buôn
Bán buôn là hình thức bán hàng với số lượng lớn cho các khách hàng Bán buôn thường áp dụng cho các trung gian thương mại như tổng đại lý, đại lý các cấp Những khách hàng mua với số lượng lớn như khách mua cho các dự án cũng có thể áp dụng cho giá bán buôn