Lịch sử văn minh hy lạp cổ đại. Trong nền lịch sử văn minh thế giới của loài người, thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm. Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối và chỉ là sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ đại ngày nay được hiểu chính là hai nền văn minh lớn: Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên niên kỷ III TCN, nhưng tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu từ khoảng thế kỷ VII TCN trở về sau. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu thành lập, trở thành trung tâm văn minh thứ hai ở phương Tây. Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hoà làm một, nên hai nền văn minh này được gọi chung là văn minh HyLa. Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các nền văn minh ở phương Đông nhưng nền văn minh Hy La vẫn có nhiều thành tựu đáng kể đều thuộc về các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc, sử học, triết học, thiên văn học, y học,... trong đó ta không thể không nhắc đến các thành tựu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Vào thời kì này, khoa học phát triển từ nhu cầu giải thích thế giới và những đòi hỏi thực tế của con người như đo đạc, tính toán, làm thủy lợi, dự báo thời tiết... Nó vẫn còn mang nặng tín ngưỡng, tôn giáo và sự thần bí. Chính vì dựa trên nhu cầu thực tế của con người và sự học hỏi từ các nền văn minh ở phương Đông cho nên có thể coi đây là nền tảng cho sự phát triền nhanh chóng của khoa học tự nhiên nền văn minh HyLa. Có ai đó đã nhận định như thế này: “Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp Roma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học’. Câu nói trên đã có thể cho ta thấy được phần nào sự phát triển rực rỡ của khoa học HyLa mà những thành tựu khoa học của thời kì đó vẫn còn ảnh hưởng và được sử dụng đến ngày nay như thế nào.
Trang 1Lời dẫn mở đầu: Trong nền lịch sử văn minh thế giới của loài người, thuật ngữ phương
Tây đã xuất hiện từ sớm Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông Sự phân loại này mang tính chất tương đối và chỉ là sự quy ước của con người mà thôi Văn minh phương Tây cổ đại ngày nay được hiểu chính là hai nền văn minh lớn: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Phân tích câu nói: Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên niên kỷ III TCN,
nhưng tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu từ khoảng thế kỷ VII TCN trở về sau Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu thành lập, trở thành trung tâm văn minh thứ hai ở phương Tây Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hoà làm một, nên hai nền văn minh này được gọi chung là văn minh Hy-La Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các nền văn minh
ở phương Đông nhưng nền văn minh Hy- La vẫn có nhiều thành tựu đáng kể đều thuộc
về các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc, sử học, triết học, thiên văn học, y học, trong đó ta không thể không nhắc đến các thành tựu trong lĩnh vực khoa học
tự nhiên Vào thời kì này, khoa học phát triển từ nhu cầu giải thích thế giới và những đòi hỏi thực tế của con người như đo đạc, tính toán, làm thủy lợi, dự báo thời tiết Nó vẫn còn mang nặng tín ngưỡng, tôn giáo và sự thần bí Chính vì dựa trên nhu cầu thực tế của con người và sự học hỏi từ các nền văn minh ở phương Đông cho nên có thể coi đây là nền tảng cho sự phát triền nhanh chóng của khoa học tự nhiên nền văn minh Hy-La Có ai
đó đã nhận định như thế này: “Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp Roma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học’ Câu nói trên đã có thể cho ta thấy được phần nào sự phát triển rực rỡ của khoa học Hy-La mà những thành tựu khoa học của thời kì đó vẫn còn ảnh hưởng và được sử dụng đến ngày nay như thế nào
So với ba nền văn minh trên của phương Đông thì nền văn minh Hy-La có các thành tựu khoa học đồ sộ hơn Nếu như người Trung Quốc nổi tiếng với tứ đại phát minh, người Ai Cập có giấy papyrus, kỹ thuật ướp xác và mổ thịnh hành từ sớm; người Ấn Độ có các thành tựu về cả thiên văn học, toán học, vật lý học, y dược học nhưng đến thời kì Hy-La thì những thành tựu khoa học đều phát triển mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đến tận ngày nay Tất cả các phát minh ở phương Đông đều là tiền đề cho phát minh ở thời kì Hy-La
Trang 2Người Ấn Độ đã sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng tuy nhiên ở thời kì Hy-La, các nhà toán học đã tính được số pi, S của các hình khối Họ còn tìm ra các định lý trong hình học Người Ai Cập khi xưa qua cách quan sát bầu trời và đặt ra lịch trong khi đó ở thời kì Hy-La, người Hy Lạp cổ đại đã tìm ra được cách tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, các lý thuyết về sự chuyển động xoay quanh quỹ đạo của Trái Đất, hiện tượng nhật thực, các nhận định cho rằng Trái Đất hình cầu, Người Trung Quốc cũng sáng tạo ra được bàn tính, mối quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác, các phép tính, phương pháp khai căn bậc 2, bậc 3, phương trình bậc I, số âm số dương, họ cũng tìm ra cách làm lịch nhưng chưa được chuyên sâu như người Hy-La cổ đại Về mặt y học, người Trung Quốc cũng đã biết sử dụng phương pháp bắt mạch, châm cứu và phẫu thuật như người Hy-La cổ đại nhưng người Hy-La cổ đại còn biết sử dụng thêm cả thuốc gây mê Như vậy, cả bốn nền văn minh Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc,
Hy-La đều có sự tiến bộ hơn Có lẽ là do nhờ sự ảnh hưởng tiếp thu từ nền văn minh ở phương Đông và xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của con người
Các thành tựu khoa học tự nhiên của Hy-La cổ đại: Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp cổ
đại có những cống hiến quan trọng về các mặt Toán học, Thiên văn học, Vật lý học, Y học v.v Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Talét, Pitago, Ơclít, Acsimét, Arixtác Êratôxten
1. Talét (Thales, thế kỉ VII – VI TCN):
Trang 3- Talét quê ở Milô, một thành bang Hy Lạp ở Tiểu á Ông đã du lịch nhiều nơi, do đó đã tiếp thu được các thành tựu của Babilon và Ai Cập Ông đã chỉ ra rằng:
+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn
+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau
+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông
- Phát minh quan trọng nhất của Talét là tỷ lệ thức Dựa vào công thức ấy ông đã tính toán được chiều cao của Kim Tự Tháp bằng cách đo bóng của nó
Trang 4- Talét còn là một nhà thiên văn học Ông đã tính trước được ngày nhật thực, năm 585 TCN, ông tuyên bố với mọi người đến ngày 28-5-558 sẽ có nhật thực, quả nhiên đúng như vậy Tuy nhiên, ông đã nhận thức sai về trái đất vì ông cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời hình bán cầu úp trên mặt đất
2 Pitago (Pythogoras, khoảng 580-500 TCN):
- Pitago -500 quê ở đảo Xamốt trên biển Êgiê, ông cũng đã đi du lịch ở nhiều nước phương Đông, đã tiếp thu được nhiều thành tựu Toán học của những nước này Ông cũng
đã từng đến Ai Cập và ở lại đây trong 12 năm để tiếp cận các tri thức phương Đông Sau
đó ông về sống tại đảo Xixin, thiết lập trường phái Pythagore Trên cơ sở đó ông đã phát triển thành định lý mang tên ông về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông:
+ Định lý Pythagoras: “ Tổng 2 cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác vuông”
Trang 5+ Chứng minh: tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ.
+ Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ
+ Ông còn phân biệt các loại số chẵn, số lẻ và số không chia hết Đặc biệt ông dùng tư duy về những con số nhằm chứng minh một số luận điểm triết học
- Về vật lý học, ông khám phá ra độ cao của một sợi dây căng hai đầu khi dao động sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây ấy Chiều dài giảm đi một nửa thì âm thanh sẽ tăng lên một quãng 8
Trang 6- Về thiên văn học, Pitago tiến bộ hơn Talét Ông đã nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định ( Sau này Copernicus phát triển thành thuyết “nhật tâm” nổi tiếng.)
Lý thuyết chuyển động theo quỹ đạo của Pythagoras là tiền đề cho thuyết “nhật tâm” sau này
của Copernicus
3 Ơclit (Euclid):
Trang 7Ơclít (khoảng 330-275 TCN) là người đứng đầu các nhà toán học ở Alêchxăngđri Trên
cơ sở tổng kết các thành tựu nghiên cứu của người trước, Ông soạn thành sách Toán học
sơ đẳng, đó là cơ sở của môn Hình học, trong đó chứa đựng định đề Ơclít nổi tiếng Một
số tác phẩm tiêu biểu khác của ông:
Tiên đề Euclid về 2 đường thẳng song song
+ Catropque hay hình học những tia phản chiếu
+ Những dữ kiện
Trang 8+ Quang học.
+ Phép chia các hình
4 Ác-si-mét (Archimedes, 287-212 TCN):
- Acsimét -212 quê ở Xiraquydơ, một thành bang Hy Lạp ở đảo Xirin Về Toán học, ông
đã tính được số pi Đó là số phi chính xác sớm nhất trong lịch sử phương Tây Ông còn tìm được cách tính thể tích và diện tích toàn phần của nhiều hình khối
- Về vật lý học, phát minh quan trọng nhất của Acsimét là về mặt lực học, trong đó đặc biệt nhất là nguyên lý đòn bẩy Với nguyên lý này, người ta có thể dùng một lực nhỏ để nâng lên một vật nặng gấp nhiều lần Tương truyền, ông đã nói một câu nổi tiếng: "Hãy cho tôi một điểm tựa chắc chắn, tôi có thể cất lên cả quả đất" Ngoài ra, ông còn có nhiều phát minh khác như đường xoắn ốc, ròng rọc, bánh xe răng cưa
Trang 9- Ông cũng đã phát minh ra một nguyên lý quan trọng về thủy lực học Đó là tất cả mọi vật thả xuống nước đều phải chịu một lực đẩy từ dưới lên trên bằng trọng lượng nước phải chuyển đi
Trang 10- Dựa vào các phát minh trên Acsimét đã chế ra máy ném đá để đánh quân La Mã, máy phóng gỗ để bắn thuyền quân địch Ông còn biết sử dụng gương 6 mặt để đốt thuyền địch Hệ thống đòn bẩy được sử dụng để hạ thủy những chiếc thuyền lớn ba tầng Acsimét còn phát minh ra máy bơm nước để hút nước ra khỏi thuyền khi bị thủng
Máy bắn đá dựa trên nguyên lý đòn bẩy
Có thể tóm lược các đóng góp khoa học của Archimedes trong một số tác phẩm sau: + Về trạng thái cân bằng: nghiên cứu về trọng tâm, hình bình hành, hình tam giác, nghiên cứu trọng tâm của parabol
+ Cầu phương hình parabol: cho cả lời giải về cơ học và toán học
+ Bàn về hình cầu và hình viên trụ
+ Đo đường tròn
+ Nghiên cứu về các vật nổi
Trang 11+ Arénaire: Về hệ đếm các số lớn.
5 Arixtác (Aristarque, 310-230 TCN):
- Arixtác -230 quê ở đảo Xamốt Ông là người đầu tiên nêu ra thuyết hệt thống mặt trời Ông đã tính toán khá chính xác thể tích của mặt trời, quả đất, mặt trăng và khoảng cách giữa các thiên thể ấy
- Ý kiến quan trọng nhất của ông là không phải mặt trời quay xung quanh trái đất mà là trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời Nhưng bấy giờ ý
Trang 12kiến của ông không những không được công nhận mà còn bị buộc tội là đã quấy rầy sự nghỉ ngơi của các thiên thần
6 Eratôxten (Eratosthene, 284-192 TCN) :
- Eratôxten quê ở Xiren, thành bang thuộc địa của Hy Lạp ở phía Tây Ai Cập, châu Phi Ông là một nhà khoa học giỏi về nhiều lĩnh vực: Thiên văn học, Toán học, Vật lý học, Địa lý học, Ngôn ngữ học, Sử học Ông phụ trách thư viện Alêchxăngđri Thành tích khoa học nổi bật của ông là ông đã tính được độ dài của vòng kinh tuyến trái đất là 39700
km, và tính được góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo
Trang 13- Đến thời La Mã, về các lĩnh vực này tuy không phát triển bằng Hy Lạp nhưng cũng có những thành tựu quan trọng và một số nhà khoa học tiêu biểu
7 Pliniút (Plinius, 23-79):
Trang 14- Nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã là Pliniút Tác phẩm đầu tiên của ông là Lịch sử
tự nhiên gồm 37 chương Đó là bản tập hợp các tri thức của các ngành khoa học như Thiên văn học, Vật lý học, Địa lý học, Nhân loại học, Động vật học, Thực vật học, Nông học, Y học, Luyện kim học, Hội họa, Điêu khắc thời bấy giờ Do vậy, đây là một tác phẩm tương tự như bộ bách khoa toàn thư của La Mã cổ đại
- Năm 79, núi lửa Vêduyvơ lại hoạt động Ông đến gần để nghiên cứu hiện tượng phun lửa và bị phún thạch thiêu chết
8 Ptôlêmê (Claude Ptôtémée):
Trang 15- Clốt Ptôlêmê, là một nhà Thiên văn học, Toán học, Địa lý học người Hy Lạp sinh trưởng ở Ai Cập, sống vào thế kỷ II Trên cơ sở đúc kết các kiến thức về thiên văn học của Ai Cập, Babilon và Hy Lạp, ông đã soạn bộ sách tổng hợp - Kết cấu toán học, trong
đó ông cũng cho rằng quả đất hình cầu, nhưng so với Pitago và Acsimét thì quan điểm của ông thụt lùi một bước vì ông cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ Quan điểm này của Ptôlêmê đã chi phối nền thiên văn học châu Âu trong suốt 14 thế kỷ, mãi đến thời Phục Hưng, thuyết này mới bị thuyết hệ thống mặt trời của Côpécních đánh đổ
Trang 16- Ptôlêmê còn soạn sách Địa lý học gồm 8 chương Trong sách này Ptôlêmê đã vẽ một bản đồ thế giới: Vùng Bắc cực là Xcăngđinavi, vùng Nam Cực là lưu vực sông Nin, phía Tây là Tây Ba Nha, phía Đông là Trung Quốc, thời bấy giờ bản đồ này được xem là rất chính xác
Trang 179 Hipôcrát (Hippocrate, 469- 377 TCN):
Trang 18- Về y học, người được suy tôn là thủy tổ của y học phương Tây là Hipôcrát -377, một thầy thuốc Hy Lạp quê ở đảo Cốt trên biển Êgiê Ông đã giải phóng y học ra khỏi mê tín
dị đoan, cho rằng bệnh tật do ngoại cảnh gây nên, vì vậy phải dùng các biện pháp như cho uống thuốc hoặc mổ xẻ để chữa trị Ông nói: "Thuốc không chữa được thì dùng sắt
mà chữa, sắt không chữa được thì dùng lửa mà chữa, lửa không chữa được thì không thể nào chữa được nữa"
Ngoài ra còn có một vài các nhà y học nổi tiếng khác như Hêraclit, Hêcrôpin, Thời Hy Lạp hóa, vua Philađenphơ 63 thuộc vương triều Plôtêmê ở Ai Cập là một người hay đau
ốm, muốn tìm thuốc trường sinh bất lão nên đã tích cực thi hành chính sách khuyến khích
sự phát triển của y học Ông không những đã giúp đỡ các thày thuốc về vật chất mà còn cho phép mổ tử thi của phạm nhân để nghiên cứu, do đó y học đã có những thành tựu mới Đầu thế kỷ III TCN, nhà giải phẫu học Hêcrôpin đã chứng minh rằng não là khí quan tư duy, cảm giác do hệ thần kinh truyền đạt, xem mạch mạnh yếu nhanh chậm có thể biết được tình hình sức khỏe Ông cũng là người đưa ra học thuyết về sự tuần hoàn
Trang 19của máu và phương pháp chữa bệnh thông qua bắt mạch bệnh nhân Nhà phẫu thuật Hêraclit ở thành Tarentum (Ý) đã biết dùng thuốc mê khi mổ bệnh nhân Phát minh này sau đó bị bỏ quên đến mãi năm 1860 mới được áp dụng lại
Heraclit
10 Claođiút Galênút (131 – đầu thế kỉ III):
Đến thời La Mã, đại biểu xuất sắc nhất về y học là Claođiút Galênút quê ở Pécgam (Tiểu Á), trên cơ sở tiếp thu các thành tựu y học trước đó, nhất là của Hipôcrát, ông đã viết nhiều tác phẩm để lại tới sau này, trong đó có một số đến thời trung đại được dịch thành tiếng Arập, Do thái, Latinh Điều đó chứng tỏ các tác phẩm của ông đến thời trung đại vẫn có uy tín rất lớn, ví dụ sách Phương phá chữa bệnh được dùng làm sách giáo khoa trong thời gian dài
Kết luận toàn bài: Tất cả những thành tựu khoa học tự nhiên và những cống hiến của
các nhà toán học, vật lý học, nhà thiên văn thời Hy-La để lại đã chứng minh cho câu nói trên là hoàn toàn đúng Bởi các thành tựu ấy không chỉ mang sức ảnh hưởng lớn mà còn
Trang 20thể hiện bộ óc hoàn hảo và sự sáng tạo của con người thời kì cổ đại lúc bấy giờ Tổng kết lại toàn bài chúng ta có thể nhận xét như sau:
Cách đây trên dưới 2000 năm, nền khoa học của Hy Lạp, La Mã cổ đại đã có những thành tựu rất lớn Những thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng của nền khoa học thời cận hiện đại; đồng thời là một tiền đề quan trọng của sự phát triển của nền triết học Hy-La
Những thành tựu rực rỡ của văn minh Hy-La cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loại như những ánh hào quang rực rỡ nhất, đặt một nền tảng khá vững chắc cho văn minh châu Âu nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung những thành tựu bất hủ mọi thời đại Giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ đại được khẳng định và thừa nhận xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng đến thời đại ngày nay
Các thành tựu về toán học, vật lý, thiên văn học và y học đều là những thành tựu sáng giá nhất mà thời kì này để lại cho khoa học sau này, đặc biệt là các định lý về toán học (cả đại số và hình học), nguyên lý đòn bẩy, sự quang học, trạng thái cân bằng, tiền đề cho thuyết “nhật tâm”, phương pháp bắt mạch trong khám bệnh, thuốc gây
mê, kỹ thuật mổ,
Những phát minh khoa học độc đáo của người Hy Lạp cổ đại còn có sức ảnh hưởng
và tiền đề cho các thiết bị hiện đại ngày nay như vòi hoa sen, hệ thống lò sưởi, đồng
hồ báo thức, khẩu pháo chiến, cửa tự động,
Khẳng định những giá trị và đóng góp của văn minh Hy-La cổ đại, Engels viết:
“Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia La Mã Mà không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại” Nói như vậy để thấy được giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại đối với nền văn hóa thế giới lớn như thế nào