Việt Nam đang từng bước đi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các quan hệ tín dụng càng trở nên đa dạng và phức tạp. Có thể nói sự phát sinh nợ là điều tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ phải thu là tài sản của doanh nghiệp, thực tế là tiền vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nợ phải thu nhiều hay ít, thời gian bị chiếm dụng dài hay ngắn một mặt ảnh hưởng tới vòng quay vốn kinh doanh, mặt khác ảnh hưởng đến tình hình thanh toán và khả năng thu lợi của doanh nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam đang từng bước đi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các quan hệ tín dụng càng trở nên đa dạng và phức tạp. Có thể nói sự phát sinh nợ là điều tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ phải thu là tài sản của doanh nghiệp, thực tế là tiền vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nợ phải thu nhiều hay ít, thời gian bị chiếm dụng dài hay ngắn một mặt ảnh hưởng tới vòng quay vốn kinh doanh, mặt khác ảnh hưởng đến tình hình thanh toán và khả năng thu lợi của doanh nghiệp. Nợ phải thu phát sinh nếu không có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì có thể dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài, quá hạn thanh toán hoặc những khoản nợ khó đòi gây thiệt hại và tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, tổn thất nợ đọng gia tăng làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản. Nói cách khác, công tác quản lý nợ phải thu đóng vai trò quan trọng đối với sự thành - bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau đang diễn ra rất phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề khác nhau. Nợ quá hạn, khó đòi phát sinh nhiều đã gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp mặt khác còn làm tổn hại cho toàn bộ nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của các doanh nghiệp nước ta trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được tình hình trên và sau một thời gian tìm hiểu em nhận thấy Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội là một trong những doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tuy nhiên lại có tỷ lệ nợ phải thu cao so với tổng tài sản và hiệu quả Nguyễn Xuân Mạnh Lớp: CQ46/11.02 Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính quản lý nợ phải thu của công ty còn khá thấp. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận và nội dung quản lý nợ phải thu của một công ty trong thực tiễn. - Sau khi phân tích thực trạng khoản nợ phải thu và việc quản lý khoản nợ phải thu của công ty, công trình đề xuất một số biện pháp thực tế đối với công ty và những biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình nợ phải thu và công tác quản lý nợ phải thu của công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà nội. b. Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà nội thông qua các tài liệu là Báo cáo tài chính và sổ chi tiết công nợ năm 2010 và 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau để đánh giá toàn diện công tác quản lý nợ phải thu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể: + Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp so sánh, đánh giá + Phương pháp mô tả, nhận diện nguyên nhân - kết quả 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài được chia thành 3 chương: Nguyễn Xuân Mạnh Lớp: CQ46/11.02 Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý khoản nợ phải thu của công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội. Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội trong thời gian tới. Do hạn chế về hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình viết đề tài này, em đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng sau những cố gắng nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các cô chú, anh chị ở phòng thực tập, em đã hoàn thành đề tài này. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo – TS. Vũ Văn Ninh, các cán bộ ở các phòng ban Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội đã góp phần giúp em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG 1: Nguyễn Xuân Mạnh Lớp: CQ46/11.02 Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề lý luận chung về nợ phải thu của doanh nghiệp: 1.1.1 Khái niệm, nội dung nợ phải thu của doanh nghiệp: Nợ phải thu là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các tổ chức, tập thể hay cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp phải thu hồi. Những tài sản đó này những khoản phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với đối tác. Là một trong những thành phần vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong vốn lưu động của doanh nghiệp, các khoản phải thu phát sinh trong quá trình thanh toán (còn gọi là vốn trong thanh toán). Thông thường tỷ trọng nợ phải thu chiếm từ 15% đến 20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Thuộc các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp gồm nhiều khoản: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Trong đó, khoản phải thu khách hàng thường chiếm đa số trong các khoản phải thu. Phải thu khách hàng Nợ phải thu từ khách hàng là những khoản phải thu bằng tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp sẽ thu được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Khoản phải thu của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Nợ phải thu được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp phân loại nợ phải thu của mình theo một hoặc nhiều tiêu thức sau: - Theo thời tuổi nợ: Nợ trong hạn, nợ quá hạn và nợ khó đòi Nguyễn Xuân Mạnh Lớp: CQ46/11.02 Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính - Theo hình thức bảo lãnh: nợ có bảo lãnh và nợ không có bảo lãnh - Theo tính chất của khách nợ: nợ phải thu khách hàng lâu năm và nợ phải thu khách hàng mới. - Theo khả năng thu hồi: nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi. - Theo từng loại sản phẩm cung cấp . Trả trước cho người bán Trả trước cho người bán là khoản tiền doanh nghiệp thanh toán trước cho người bán nhằm mục đích đảm bảo nhận được hàng trong trường hợp thị trường khan hiếm hay nhà cung cấp có quá nhiều đối tượng muốn mua hàng. Ngoài ra còn nhằm nhận chiết khấu từ phía nhà cung cấp. Doanh nghiệp sẽ thu hồi khoản ứng trước này dưới hình thức nhận hàng hóa được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp từ phía nhận nợ. Thuế GTGT được khấu trừ Là phần thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. Thông thường các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu hàng hóa bao gồm cả thuế GTGT đầu vào, đây là những khoản được khấu trừ khỏi số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Nếu thuế GTGT đầu ra > thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp phải nộp lại phần chênh lệch đó cho NSNN. Nếu thuế GTGT đầu ra < thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp sẽ nhận được phần chênh lệch này từ phía NSNN. Nếu trong kỳ hoạt động doanh nghiệp chưa được NSNN hoàn trả số thuế được khấu trừ đó thì khoản đó sẽ được ghi vào công nợ phải thu NSNN. Phải thu nội bộ Là khoản thường phát sinh trong doanh nghiệp có phân cấp kinh doanh, quản lý và công tác kế toán. Nó bao gồm các khoản vốn đã cấp, các khoản chi phí đã chi hộ giữa cấp trên với cấp dưới trực thuộc và các khoản khác. Các khoản phải thu khác Nguyễn Xuân Mạnh Lớp: CQ46/11.02