Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
LÊ THỊ NGỌC LAN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI - BÀI TẬP DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN SINH HỌC)
Mã số : 61 14 10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Quang Báo
HÀ NỘI - 2009
Trang 2MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Nước ta đã là thành viên của WTO nên việc đổi mới trong giáo dục là yếu tố vô cùng quan trọng, mang tính chất quyết định đến sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập Luật giáo dục của Việt Nam đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Điều 24.2, Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính Phủ), ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại học phương pháp giáo dục Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân: tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh
viên trong quá trình học tập ”
Để đáp ứng được sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xã hội yêu cầu nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh bao gồm việc cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản, khoa học, chính xác, hiện đại, làm phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, hình thành phương pháp học tập, làm việc khoa học, sáng tạo góp phần rèn luyện và phát triển nhân cách của học sinh Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện đổi mới chương trình và SGK cho các bậc học
từ tiểu học đến THPT Việc đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới PPDH Vấn đề nghiên cứu các phương pháp dạy học để tăng cường các hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh đã sớm được quan tâm ở nước
Trang 3ta, đặc biệt là trong những năm gần đây Trong thực tiễn, để tổ chức được hoạt động học tập cho học sinh theo hướng tích cực người dạy cần phải có công cụ, phương tiện tham gia tổ chức như: câu hỏi, bài tập, bài toán nhận thức, tình huống có vấn đề, phiếu học tập… Một trong những biện pháp hiệu quả là sử dụng các câu hỏi, bài tập để tổ chức quá trình dạy học
Việc sử dụng câu hỏi (CH), bài tập (BT) trong dạy học đã và đang được các giáo viên thường xuyên sử dụng nhưng không ít giáo viên còn lúng túng, chưa có cơ sở khoa học trong cách đặt câu hỏi, ra bài tập Vì vậy, CH -
BT được đưa vào sử dụng còn vụn vặt, quá dễ hoặc quá khó, nhiều khi chưa
rõ vấn đề cần hỏi… Do đó chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh Các CH – BT được sử dụng để dạy học chủ yếu chỉ hình thành dựa trên kinh nghiệm cá nhân, mang tính cá thể, chưa
có hệ thống hoàn chỉnh Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu Sự cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp (PP) dạy và học
Nhiệm vụ phát huy tính tích cực của học sinh ngày càng trở nên cấp bách Câu hỏi, bài tập mã hoá các nội dung sách giáo khoa (SGK), kích thích, định hướng nhận thức của học sinh, giúp học sinh định hướng nghiên cứu SGK, định hướng quá trình củng cố, hoàn thiện, kiểm tra kết quả học tập của mình Hơn nữa, dù có sử dụng phương pháp dạy học tích cực nào, phương tiện dạy học truyền thống hay hiện đại nào, hình thức tổ chức dạy học nào thì cũng không thể thiếu công cụ dạy học thiết yếu đó là câu hỏi, bài tập Câu hỏi, bài tập không chỉ là công cụ dạy học của người thầy mà còn là động lực học tập của học trò, hướng dẫn cách tự học cho học sinh đồng thời qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và xử lý linh hoạt cho người học Năm học
2008 – 2009, sách giáo khoa Sinh học 12 mới bắt đầu được áp dụng trên toàn
Trang 4quốc Sinh thái học- một phần có nội dung tương đối khó nhưng kiến thức mà
nó cung cấp lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Sử dụng câu hỏi, bài tập như thế nào cho có hiệu quả trong giảng dạy nội dung sinh thái học ở trưởng phổ thông là vấn đề cần được quan tâm Để
nâng cao được chất lượng dạy học phần Sinh thái học tôi chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi - Bài tập để dạy phần Sinh thái học lớp 12 THPT” làm đề tài nghiên cứu
2.Mục tiêu nghiên cứu
a Xây dựng bộ CH- BT sử dụng trong dạy- học sinh thái học lớp 12:
b GV tổ chức các hoạt động học tập tự lực cho HS trong các khâu: nghiên cứu tài liệu mới; ôn tập, kiểm tra- đánh giá (KT- ĐG) kết quả học tập
c HS hoạt động tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tự ôn tập, tự KT- ĐG quá trình học tập
d Hướng dẫn GV và HS cách sử dụng bộ CH- BT có hiệu quả
3.Phạm vi nghiên cứu
- Tình hình dạy- học phần Sinh thái học trong các trường THPT hiện nay
- Nghiên cứu nguyên tắc, qui trình xây dựng, sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học của học sinh
- Nghiên cứu việc đổi mới chương trình phân ban SGK Sinh học 12, từ
đó phân tích nội dung chương trình phần Sinh thái học - Sinh học 12, để xác định trọng tâm kiến thức có thể mã hoá thành câu hỏi, bài tập Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống câu hỏi - bài tập phần Sinh thái học và tìm biện pháp sử dụng nó trong dạy học
- Thực nghiệm khoa học để kiểm tra giá trị của hệ thống câu hỏi và bài tập đã xây dựng trong dạy học
4.Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1.Khách thể nghiên cứu
- Điều tra giáo viên Sinh học ở một số trường THPT ở Hà nội về tình hình nhận thức và giảng dạy môn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học
Trang 5nói riêng, việc sử dụng các phương pháp dạy học, việc sử dụng câu hỏi, bài tập vào các khâu của quá trình dạy học
- Điều tra về mức độ lĩnh hội kiến thức Sinh học, đặc biệt là phần Sinh thái học của Sinh học 12 phân ban thí điểm Thực nghiệm dạy học phần Sinh thái học của Sinh học 12 nâng cao cho 10 lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội
- Thời gian: Năm học 2007- 2008 và năm học 2008-2009
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chương trình Sinh học 12 nâng cao đặc biệt là phần Sinh thái học từ đó xây dựng câu hỏi, bài tập sử dụng vào các khâu của quá trình
dạy học
5.Vấn đề nghiên cứu
- Khái niệm câu hỏi và bài tập
- Nội dung Sinh thái học lớp 12
- Cách thức tiến hành xây dựng, sử dụng câu hỏi và bài tập ở một số bài
cụ thể
6.Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hợp lý CH- BT sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới
PPDH phần Sinh thái học- THPT
7.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu xác định cơ sở lý thuyết của đề tài: Các tài liệu về lý luận DH nói chung và lý luận DH Sinh học nói riêng; sách giáo khoa và các tài liệu về STH có liên quan làm cơ sở cho việc xây dựng bộ CH- BT STH
- PP điều tra cơ bản: Điều tra tình hình DH phần STH trong trường THPT hiện nay bằng PP trắc nghiệm, PP phỏng vấn, toạ đàm với GV và HS
- PP thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học
- PP thống kê toán học
8.Nội dung nghiên cứu
Trang 6- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đổi mới PPDH
- Tình hình dạy- học phần STH trong nhà trường THPT hiện nay
- Nghiên cứu việc đổi mới chương trình và SGK THPT được tiến hành
từ năm 2001 đến nay
- Nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng CH- BT để tổ chức hoạt động học tập tự lực của HS trong dạy- học STH
- Phân tích cấu trúc nội dung phần STH- Sinh học 12 hiện hành, tập trung nghiên cứu các bài lý thuyết trong chương I, và II, III để xác định các trọng tâm kiến thức có thể mã hoá thành CH- BT
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của luận văn
9.Những luận điểm bảo vệ
- Tính khoa học: Hệ thống CH- BT được xây dựng phù hợp với nội
dung chương trình, đáp ứng được việc đổi mới PPDH
- Tính sư phạm: Hệ thống CH- BT được xây dựng, sử dụng trong khâu
nghiên cứu tài liệu mới cho phép GV tổ chức các hoạt động học tập tự lực của
HS theo hướng tích cực hóa; các CH- BT được xây dựng, sử dụng trong khâu
ôn tập, KT- ĐG đảm bảo việc ĐG và tự ĐG kết quả học tập của học sinh là khách quan, chính xác, toàn diện và có hệ thống
- Tính thực tiễn: Các CH- BT được xây dựng và sử dụng để tổ chức
hoạt động học tập của HS phù hợp với quỹ thời gian và điều kiện nhà trường phổ thông hiện nay
10.Những đóng góp của luận văn:
- Về nội dung:
+ Đề xuất các nguyên tắc xây dựng CH- BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trong dạy học STH- THPT
+ Xây dựng bộ CH- BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trong dạy học STH- THPT
+ Các số liệu … là nguồn tư liệu tham khảo tốt cho GV, HS
- Về phương pháp:
Trang 7+ Đổi mới về nội dung, hỡnh thức xõy dựng, sử dụng CH- BT
+ PP sử dụng CH- BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trong cỏc khõu: nghiờn cứu tài liệu mới; ụn tập, KT- ĐG
+ Phỏt huy tớnh tớch cực học tập của học sinh bằng CH- BT
- Về kết quả:
+ Biờn soạn được bộ CH- BT dựng trong dạy học STH- THPT
+ Cỏc số liệu thực nghiệm là chớnh xỏc, phản ỏnh trung thực kết quả thực nghiệm
+ Luận văn sẽ là tư liệu tham khảo cho giỏo viờn Sinh học núi riờng và giỏo viờn THPT núi chung
11.Cấu trỳc luận văn
Mở đầu
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng CH- BT trong
dạy học STH
Ch-ơng 2: Xõy dựng và sử dụng hệ thống CH- BT để tổ chức hoạt động học
tập tự lực của HS trong dạy học Sinh thái học THPT
Ch-ơng 3: Thực nghiệm s- phạm
Kết luận và khuyến nghị
Trang 8Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÂU
HỎI- BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu câu hỏi, bài tập trong dạy học
1.1.1 Trên thế giới
Từ nhiều thế kỷ trước do ảnh hưởng của các lý thuyết cổ điển về nhận thức, ng-êi ta vẫn tin rằng các tri thức khoa học là chân lý khách quan, nghiên cứu khoa học là con đường tìm kiếm chân lý, vì vậy giáo dục chủ yếu là truyền thụ cho người học các tri thức khoa học Phương pháp dạy học chủ yếu là người thầy thuyết giảng và truyền thụ các niềm tin về chân lý đó cho người học với sự cảm hoá bằng các lập luận lôgích và các thực nghiệm cßn học trò tiếp thu một cách đầy đủ, trung thành, nhưng thụ động các niềm tin chân lý trong các “tri thức khoa học” được truyền giảng đó Cho đến giao thời của hai thế kỷ
19 và 20, nhà triết học và giáo dục lớn của Hoa Kỳ John Dewey đề ra chủ trương “Học sinh đến trường không phải để tiếp thu những tri thức đã được ghi vào trong một chương trình mà rồi có lẽ sẽ không bao giờ dùng đến, mµ chính
là để giải quyết các vấn đề, giải quyết các “bài toán” của nó, những thực tế mà
nó gặp hằng ngày Về phía người thầy giáo, người thầy hành động như một người bạn có kinh nghiệm, khuyên nhủ, hướng dẫn và cho trẻ biết những gì mà thầy biết về vấn đề được đặt ra” Trong nền giáo dục thế giới đã có cơ sở để hình thành một cách học mới, một phương pháp dạy và học mới, nay ta gọi là phương pháp giải quyết vấn đề (problem solving), thay cho phương pháp cũ là truyền đạt và tiếp thu thụ động các bài giảng có sẵn trong chương trình và sách giáo khoa Vào những năm 1920, ở Anh đã hình thành những “nhà trường mới” trong đó đề ra mục tiêu là phát triển năng lực trí tuệ của HS, khuyến khích các biện pháp tổ chức hoạt động do chính HS tự lực, tự quản trong học tập Xu hướng này đã nhanh chóng ảnh hưởng sang Mỹ và các nước châu Âu
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ở Pháp cũng đã ra đời những “lớp học mới”:
Tại một số trường trung học thí điểm, mọi hoạt động đều tùy thuộc vào sáng kiến, hứng thú, lợi ích, nhu cầu của HS; GV là người giúp đỡ, phối hợp các
Trang 9hoạt động của HS, hướng vào sự phát triển nhân cách của HS Đến nửa sau của những năm 1950, ở một số nước XHCN trước đây như Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan… đã có các nhà nghiên cứu giáo dục nhận thấy cần thiết phải tích cực hóa quá trình DH, trong đó cần có những biện pháp tổ chức HS học tập sao cho kiến thức không được cung cấp dưới dạng có sẵn mà HS phải
tự lực nghiên cứu để tự mình nắm bắt kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV Để rèn luyện tính tích cực của học sinh, người ta đã quan tâm đến việc dạy và học bằng câu hỏi và bài tập ở một số nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô (cũ), đã
có nhiều tác giả nghiên cứu về mục đích, nội dung, phương pháp thiết kế và sử dụng cũng như vai trò, giá trị của câu hỏi, bài tập Điển hình cho hướng nghiên cứu đó là: B.P Êxipop, Okon (Ba Lan); M.A Danilôp, N.A Crup xkaia (Liên Xô); N.M Veczinin và V.M Cooc xuncaia (Nga) Trong những năm 1970-
1980, Bộ Giáo dục Pháp chủ trương khuyến khích áp dụng các biện pháp giáo dục để tăng cường các hoạt động chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của HS, chỉ đạo áp dụng các PP này từ sơ học, tiểu học lên trung học Như vậy, trong nền giáo dục thế giới việc nghiên cứu các biện pháp giáo dục để tăng cường các hoạt động chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của HS đã sớm được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, phương pháp dạy học mới này đã không phải dễ dàng được chấp nhận và sử dụng trong thực tiễn dạy học ở các nhà trường, mà đã phải trải qua nhiều thử thách, thực nghiệm trong gần suốt một thế kỷ 20 để đến gần đ©y mới được sử dụng thực sự ở nhiều trường học của Hoa Kỳ và trở thành một yếu tố chủ đạo trong cải cách giáo dục tại một số
nước khác
1.1.2 Ở Việt Nam
Ngày xưa, dưới thời phong kiến, hình thức tổ chức dạy học phổ biến là ông thầy cầm sách giảng giải, còn các trò ngồi xung quanh lắng nghe, tập đọc, tập viết… Sau Cách mạng Tháng 8, nền giáo dục có những định hướng mới,
đó là nền giáo dục: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng , Học đi đôi với hành, Giáo dục gắn liền với lao động sản xuất… Từ những năm 1960, ngành Giáo
Trang 10dục quan tâm việc nghiên cứu các biện pháp giáo dục để tăng cường các hoạt
động chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của HS với khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu
về vấn đề xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh như:Luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Thành (1989)
“Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các định luật di truyền” đã nghiên
cứu việc sử dụng câu hỏi, bài tập vào các quá trình dạy- học các quy luật di truyền trong các khâu nghiên cứu các tài liệu mới, củng cố và hoàn thiện kiến
thức Luận án phó tiến sĩ của Lê Đình Trung (1994) “Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình Sinh học ở bậc Phổ thông trung học” Luận
án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Duệ(1999) “ Nâng cao hiệu quả dạy học
kiến thức tiến hoá lớp 12 phổ thông trung học bằng hỏi đáp tìm tòi thông qua mối quan hệ giữa sự kiện và lý thuyết” Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần
Văn Kiên (2001) “Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng câu hỏi, bài tập cho giáo viên
để dạy phần cơ sở di truyền học ở trường trung học phổ thông”
Nhiều tác giả đã biên soạn các cuốn sách về câu hỏi, bài tập sinh học giúp học sinh ôn tập, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức như: Đặng Hữu
Lanh - Lê Đình Trung - Bùi Văn Sâm “Bài tập sinh học 11”, Trần Bá Hoành
- Đặng Hữu Lanh - Nguyễn Minh Công “Bài tập sinh học 12”, Lê Đình Trung “100 câu hỏi chọn lọc và trả lời về di truyền- biến dị”, Vũ Đức Lưu
“Tuyển chọn, phân loại bài tập di truyền hay và khó”, Lê Đình Trung “150 câu hỏi chọn lọc và trả lời về tiến hoá, sinh thái học, cơ sở chọn giống”, Nguyễn Tấn Lê “Bài tập định tính và câu hỏi thực tế- Sinh học 10, 11, 12” và
nhiều tác giả khác Trong các tài liệu này, các tác giả chủ yếu đưa ra các câu hỏi, phân loại bài tập và các đáp án với cách giải ngắn gọn, giúp học sinh dễ dàng ôn tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập chuẩn bị cho các kỳ thi