1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đề cương ôn thi tuyển viên chức chuyên ngành tài chính kế toán

28 2,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: a Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 52 và Điều 59 của Luật này; b Đúng

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC 2014 CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

1 Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

Điều 2

1 Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu

từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

2 Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Điều 3

Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm

Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước

Điều 5

1 Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật

2 Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 52 và Điều 59 của Luật này;

b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi

Trang 2

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

3 Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật

4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng

1 Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam

2 Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ

kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước

3 Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của Bộ Tài chính

Điều 14

Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch

Điều 27

Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách:

1 Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ

dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;

Trang 3

2 Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định;

3 Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc;

4 Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới;

5 Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ

Điều 28

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ:

1 Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật;

2 Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính;

3 Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách

Điều 72

Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách:

1 Che dấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;

2 Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền;

Trang 4

3 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách và tài sản của Nhà nước;

4 Thu sai quy định của pháp luật;

5 Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao;

6 Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;

7 Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước;

8 Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế hoặc đề nghị hoàn thuế mà

kê khai sai, nộp sai;

9 Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn, chứng từ; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;

10 Trì hoãn việc chi ngân sách, quyết toán ngân sách;

11 Các hành vi khác trái với quy định của Luật này và những văn bản pháp luật có liên quan

2 Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2014.

Điều 2 Đối tượng áp dụng

1 Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

Điều 5 Nhiệm vụ kế toán

1 Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc

kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán

2 Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán

3 Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

4 Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Trang 5

Điều 6 Yêu cầu kế toán

1 Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ

kế toán và báo cáo tài chính

2 Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán

3 Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán

4 Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp

vụ kinh tế, tài chính

5 Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước

6 Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể

so sánh được

Điều 7 Nguyên tắc kế toán

1 Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

2 Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp

kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính

3 Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng

kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

4 Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 32 của Luật này

5 Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

6 Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước

Điều 9 Đối tượng kế toán

a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;

b) Nguồn kinh phí, quỹ;

c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

Trang 6

d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;

đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;

e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;

g) Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;

h) Tài sản quốc gia;

i) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán

5 Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền

6 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán

7 Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể

8 Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này

9 Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm

Điều 17 Nội dung chứng từ kế toán

1 Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

Trang 7

c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán

Điều 19 Lập chứng từ kế toán

1 Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

2 Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu

đủ các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này

3 Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai

4 Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định

5 Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán

Điều 28 Sửa chữa sổ kế toán

1 Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:

a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;c) Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ

Trang 8

Điều 29 Báo cáo tài chính

a) Bảng cân đối tài khoản;

b) Báo cáo thu, chi;

c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;

d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật

Điều 39 Kiểm kê tài sản

1 Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán

2 Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:

a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;

3 Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm

kê Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính

4 Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê

Điều 40 Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1 Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ

2 Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính

Trang 9

3 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chớnh phủ về việc Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trỏch nhiệm về sử dụng biờn chế và kinh phớ quản lý hành chớnh đối với cỏc cơ quan nhà nước.

Điều 1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định chế độ tự chủ, tự chịu trỏch nhiệm và sử dụng biờn chế và kinh phớ quản lý hành chớnh đối với cỏc cơ quan nhà nước cú tài khoản và con dấu riờng

2 Được điều động cỏn bộ, cụng chức trong nội bộ cơ quan

3 Trường hợp sử dựng biờn chế thấp hơn so với chỉ tiờu được giao, cơ quan vẫn đợc bảo đảm kinh phớ quản lý hành chớnh theo chỉ tiờu biờn chế được giao

4 Trường hợp đồng thuê khoỏn cụng việc và hợp đồng lao động với với một số chức danh theo quy định của phỏp luật trong phạm vi nguồn kinh phớ quản lý hành chớnh được giao

Điều 5 Nguồn kinh phớ quản lý hành chớnh của cơ quan nhà nước

Kinh phớ quản lý hành chớnh giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ cỏc nguồn sau:

1 Ngõn sỏch nhà nước cấp

2 Cỏc khoản phớ, lệ phớ được để lại theo chế độ quy định

3 Cỏc khoản thu hợp phỏp khỏc theo quy định của phỏp luật

Điều 5 Nguồn kinh phớ quản lý hành chớnh của cơ quan nhà nước

Kinh phớ quản lý hành chớnh giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ cỏc nguồn sau:

1 Ngõn sỏch nhà nước cấp

Trang 10

2 Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.

3 Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Điều 8 Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được

1 Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được

2 Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được:

a) Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức: cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức

4 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiêm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1 Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập

Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật

Kế toán

Điều 2 Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1 Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động

Trang 11

2 Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước

3 Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn

4 Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước

Điều 9 Phân loại đơn vị sự nghiệp

1 Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:

a) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);

b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);

c) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động)

5 Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp.

+ Các nghiệp vụ hạch toán kế toán liên quan đến các tài khoản sử dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp cụ thể như sau: 1111, 1121, 211, 214, 311, 312,

331, 332, 333, 334, 511, 531, 631, 461, 466, 661, 008, 009,…

+ Các khoản phải nộp theo lương đối với công chức, viên chức hiện nay:

- Cơ quan đảm bảo chi trả: Bảo hiểm xã hội 18%; Bảo hiểm y tế 3%, Kinh phí công đoàn 2%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%

Trang 12

- Cá nhân người lao động phải nộp: Bảo hiểm xã hội 8%; Bảo hiểm y tế 1,5%, Kinh phí công đoàn 1%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%.

6 Quyết định 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 3 Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

1 Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình là tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

- Có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên

Điều 6 Phân loại tài sản cố định

Để quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại các cơ quan, đơn vị, tài sản cố định được phân loại như sau

1 Phân loại theo kết cấu bao gồm:

1.1 Tài sản cố định hữu hình:

1.2 Tài sản cố định vô hình

2 Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản gồm:

- Tài sản cố định hình thành do mua sắm;

- Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản;

- Tài sản cố định do được cấp, được điều chuyển đến;

- Tài sản cố định được tặng cho

Trang 13

Điều 7 Xác định nguyên giá tài sản cố định

1 Tài sản cố định hữu hình

a Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực tế (giá ghi trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá - nếu có) cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng

Điều 8 Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau

- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định

- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định

Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, đơn vị phải lập Biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn luỹ kế của tài sản cố định trên sổ kế toán và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành

Điều 9 Quản lý tài sản cố định

1 Tài sản cố định tại các cơ quan, đơn vị được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản và được hạch toán theo chế độ kế toán

2 Tài sản cố định đã tính hao mòn hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được,

cơ quan, đơn vị vẫn tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật

Điều 11 Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định

1 Thời gian sử dụng tài sản cố định và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định hữu

hình được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1

Trang 14

PHỤ LỤC 1

THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số:32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian

sử dụng (năm)

Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

II- Máy móc, thiết bị

A- Máy móc, thiết bị văn phòng

Ngày đăng: 22/11/2016, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w