Chất lượng: - Loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: hạt gạo cứng, to đều, không bị vỡ, bên ngoài hạt gạo có màu tím than đều đặt trưng, bề mặt hạt gạo bóng, không xù xì, không bị mẻ, độ ẩm của
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ TÀIXUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Nguyễn Tuấn Khanh B1300058
Nguyễn Lê Thúy Vy B1300170
TPHCM, Tháng 4 năm 2016
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trồng lúa nước là truyền thống văn hóa của ông cha ta từ ngày xưa và truyền đến tận ngày nay Hạt lúa hạt gạo đã đi vào trong rất nhiều câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, tục ngữ và thơ ca Gạo là tinh hoa của đất trời, là nguồn lương thực không thể thiếu với mỗi con người Sau khi chiến tranh kết thúc, trải qua những năm hãi hùng của nạn đói kéo dài triền miên, nhân dân đã vực dậy đấu tranh chống lại số phận, quyết tâm xóa bỏ cái đói ám ảnh, họ đã cố gắng cải tạo những mảnh đất bị chiến tranh tàn phá để tiếp tục sản xuất lúa gạo Với khí hậu ôn hòa, đất đai phù sa màu mỡ, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chúng ta được thiên nhiên ưu đãi vô cùng, với ngành nghề truyền thống này Theo thời gian ngành nghề truyền thống đã được phát triển lên mạnh mẽ với những áp dụng của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, mang lại năng suất và sản lượng cao cộng với chất lượng hàng đầu Gạo tại Việt Nam đã trở thành chọn lựa của nhiều nước phát triển trên thế giới, chúng ta đã thực sự thành công khi mà nguồn doanh thu, lợi nhuận mang lại là con số không nhỏ và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên toàn thế giới qua nhiều năm chỉ sau Thái Lan Nhận thấy tầm quan trọng của ngành xuất khẩu gạo, và đó cũng là một lĩnh vực được rất nhiều báo chí nhắc đến, nó cũng là đề tài quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam Vì vậy nhóm chúng
em đã chọn đề tài xuất khẩu gạo sang công ty ARI của Mỹ để nghiên cứu cho môn học này
Trang 4CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM
1.1. Giới thiệu sản phẩm
1.1.1. Tên gọi:
Theo từ Hán Việt: Gạo Huyền Mễ
Theo địa phương: Gạo Tím Than
- Gạo tím than (Sóc Trăng) là loại gạo thực dưỡng chứa hàm lượng anthocyamin rất cao
(khoảng 0.4%), một chất màu thiên nhiên có rất nhiều hoạt tính sinh học quí như khả năng chống oxi – hóa cao, hạn chế sự suy giảm sức đề kháng, kiềm hãm sự phát triển của tế bào ung thư vì thế hổ trợ rất nhiều trong việc phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường và phòng ngừa ung thư
- Hạt gạo tím than Sóc Trăng chứa nhiều anthocyamin, chất GABA, canxi… có tác dụng phòng chống tiểu đường, loãng xương
1.1.2. Chất lượng:
- Loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: hạt gạo cứng, to đều, không bị vỡ, bên ngoài hạt gạo có màu tím than đều đặt trưng, bề mặt hạt gạo bóng, không xù xì, không bị mẻ, độ ẩm của gạo tối đa 12%, và có mùi thơm đặc trưng của gạo tím than, kích thước hạt gạo từ 6.5mm đến trên 7.5mm, đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng khách hàng, Tùy theo nước xuất khẩu mà yêu cầu về chất lượng cũng như là độ ẩm hạt gạo sẽ khác nhau
- Loại không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: hạt mềm, hoặc bị vỡ phân nửa, kích thước hạt gạo dưới 6.5mm, độ ẩm hạt gạo cao quá so với quy định cho phép, màu tím than của hạt gạo không đều màu, bên ngoài hạt gạo xù xì hoặc bề mặt hạt gạo không bóng, bị nấm mốc, hư hại do côn trùng, sâu bệnh hay do trong quá trình thu hoạch, chế biến gây
ra Loại gạo này sẽ được phân phối bán cho các vựa gạo nhỏ và vừa trong nước
1.1.3. Phân loại:
- Có thể nói nhu cầu về việc sử dụng loại gạo này của người tiêu dùng ngày càng nhiều Chính vì thế, chất lượng sản phẩm của giống gạo này cũng không ngừng được nâng cao
- Vì Mỹ là một thị trường rất khó tính, với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, khắc khe về
vệ sinh an toàn thực phẩm Cho nên để đảm bảo chất lượng cao đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Có lò sấy khô lúa đạt 14% đến 15%
+ Phải có tên thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu của mình
Trang 5Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có ít nhất một kho chuyên dùng chứa lúa gạo tối thiểu 5.000 tấn
+ Có ít nhất một cơ sở xay xát, công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ
+ Có 50% lượng gạo dự trữ trong kho mới được đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
+ Phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) VFA có quyền tham gia ký kết các hợp đồng tập trung
1.1.5. Thành phần của gạo tím than:
- Lớp Lức bọc bên ngoài: cung cấp cellulose giúp nhuận trường, tiêu độc.
- Bên trong chứa:
1.3. Công dụng của gạo tím than:
- Hàm lượng anthocyanin trong lớp sắc tố màu tím của vỏ gạo tím than Sóc Trăng có tác
dụng chống oxi – hóa mạnh, trung hòa các tác nhân gây ung thư, kháng viêm và giảm a-xit uric trong máu
- Chất GABA – chất dẫn truyền thần kinh (có tác dụng ức chế) trong gạo tím than Sóc Trăng giúp an thần, giảm stress, trầm cảm và làm đẹp da nhờ làm thư giãn các cơ bắp
Trang 6- Hàm lượng chất can – xi trong gạo tím than Sóc Trăng cao nên có tác dụng phòng chống bệnh loãng xương.
- Hàm lượng đạm (protein) cao, giúp nên tạo trạng thái đầy bụng (giả no), rất có lợi cho người tiểu đường
- Gạo Tím Than là loại gạo chứa nhiều chất đạm (trên 10% protein), lớp cám chứa rất nhiều Vitamin nhóm B
1.4. Quy trình đóng gói bao bì sản phẩm.
1.4.1. Quy trình tuyển chọn nguyên liệu thô
Chúng tôi chọn mua lúa, gạo đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, tỷ lệ hạt nguyên cao,độ ẩm thích hợp,không lẫn tạp, không lẫn các chất gây ô nhiễm Tiến hành lấy mẫu, bóc vỏ, đánh bóng và phân tích các chỉ số cần thiết Tất cả các bước này tuân thủ theo các tiêu chuẩn định sẵn để đảm bảo chất lượng từ giai đoạn thóc (lúa) đến gạo Lúa, gạo sau đó được lưu trữ trong kho thoáng để tiến hành chế biến, đóng gói
1.4.2. Quá trình xay xát lúa:
Bóc vỏ và sàng lọc gạo
Quy trình sản xuất thực hiện thông qua máy tách để loại bỏ các chất gây ô nhiễm Sau đó máy Paddy Husker bóc vỏ lúa để cho ra gạo Quá trình phân tách sử dụng máy móc hiện đại để có được gạo lức chất lượng cao, sạch sẽ, và không có chất gây ô nhiễm
Xát trắng
Gạo lức được xát trắng để loại bỏ lớp cám bên ngoài để có được gạo tím than mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị của gạo cho lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng Trong một từ khác, giá trị dinh dưỡng và lợi ích của lúa được giữ lại hoàn toàn
Lọc sạn và Tách thóc.
Đánh bóng gạo
Gạo sẽ được đi vào máy đánh bóng gạo để có được hạt sáng bóng, gạo đẹp với cùng một kích thước Quá trình này vẫn giữ lại chất lượng sản phẩm gạo trắng và cho phép sản phẩm gạo có thể được giữ ( bảo quản) lâu hơn
1.4.3. Quá trình tách mầu
Trang 7Trong quá trình này, máy sẽ phân loại các hạt chất thải, các loại ngũ cốc màu đỏ
và vàng, bao gồm cả hạt gạo mà không đạt tiêu chuẩn chất lượng Hạt gạo tím than đầu
ra sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu
1.4.4. Bảo quản và đóng gói sản phẩm:
Gạo qua các quá trình trên sẽ được lưu trữ trong kho chứa tiêu chuẩn tốt nhất về
vệ sinh và sạch sẽ Để đảm bảo kiểm soát chất lượng , trọng lượng thì gạo sẽ trải qua một hệ thống khép kín để đóng gói, hệ thống này tự động loại bỏ tạp chất và đảm bảo rằng người tiêu dùng nhận được chính xác những gì được yêu cầu: gạo tinh khiết, tươi
và thơm Sản phẩm được đóng gói hút chân không trọng lượng (1-10) kg và trong bao
bì truyền thống trọng lượng từ (5 - 50) kg
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
2.1 Nghiên cứu thị trường Việt Nam.
2.1.1. Các quy định của chính phủ về xuất khẩu
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung:
1 Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và các hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
2 Thương nhân ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung trực tiếp xuất khẩu 20% (hai mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng
3 Việc phân bổ hợp đồng tập trung cho các thương nhân để thực hiện ủy thác xuất khẩu dựa trên cơ sở các tiêu chí sau đây:
a) Thành tích xuất khẩu trực tiếp 06 (sáu) tháng trước đó của thương nhân.b) Trách nhiệm thực hiện giao hàng theo các hợp đồng tập trung đã được giao.c) Lượng thóc, gạo hiện có sẵn của thương nhân
d) Thành tích mua thóc gạo của thương nhân theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền
Tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo:
1 Thương nhân có Giấy chứng nhận được đăng ký hợp đồng xuất khẩu
2 Ưu tiên đăng ký trước hợp đồng đối với thương nhân đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất lúa thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản theo chính sách hiện hành của Nhà nước
Trang 8Giá sàn gạo xuất khẩu:
1 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sản lượng lúa hàng hóa lớn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam hướng dẫn phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu
2.1.2. Thực trạng sản xuất gạo trong những năm gần đây.
Từ năm 2010 trở lại đây sản lượng lúa gạo có xu hướng tăng dần Ngoài việc tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chọi được với nhiều loại sâu bệnh cũng góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo của cả nước
Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây là chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu so với tiềm năng của nó
Qua đó cho thấy mặc dù chúng ta luôn duy trì vị trí thứ 3 về số lượng xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng mức lợi nhuận thực sự mang về lại chưa tương xứng Theo các Doanh nghiệp xuất khẩu, gạo Việt Nam vẫn được bán ra thế giới nhưng không phải ai cũng biết về chất lượng, tên gọi của gạo nước ta Qua đó cho thấy sự phát triển không bền vững của ngành sản xuất lúa gạo đang bị chững lại trong những năm gần đây
2.1.3. Tình hình xuất khẩu gạo của nước ta trong năm gần đây
- Trong tháng 9/2015, cả nước xuất khẩu gần 470 nghìn tấn, tăng 1,9%; trị giá đạt 193 triệu USD, giảm 6,1% so với tháng trước Tính đến hết tháng 9/2015, lượng xuất khẩu gạo là hơn 4,5 triệu tấn, giảm 9,3% và trị giá đạt 1,94 tỷ USD, giảm 15% so với cùng
kỳ năm trước
- Xuất khẩu gạo sang khu vực châu Mỹ giảm 32,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 43.344 tấn, trị giá 25,1 triệu USD Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 30.658 tấn, giảm 27,9% và xuất khẩu sang thị trường Chilê đạt 5.352 tấn, giảm 41,4% so với cùng kỳ
- Theo các số liệu thống kê, trong 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Việt Nam, Ấn
Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Pakistan), Việt Nam hiện là nước duy nhất bị sụt giảm cả
về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu gạo so với cùng kỳ năm ngoái như vậy
- Lý giải điều này là xuất khẩu gạo Việt Nam đang đối mặt với nhiều cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, nên khó giữ vững sức cạnh tranh với 4 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới còn lại nói trên
Trang 9Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
Vì vậy lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp lương thực cho cả nước
và chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân Từ đó, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, như: chính sách đầu tư vật chất kỹ thuật thích đáng về thuỷ lợi, giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ Lúa gạo đã được đưa vào 2 trong 3 chương trình kinh tế lớn của quốc gia (như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc tháng 12/1986 đã nêu) Nhờ đó, từ năm 1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Cũng do thực hiện thực hiện chương trình lương thực, Việt Nam đã biến từ nước nhập lương thực hàng năm khoảng 1 triệu tấn thành nước xuất khẩu 3- 4 triệu tấn gạo hàng năm
2.1.4. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế.
Xuất khẩu lúa gạo có vai trò rất quan trọng đối với các nước xuất khẩu nói chung và Việt Nam nói riêng Điều đó thể hiện ở các mặt sau:
- Xuất khẩu gạo là giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển
Trang 10- Xuất khẩu gạo không những góp phần cải thiện cán cân thương mại mà còn góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế
- Xuất khẩu gạo góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người trồng lúa và những người làm việc trong những ngành, lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến, buôn bán và xuất khẩu gạo
- Xuất khẩu gạo giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này hoàn thiện hơn, năng động hơn bởi lẽ chỉ có sự luôn đổi mới thì mới làm cho doanh nghiệp đứng vững được trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh trong nước.
Công ty TNHH Một thành viên Tồng công ty Lương thực miền Nam Vinafood II:
Trang 11Gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty trong nhiều năm qua và cũng
là sản phẩm chủ lực của công ty
Bao gồm 10 đơn vị thành viên là các công ty luơng thực của các tỉnh như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An… và là doanh nghiệp nhà nuớc thuộc tổng công lương thực Việt Nam
Năm 2015 doanh nghiệp thu mua 2.850.000tấn gạo, trong đó xuất khẩu 1.640.000 tấn chiếm 57,54% trong tổng số gạo thu mua và chiếm 24,48% trong tổng số gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm vừa qua
Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ)
Là một trong 10 đơn vị xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam, Gentraco định hướng chiến lược phát triển theo hướng ngày càng gia tăng giá trị hạt gạo của Đồng bằng sông Cửu Long Trong suốt quá trình hình thành và phát triển từ năm 1976 đến nay Gentraco ngày càng gia tăng số luợng và chất luợng sản phẩm gạo xuất khẩu
Sản phẩm gạo của Gentraco đã có mặt trên 40 quốc gia, công ty có khả năng đáp ứng tốt các đơn hàng lớn với nhu cầu lên đến 40.000 tấn/tháng Năm 2015 Gentraco xuất khẩu 1.758.000 tấn gạo chiếm 26,24% tổng lượng gạo xuất khẩu
2.2. Nghiên cứu thị trường Mỹ.
2.2.1. Nhu cầu gạo của Mỹ
Trang 12Xuất khẩu gạo Việt Nam: xưa và nay Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam Chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan.
2.2.2. Tình hình nhập khẩu của Mỹ
Nhập khẩu gạo của Mỹ năm 2014-2015 giảm xuống 950.000 tấn, giảm 9% so với 1,04 triệu tấn năm 2013-2014 chủ yếu do sản lượng tăng Nguồn cung gạo của Mỹ năm 2014-2015 tăng 9% so với năm trước lên 12,3 triệu tấn Trong khi đó, trữ lượng gạo của Mỹ năm 2014-2015 tăng 16% lên 1,73 triệu tấn
2.2.3. Những quy định của chính phủ Mỹ về nhập khẩu.
- Nhãn hiệu và thương hiệu:
Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công
Theo “Copyright Revision Act” (1976) của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương
Trang 13hiệu đó sẽ bị huỷ Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành.
- Làm thủ tục hải quan:
Đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, khi muốn làm thủ tục hải quan để xuất khẩu vào Mỹ có thể thông qua người môi giới hoặc thông qua các công ty vận tải Thuế suất có sự phân biệt rất lớn giữa những nước được hưởng quy chế Thương mại bình thường (NTR) với những nước không được hưởng (Non-NTR), có hàng hoá có thuế,
có hàng hoá không thuế, nhưng nhìn chung thuế suất ở Mỹ thấp hơn so với nhiều nước khác
- Luật chống bán hạ giá (CVDs):
Thuế chống bán hạ giá ( CVDs) được áp dụng để làm vô hiệu hoá tác động của trợ cấp xuất khẩu do Chính phủ nước ngoài dành cho hàng hoá của họ khi xuất khẩu sang Mỹ Những trợ cấp này làm giảm giá của hàng xuất khẩu vào Mỹ một cách cố ý, gây “chấn thương” kinh tế cho các nhà sản xuất Mỹ
2.2.4. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
2.2.4.1. Kinh tế
20 năm kể từ ngày Việt Nam – Mỹ (11/7/1995 – 2015) bình thường hóa quan hệ, giao thương giữa hai nước từ con số 0 thương mại hai chiều đã bùng nổ lên hơn 35 tỷ USD vào cuối năm 2014, và dự kiến năm 2015 sẽ lên đến 40 tỷ USD Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam Điều này phản ánh nét tiêu biểu nhất trong quan hệ kinh tế hai nước cả về quy mô và gia tăng tốc độ phát triển kinh tế
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện Mỹ là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 7 vào Việt Nam với hơn 720 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 10,989 tỷ USD; xếp thứ
7 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Riêng trong quý I/2015, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư 8 dự án mới với tổng số vốn đạt 67,83 triệu USD Đây là tín hiệu để kỳ vọng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới