1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở TPHCM

20 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 258,07 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ASEAN: Hiệp hội các nuớc Đông Nam Á - CN: Công nghiệp - CNCB: Công nghiệp chế biến - CNCBTP: Công nghiệp chế biến thực phẩm - ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long -

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

_

Đinh Thị Bích Liên

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 201

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC 7VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

_

Đinh Thị Bích Liên

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Địa lý học

Mã số : 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Phòng sau Đại học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Địa Lí trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi được làm luận văn này

- Tập thể các thầy cô đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập

- Đặc biệt cho tôi được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Đàm Nguyễn Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, đóng góp nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình

- Tác giả luận văn cũng xin cám ơn các cơ quan ban ngành:

+ Cục Thống Thành phố Hồ Chí Minh + Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh + Viện Nghiên cứu và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh + Thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM

+ Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM

Và Gia đình và bạn bè đã ủng hộ về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian làm luận văn

TP.HCM, tháng 03 năm 2012

HVTH: Đinh Thị Bích Liên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng số liệu

Danh mục hình, biểu đồ

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP 8

1.1 Công nghiệp – Phân loại công nghiệp 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phân loại 9

1.2 Công nghiệp chế biến thực phẩm 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Phân loại 11

1.2.3 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 11

1.2.4 Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 13

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 13

1.2.6 Một vài nét về tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam 21

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP HCM 26

2.1 Khái quát chung về TP HCM 26

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đển sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP HCM 27

2.2.1 Vị trí địa lý 27

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 29

2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 34

2.3 Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP.HCM 40

2.3.1 Trước năm 1986 40

2.3.2 Từ 1986 đến 2000 41

2.4 Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP HCM43 2.4.1 Vai trò 43

Trang 5

2.4.2 Đặc điểm 45

2.5 Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM.46 2.5.1 Giá trị sản xuất 46

2.5.2 Tốc độ tăng trưởng 51

2.5.3 Thị trường tiêu thụ 55

2.5.4 Trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ và trình độ lao động 57

2.5.5 Cơ sở sản xuất tham gia ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 58

2.5.6 Lao động sản xuất tham gia ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 63

2.5.7 Một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chủ lực của TP.HCM 67 2.6 Nhận xét chung về ngành CNCBTP trên địa bànTP HCM 78

2.6.1 Thuận lợi 78

2.6.2 Khó khăn 79

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP.HCM 81

3.1 Cơ sở đề ra định hướng 81

3.1.1 Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế TP HCM giai đoạn 2010 – 2020 81

3.1.2 Dựa vào chiến lược phát triển công nghiệp TP HCM giai đoạn 2010 – 2020 82

3.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM 83

3.2.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển 83

3.2.2 Định hướng phát triển 85

3.3 Dự báo tình hình phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM đến 2020……… 91

3.4 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM……… 92

3.4.1 Giải pháp về quản lý hành chính và quy hoạch nguồn nguyên liệu 92

3.4.2 Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ 93

3.4.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 95

3.4.4 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, tài chính 96

3.4.5 Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm 97

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1 : Quy mô và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn

2000 – 2008 22 Bảng 1.2 : Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm trong ngành công

nghiệp chế biến Việt Nam 2000 – 2008 22 Bảng 1.3 : Thứ bậc của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong ngành

công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 23 Bảng 2.1 : Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm của TP

HCM trong toàn ngành công nghiệp và ngành công nghiệp chế biến giai đoạn 2000 – 2010 44 Bảng 2.2 : Quy mô và tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm TP HCM và Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 48 Bảng 2.3 : Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm TP HCM phân theo thành phần kinh tế 2000 – 2010 49 Bảng 2.4 : Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm TP HCM và CNCBTP Việt Nam giai đoạn 2000 –

2010 51 Bảng 2.5 : Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm phân theo thành phần kinh tế 2002 – 2010 53 Bảng 2.6 : Một số mặt hàng xuất khẩu chính của ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm 2005 – 2010 56 Bảng 2.7 : Tỉ trọng cơ sở sản xuất ngành CNCBTP TP.HCM so với toàn

ngành công nghiệp và CNCBTP giai đoạn 2000 – 2010 58 Bảng 2.8 : Cơ sở sản xuất và cơ cấu cơ sở sản xuất CNCBTP TP.HCM phân

theo thành phần kinh tế 2002 – 2010 59 Bảng 2.9 : Bình quân GTSX/cơ sở của ngành CNCBTP TP.HCM giai đoạn

2002 – 2010 60 Bảng 2.10 : Quy mô và tỉ trọng lao động của ngành CNCBTP TP.HCM giai

đoạn 2000 – 2010 63

Trang 7

Bảng 2.11 : Tỉ trọng lao động trong ngành CNCNTP của TP.HCM so với cả

nước giai đoạn 2005 - 2010 64 Bảng 2.12 : Lao động và cơ cấu lao động trong ngành CNCBTP TP.HCM

phân theo thành phần kinh tế 2001 - 2010 65 Bảng 2.13 : Số lượng đàn gia súc – gia cầm TP HCM 2000 – 2010 67 Bảng 2.14 : Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của TP HCM 2000 -

2010 68 Bảng 2.15 : Số lượng đàn bò sữa của TP HCM và một số tỉnh khác 2000 -

2008 70 Bảng 2.16 : Tốc độ gia tăng đàn bò sữa, năng suất, sản lượng sữa bò của TP

HCM 2000 - 2010 70 Bảng 2.17 : Sản lượng rượu bia của TP HCM giai đoạn 2000 – 2010 75 Bảng 3.1 : Nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 và

dự báo đến 2015 86 Bảng 3.2 : Dự báo sản lượng sản xuất dầu thực vật đến năm 2025 88 Bảng 3.3 : Nhu cầu vốn đầu tư đến 2025 của ngành chế biến dầu thực vật 89

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính TP.HCM 28 Hình 2.2 Bản đồ mật độ dân số TP.HCM 2010 35 Hình 2.3 Bản đồ mật độ phân bố cơ sở chế biến thực phẩm ở TP.HCM 62

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Giá trị sản xuất ngành CNCBTP TP HCM 2000 - 2010 46 Biểu đồ 2.2 Tỉ trọng ngành CNCBTP TP HCM trong ngành CNCB TP.HCM giai

đoạn 2000 - 2010 47 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành CNCBTP TPHCM 2002 - 2010 52 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành CNCBTP của Việt Nam và

TP HCM giai đoạn 2000 - 2010 52 Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành CNCBTP TP HCM phân

theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 54

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- ASEAN: Hiệp hội các nuớc Đông Nam Á

- CN: Công nghiệp

- CNCB: Công nghiệp chế biến

- CNCBTP: Công nghiệp chế biến thực phẩm

- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

- EU: Thị truờng chung châu Âu

- GDP: Tổng thu nhập quốc dân

- GTSX: Giá trị sản xuất

- GMP: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất

- HACCP: Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm

- ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

- TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

- VAC: Vườn ao chuồng

- VND: Việt Nam đồng

- VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

- USD: Đô la Mỹ

- WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam hiện nay Trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn chiếm tỉ trọng cao và có giá trị dẫn đầu so với các ngành công nghiệp khác, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân Là quốc gia với trên

80 triệu dân cùng với hơn 75% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm, nâng cao giá trị của nông phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng và có ý nghĩa lớn trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo cho một bộ phận lớn dân cư đang sống tại các vùng nông thôn và dân nhập cư tại các vùng đô thị

Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều phát triển mạnh ngành công nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm Trong đó, TP HCM là đô thị lớn với số dân đông nhất cả nước, vị trí địa lý thuận lợi và nhiều thế mạnh để phát triển ngành này vào bậc nhất cả nước Trên thực tế, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống

là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP HCM Trong những năm qua, ngành đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết nhu cầu việc làm cho số lượng lớn dân cư trên địa bàn thành phố cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp của TP HCM, ĐBSCL và Tây Nguyên Hầu hết các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam đều được sản xuất tại TP HCM với tỉ lệ cao Mức

độ tập trung các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố cũng dày đặc Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong công nghiệp của

TP HCM có xu hướng giảm Để đảm bảo vai trò của ngành công nghiệp chế biến

Trang 11

thực phẩm của TP HCM vẫn được phát huy, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và nhu cầu dùng cho xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập cùng thế giới, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM cần có những bước đổi mới Trước thực trạng đó, tôi quyết định chọn đề tài “ Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở TP.HCM” làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Mục tiêu – nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM giai đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp để phát ngành công nghiệp này

2.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Đúc kết cơ sở lý luận về ngành công nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm

- Nghiên cứu tình hình phát triển ngành công nghiệp của TP HCM

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp chế biến thực phẩm của

TP HCM

- Nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM

- Rút ra những thành tựu, hạn chế, thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của ngành

- Đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM

2.3 Phạm vi nghiên cứu

2.3.1 Nôi dung

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau đây:

Trang 12

- Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành trên các khía cạnh: giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, nguồn lao động, cơ sở sản xuất, trình độ khoa học, công nghệ, thị trường tiêu thụ,…

- Dự báo tình hình phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM và đưa ra giải pháp phát triển ngành công nghiệp này

2.3.2 Thời gian

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP.HCM giai đoạn từ 2000 đến 2010 Định hướng phát triển đến 2020

2.2.3 Không gian

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM theo đơn vị hành chính hiện nay

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Công nghiệp chế biến thực phẩm là thế mạnh của Việt Nam cũng như của TP.HCM Để nghiên cứu về ngành công nghiệp này, có rất nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu công nghiệp chế biến thực phẩm được tích hợp chung trong việc nghiên cứu công nghiệp chung của TP HCM và được nghiên cứu dưới hầu hết dưới góc độ kinh tế Một số đề tài nghiên cứu chủ yếu về ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM :

- Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM – Cao Minh Nghĩa - 2005 - Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM

- Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP HCM phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu – PTS Bùi Thị Minh Hằng -

1996 - Viện nghiên cứu phát triển TP HCM

Ngoài những đề tài nghiên cứu trực tiếp về ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM, đề tài nay còn được nghiên cứu chung trong các đề tài về chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, phát triển công nghiệp của TP HCM, được đề cập

Trang 13

trong các văn kiện của Đai hội Đảng, định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố

- Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP HCM – Trần Sinh – Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020 – Đồng chủ biên PGS.TS Lương Minh

Cừ, PGS.TS Đào Duy Hân, Ths Phạm Đức Hải – 2010 – NXB Tổng hợp TP.HCM

- Tái cơ cấu kinh tế TP HCM – sản xuất công nghiệp – chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu – 1/09/2011 – Báo Sài Gòn giải phóng

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp TP.HCM – những vấn đề đặt ra đối với các ngành công nghiệp chủ lực – 2008 – Ths Nguyễn Trung Anh – Viện nghiên cứu kinh tế phát triển

- Quyết định về ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP HCM giai đoạn 2011 – 2015, 14 – 5 – 2010, UBND

TP HCM

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn TP HCM trong quá

trình hội nhập quốc tế - Trần Minh Tâm – 2007 – Học viện CT - HCQG TP HCM

Các đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của ngành CNCBTP TP.HCM nhưng cũng đã khái quát chung được thực trạng phát triển của ngành CNCBTP TP HCM trong thời gian qua

4 Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Hệ quan điểm

4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các ngành kinh tế nói riêng có sự khác biệt về mặt không gian lãnh thổ Do sự khác biệt về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và các yếu tố xã hội như: dân cư, nguồn lao động, cơ

sở vật chất hạ tầng, đường lối chính sách phát triển,…., sự phát triển các ngành kinh

tế có sự khác nhau giữa các vùng trong một quốc gia, thậm chí giữa các khu vực

Ngày đăng: 22/11/2016, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w