1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở thành phố hồ chí minh

122 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Là quốc gia với trên 80 triệu dân cùng với hơn 75% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc đả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

_

Đinh Thị Bích Liên

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 201

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC 7VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

_

Đinh Thị Bích Liên

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Phòng sau Đại học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Địa Lí trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi được làm luận văn này

- Tập thể các thầy cô đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập

- Đặc biệt cho tôi được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Đàm Nguyễn Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, đóng góp nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình

- Tác giả luận văn cũng xin cám ơn các cơ quan ban ngành:

+ Cục Thống Thành phố Hồ Chí Minh + Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh + Viện Nghiên cứu và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh + Thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM

+ Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM

Và Gia đình và bạn bè đã ủng hộ về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian làm luận văn

TP.HCM, tháng 03 năm 2012

HVTH: Đinh Thị Bích Liên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng số liệu

Danh mục hình, biểu đồ

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP 8

1.1 Công nghiệp – Phân loại công nghiệp 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phân loại 9

1.2 Công nghiệp chế biến thực phẩm 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Phân loại 11

1.2.3 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 11

1.2.4 Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 13

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 13

1.2.6 Một vài nét về tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam 21

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP HCM 26

2.1 Khái quát chung về TP HCM 26

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đển sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP HCM 27

2.2.1 Vị trí địa lý 27

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 29

2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 34

2.3 Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP.HCM 40

2.3.1 Trước năm 1986 40

2.3.2 Từ 1986 đến 2000 41

2.4 Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP HCM43 2.4.1 Vai trò 43

Trang 5

2.4.2 Đặc điểm 45

2.5 Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM.46 2.5.1 Giá trị sản xuất 46

2.5.2 Tốc độ tăng trưởng 51

2.5.3 Thị trường tiêu thụ 55

2.5.4 Trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ và trình độ lao động 57

2.5.5 Cơ sở sản xuất tham gia ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 58

2.5.6 Lao động sản xuất tham gia ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 63

2.5.7 Một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chủ lực của TP.HCM 67 2.6 Nhận xét chung về ngành CNCBTP trên địa bànTP HCM 78

2.6.1 Thuận lợi 78

2.6.2 Khó khăn 79

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP.HCM 81

3.1 Cơ sở đề ra định hướng 81

3.1.1 Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế TP HCM giai đoạn 2010 – 2020 81

3.1.2 Dựa vào chiến lược phát triển công nghiệp TP HCM giai đoạn 2010 – 2020 82

3.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM 83

3.2.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển 83

3.2.2 Định hướng phát triển 85

3.3 Dự báo tình hình phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM đến 2020……… 91

3.4 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM……… 92

3.4.1 Giải pháp về quản lý hành chính và quy hoạch nguồn nguyên liệu 92

3.4.2 Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ 93

3.4.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 95

3.4.4 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, tài chính 96

3.4.5 Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm 97

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1 : Quy mô và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn

2000 – 2008 22Bảng 1.2 : Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm trong ngành công

nghiệp chế biến Việt Nam 2000 – 2008 22 Bảng 1.3 : Thứ bậc của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong ngành

công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 23 Bảng 2.1 : Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm của TP

HCM trong toàn ngành công nghiệp và ngành công nghiệp chế biến giai đoạn 2000 – 2010 44 Bảng 2.2 : Quy mô và tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm TP HCM và Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 48 Bảng 2.3 : Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm TP HCM phân theo thành phần kinh tế 2000 – 2010 49 Bảng 2.4 : Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm TP HCM và CNCBTP Việt Nam giai đoạn 2000 –

2010 51Bảng 2.5 : Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm phân theo thành phần kinh tế 2002 – 2010 53 Bảng 2.6 : Một số mặt hàng xuất khẩu chính của ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm 2005 – 2010 56 Bảng 2.7 : Tỉ trọng cơ sở sản xuất ngành CNCBTP TP.HCM so với toàn

ngành công nghiệp và CNCBTP giai đoạn 2000 – 2010 58 Bảng 2.8 : Cơ sở sản xuất và cơ cấu cơ sở sản xuất CNCBTP TP.HCM phân

theo thành phần kinh tế 2002 – 2010 59 Bảng 2.9 : Bình quân GTSX/cơ sở của ngành CNCBTP TP.HCM giai đoạn

2002 – 2010 60Bảng 2.10 : Quy mô và tỉ trọng lao động của ngành CNCBTP TP.HCM giai

đoạn 2000 – 2010 63

Trang 7

Bảng 2.11 : Tỉ trọng lao động trong ngành CNCNTP của TP.HCM so với cả

nước giai đoạn 2005 - 2010 64 Bảng 2.12 : Lao động và cơ cấu lao động trong ngành CNCBTP TP.HCM

phân theo thành phần kinh tế 2001 - 2010 65 Bảng 2.13 : Số lượng đàn gia súc – gia cầm TP HCM 2000 – 2010 67 Bảng 2.14 : Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của TP HCM 2000 -

2010 68Bảng 2.15 : Số lượng đàn bò sữa của TP HCM và một số tỉnh khác 2000 -

2008 70Bảng 2.16 : Tốc độ gia tăng đàn bò sữa, năng suất, sản lượng sữa bò của TP

HCM 2000 - 2010 70Bảng 2.17 : Sản lượng rượu bia của TP HCM giai đoạn 2000 – 2010 75 Bảng 3.1 : Nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 và

dự báo đến 2015 86 Bảng 3.2 : Dự báo sản lượng sản xuất dầu thực vật đến năm 2025 88 Bảng 3.3 : Nhu cầu vốn đầu tư đến 2025 của ngành chế biến dầu thực vật 89

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính TP.HCM 28Hình 2.2 Bản đồ mật độ dân số TP.HCM 2010 35 Hình 2.3 Bản đồ mật độ phân bố cơ sở chế biến thực phẩm ở TP.HCM 62

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Giá trị sản xuất ngành CNCBTP TP HCM 2000 - 2010 46 Biểu đồ 2.2 Tỉ trọng ngành CNCBTP TP HCM trong ngành CNCB TP.HCM giai

đoạn 2000 - 2010 47 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành CNCBTP TPHCM 2002 - 2010 52 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành CNCBTP của Việt Nam và

TP HCM giai đoạn 2000 - 2010 52 Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành CNCBTP TP HCM phân

theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 54

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam hiện nay Trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn chiếm tỉ trọng cao và có giá trị dẫn đầu so với các ngành công nghiệp khác, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân Là quốc gia với trên

80 triệu dân cùng với hơn 75% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm, nâng cao giá trị của nông phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng và có ý nghĩa lớn trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo cho một bộ phận lớn dân cư đang sống tại các vùng nông thôn và dân nhập cư tại các vùng đô thị

Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều phát triển mạnh ngành công nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm Trong đó, TP HCM là đô thị lớn với số dân đông nhất cả nước, vị trí địa lý thuận lợi và nhiều thế mạnh để phát triển ngành này vào bậc nhất cả nước Trên thực tế, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống

là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP HCM Trong những năm qua, ngành đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết nhu cầu việc làm cho số lượng lớn dân cư trên địa bàn thành phố cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp của TP

biến thực phẩm của Việt Nam đều được sản xuất tại TP HCM với tỉ lệ cao Mức

độ tập trung các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố cũng dày đặc Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong công nghiệp của

TP HCM có xu hướng giảm Để đảm bảo vai trò của ngành công nghiệp chế biến

Trang 11

thực phẩm của TP HCM vẫn được phát huy, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và nhu cầu dùng cho xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập cùng thế giới, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM cần có những bước đổi mới Trước thực trạng đó, tôi quyết định chọn đề tài “ Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở TP.HCM” làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Mục tiêu – nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM giai đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp để phát ngành công nghiệp này

- Nghiên cứu tình hình phát triển ngành công nghiệp của TP HCM

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp chế biến thực phẩm của

Trang 12

- Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành trên các khía cạnh: giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, nguồn lao động, cơ sở sản xuất, trình độ khoa học, công nghệ, thị trường tiêu thụ,…

- Dự báo tình hình phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM và đưa ra giải pháp phát triển ngành công nghiệp này

2.3.2 Thời gian

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP.HCM giai đoạn từ 2000 đến 2010 Định hướng phát triển đến 2020

- Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM – Cao Minh Nghĩa - 2005 - Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM

- Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP HCM phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu – PTS Bùi Thị Minh Hằng -

1996 - Viện nghiên cứu phát triển TP HCM

Ngoài những đề tài nghiên cứu trực tiếp về ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM, đề tài nay còn được nghiên cứu chung trong các đề tài về chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, phát triển công nghiệp của TP HCM, được đề cập

Trang 13

trong các văn kiện của Đai hội Đảng, định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố

- Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP HCM – Trần Sinh – Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020 – Đồng chủ biên PGS.TS Lương Minh

Cừ, PGS.TS Đào Duy Hân, Ths Phạm Đức Hải – 2010 – NXB Tổng hợp TP.HCM

- Tái cơ cấu kinh tế TP HCM – sản xuất công nghiệp – chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu – 1/09/2011 – Báo Sài Gòn giải phóng

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp TP.HCM – những vấn đề đặt ra đối với các ngành công nghiệp chủ lực – 2008 – Ths Nguyễn Trung Anh – Viện nghiên cứu kinh tế phát triển

- Quyết định về ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP HCM giai đoạn 2011 – 2015, 14 – 5 – 2010, UBND

TP HCM

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn TP HCM trong quá

trình hội nhập quốc tế - Trần Minh Tâm – 2007 – Học viện CT - HCQG TP HCM

Các đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của ngành CNCBTP TP.HCM nhưng cũng đã khái quát chung được thực trạng phát triển của ngành CNCBTP TP HCM trong thời gian qua

4 Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Hệ quan điểm

4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các ngành kinh tế nói riêng có sự khác biệt về mặt không gian lãnh thổ Do sự khác biệt về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và các yếu tố xã hội như: dân cư, nguồn lao động, cơ

sở vật chất hạ tầng, đường lối chính sách phát triển,…., sự phát triển các ngành kinh

tế có sự khác nhau giữa các vùng trong một quốc gia, thậm chí giữa các khu vực

Trang 14

trong cùng một tỉnh Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng không phải là ngoại lệ Do đó, khi nghiên cứu tình hình phát triển và để có thể đưa ra định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP.HCM trong tương lai cần phải dựa trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ thì mới có thể nhìn nhận một cách toàn diện trên khía cạnh địa lý

4.1.2 Quan điểm hệ thống

TP HCM là một hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội Trong hệ thống lãnh thổ này các yếu tố: dân cư, tài nguyên, môi trường tự nhiên và sản xuất,…tất cả đều có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của thành phố nói riêng Các yếu tố tự nhiên ảnh, dân cư - nguồn lao động và thị trường tiêu thụ ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của

TP HCM Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm góp phần thúc đẩy sự phân bố dân cư theo lãnh thổ, ảnh hưởng lại tới môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất và các ngành kinh tế khác Tất cả các yếu tố trong hệ thống lãnh thổ

có quan hệ chặt chẽ và nhất quán với nhau Mỗi yếu tố là một hệ thống con của hệ thống kinh tế - xã hội TP HCM Do đó, khi nhiên cứu ngành ,công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM cần dựa trên quan điểm hệ thống

4.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Các hệ thống tự nhiên, dân cư, kinh tế đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển

từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, có mối quan hệ nhân quả trong quá trình phát triển Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP HCM phát triển từ rất sớm, trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự biến động của lịch sử cũng như sự biến động về kinh tế của vùng, cả nước và thế giới Trong mỗi giai đoạn, thời kì, ngành công nghiệp này có những đóng góp khác nhau cho nên kinh tế và có sự phát triển khác nhau Sự phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng chịu tác động của hiện tại và quá khứ Chính vì thế, tác giả nghiên cứu đề tài này dựa trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh, nghiên cứu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM theo chuỗi thời gian

Trang 15

4.1.4 Quan điểm sinh thái

Bất kì sự phát triển một ngành kinh tế nào cũng tác động đến môi trường sinh thái Chính vì vậy, khi nghiên cứu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cần phải dựa trên quan điểm sinh thái để đảm bảo nhu cầu sử dụng tài nguyên phù hợp khả năng cung cấp tài nguyên và sức chứa của môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành kinh tế và môi trường tự nhiên

4.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê

Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu Số liệu thu thập được từ cục Thống kê thành phố, Niên giám Thống kê TP HCM, Viện Kinh tế TP HCM,…các thông tin này tương đối đồng nhất và có giá trị pháp lí, có khả năng phục vụ tốt cho đề tài nghiên cứu

Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã thu thập tác giả lập bảng thống kê tổng hợp theo vấn đề nghiên cứu, để đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM

Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu thấy được thực trạng phát triển

ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cua TP HCM hiện nay Từ đó, đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển đúng đắn

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Phương pháp bản đồ, biểu đồ không thể thiếu trong việc nghiên cứu thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM Sử dụng phương pháp này làm sáng tỏ hiện trạng phát của ngành như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản

Trang 16

xuất, sự phân bố các cơ sở sản xuất và định hướng quy hoạch vùng phân bố các cơ

sở sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thực phầm TP HCM trong tương lai

- Phương pháp dự báo

Phương pháp này dựa vào quan điểm lịch sử viễn cảnh, dựa các chính sách, các biện pháp cũng như các chiến lược kinh tế, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TP HCM để từ đó đưa ra dự báo sự phát triển của ngành trong tương lai

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương chính

- Chương 1: Cơ sở lý luận về công nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm

- Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP HCM

- Chương 3: Định hướng và giải phát triển ngành công nghiệp CBTP TP HCM

Trang 17

Công nghiệp là bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân Nó tạo ra tư liệu

sản xuất, tiến hành khai thác và chế biến tài nguyên thành sản phẩm phục vụ cho

đời sống và sản xuất

Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp là một tập hợp các hoạt

động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để

tạo ra sản phẩm Hoạt động công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai

thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó

Công nghiệp khai thác bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản, nhiên

liệu, nước, sinh vật tự nhiên để tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho các hoạt

động của công nghiệp chế biến

Công nghiệp chế biến bao gồm các hoạt động chế biến vật chất tự nhiên thành

dạng vật chất có tính năng, đáp ứng nhu cầu sản xuất đời sống của con người, biến

vật chất tự nhiên thành của cải, vật chất

Các dịch vụ đi kèm với hoạt động sản xuất rất phong phú và đa dạng, bao gồm

các dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và thiết kế mẫu mã, tư vấn phát triển

và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp

Điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt sản xuất công nghiệp với các ngành kinh tế

khác là tính chất phụ thuộc vào máy móc, công nghệ Sản xuất công nghiệp là sản

xuất bằng máy móc Máy móc thiết bị càng hiện đại thì năng suất lao động và sản

phẩm có chất lượng càng cao; giá thành sản xuất, tỉ lệ tiêu hao nguyên vật liệu và

năng lượng càng giảm Vì vậy, trong sản xuất công nghiệp để nâng cao hiệu quả

kinh tế, người ta không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị công nghệ ngày càng hiện

đại hơn

Trang 18

đốt, nước và xây dựng Với cách phân loại này, công nghiệp chế biến là một ngành

kinh tế độc lập, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt và may mặc, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp giấy và in, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp luyện kim, chế biến các khoáng sản không phải kim loại, công nghiệp chế tạo máy và công cụ kim khí

Từ quan niệm về công nghiệp chế biến nói trên, có thể hiểu công nghiệp chế thực phẩm là một bộ phận hợp thành của công nghiệp, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông nghiệp thông qua quá trình cơ nhiệt hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường

Qua khái niệm trên, công nghiệp chế biến thực phẩm gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Sơ chế bảo quản Giai đoạn này được tiến hành ngay sau khi

thu hoạch, nằm ngoài xí nghiệp chế biến, chủ yếu sử dụng lao động thủ công với phương tiện bảo quản và vận chuyển chuyên dùng Nó quyết định mức độ tổn thất

Trang 19

sau thu hoạch và chất lượng nguyên liệu đưa đến xí nghiệp chế biến Đây là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa xác định thứ hạng sản phẩm ở giai đoạn sau Nó bao gồm những công việc cụ thể như phơi sấy, lựa chọn, lưu kho

- Giai đoạn 2: Chế biến công nghiệp Giai đoạn này diễn ra trong các xí

nghiệp công nghiệp chế biến Nó sử dụng lao động kỹ thuật cùng với máy móc, thiết

bị công nghệ cần thiết Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định mức độ chất lượng sản phẩm chế biến và mức độ tăng giá trị của sản phẩm

Như vậy, ta có thể hiểu công nghiệp chế thực phẩm là một bộ phận của ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp dùng nguyên liệu nông nghiệp, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng giá trị sử dụng của các sản phẩm của nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của nôngnghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao

So với công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp chế biến khác, công nghiệp chế biến thực phẩm có một số đặc điểm riêng chi phối đến việc xác định vai trò và quan điểm phát triển, quản lý ngành, đó là:

- Sản phẩm của công nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng được nhiều người

sử dụng và sự phát triển của ngành chịu sự tác động mạnh của tiêu dùng Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến người tiêu dùng: tâm lý, tập quán tiêu dùng, thu nhập, tiến bộ khoa học công nghệ và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường Nhưng hiện nay, có hai xu hướng tiêu dùng tác động mạnh mẽ tới công nghiệp chế thực

phẩm Thứ nhất, xu hướng tăng cường sử dụng các loại sản phẩm sạch Thứ hai,

tăng cường sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp Hai xu hướng này làm cho các vấn đề về vệ sinh, về đảm bảo chất lượng, thời hạn sử dụng, về việc sử dụng các loại hóa chất trong quá trình chế biến được chú trọng hơn, người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe hơn Do đó, sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm theo hướng hiện đại cũng phải phát triển mới đáp ứng được nhu cầu

- Tính đồng bộ liên ngành trong phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm thể hiện rất rõ, đặc biệt là gắn bó giữa các cơ sở chế biến công nghiệp với sự phát triển nông nghiệp Nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là sản

Trang 20

phẩm của ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) Vì vậy, quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu của công nghiệp chế biến thực phẩm phụ thuộc rất lớn vào quy mô, tính chất và trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp Mặt khác, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng các sản phẩm nông nghiệp để sản xuất, nên công nghiệp chế biến thực phẩm lại là ngành bảo đảm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và tạo động lực cho nông nghiệp phát triển Do vậy, công nghiệp chế biến thực phẩm được coi là thị trường trực tiếp của nông nghiệp và nông nghiệp là nhà cung cấp nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến thực phẩm

1.2.2 Phân loại

Phân loại ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chủ yếu dựa trên nguồn gốc của sản phẩm được chế biến Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam gồm 8 nhóm phân ngành chính (ngành cấp 3) là:

- Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

- Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

- Chế biến và bảo quản rau quả

- Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

- Xay xát và sản xuất bột

- Sản xuất thực phẩm khác

- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

1.2.3 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền

kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội

Trong đời sống xã hội, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cung cấp các nhu cầu thiết yếu về ăn, uống của con người Cái ăn của xã hội, nhất là trong xã hội công nghiệp cần đủ dinh dưỡng giúp con người phục hồi nhanh sức lao động, duy trì quá trình tái sản xuất của xã hội, thuận tiện cho sinh hoạt hằng ngày Ngoài ra, những sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn giúp người nội trợ thoát khỏi cảnh bếp núc cổ truyền

Trang 21

Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu

từ các sản phẩm của ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản) Chính vì vậy, giá trị của các sản phẩm từ nông nghiệp được nâng cao khi qua công nghiệp chế biến Công nghiệp chế biến giúp bảo quản các sản phẩm của nông nghiệp tốt hơn Các sản phẩm này không bị hư hỏng khi không tiêu thụ hết Nhờ hoạt động chế biến của công nghiệp chế biến thực phẩm, các loại hoa quả, rau xanh, thịt, cá… vốn đã ngon lành, hấp dẫn lại tăng thêm chất lượng, thuận tiện cho việc vận chuyển, giảm sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian và khoảng cách đối với tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm nghiệp và có giá trị cao trên thị trường trong nước và quốc tế

Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị và trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển và có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất nông nghiệp

Việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi ít vốn đầu tư; vốn quay vòng nhanh, hàng hóa được tiêu thụ trực tiếp trên thị thường rộng lớn Vì vậy, việc thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng, làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế quốc dân

Đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đóng vai trò cực kì quan trọng Hầu hết, các hoạt động chế biến không bị hạn chế về quy mô Thêm vào đó, với máy móc nhỏ, kĩ thuật mới, các xí nghiệp công nghiệp chế biến có thể phân tán xuống các vùng nông thôn Chính điều này đã tạo điều kiện để mở rộng mạng lưới của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm; thúc đẩy phân công lao động, sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, bước đầu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; đưa nông thôn lên tầm cao mới

Trang 22

1.2.4 Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Khác với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

có một số đặc điểm chính sau:

- Đầu tư vào nông nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng đều phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, độ rủi ro cao Do ảnh hưởng của tính thời vụ nên thời gian hoạt động trong năm của các cơ sở chế biến thường ngắn, khả năng thu hồi vốn đầu tư có nhiều khó khăn

- Hầu hết các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đều gắn với nguồn nguyên liệu ở nông thôn Trong khi đó, các vùng nguyên liệu phân bố phân tán, nhỏ lẻ Chính vì vậy, quy mô sản xuất của các nhà máy chế biến thưc phẩm thường nhỏ và gặp nhiều khó khăn cho thu mua nguyên liệu Ngoài ra, trình độ nhân công còn thấp nên khó tạo ra nhiều mặt hàng chế biến có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính

- Việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi ít vốn đầu tư hơn nhiều so với các ngành công nghiệp nặng, thời gian quay vòng vốn nhanh, tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân

- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố tương đối linh hoạt Nó có mặt ở mọi quốc gia, mọi nơi, mọi vùng trong nước, tùy theo tính chất của nguồn nguyên liệu và vùng tiêu thụ Các xí nghiệp sơ chế thường hướng về vùng nguyên liệu (rượu, đường, hoa quả,…); các xí nghiệp chế biến thành phẩm (bia, đồ hộp, bánh kẹo …) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của dân cư, phải vẩn chuyển sản phẩm đi xa, sản phẩm nhanh chóng bị hư hỏng thì thường phân bố ở các trung

tâm tiêu thụ, các điểm dân cư , kể cả các ngành dựa vào nguồn nguyên liệu nhập

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

1.2.5.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện để thực hiện để thực hiện chiến lược mở của

và hội nhập nền kinh tế Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng không phải ngoại lệ Ở mỗi khu vực có vị trí địa lý khác nhau sẽ có kiểu khí hậu, nguồn nước,

Trang 23

đất đai khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp – nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Bên cạnh đó, vị trí địa lý cũng ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư Trong khi đó, dân cư lại là nguồn lao động và thị trường tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Chính vì lẽ

đó, vị trí địa lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Sự thay đổi của vị trí địa lý kéo theo sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm, quy mô ngành cũng như chiến lược phát triển kinh tế của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

1.2.5.2 Điều kiện tự nhiên

Việc phát triển và phân bố của các cây trồng, vật nuôi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, gắn liền với môi trường từng vùng Mỗi loại cây trồng vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định Do vậy, các nhân tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng (nhất là đất, nước và khí hậu) trong việc tạo ra các sản phẩm của nông nghiệp – nguồn nguyên liệu của công nghiệp chế biến thực phẩm Như vậy, có thể nói, các nhân tố tự nhiên là yếu tố quyết định gián tiếp đến nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Tuy là gián tiếp nhưng điều kiện tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Những vùng nông nghiệp trù phú đều là những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu trên thế giới Chẳng hạn vùng đất đen có tầng mùn dày, độ phì cao ở những vùng ôn đới châu Âu, Bắc Mỹ trở thành vựa lúa mì lớn nhất nhất thế giới Chính vì vậy, nơi đây

Trang 24

là xuất xứ của nhiều loại bánh mì hảo hạng được chế biến từ lúa mì Trong khi đó, vùng châu Á gió mùa với các đồng bằng châu thổ rộng lớn, giàu phù sa, màu mỡ là kho lúa gạo của nhân loại với những sản phẩm được chế biến từ lúa gạo

Tài nguyên đất nông nghiệp của thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích đất nông nghiệp của toàn thế giới Trong khi đó, ngày nay diện tích đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do gia tăng dân số, xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp và đất đô thị, đất cho cơ sở hạ tầng Vì vậy, diện tích đất phục vụ nông nghiệp tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm bị thu hẹp và trở nên bấp bênh nếu chúng ta không có biện pháp cải tạo, bảo vệ đất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ

1.2.5.2.2 Khí hậu

Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng,…có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất nông nghiệp và trong tiêu thụ sản phẩm Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định Vì ở mỗi đới khí hậu, mỗi kiểu khí hậu khác nhau sẽ có những loại cây, con khác nhau Chính vì lẽ đó, những vùng có khí hậu khác nhau sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm nông nghiệp của vùng Trên thế giới, sự hình thành 5 đới trồng trọt chính phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí hậu, mỗi đới trồng trọt có những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tạo ra những sản phẩm đặc trưng khác biệt cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của từng đới khí hậu Cũng tương tự như vậy, vào những mùa khác nhau, sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến cũng có nhiều thay đổi Hay nói cách khác, ngành công nghiệp chế biến cũng ít nhiều mang tính mùa vụ như ngành nông nghiệp Những vùng dồi dào

về nhiệt, ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và cường độ bức xạ có thể cho thể cho phép trồng nhiều vụ trong năm với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng, có khả năng xen canh, tăng vụ như vùng nhiệt đới Còn như vùng ôn đới, với

Trang 25

mùa đông tuyết phủ nên có ít vụ trong năm Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Với những vùng nhiệt đới, nguồn nguyên liệu dồi dào và thời gian cung cấp lâu hơn những vùng ôn đới Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất có thể hoạt động một cách liên tục trong năm

mà không phải nhập nguyên liệu từ các vùng khác hoặc phải sử dụng nguồn nguyên liệu khô dự trữ Cơ cấu sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến của vùng nhiệt đới cũng phong phú hơn nhiều so với vùng ôn đới Tuy nhiên, tính bấp bênh của khí hậu và thời tiết của vùng nhiệt đới cũng mang lại nhiều khó khăn hơn so với vùng

ôn đới trong việc duy trì sự ổn định trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm

1.2.5.2.3 Nguồn nước

Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển công nghiệp chế biến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp Mặt khác, nước là điều kiện cần và đủ để duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp – nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường xuyên đều là những vùng nông nghiệp trù phú chẳng hạn như vùng hạ lưu của các con sông lớn như Mê Kông, Hoàng Hà,…Các đồng bằng này cũng là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm chính của quốc gia, vùng, tạo nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng, tập trung cho công nghiệp chế biến thực phẩm

1.2.5.2.4 Tài nguyên biển

Biển bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái Đất với diện tích 361 triệu km2 là nơi sinh sống của khoảng 2 vạn loài thực vật, hơn 400 loài có giá trị kinh tế cao, trên 70 loài tảo biển và vô số các loài khác Sức sản xuất nguyên khai của biển khoảng 500

tỉ tấn/năm và sản lượng khai thác tối đa hàng năm đạt 600 triệu tấn Đây không chỉ

là tiềm năng lớn của ngành đánh bắt thủy hải sản mà còn là tiềm năng dồi dào của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm – chế biến thủy hải sản Các ngư trường

Trang 26

khai thác thủy hải sản chủ yếu trên thế giới là biển Bắc, Đông Bắc Đại Tây Dương, Tây Nam Đại Tây Dương, Bắc Địa Trung Hải, Đông Ấn Độ Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương, Đông và Đông Bắc Thái Bình Dương, Tây Nam Thái Bình Dương Sản lượng khai thác thủy hải sản tăng mạnh từ nửa sau thế kỉ XIX đến nay Bên cạnh ngành đánh bắt, ngành nuôi trồng thủy hải sản cũng phát triển mạnh, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thủy hải sản mang lại giá trị cao cho nền kinh tế Các quốc gia có nguồn lợi từ biển phong phú, đa dạng thì ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản cũng phát triển mạnh như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,…

1.2.5.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.5.3.1 Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển

và phân bố công nghiệp dưới góc độ lực lượng sản xuất và lực lượng tiêu thụ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp cần nhiều lao động,

để tạo ra khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày cho hơn 6 tỉ

người trên Trái Đất Vì vậy, các đặc điểm về sự phân bố dân cư, quy mô dân số, phong tục – tập quán của người dân có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành công nghiệp này

Việt Nam là nước có dân số trẻ, trình độ học vấn tương đối cao, cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ tốt, nhất là lao động đã qua đào tạo Dân số đông, tạo nên lực lượng lao động dồi dào Năm 2009 cả nước có khoảng

5031 triệu lao động trên 86025 triệu dân Riêng ngành công nghiệp chế biến chiếm

562 nghìn lao động, đạt 11,12% trong cơ cấu lao động phân theo ngành của cả nước Đây là tiềm lực to lớn để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng

Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng cũng như sức mua của người dân Đây là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi

sẽ làm biến đổi quy mô, hướng chuyên môn hóa của ngành và các xí nghiệp công

Trang 27

nghiệp chế biến thực phẩm, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp của không gian sản xuất ngành và cơ cấu của nó Chẳng hạn như các quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn (các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á), trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm rất hạn chế các sản phẩm chế biến từ thịt heo Tương tự như vậy, các quốc gia có số tín đồ theo đạo Hin – đu lớn thì ngành chế biến các sản phẩm từ thịt bò cũng như sữa bò rất kém phát triển

Tóm lại, dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Đó vừa là lực lượng lao đông dồi dào vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn

1.2.5.3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kĩ thuật có ý nghĩ nhất định đối với sự phân bố công nghiệp nói chung và đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng không phải là ngoại

lệ Nó là tiền đề thuận lợi hoặc là khó khăn cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Số lượng, chất lượng cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước,…) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất kinh tế

- xã hội giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau, giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ

Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành sản xuất đảm bảo nhu cầu ăn – uống hằng ngày của con người Trong khi đó, nhu cầu này của con người ngày càng tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm Vì vậy, việc đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo những nhu cầu tối thiểu của con người trong cuộc sống hiện đại Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ nhất định đã tạo nên nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất Trong đó, số cơ sở, xí nghiệp để phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm tương đối lớn Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành mang lại lợi nhuận và có thị trường tiêu thụ lớn, liên tục nên số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của ngành này ngày càng tăng nhanh

Trang 28

Phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng không thể tách rời sự phát triển của giao thông vận tải các trục giao thông được hình thành là cơ sở thuận lợi để hình thành và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm Thực tế cho thấy, các xí nghiệp chế biến nông sản, thủy sản tập trung nhiều ở các trục giao thông lớn và những vùng có điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải Các tuyến giao thông vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở chế biến nông, thủy sản và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ở các vùng nguyên liệu

tập trung cũng như vận chuyển các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến từ cơ

sở sản xuất tới thị trường tiêu thụ một cách dễ dàng

Ở Việt Nam, các trục giao thông chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như việc sự phát triển kinh tế - xã hội – cải thiện đời sống của nhân dân giữa các vùng Khu vực Bắc Bộ

có một số tuyến đường chính như quốc lộ 2, 3, 4, 5, 6, 10, 18 cắt qua các vùng nguyên liệu tập trung , tạo mối liên hệ giữa miền ngược và miền xuôi vận chuyển nguyên liệu tới nơi chế biến và ngược lại Khu vực miền Trung có các tuyến đường theo hướng Đông – Tây như quốc lộ số 7, 8, 9 nối liền các huyện phía Tây với các huyện phía Đông, nối vùng nguyên liệu với các trung tâm công nghiệp chế biến như Huế, Đà Nẵng,…Tại khu vực phía Nam, từ TP HCM tỏa ra nhiều tuyến đường đến các vùng phục cận có ý nghĩa quan trọng trọng việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Trong đó quan trọng nhất là quốc lộ 20, nối các cơ sở chế biến

và thị trường tiêu thụ lớn TP HCM với các vùng chè, cà phê, rau quả rộng lớn của Tây Nguyên Quốc lộ 51 cũng là tuyến đường huyết mạch xuyên suốt tam giác tăng trưởng TP HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu Quốc lộ 80, 91 nối TP HCM với Đồng bằng sông Cửu Long – vùng nguyên liệu lớn, tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm

1.2.5.3.3 Thị trường tiêu thụ

Thị trường (bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế) đóng vai trò như chiếc đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Nó có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí

Trang 29

nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất Sự phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở bất kì quốc gia nào cũng đề thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập cùng thị trường thế giới Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và thế giới giữa các sản phẩm đòi hỏi các nhà sản xuất phải có chiến lược thị trường và tầm nhìn xa trông rộng Đó là việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản phẩm Có như vậy, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mới đáp ứng được nhu cầu hằng ngày của con người

Nước ta có dân số đông, với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, nhất là trong điều kiện đời sống vật chất đang tăng lên, càng tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của nước nhà Tuy nhiên, mức tiêu thụ sản phẩm, quy

mô sản xuất, cơ cấu sản phẩm tiêu dùng lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố như sự phân bố dân cư, thu nhập bình quân trên người Những vùng tập trung dân số đông như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, là những vùng tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Ngược lại, những vùng ít dân như Tây Bắc, Tây Nguyên mức độ tiêu thụ sản phẩm cũng ít hơn Mức thu nhập bình quân đầu người cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ các sản phẩm của ngành này Ở các vùng kinh tế phát triển như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng mức tiêu thụ cao hơn Tây Nguyên, Tây Bắc Tỉ lệ dân thành thị cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm Mức sống ở thành thị cao nên thị trường tiêu thụ sản phầm cũng rộng lớn

và đòi hỏi chất lượng sản phẩm cũng cao hơn Ở vùng nông thôn thì ngược lại, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp và thị trường nhỏ bé hơn

1.2.5.3.4 Đường lối và chính sách phát triển

Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua các thời kì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố, định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng Ở nước ta, với đường lối đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được ban hành nhằm khuyến khích việc phát triển công

Trang 30

nghiệp chế biến thực phẩm – xem ngành này là ngành công nghiệp trọng điểm và ngành mũi nhọn của Việt Nam cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước Ngoài việc huy động vốn trong nước, chính sách mở cửa cũng như luật đầu tư ra đời và liên tục được hoàn thiện đang phát huy tác dụng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm

Nước ta đang trong quá trình tham gia hội nhập với khu vực và thế giới, ngoài những hiệp định song phương với nhiều nước, chúng ta còn phải thực hiện lộ trình cam kết để thực hiện hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN Việc tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thời cơ tốt để hàng hóa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào thị trường thế giới Chủ trương của Đảng và Nhà nước là sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trỏ thành nước công nghiệp Do vậy, với tư cách là một ngành tiêu thụ sản phẩm của nông dân, ngư dân và phát triển ngành nghề nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành chế biến thực phẩm đang được Nhà nước hỗ trợ bằng nhiều cơ chế, chính sách thích hợp

1.2.6 Một vài nét về tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam

Công nghiệp chế biến thực phẩm là phân ngành cấp 2 trong hệ thống phân ngành công nghiệp ở Việt Nam Nó gồm 8 nhóm phân ngành chính (ngành cấp 3) là

chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt, chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, chế biến và bảo quản rau quả, sản xuất dầu, mỡ động, thực vật, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, xay xát và sản xuất bột, sản xuất thực phẩm khác, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có những bước phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày cho hơn 80 triệu dân và tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị

Trang 31

Bảng 1.1: Quy mô và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn

2000 – 2008

ĐV: Tỉ đồng

Nguồn: (Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xứng đáng được xếp vào một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước Tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong cơ cấu giá trị sản xuất luôn xếp thứ hạng cao

Bảng 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm trong ngành công

nghiệp chế biến Việt Nam 2000 – 2008

của CNCB 264459 388229 657115 1017733 1633896 Giá trị sản xuất

Trang 32

Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng liên tục trong những năm vừa qua Tuy nhiên, tỉ trọng của nó trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến giảm

Mặc dù vậy, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp và trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh

tế của đất nước, xứng đáng là ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn của Việt Nam Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn là ngành dẫn đầu trong vị trí xếp hạng công nghiệp của cả nước

Bảng 1.3: Thứ bậc của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong ngành

công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của nước ta phát triển từ khá sớm Tuy nhiên chỉ từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới, vai trò của ngành công nghiệp chế biến mới tăng lên rõ rệt Dưới thời Pháp thuộc, công nghiệp chế biến

Ngành CN Năm 2000 Ngành CN Năm 2005 Ngành CN Năm 2008

Thứ 2(8.71% Khai thác dầu thô

ga

Thứ 4(5.27%)

Sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc, thiết bị)

Thứ 4(5.29%)

Sản xuất sản phẩm

dệt Thứ 5(4.59%)

Sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc, thiết bị)

Thứ 5(4.64%) Sản xuất và phân

phối điện, ga Thứ 5(4.37%)

Trang 33

thực phẩm được hình thành trên cơ sở các ngành tiểu thủ công nghiệp đã có từ trước nhằm sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn nhân công rẻ và tạo ra sản phẩm phục vụ cho bộ máy thống trị Trên phạm vi cả nước đã xuất hiện một số ngành công nghiệp chế biến nhưng quy mô còn nhỏ và hầu hết tập trung ở các đô thị Thời gian bị chia cắt, sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có sự khác nhau giữa hai miền

Miền Nam đã xây dựng hàng loạt các xí nghiệp chế biến đường, đồ hộp và rau quả, thủy hải sản, đồng thời mở rộng việc sản xuất bia, rượu, nước ngọt, thuốc

lá, sữa hộp,…phục vụ nhu cầu của hàng chục vạn quan viễn chinh Mỹ và chư hầu Tuy nhiên, chiến tranh ngày càng ác liệt, các vùng nguyên liệu tại chỗ buộc phải bị thu hẹp Điều này dẫn đến hầu hết các cơ sở chế biến thực phẩm đều phải nhập nguyên liệu để chế biến nên các cơ sở này bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập

Ở miền Bắc đã nỗ lực khôi phục và xây dựng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Một trong những mối quan tâm hàng đầu là phải làm sao đảm bảo đủ nguyên liệu để sản xuất Nhiều vùng chuyên canh và hệ thống các các cơ sở công nghiệp chế biến nằm trong vùng nguyên liệu được hình thành

Vào nửa sau thập kỉ 70 và nửa đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm hầu hết đã được phục hồi Đặc biệt từ sau công cuộc Đổi mới (1986), màu xanh của các vùng chuyên canh hoàn toàn khởi sắc Các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản cũng được mở rộng, đạt hiệu quả cao và là cơ sở nguyên liệu vững chắc cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Hiện nay, các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đều tăng lên, tuy mức độ có khác nhau Cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng các mặt hàng tăng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và các thị trường khó tính ở nước ngoài như EU, Bắc Mỹ, Đông Á,…Nhìn chung, các sản phẩm của công nghiệp chế biến thực phẩm trong những năm gần đây đều tăng lên Tuy nhiên, hoạt động chế biến hiện nay vẫn chưa tương xứng với việc mởi rộng nguồn nguyên liệu Cơ cấu

Trang 34

của ngành công nghiệp này còn tập trung ở nhiều ngành truyền thống với kĩ thuật chưa thực sự đổi mới Mặc dù vậy, thị trường xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam không ngừng được mở rộng Các mặt hàng của ngành công nghiệp này được xuất khẩu vào hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó,

thị trường châu Á chiếm tỉ trọng lớn nhất với các sản phẩm như gạo, rau quả, điều; châu Âu với các sản phẩm như: cà phê, rau quả, …; châu Mỹ với các mặt hàng thủy sản, cà phê, điều,…Việc mở rộng quan hệ kinh tế với khu vực và thế giới vừa tạo cơ hội mới vừa đặt ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của nước ta vào thế cạnh tranh, đòi hỏi các sản phẩm xuất khẩu của nước ta vừa phải có chất lượng tốt, giá thành rẻ, mẫu mã đẹp Đây là một trong những thách thức lớn mà ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam phải vượt qua Tuy nhiên, nhiều thuận lợi

đã mở ra khi nước ta gia nhập WTO: thúc đẩy nền kinh tế, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm và tạo nên thời cơ mới cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, ngành CNCBTP là một bộ phận hợp thành cơ cấu ngành công nghiệp,

có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân CNCBTP chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau: đất, khí hậu, sinh vật, lao động, thị trường tiêu thụ,…Tùy điều kiện tự nhiên đặc trưng của mỗi vùng mà nguồn nguyên liệu của ngành CNCBTP có những nét riêng biệt, từ đó tạo nên các sản phẩm đặc trưng của ngành CNCBTP theo vùng Ngành CNCBTP của Việt Nam phát triển từ khá sớm Nhưng chỉ từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới, vai trò của ngành CNCBTP mới tăng rõ rệt Giá trị sản xuất của ngành tăng nhanh và luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến Việt Nam Số lượng, quy mô lao động và

cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm tăng nhanh cùng với việc được trang bị, đổi mới thiết bị công nghệ, phục vụ cho sản xuất Cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng tăng cao, các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước

Trang 35

2 C hương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG

NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP HCM

2.1 Khái quát chung về TP HCM

TP HCM là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, một làng chài và hải cảng quan trọng của người Khmer, trước khi người Việt sát nhập vào thế kỷ 17 Sau đó, thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố này Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-

1901 Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành " TP HCM ", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

TP HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của Việt Nam Với khoảng 0,63% diện tích và khoảng 8,37% dân số nhưng TP HCM chiếm tới 20,32% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án đầu tư nước ngoài của Việt Nam Năm 2010, Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 30,9 triệu đồng, cao hơn so với trung bình cả nước Tổng GDP cả năm 2010 đạt 414,68 tỷ đồng (tính theo gía thực tế), tốc độ tăng trưởng đạt 11,8%

Nền kinh tế của TP HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Trong cơ cấu kinh tế theo thành phần, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tại TP HCM, dịch vụ là

Trang 36

ngành chiếm tỷ trọng cao nhất: 53,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 45,3%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,1% (2010)

Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp, TP HCM

đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND TP HCM cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn 15970,2 tỷ đồng vào cuối năm 2007 Đến năm 2010, tổng số vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên 32300,5 tỉ đồng với hơn 400 dự án

Tuy vậy, nền kinh tế của TP HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn Cơ

sở hạ tầng của thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đển sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP HCM

2.2.1 Vị trí địa lý

TP HCM có hệ tọa độ 10°10' B – 10°38' B và 106°22' Đ – 106°54' Đ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh

km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh trong vùng và là một cửa ngõ quốc tế quan trọng

Trang 37

Hình 2.1

Trang 38

Chính vì có vị trí thuận lợi, nằm giữa Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nên TP HCM có khả năng lớn trong việc mở rộng thị trường đầu ra cho hàng công nghiệp chế biến thực phẩm đến các địa phương trong khu vực, trên cả nước cũng như trên thế giới Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi cũng là điều kiện cho phép thu hút các nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác về đây để phát triển công nghiệp này Ngoài ra, TP HCM còn mở ra triển vọng to lớn cho việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều hình thức như: xuất nhập khẩu, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài Thế mạnh này có tác dụng lớn đối với việc phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm như tăng kim ngạch xuất khẩu, đổi mới công nghệ, tạo nguồn vật tư thông qua nhập khẩu, gọi vốn đầu tư, hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao

2.2.2 Điều kiện tự nhiên

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu được sản xuất từ nông nghiệp Chính vì vậy, các yếu tố

tự nhiên như đất đai, khí hậu, sinh vật, nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ngành không nhiều nhưng trên thực tế nó lại có quyết định đến nguồn nguyên liệu – yếu tố cơ bản để phát triển ngành này

2.2.2.1 Đất

TP HCM có dạng địa hình thấp, bằng phẳng, nơi cao nhất không quá 40m, nằm giữa Nam Bộ với một số nhóm đất chính có thể phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi sau:

- Vùng đất xám gò đồi: diện tích khoảng 5.600ha (chiếm 4,6% diện tích đất

nông nghiệp của thành phố năm 2008), phân bố ở Tây Bắc Củ Chi và Bắc Thủ Đức Nguồn nước tưới tự nhiên bị hạn chế Có khả năng sử dụng trồng cỏ cho chăn nuôi, phát triển làng nghề, nông nghiệp công nghệ cao

- Vùng đất xám vàng đỏ và đất xám bạc màu: 18.230ha (15,0%), phân bố ở

Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và một phần ở Thủ Đức Địa hình dạng lượn sóng đến bằng; khu vực địa hình cao có tầng đất dày, độ màu mỡ khá, phù hợp cây công nghiệp, cây lâu năm; khu vực thấp thích hợp lúa, rau màu

Trang 39

- Vùng đất phù sa ngọt: 10.100ha (8,3%), tập trung chủ yếu ở vùng giữa của

phần phía Nam huyện Bình Chánh (các xã Tân Túc, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Hưng Long và Quy Đức), vùng giao lưu của quá trình thành tạo đất giữa Thành phố với Đồng bằng sông Cửu Long Là nơi thuận lợi để nghiên cứu, lai tại các giống cây trồng, giống tôm cá nước ngọt

- Vùng đất phèn nặng: 8.930 ha (7,4%), thuộc khu vực thấp trũng ở phía Tây

Nam thành phố, phân bố kéo dài từ Tam Tân - Thái Mỹ huyện Củ Chi, qua Nhị Xuân huyện Hóc Môn, xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh (khu vực các xã Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai) Là khu vực có thể phát triển lâm ngư kết hợp, cây ăn trái và mô hình VAC

- Vùng đất phèn nhẹ (phèn trung bình và phèn ít): 17.420ha (14,4%); thuộc

khu vực thấp trũng có lớp phù sa trên bề mặt; ở rẻo ven sông Sài Gòn, kéo dài từ xã Bình Mỹ (Củ Chi), Nhị Bình (Hóc Môn) đến các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân,

An Phú Đông (Quận 12) và từ Rạch Tra đến vùng Bưng Sáu Xã (Quận 2, 9), có thể nuôi tôm càng xanh, VAC kết hợp với du lịch sinh thái

- Vùng đất phèn mặn theo mùa 6 - 7 tháng/năm: 18.193ha (15%); tập trung ở

huyện Nhà Bè và khu vực phía Bắc huyện Cần Giờ Vùng này, có các hệ sinh thái ruộng lúa chịu mặn - phèn một vụ năng suất thấp và bấp bênh; nên phát triển cây dừa nước và ao đầm nuôi thuỷ sản mặn, lợ

- Vùn g đất phèn mặn và đất mặn dưới rừng ngập mặn: 42.840ha (chiếm

35,3% diện tích đất nông nghiệp); tập trung ở huyện huyện Cần Giờ; khu vực huyện Cần Giờ có diện tích đất “giồng” cát ven biển, thích hợp trồng cây ăn trái, rau màu; mặt nước nuôi tôm sú, cua và bãi bồi ven biển nuôi thuỷ sản nhuyễn thể

Với nhiều loại đất khác nhau, kết hợp với việc nông dân biết cải tạo đất, áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nên năng suất cây trồng và vật nuôi cao,

đa dạng về chủng loại đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Phần nông phẩm dư thừa tuy không nhiều nhưng cũng là nguồn nguyên liệu tại chỗ quý giá cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của thành phố

Trang 40

TP HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa 80% và xuống thấp vào mùa khô 74,5% Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5% Nhìn chung, khí hậu của TP.HCM tương đối ôn hòa, thuận lợi để đẩy mạnh ngành nông nghiệp kĩ thuật cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng cho công nghiệp chế biến thực phẩm Ngoài ra, với khí hậu như vậy, không quá nóng, cũng không quá lạnh; rất thuận lợi để bảo quản các sản phẩm nông nghiệp nguyên liệu cũng như bảo quản các sản phẩm đã sơ chế và chế biến tinh một cách tốt nhất

2.2.2.3 Nguồn nước

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP.HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc với mật độ khoảng 3,38 km/km2 Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống sông Đồng Nai Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa của TP.HCM là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái

Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài

Ngày đăng: 02/12/2015, 17:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Nguyễn Trung Anh, (2008), Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp TP.HCM – những vấn đề đặt ra đối với các ngành công nghiệp chủ lực, Viện nghiên cứu kinh tế phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp TP.HCM – những vấn đề đặt ra đối với các ngành công nghiệp chủ lực
Tác giả: Nguyễn Trung Anh
Năm: 2008
5) Cục Thống kê TP.HCM, (2010), Niên giám thống kê TP.HCM 2010 , NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê TP.HCM 2010
Tác giả: Cục Thống kê TP.HCM
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
6) Cục Thống kê TP.HCM, (2005), Niên giám thống kê TP.HCM 2005 , NXB Thống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê TP.HCM 2005
Tác giả: Cục Thống kê TP.HCM
Nhà XB: NXB Thống
Năm: 2005
7) Lương Minh Cừ, Đào Duy Hân, Phạm Đức Hải, (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020 – NXB Tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020
Tác giả: Lương Minh Cừ, Đào Duy Hân, Phạm Đức Hải
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.HCM
Năm: 2010
8) Vũ Tự Lập (2006), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tự nhiên Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2006
10) Cao Minh Nghĩa, (2005), Đánh giá thực trạng và tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, Viên nghiên cứu phát triển TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng và tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM
Tác giả: Cao Minh Nghĩa
Năm: 2005
11) Kenichi Ohno, ( 2004), Đổi mới chính sách công nghiệp, Hội thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính sách công nghiệp
12) Trần Vĩnh Phước (chủ biên), (2003), Gis đại cương (phần thực hành), NXB ĐHQG TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gis đại cương (phần thực hành)
Tác giả: Trần Vĩnh Phước (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHQG TP. HCM
Năm: 2003
13) Trần Sinh , Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM , Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
15) Trần Minh Tâm, (2007), Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế, Học viện CT - HCQG TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế
Tác giả: Trần Minh Tâm
Năm: 2007
16) Tổng cục Thống kê Việt Nam, (2010), Niên Giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên Giám thống kê Việt Nam
Tác giả: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
17) Lê Thông (2008), Địa lý các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam , NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thông
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2008
18) Lê Thông (2006), Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam , NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thông
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
19) Lê Thông (chủ biên) (2007), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam
Tác giả: Lê Thông (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
20) Lê Thông (chủ biên) (2006), Địa lý các tỉnh và thành phố (tập 5, 6), NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý các tỉnh và thành phố
Tác giả: Lê Thông (chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
21) Nguyễn Minh Tuệ (2006), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2006
23) Viện kinh tế TP.HCM , Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM , NXB TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
Nhà XB: NXB TP.HCM
2) Bộ công Thương - Quyết định Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành ph ố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Khác
3) Bộ Công Thương - Quyết định số 3399/QĐ – BCT Quyết định quy hoạch ngành chế biến sữa Việt Nam 2020 tầm nhìn đến 202.5 Khác
4) Bộ Công Thương - Quyết định số 3399/QĐ – BCT Quyết định quy hoạch ngành chế biến dầu thực vật Việt Nam 2020 tầm nhìn đến 2025 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w