Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
11,01 MB
Nội dung
Module 1 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG SINH HỌC Module 1 3 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG SINH HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Qua module này học viên sẽ hiểu được - Các tiện ích của PowerPointtrongdạy học. Tiềm năng của PowerPointtrong thiết kế bài giảng sinh học - Quy trình khai thác và sửdụngPowerPointtrongdạyhọc sinh học ở trường THPT 2. Kỹ năng: Sau khi được nghe giảng viên giới thiệu và than gia thảo luận theo nhóm học viên sẽ: Biết cách khai thác các thông tin phục vụ cho việc soạn gáo án điện tử, có được kĩ năng thiết kế bài học sinh học trên PowerPoint 3. Thái độ: Sau khi học module này học viên sẽ thấy được giá trị của việc sửdụng công nghệ thông tin trong quá trình dạyhọc theo nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc ở trường phổ thông II. GIỚI THIỆU MODULE - Đây là module đầu tiên trong tài liệu bồi dưỡng đổi mới PPHD sinh học ở trường THPT. Nội dung của module nhằm cung cấp cho học viên kĩ thuật cơ bản của việc soạn bài giảng trên phần mềm PowerPoint. - Nội dung chính của module Giới thiệu cho học viên tiện ích của PowerPointtrongdạyhọc nói chung và dạyhọc sinh học nói riêng. Quy trình kỹ thuật khai thác và sửdụngPowerPointtrongdạyhọc sinh học Một số bài mẫu về việc sử dụng PowerPointtrongdạyhọc sinh học - Thời gian để học module: 8 tiết, trong đó học viên nghe giảng 4 tiết, 4 tiết để học viên thảo luận. - Những điều cần lưu ý Đây là module mang tính kỹ thuật, phần trình bày chỉ mang tính chất định hướng. Học viên cần có sự gia công tài liệu mới có khả năng sửdụng được PowerPointtrong quá trình dạyhọcHọc viên cần có nguồn tư liệu phong phú để thực hành soạn giảng trên PowerPoint III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN MODULE - Thiết bị: Máy tính với các phần mềm PowerPoint, Flash, QuickTime, máy chiếu đa chức năng, một số đĩa CD liên quan đến nội dungdạyhọc sinh học ở THPT - Tài liệu tham khảo 4 • Vũ Văn Tảo (2001). Những mặt lợi và không lợi cần xét đến để áp dụng thành công CNTT vào giáo dục, Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT trong giáo dục phổ thông.Hà Nội. • Đại họcSư phạm Hà Nội (2004). Tài liệu hướng dẫn sửdụng công nghệ thông tin trongdạyhọc sinh học. Khoa Sinh-KTNN trường ĐHSP Hà Nội. • Châu Phi ( 2004). Ứng dụng phần mềm PowerPoint để giảng dạy các kiến thức của phần cơ chế di truyền cấp trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Huế IV. HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Trao đổi, thời gian 2 tiết Nhiệm vụ: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo từng cặp Thông tin: Xem phụ lục 1.1 Đổi mới PPDH bằng việc sửdụng công nghệ thông tin. Gồm các mục sau: 1. Quan niệm về dạyhọc theo công nghệ thông tin hiện nay 2. Tính hiệu quả của phần mềm PowerPointtrongdạyhọc 3. Tiềm năng của PowerPointtrong việc thiết kế bài giảng 4. Liên kết PowerPoint với các chương trình, phần mềm khác Hoạt động 2: Nghe giảng viên trình bày, thảo luận theo nhóm, thời gian 2 tiết Nhiệm vụ: Học viên nghiên cứu tài liệu và nghe giảng viên trình bày trước lớp, trao đổi theo nhóm để trả lời các câu hỏi : - Trong quy trình ứng dụngPowerPoint để thiết kế một bài giảng thì ở bước nào là quan trọng nhất? Tại sao? - Để thiết kế một bài giảng bằng PowerPoint theo bạn cần phải có những yêu cầu nào? Thông tin Phụ lục1 2: Quy trình ứng dụngPowerPoint để thiết kế một bài giảng Phụ lục1 3: Các yêu cầu sư phạm khi thiết kế và sửdụng các bài giảng có vận dụng phần mềm PowerPoint Hoạt động3 : Trao đổi theo nhóm, thời gian 4 tiết Nhiệm vụ: - Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo nhóm nhằm vận dụng các bước ứng dụngPowerPoint để thiết kế một bài giảng cụ thể - Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp, thảo luận Thông tin: Phụ lục 1 4: Thiết kế một số bài giảng sinh học trên PowerPoint V. ĐÁNH GIÁ 5 Sau khi kết thúc 2 buổi học, học viên phải trả lời được các câu hỏi sau: Câu 1: Trongdạyhọc sinh học ở trường THPT việc sửdụng phần mềm PowerPoint thích hợp cho các nội dung kiến thức nào? Câu 2: Hãy nêu các yêu cầu về mặt kỹ thuật khi sửdụng phần mềm PowerPoint để giảng dạy các kiến thức đó. 6 Phụ lục 1.1 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌC BẰNG VIỆC SỬDỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1. Quan niệm về dạyhọc theo công nghệ thông tin hiện nay Ngày nay, người ta xem dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin. Học là một quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin. Do vậy đối với người dạy là nhằm mục đích phát ra được nhiều thông tin với lượng tin lớn liên quan đến môn học, đến mục đích dạy học, (truyền đạt và điều khiển). Còn người học như một máy thu có nhiều cửa vào (mắt, tai, da, mũi ), phải biết tiếp nhận thông tin qua nhiều cửa, chọn lựa thông tin, phải biết lưu giữ thông tin trong bộ nhớ trong (não) hay trong bộ nhớ ngoài (sách, vở .) (lĩnh hội và tự điều khiển). Mỗi cửa vào tiếp nhận một loại mã hoá thông tin riêng biệt bằng một phương tiện truyền thông riêng biệt. Như vậy, muốn truyền lượng tin lớn cần phải tận dụng tất cả các phương tiện truyền thông có thể có để đưa thông tin vào các cửa khác nhau. Có những thông tin rất khó vào tai thì phải chuyển đổi dạng mã hoá để có thể dễ vào mắt, như cùng một bài học nếu viết dưới dạng văn bản thì lượng thông tin tiếp thu sẽ rất ít, kém sinh động, người học khó hình dung, kém hứng thú và cần phải chuyển đổi, phối hợp với các ảnh tĩnh, ảnh động, phim video, hoạt hình ., vận dụng PPDH phù hợp giúp HS tự giác, tích cực chiếm lĩnh các khái niệm khoa học, phát triển năng lực, hình thành nhân cách. Đổi mới PPGD theo nghĩa của CNTT là:"Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn" 2. Tính hiệu quả của phần mềm PowerPointtrongdạyhọc Đối với học sinh - Giúp cho HS dễ nhận biết, dễ nhớ các sự vật, hiện tượng, các sự kiện của quá trình, cơ chế . làm tăng hiệu quả học tập. - Tập trung sự chú ý của HS vào đối tượng. - Nâng cao tốc độ tri giác thông tin mà không làm giảm tốc độ lĩnh hội những thông tin đó. Phát triển trí nhớ và tư duy tốt cho HS. - Cho phép diễn đạt một cách tường minh, sâu sắc và sinh động những khái niệm hoặc các hiện tượng phức tạp. - Lôi cuốn HS tham gia tích cực vào bài giảng, làm lớp học sinh động, tăng hiệu quả dạy học, phát huy tối đa tính tích cực tham gia các hoạt động nhận thức của HS. - Góp phần rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thông qua hoạt động thường xuyên với phương tiện, công cụ kết hợp với trí óc, tay chân. - Tạo ra môi trường học tập sinh động mà trong đó người học đóng vai trò là chủ thể, người học được hoạt động thực sự với phương tiện. Đối với giáo viên 7 - Việc cải tiến, chỉnh sửa giáo án theo định hướng đổi mới PPGD hết sức thuận lợi. - Thực hiện được nhiều các PPDH cho nhiều đối tượng HS trong lớp học thông qua các phần mềm dạy học. - GV sẽ là người hướng dẫn HS học tập chứ không đơn thuần chỉ là người phát thông tin cho HS. - Tiết kiệm được thời gian để truyền đạt thông tin và có thời gian để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS hơn. - GV cũng đóng vai trò là người học thường xuyên, vì sự nâng cao, hoàn thiện của chính thầy. 3. Tiềm năng của PowerPointtrong việc thiết kế bài giảng Microsoft PowerPoint là một chương trình để trình diễn trong bộ Microsoft Office. Bộ Office này được đóng gói trong một tập hợp bao gồm các thành phần khác nhau (Word, Excel, Access, PowerPoint, Outlook, Font page, Publisher, SharePoint). Trong đó, 4 thành phần chính của bộ Office này là: Word, Excel, Access và PowerPoint. Các thành phần này đều có tiện ích trong các công đoạn thiết kế bài giảng. Trong đó, PowerPoint là một chương trình có nhiều tiện ích đối với việc thiết kế, trình bày bài giảng với nhiều tính năng đa dạng và phong phú. PowerPoint cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu minh họa trong giảng dạy, đặc biệt là các minh hoạ động rất cần thiết trong giảng dạy Sinh học. Khi sửdụngPowerPoint để thiết kế các phần cho bài giảng, các hình ảnh, âm thanh đóng vai trò hướng dẫn, tăng cường sự chú ý, gây nhiều cảm hứng, độ bền trí nhớ cho HS trong quá trình học tập, trong đó GV có thể đưa các đoạn phim, các phần mềm, các thí nghiệm ảo .giúp cho HS tiếp cận với các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, cơ chế một cách dễ dàng, đầy đủ và chính xác. PowerPoint sẽ giúp GV xây dựng bài giảng trên nhiều dạng dữ liệu như văn bản (text), hình ảnh tĩnh (Image, Picture) hoặc động (Animation), hai chiều hoặc ba chiều, biểu bảng (Table), biểu đồ (Graphic), âm thanh (Sound), các đoạn phim học tập (Film) . theo một dạng chuẩn tắc về kích thước, kiểu dáng, màu sắc của nhiều loại phông chữ, hình ảnh . Điều này sẽ vừa giúp HS rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, trình bày bài học vào vở một cách đầy đủ, chính xác, có thẩm mỹ vừa giúp GV thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực. GV sẽ có nhiều thời gian cho việc tổ chức, điều khiển, giám sát hoạt động học tập của HS. PowerPoint cho phép GV thực hiện được nhiều hơn những yêu cầu của hoạt động dạyhọc đặt ra so với khi không có nó. PowerPoint là một chương trình cho phép thiết kế được rất nhiều ứng dụng cho nhiều lĩnh vực, nó có thể tạo ra các phiên bản trình bày thay thế cho giáo án, cho trình bày bảng, trình diễn các mô hình trực quan, tạo giáo trình, sách tham khảo… PowerPoint cho phép GV linh hoạt trong các điều kiện dạyhọc khác nhau, GV có thể sửdụng trực tiếp máy tính hoặc ghi phần thiết kế ra đĩa CD để sử 8 dụng với các đầu máy nối qua màn hình vô tuyến hay qua máy chiếu Projector. Trong quá trình sửdụng GV nếu thấy một chỗ hay một khâu nào chưa phù hợp thì có thể nhập ý kiến của mình vào phần "ghi chú" hay chỉnh lý, bổ sung. SửdụngPowerPoint có thể truy cập nhanh chóng đến một nội dung kiến thức của bài học trước ở một mục bất kỳ, một thí nghiệm, một kết luận hay tóm tắt nội dung của bài học trước đó đã được cài sẵn trong đĩa hoặc trong máy. Khả năng hỗ trợ này giúp GV liên hệ với nội dung đã học để truyền đạt kiến thức mới cũng như ôn tập hệ thống hoá kiến thức khi cần thiết . 4. Liên kết PowerPoint với các chương trình, phần mềm khác Nếu chỉ sửdụngPowerPoint một cách riêng lẽ để thiết kế các bài dạy, thì sẽ chưa phát huy và nâng cao hết tính năng của PTDH hiện đại. PowerPoint có thể liên kết với các File, chương trình, phần mềm khác. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng được các chuyên gia tin họctrong và ngoài nước viết có phát hành trên thị trường hay trên mạng. Những phần mềm phổ biến liên quan đến việc biên soạn thường được sửdụng như: ACD See 6.0 (xem, lưu hình ảnh ), Snagit V6.21 (chương trình chụp màn hình, phim ảnh .), PhotoShop (cắt, chỉnh sửa, xử lý hình ảnh .), HeroSoft HeroVideo 3000 (xem phim, cắt phim .), WebFlix (cắt phim), Cool Edit Pro (cắt nhạc). Rejump (nối các đoạn phim) . Khi sửdụng những phần mềm dạyhọc thích hợp với PowerPoint GV có thể: - Cắt và chèn các đoạn phim để tăng tính trực quan, các đoạn phim này không chỉ là nguồn thông tin, nguồn tri thức, chúng còn có thể dùng để tạo tình huống có vấn đề một cách hiệu quả trongdạy học, đặc biệt đối với các hiện tượng sinh học trừu tượng, không thể quan sát bình thường được hoặc các quá trình xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm…, các đoạn phim sẽ làm tăng hiệu quả của tính trực quan, gây hứng thú, giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ. Sự trình bày, giảng giải của GV không còn gặp khó khăn nhiều nữa, ví dụ các quá trình nguyên phân, giảm phân, tổng hợp Prôtêin, cơ chế nhân đôi của ADN, tổng hợp ARN, cơ chế thụ tinh . - Cắt và chèn vào bài giảng các âm thanh, thuyết minh khi cần thiết làm cho bài giảng thêm sinh động, tập trung sự chú ý, tăng hiệu quả dạy hoc… Nguồn tư liệu tham khảo 1. Phan Đoài Bắc (2003).Một số đặc điểm của công tác biên soạn giáo trình trong đổi mới phương pháp dạy và học. Kỷ yếu Hội thảo khu vực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạyhọc và quản lý giáo dục. Sở GD&ĐT Huế.tr 12-20. 2. Quách Tuấn Ngọc (2001). Công nghệ dạyhọc - Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin - Xu hướng của thời đại. Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục phổ thông. Hà Nội. 9 Phụ lục1.2 QUY TRÌNH ỨNG DỤNGPOWERPOINT ĐỂ THIẾT KẾ MỘT BÀI GIẢNG Để ứng dụng phần mềm PowerPoint thiết kế một bài giảng cần thực hiện theo các bước sau : 1. Tìm hiểu nội dung của bài dạyĐây là công việc được tiến hành đầu tiên, GV cần tìm hiểu kĩ nội dung của bài trong sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) và các tài liệu tham khảo khác. Phải xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của bài dạy, xác định kiến thức cơ bản, yêu cầu phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng, từ đó đề ra phương hướng dạyhọcđúng đắn. Cần phải hệ thống hoá các kiến thức, đây là một yêu cầu đặt ra vừa giúp HS nắm chắc kiến thức hơn trên cơ sở đối chiếu các kiến thức đã học, vừa để GV có tầm nhìn tổng quan để vạch ra kế hoạch thực hiện và dự kiến được nội dung chi tiết cho từng bài học. 2. Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu Ngoài việc sưu tầm các tài liệu để bổ sung, mở rộng kiến thức từ sách báo, tài liệu tham khảo có liên quan, điều quan trọng và cần thiết là phải xây dựng kho tư liệu. Đây là điều kiện cần thiết để khai thác có hiệu quả chương trình phần mềm PowerPoint, kho tư liệu càng phong phú thì khả năng khai thác càng cao, càng đa dạng. Để xây dựng kho tư liệu chúng tôi khai thác tư liệu từ các nguồn khác nhau: 2.1. Đối với các tài liệu * Các thông tin trên Internet Internet liên kết hàng triệu máy chủ dịch vụ trên khắp thế giới, đây thực sự là kho thông tin khổng lồ, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin theo chủ đề bằng một công cụ tìm kiếm, các công cụ này sẽ cho ta danh sách các Website có liên quan đến chủ đề mình cần tìm kiếm, nhấp chuột vào ảnh hoặc đánh một vài thông tin về chủ đề mình tìm kiếm, khi đã có thông tin đúng nhu cầu của mình thì lưu trữ (save) hoặc sao chép (copy) vào một thư mục nào đó trong máy tính. Có nhiều Website cung bậc cho ta công cụ tìm kiếm, như: http://www.yahoo.com/, http://www.google.com/, http://www.excite.com/ Để nhanh chóng và hiệu quả, cần sưu tầm và lưu lại các địa chỉ của Website chứa thông tin chúng ta cần, dưới đây là một số địa chỉ cần quan tâm trong ngành Sinh học: http://www.dhsphn.edu.vn, http://www.Moet.dov.vn, http://www.Most.gov.vn Sau khi tìm kiếm được thông tin trên mạng Internet, ta chỉ cần download vào kho tư liệu để làm tài liệu tham khảo. * Các thông tin trên các CD-ROM, VCD Ví dụ: Khai thác các bài liên quan đến di truyền học trên các đĩa CD-ROM: A-Level Biology, Bài giảng lớp nâng cao nghiệp vụ của GS.TS Vũ Văn Vụ, chương trình tập huấn của Khoa Sinh-KTNN Đại họcSư phạm Hà Nội, Campbell 10 Reece Essential Biology, Encarta (2004), Freeman Genetics 2.0, Biology 1e Guttman ESP, Interactive Study Partner . 2.2. Đối với các tranh ảnh, hình ảnh tĩnh, bảng biểu, sơ đồ Tranh ảnh, bảng biểu, hình vẽ . góp phần đắc lực và quan trọngtrong thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, cung bậc thông tin một cách phong phú, chính xác và hấp dẫn, tạo điều kiện cho GV, HS nghiên cứu kiến thức mới, củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, kiểm tra .một cách thuận lợi. Chúng có thể khai thác được từ các nguồn: - Khai thác tranh ảnh, biểu bảng trong SGK, sách than khảo, báo chí, các tập san .Các ảnh màu của các bản tranh trong bộ Overhead Transparency - Atlas, có màu sắc rất đẹp, chính xác, cập nhật được thông tin mới về kiến thức bộ môn có trong phòng bộ môn trong nhà trường. Sau khi lựa chọn những hình ảnh, biểu bảng . cần thiết, dùng máy quét (Scanner) để lưu vào đĩa và được đưa vào kho tư liệu để khai thác cho từng bài. Ví dụ: Khai thác hình cây đậu Hà Lan có trong Atlas No 8225E Mendelian Inhentace and Variability và trong Atlas No 8227 Human Genetics volume II (Hình 1). Hình 1: Khai thác các hình ảnh tĩnh trên các bảng trong của phòng thiết bị - Khai thác các hình ảnh tĩnh trên các đĩa CD-ROM, VCD. Ví dụ: Khai thác các hình ảnh tĩnh trên CD-ROM VCD: Biology 1e Guttman ESP, Campbell Reece Essential Biology (Hình 2). 11 Hình 2: Khai thác các hình ảnh tĩnh trên các CD-ROM, VCD - Khai thác các hình ảnh tĩnh trên mạng Internet Ví dụ: Khai thác, sưu tầm các hình ảnh tĩnh đẹp, có hiệu quả liên quan đến đề tài có trên mạng Internet ở các trang Web khác nhau, hình 2.3 được giới thiệu bức ảnh đẹp chụp hình dạng bộ nhiễm sắc thể của người (Hình 3) . Hình 3: Khai thác các hình ảnh tĩnh trên mạng Internet 2.3. Đối với các phim ảnh, hình ảnh động Các phim ảnh, hình ảnh động, các phim mô phỏng . có ý nghĩa rất lớn trong giảng dạy sinh học, đặc biệt là các kiến thức về quá trình, cơ chế sinh học. Trong đó, có nhiều cơ chế rất trừu tượng mà GV có nhiều kinh nghiệm diễn giảng cũng khó diễn đạt cho HS hiểu một cách thấu đáo và HS dù có khả năng tưởng tượng tốt đến đâu cũng khó hình dung và nhớ được nếu chỉ qua tranh ảnh và lời diễn giảng của thầy, ví dụ như các cơ chế nguyên phân, giảm phân, cơ chế sao mã, giải mã thông tin di truyền . Những hình ảnh động, các đoạn phim mô phỏng chúng ta có thể khai thác từ các nguồn sau: - Khai thác các phim trên các CD-ROM, VCD Mở đĩa hình, lựa chọn các đoạn phim có thể dùng để hỗ trợ cho giảng dạy, rồi sửdụng phần mềm cắt phim như phần mềm HeroSoft 3000 cắt đoạn phim đó rồi lưu vào kho tư liệu. Các phim động có thể khai thác từ các CD-ROM, VCD như: Interactive Study Partner biology Fìth Edition; Essential Biology Place for 12 [...]... phỏng trong dạyhọc sinh học rất cần các ảnh chụp thật, các phim quay thật Các phương tiện này có vai trò rất quan trọng, có giá trị sư phạm cao, chúng vừa giúp HS dễ nhớ, nắm kiến thức sát 14 với thực tiễn, đồng thời làm tăng và gây được niềm tin khoa học cho HS Các ảnh, phim này chúng ta có thể khai thác trên các đồ dụng dạy học, sách báo, tạp chí, trên các đĩa CD-ROM, các chương trình khoa học của... biết cách khai thác và sửdụng tốt GV cần có biện pháp xử lý kỹ thuật để tăng tính trực quan của chúng như: cắt xén các đoạn phim, phóng đại, chọn màu, lồng nhạc, âm thanh, bố cục , đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp và thẩm mỹ khi sửdụng phương tiện trực quan trong dạyhọc Ví dụ: Khai thác đoạn phim mô phỏng cơ chế tổng hợp prôtêin; cơ chế bổ sung của các bazơ trong ADN ở các địa chỉ:... hơn Thiết kế những phần này không quá khó, GV chỉ đọc sách hướng dẫn sửdụngPowerPoint XP là có thể vận dụng thiết kế được Ví dụ: Ở bài Cơ chế lai phân tích, các hình được sao chép lại từ các ảnh của bản phim trong đã được Scanner lại, sau đó kích hoạt Đơn phân của ADN trong CD-ROM Interative Study Partier được chụp lại để dùngtrong bài giảng hoặc kiểm tra (Hình 7) ... động hỗ trợ giảng dạy khác PowerPoint ngoài chức năng cho phép nhúng hầu hết các dạng tập tin hình ảnh tĩnh và động, thì với khả năng tạo chuyển động theo một quỹ đạo tuỳ ý của PowerPoint XP, chúng ta có thể thực hiện được các bài giảng theo mô hình động Với GV có hạn chế về kỹ thuật vi tính thì cần thiết phải suy nghĩ để chọn phương án thiết kế phù hợp nhưng đạt hiệu quả trong giảng dạy Cần cân nhắc... củng cố, kiểm tra, tổng kết bài học Ví dụ: Khai thác các ảnh chụp trên các bản phim trong các kì của quá trình phân bào của Johannes Lieder Publishers of Transparencies and CD-ROM, phim quay về quá trình phân bào được khai thác trên VTV 2 hoặc phim quay các giai đoạn của quá trình phân bào dưới kính hiển vi điện tử… (Hình 6) Hình 6: Khai thác các ảnh thật, phim thật trong CD-ROM, VTV * Đối với các . cho học viên tiện ích của PowerPoint trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng. Quy trình kỹ thuật khai thác và sử dụng PowerPoint trong dạy học. trong dạy học sinh học Một số bài mẫu về việc sử dụng PowerPoint trong dạy học sinh học - Thời gian để học module: 8 tiết, trong đó học viên nghe giảng