Số người trưởng thành tuổi từ 15 trở lên sử dụng các sản phẩm thuốc lá có khói theo giới tính và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010].. Phân bố tỷ lệ phần trăm của nhữ
Trang 2Hà Nội - 2010
Trang 3Những người thực hiện Nhóm thực hiện GATS Việt Nam
TS Hoàng Văn Minh Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
TS Kim Bảo Giang Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
ThS Lê Thị Thanh Xuân Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
ThS Phan Thị Hải Phó chánh văn phòng VINACOSH, Bộ Y tế
ThS Nguyễn Thạc Minh Cán bộ chương trình, VINACOSH, Bộ Y tế
ThS Nguyễn Phong Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường,
Tổng cục Thống kê Việt Nam ThS Nguyễn Thế Quân Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường,
Tổng cục Thống kê Việt Nam Ông Phan Văn Cần Phó trưởng phòng Quản lý kỹ thuật và hệ thống,
Tổng cục Thống kê Việt Nam
Nhóm đối tác tham gia và hỗ trợ
TS Samira Asma Lãnh đạo và mở rộng quan hệ đối tác và hỗ trợ, Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), Hoa Kỳ
TS Jason Hsia Người hướng dẫn chính cho Việt Nam, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ
thuật cho tất cả các giai đoạn điều tra, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), Hoa Kỳ
Bà Glenda
Blutcher-Nelson
Hỗ trợ thống kê trong phân tích và viết báo cáo, Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), Hoa Kỳ Ông Jeremy Morton Hỗ trợ trong báo cáo số liệu, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
bệnh tật (CDC), Hoa Kỳ
TS Gary Giovino Chuyên gia góp ý báo cáo, Đại học Buffalo, thuộc Đại học bang
New York
TS Linda Andes Hỗ trợ thống kê trong thực hiện phân tích số liệu theo quyền số,
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), Hoa Kỳ
TS Jo Birckmayer, Chuyên gia góp ý báo cáo, Chiến dịch không thuốc lá cho trẻ em
TS Jean Marc Olivé Trưởng đại điện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
ThS Phạm Huyền Khanh Cán bộ chương trình quốc gia, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam ThS Phạm Thị Quỳnh Nga Cán bộ chương trình quốc gia, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
BS Ali Akbar Chuyên gia kỹ thuật , Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới vùng Châu
Á Thái Bình Dương
BS Lubna Ishag Bahatti Nhà dịch tễ học, Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới, Giơnevơ
TS Nguyễn Thị Xuyên Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam
TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Việt Nam PGS Phạm Duy Tường Phó trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội
Trang 44
Mục lục
Lời tựa 9
Lời cảm ơn 10
Sơ lược về Việt Nam 11
Tóm tắt báo cáo 12
Các mục tiêu của điều tra GATS là: 12
1 Giới thiệu 18
Các mục tiêu của điều tra GATS là: 22
2 Phương pháp 23
2.1 Quần thể nghiên cứu 23
2.2 Thiết kế mẫu 23
2.3 Bộ câu hỏi 24
2.4 Thu thập số liệu 26
2.5 Phân tích thống kê 28
3 Các đặc tính của mẫu và quần thể 29
4 Sử dụng thuốc lá 32
4.1 Hút thuốc lá 32
4.2 Sử dụng thuốc lá không khói 33
4.3 Tình trạng hút thuốc theo đặc điểm nhân khẩu học 35
4.4 Tình trạng hút các sản phẩm thuốc lá có khói 40
4.5 Tần suất hút thuốc lá điếu 42
4.6 Số điếu thuốc lá hút mỗi ngày 45
4.7 Tuổi bắt đầu hút thuốc 50
4.8 Tỷ lệ trước đây hút thuốc hàng ngày và tỷ lệ cai nghiện thuốc lá 50
4.9 Phân loại những người đang sử dụng thuốc lá 52
4.10 Thời gian hút điếu thuốc đầu tiên trong ngày 53
5 Hút thuốc thụ động 55
5.1 Hút thuốc lá thụ động tại nơi làm việc 55
5.2 Hút thuốc thụ động tại nhà 56
5.3 Hút thuốc thụ động ở nơi công cộng 58
6 Cai nghiện thuốc lá 61
6.1 Quan tâm đến việc cai nghiện thuốc lá 61
6.2 Thời gian kể từ khi bỏ hút thuốc 63
6.3 Cai nghiện hút thuốc và các hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 64
6.4 Các biện pháp cai nghiện 66
7 Kinh tế 69
7.1 Nhãn hiệu thuốc lá nhà máy mua lần gần đây nhất 69
7.2 Nơi mua trong lần mua gần đây nhất của những người hút thuốc lá nhà máy 70
7.3 Chi tiêu cho thuốc lá 72
7.4 Khả năng chi trả cho thuốc lá điếu 73
8 Thông tin và quảng cáo liên quan đến thuốc lá 74
Trang 58.1 Nhận biết về các thông tin phòng chống tác hại thuốc lá 74
8.2 Nhận thấy cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá và nghĩ đến việc bỏ thuốc 79
8.3 Nhận thấy quảng cáo thuốc lá ở những nơi công cộng ở những người trưởng thành 81 8.4 Nhìn thấy các quảng cáo thuốc lá ở những người hút thuốc 85
8.5 Tiếp xúc với các quảng cáo thuốc lá trong số những người không hút thuốc 85
9 Kiến thức, thái độ và nhận thức 90
9.1 Niềm tin về việc hút thuốc lá gây ra bệnh nghiêm trọng và một số bệnh cụ thể 90
9.2 Niềm tin rằng hút thuốc thụ động gây ra bệnh nghiêm trọng ở những người không hút thuốc 95 9.3 Niềm tin về mức độ độc hại của các loại thuốc lá khác nhau 96
9.4 Ủng hộ việc cấm hút thuốc hoàn toàn ở bên trong và ngoài nhà tại một số địa điểm100 9.5 Ủng hộ việc cấm hút thuốc trong nhà tại một số địa điêm 102
9.6 Ủng hộ việc tăng thuế thuốc lá 107
10 Bàn luận 109
Giám sát (Monitor) – Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá: Điều 20 “Nghiên cứu, giám sát và trao đổi thông tin” 109
Bảo vệ (Protect) – Công ước Khung: Điều 8 “Bảo vệ khỏi việc phơi nhiễm với khói thuốc lá” 111
Hỗ trợ (Offer) – Công ước Khung: Điều 14 “Các biện pháp giảm cầu liên quan đến cai nghiện thuốc lá” 113
Cảnh báo sức khỏe (Warn) – Công ước Khung Điều 11 “Đóng gói và gắn nhãn mác của các sản phẩm thuốc lá” 114
Thực thi (Enforce) – Công ước Khung Điều 13 “Quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá”115 Tăng thuế (Raise) – Công ước Khung Điều 6 “Các biện pháp về giá và thuế để giảm cầu thuốc lá” 116
11 Kết luận và khuyến nghị 118
Kết luận 118
Khuyến nghị 120
12 Tài liệu tham khảo 124
Phụ lục A: Bộ câu hỏi 126
Phụ lục B: Thiết kế mẫu 168
Phụ lục C: Ước lượng sai số chọn mẫu 170
Phụ lục D: Nhân viên thu thập số liệu 186
Phụ lục E: Chú giải thuật ngữ chuyên môn 187
Trang 66
Danh mục Bảng Bảng 3-1 : Số lượng và tỷ lệ phần trăm các hộ gia đình và cá nhân được phỏng vấn và tỷ
lệ trả lời theo nơi cư trú (không gia quyền)– GATS [Việt Nam], [2010] 29 Bảng 3-2 : Phân bố người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 31 Bảng 4-1 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, theo tình trạng hút thuốc lá và giới tính – GATS [Việt Nam], [2010] 32 Bảng 4-2 Số người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, theo tình trạng hút thuốc lá chi tiết
và giới tính – GATS [Việt Nam], [2010] 33 Bảng 4-3 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, theo tình trạng sử dụng thuốc lá không khói và giới tính – GATS [Việt Nam], [2010] 34 Bảng 4-4 Số người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, theo tình trạng sử dụng thuốc lá không khói chi tiết và giới tính – GATS [Việt Nam], [2010] 35 Bảng 4-5 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút các sản phẩm thuốc
lá có khói theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 37 Bảng 4-6 Số người trưởng thành tuổi từ 15 trở lên sử dụng các sản phẩm thuốc lá có khói theo giới tính và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 41 Bảng 4-7 Phân bố tỷ lệ phần trăm người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên theo tần suất hút thuốc, giới tính và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 43 Bảng 4-8 Phân bố tỷ lệ phần trăm của những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá điếu hàng ngày theo số điếu hút mỗi ngày, giới tính và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 47 Bảng 4-9 Tuổi trung bình và phân bố tỷ lệ phần trăm của những người từng hút thuốc hàng ngày thuộc nhóm tuổi 20-34 theo tuổi bắt đầu hút thuốc hàng ngày, giới tính và khu vực cư trú – GATS [Việt Nam], [2010] 50 Bảng 4-10 Tỷ lệ những người trước đây hút thuốc lá hàng ngày trong số tất cả những người trưởng thành và trong số những người từng hút thuốc lá hàng ngày tuổi từ 15 trở lên theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 51 Bảng 4-11 : Tỷ lệ phần trăm những người đang sử dụng thuốc lá tuổi từ 15 trở lên theo
mô hình sử dụng thuốc lá và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 53 Bảng 4-12 Tỷ lệ phần trăm những người hút thuốc hàng ngày và/hoặc những người sử dụng thuốc lá không khói tuổi từ 15 trở lên theo thời gian sử dụng thuốc lá lần đầu tiên sau khi ngủ dậy và theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 54 Bảng 5-1 Tỷ lệ phần trăm những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên làm việc trong nhà và hút thuốc thụ động tài nơi làm việc theo tình trạng hút thuocó và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 56 Bảng 5-2 Tỷ lệ phần trăm và số những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút thuốc thụ động tại nhà theo tình trạng hút thuốc và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 57 Bảng 5-3 Tỷ lệ phần trăm những người trưởng thành tuổi từ 15 trở lên đã đến các địa điểm công cộng trong vòng 30 ngày qua hút thuốc thụ động theo tình trạng hút thuốc và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 59
Trang 7Bảng 6-1 Phân bố tỷ lệ phần trăm những người hút thuốc trưởng thành từ 15 tuổi trở lên theo mối quan tâm đến việc bỏ hút thuốc và theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 62 Bảng 6-2 Phân bố tỷ lệ phần trăm những người trước đây hút thuốc hàng ngày tuổi từ
15 trở lên theo khoảng thời gian kể từ khi bỏ thuốc và theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 63 Bảng 6-3 Tỷ lệ những người hút thuốc tuổi từ 15 trở lên đã có nỗ lực bỏ thuốc và nhận được lời khuyên của cán bộ y tế trong 12 tháng qua theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 65 Bảng 6-4 Tỷ lệ những người hút thuốc từ 15 tuổi trở lên đã có nỗ lực bỏ thuốc trong 12 tháng qua theo các biện pháp cai nghiện được sử dụng và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 67 Bảng 7-1 Tỷ lệ phần trăm những người đang hút thuốc lá nhà máy tuổi từ 15 trở lên theo nhãn hiệu mua lần gần đây nhất và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 69 Bảng 7-2 Phân bố tỷ lệ phần trăm của những người hút thuốc lá nhà máy tuổi từ 15 trở lên theo nơi mua thuốc lá trong lần gần đây nhất và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 71 Bảng 7-3 Chi tiêu thuốc lá trung bình mỗi tháng trong số những người hút thuốc lá nhà máy từ 15 tuổi trở lên theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam],
[2010] 72 Bảng 8-1 Phần trăm những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên nhận biết thông tin phòng chống tác hại thuốc lá từ các phương tiện thông tin đại chúng trong 30 ngày qua theo tình trạng hút thuốc và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 77 Bảng 8-2 Tỷ lệ phần trăm những người hút thuốc từ 15 tuổi trở lên chú ý đến cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá và nghĩ đến việc bỏ thuốc do tác động của cảnh báo sức khỏe trong 30 ngày qua theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 81 Bảng 8-3 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành tuổi từ 15 trở lên nhìn thấy quảng cáo thuốc lá trong 30 ngày qua ở nhiều địa điểm theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 83 Bảng 8-4 Tỷ lệ phần trăm những người hút thuốc từ 15 tuổi trở lên nhìn thấy quảng cáo thuốc lá trong 30 ngày qua ở nhiều nơi theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 87 Bảng 8-5 Tỷ lệ phần trăm những người không hút thuốc từ 15 tuổi trở lên nhìn thấy quảng cáo thuốc lá trong 30 ngày qua ở nhiều nơi theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 89 Bảng 9-1 Tỷ lệ phần trăm những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên tin rằng hút thuốc gây ra các bệnh nghiêm trọng, đột quỵ, đau tim hay ung thư phổi theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 91 Bảng 9-2 Tỷ lệ phần trăm những người hút thuốc tin rằng hút thuốc gây ra các bệnh nghiêm trọng, đột quỵ, đau tim hay ung thư phổi theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 92 Bảng 9-3 Tỷ lệ phần trăm những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên không hút thuốc tin rằng hút thuốc gây ra các bệnh nghiêm trọng, đột quỵ, đau tim hay ung thư phổi theo một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 94
Trang 88
Bảng 9-4 Tỷ lệ phần trăm những người trưởng thành 15 tuổi trở lên tin rằng hít phải khói thuốc lá của người khác có thể gây bệnh nghiêm trọng cho người không hút thuốc theo tình trạng hút thuốc và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010] 96 Bảng 9-5 Phân bố tỷ lệ phần trăm người trưởng thành ≥15 tuổi có các niềm tin liên quan đến thuốc lá theo tình trạng hút thuốc và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS Việt Nam, 2010 98 Bảng 9-6 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành ≥15 ủng hộ việc ban hành luật cấm hoàn toàn hút thuốc trong và ngoài nhà tại một số địa điểm, theo tình trạng hút thuốc và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS Việt Nam, 2010 .100 Bảng 9-7 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành ≥15 ủng hộ việc ban hành luật cấm hoàn toàn hút thuốc trong nhà tại một số địa điểm, theo tình trạng hút thuốc và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS Việt Nam, 2010 .104 Bảng 9-8 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành ≥15 tuổi ủng hộ tăng thuế trên các sản phẩm thuốc lá, theo tình trạng hút thuốc và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS Việt Nam, 2010 .107
Trang 9Lời nói đầu
Nạn dịch thuốc lá đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho sức khoẻ và kinh tế Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25 căn bệnh nguy hiểm cho con người Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2020, 10% dân số Việt Nam sẽ tử vong vì các bệnh liên quan đến
sử dụng các sản phẩm thuốc lá Theo điều tra Y tế Quốc gia năm 2001-2002 cho thấy: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới trong độ tuổi từ 15-24 tuổi đang mức đáng
lo ngại là 31% và tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất ở nam giới độ tuổi từ 25-35 chiếm trên 60% Để giúp Việt Nam giảm những gánh nặng về kinh tế do việc sử dụng thuốc lá, Bộ Y tế đã xây dựng các chính sách và ủng hộ việc thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá
Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá/thuốc lào ở người trưởng thành tại Việt Nam là một điều tra quan trọng giúp cho Việt Nam đánh giá được tỷ lệ sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các yếu tố liên quan tới việc sử dụng thuốc lá Kết quả của Điều tra này sẽ giúp cho Bộ Y tế Việt Nam – cơ quan đầu mối về kiểm soát thuốc
lá đánh giá được kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 12/2000/NQ-CP về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá và đồng thời có thêm các bằng chứng để phục vụ cho việc lập kế hoạch phòng chống tác hại của thuốc lá của Việt Nam trong những năm tới
Để thực hiện thành công Điều tra này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc
tế, như: Tổng cục thống kê Việt Nam, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Trung tâm phòng chống bệnh tật Atlanta, Hoa Kỳ, Quỹ CDC, Tổ chức Bloomberg Philanthropies, Tổ chức Y tế thế giới Với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ các
tổ chức quốc tế đã góp phần vào thành công chung của hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Y tế
TS Nguyễn Thị Xuyên
Trang 10Trước tiên, chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới tổ chức từ thiện Bloomberg vì
sự hỗ trợ hào phóng và quý giá trong việc khởi xướng GATS tại những quốc gia có số lượng người hút thuốc cao nhất thế giới, trong đó có Việt Nam
Ngay từ khi bắt đầu cuộc điều tra kéo dài hai năm này, chúng tôi đã nhận được những
hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên và quý báu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) trong xây dựng bộ câu hỏi, thiết kế mẫu điều tra, phân tích số liệu, viết báo cáo, hoàn thiện tờ thông tin công bố kết quả, cũng như cung cấp phương pháp và quy trình GATS chuẩn thông qua nhiều tài liệu và công cụ hướng dẫn Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp giá trị này của CDC
Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn và đánh giá cao cam kết, sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện thành công cuộc điều tra này Sự hợp tác tuyệt vời giữa Ủy Ban Phòng Chống Tác Hại Thuốc Lá Việt Nam (VINACOSH), Tổng cục Thống kê và Trường Đại học Y Hà Nội đã đóng góp lớn vào sự thành công này Chúng tôi đánh giá cao những hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ và của các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tổ chức Y tế thế giới từ cơ quan cấp cao nhất đến cấp vùng và cấp quốc gia đã chỉ đạo việc thực hiện, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và quản lý cũng như điều phối giữa các đối tác trong và ngoài nước
Đặc biệt xin bày tỏ sự biết ơn tới các cán bộ giám sát thực địa, các điều tra viên và tất
cả những người đã tham gia trả lời phỏng vấn cho cuộc điều tra này Thiếu những đóng góp của họ, cuộc điều tra này sẽ không thể thực hiện được
Trang 11Một số thông tin cơ bản về Việt Nam
Tỷ lệ chết ở trẻ dưới 1 tuổi 16 trên 1.000 trẻ đẻ sống
Tỷ lệ chết ở trẻ dưới 5 tuổi 25 trên 1.000 trẻ đẻ sống
Tỷ số chết mẹ 75 trên 100.000 trẻ đẻ sống
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi 18,9%
Tổng thu nhập quốc nội 91.854 triệu Đô la Mỹ
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo 12,3%
* Ghi chú: Số liệu năm 2009
Trang 12số này sẽ tăng lên đến 50.000 mỗi năm vào năm 2023
Mặc dù dường như gần đây các hoạt động PCTHTL ở Việt Nam đã nhận được sự chú ý, nhưng một số vấn đề vẫn cần được cải thiện Điều tra có hệ thống và hiệu quả để theo dõi dịch
tễ học hút thuốc lá là một yếu tố cơ bản của một chương trình kiểm soát thuốc lá toàn diện Điều tra Toàn cầu về Sử dụng Thuốc lá ở Người trưởng thành (GATS) là một điều tra hộ gia đình được bắt đầu thực hiện vào tháng 2/2007 và cho phép các nước thu thập số liệu về các biện pháp kiểm soát thuốc lá chính ở toàn bộ quần thể những người trưởng thành GATS ban đầu được tiến hành ở 14 nước, nơi hơn một nửa số người hút thuốc sống và gánh chịu những gánh nặng lớn nhất của việc sử dụng thuốc lá như: Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn
Độ, Mexico, Philippines, Ba Lan, Liên bang Nga, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Uruguay và Việt Nam
Các mục tiêu của điều tra GATS là:
Thiết lập các chỉ số ban đầu về sử dụng thuốc lá và tình hình thực hiện các biện pháp PCTHTL bao gồm sử dụng các loại thuốc lá có khói và không khói, hút thuốc lá thụ động, cai nghiện thuốc lá, các nguồn thông tin và quảng cáo liên quan đến thuốc lá, vấn
đề về chi phí cho thuốc lá điếu, kiến thức và thái độ liên quan đến tác hại của thuốc lá
Theo dõi một cách hệ thống tình hình sử dụng thuốc lá (có khói và không khói) ở người trưởng thành và ước tính các chỉ số cơ bản về PCTHTL trên một mẫu điều tra đại diện quốc gia của Việt Nam
Cung cấp số liệu cho so sánh tình hình trong nước với khu vực và toàn cầu
Xem xét việc thực hiện các chính sách theo khuyến cáo của FCTC được cụ thể hóa trong nhóm chính sách MPOWER
Trang 13Phương pháp
Điều tra GATS ở Việt Nam được thiết kế dưới dạng một điều tra đại diện quốc gia cho toàn bộ nam và nữ tuổi từ 15 trở lên Điều tra này áp dụng thiết kế chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn Tầng là các huyện và khu vực (thành thị/nông thôn) Ở giai đoạn chọn mẫu đầu tiên, 15% số địa bàn điều tra (EA) của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 được Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK) chọn làm dàn mẫu chủ Ở giai đoạn chọn mẫu thứ hai, chọn các EA từ dàn mẫu chủ 15% này Tổng số có 9.925 cá nhân được phỏng vấn, đại diện cho 64,3 triệu người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên đang sinh sống ở Việt Nam Tỷ lệ trả lời là 92,7%
Bộ câu hỏi GATS gồm 8 phần: các thông tin chung, sử dụng thuốc lá (cả thuốc lá có khói và không khói), cai nghiện thuốc lá, hút thuốc lá thụ động, kinh tế, thông tin và kiến thức, thái độ và nhận thức Tổng cục Thống kê là đơn vị thực hiện thu thập số liệu, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Ủy ban phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam và trường Đại học Y Hà Nội hỗ trợ kỹ thuật và giám sát thu thập số liệu Thu thập số liệu thực hiện từ 22 tháng 3 năm 2010 đến 13 tháng 5 năm 2010 tại 63 tỉnh, thành phố trong toàn Việt Nam Tất cả các cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt và thiết bị điện tử cầm tay được sử dụng để thu thập số liệu
Kết quả chính
Sử dụng thuốc lá
Ở Việt Nam 47,4% nam và 1,4% nữ và 23,8% người trưởng thành nói chung (15,3 triệu người lớn) đang hút thuốc lá Trong số những người hút thuốc, 81,8% hút thuốc hàng ngày và 26,9% hút thuốc lào Chí có 1,3% người lớn (0,3% nam và 2,3% nữ) đang dùng thuốc lá không khói Khoảng 69,0% những người hút thuốc hàng ngày hút từ 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày; 29,3% hút từ 20 điếu trở lên mỗi ngày Tuổi bắt đầu hút thuốc trung bình là 19,8 ở nam và 23,6
ở nữ, và 19,9 ở người trưởng thành nói chung Trong số những người hút thuốc hàng ngày 66,2% hút điếu thuốc đầu tiên mỗi ngày trong khoảng thời gian 30 phút đầu tiên ngay sau khi thức dậy
Hút thuốc lá thụ động (SHS)
Khoảng 55,9% người lao động (đại diện cho gần 8 triệu người) cho rằng đã bị phơi nhiễm thụ động với thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà trong 30 ngày qua (68,7% trong số nam và 41,4% trong số nữ) Trong số những người lao động không hút thuốc tỷ lệ SHS tại nơi làm việc trong nhà là 49,0% nói chung (đại diện khoảng 5 triệu người không hút thuốc), 62,8% trong số nam
và 41,3% trong số nữ
Trang 14Trong số những người trưởng thành đã đến các địa điểm công cộng trong vòng 30 ngày qua, tỷ
lệ hút thuốc thụ động cao nhất được tìm thấy ở các quán rượu/cà phê/trà (92,6%), tiếp đó là tỷ
lệ này ở các nhà hàng (84,9%) Tỷ lệ hút thuốc thụ động thấp nhất ở các cơ sở y tế (23,6%)_và trường học (22,3%) Tỷ lệ hút thuốc thụ động ở các trường đại học và cơ quan nhà nước lần lượt là 54,3% và 38,7%
Cai nghiện thuốc lá
Có 29,3% người từng hút thuốc lá đã bỏ hút thuốc, trong khi 67,5% những người đang hút thuốc lá cho rằng họ có kế hoạch hoặc suy nghĩ đến việc bỏ thuốc vào một thời điểm nào đó trong tương lai Có 9,5% người đang hút thuốc (tương đương với 1,5 triệu người) có kế hoạch
bỏ thuốc trong tháng tới và 55,3% có kế hoạch bỏ thuốc trong 12 tháng tới
Trong số những người đến các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong 12 tháng qua, 34,9% cho biết họ đã được hỏi về tiền sử hút thuốc Dưới 1/3 những người hút thuốc nhận được lời khuyên bỏ thuốc lá từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Trong 12 tháng qua chỉ có 0,4% đã dùng thuốc theo chỉ định (Bupropion hoặc Varenicline) để cố gắng bỏ thuốc Chỉ có 3,0% người hút thuốc đã tìm đến tư vấn giúp cho việc bỏ thuốc
Kinh tế
Giá trị trung vị của số tiền bỏ ra mua một bao thuốc lá 20 điếu là 5.500 đồng (khoảng 0,29 Đô la Mỹ) Giá trị trung vị của chi phí cho thuốc lá hàng năm của mỗi người hút thuốc lá là 1.096.000 đồng (khoảng 57 Đô la Mỹ) Tỷ lệ % giá trị trung vị của giá cho 100 bao thuốc lá điếu nhà máy trên tổng thu nhập quốc nội theo bình quân đầu người là 2,7%
Có 71,3% người trưởng thành ủng hộ việc tăng thuế thuốc lá
Thông tin và quảng cáo
Tỷ lệ nhìn thấy bất kỳ loại quảng cáo, khuyến mại hoặc tài trợ thuốc lá nào là 16,9%
Trong 30 ngày qua, 91,6% những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên đã để ý thấy có thông tin phòng chống tác hại thuốc lá được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trưng bày ở nơi công cộng tại bất cứ địa điểm nào Ti vi được nhắc đến bởi nhiều người nhất, chiếm tới 85,9%, tiếp đến là biển quảng cáo lớn (42,8%), và đài địa phương hoặc loa phóng thanh (38,2%) Tỷ lệ người trưởng thành thấy có thông tin phòng chống tác hại thuốc lá từ các
tờ rơi hay tờ gấp là thấp nhất (7,7%)
Trang 15Trong 30 ngày qua, 92,4% người hút thuốc đã nhận thấy cảnh báo sức khỏe trên các vỏ bao thuốc lá
Kiến thức, thái độ và nhận thức
Hầu hết những người trưởng thành (95,7%) tin rằng hút thuốc lá gây ra bệnh tật và ốm đau nghiêm trọng Tỷ lệ phần trăm những người tin rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi, đột quỵ và đau tim lần lượt là 95,6%, 70,3% và 62,7% Có 55,5% những người trả lời tin rằng hút thuốc lá
có thể gây ra cả ba bệnh ung thư phổi, đột quỵ và đau tim
Có 87,0% những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên (82,2% người hút thuốc và 88,5% người không hút thuốc) tin rằng hít khói thuốc lá của người khác gây bệnh nghiêm trọng cho những người không hút thuốc
Kết luận
Điều tra GATS Việt Nam 2010 cung cấp các ước lượng đại diện quốc gia về tình hình sử dụng
cả thuốc lá có khói và thuốc lá không khói theo khu vực cư trú thành thị - nông thôn và theo giới tính Thêm nữa, các chỉ số nhiều mặt về phòng chống tác hại thuốc lá như hút thuốc thụ động, tình trạng tiếp xúc với thông tin về phòng chống tác hại thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp xúc với quảng cáo thuốc lá, và chi tiêu cho thuốc lá cũng được ước tính Đây là điều tra trên phạm vi toàn quốc đầu tiên nhằm cung cấp thông tin đa chiều về các loại sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá không khói và các chỉ số cơ bản về phòng chống tác hại thuốc lá
Kết quả điều tra GATS năm 2010 cho thấy mặc dù các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá gần đây đã nhận được sự chú ý nhưng vẫn còn những vấn đề cần phải cải thiện:
Tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm so với năm 2002 (nam: 56,1% xuống 47,4%; nữ: 1,8% xuống 1,4%), nhưng vẫn còn rất cao trong nam giới
Hầu hết người Việt Nam đã nhận thức được hậu quả tiêu cực của hút thuốc lá thụ động với sức khỏe và mặc dù đã có những quy định về môi trường không khói thuốc tại một
số địa điểm nhưng tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở tại nơi làm việc, tại nhà, và các nơi công cộng rất cao Đa số người trưởng thành ủng hộ các quy định về môi trường không khói thuốc, tuy nhiên việc tuân thủ các quy định này còn kém
Các dịch vụ cai nghiện thuốc lá không dễ tiếp cận cho những người hút thuốc ở Việt Nam Hơn nữa, tư vấn cai nghiện không phải là mối quan tâm của hầu hết cán bộ y tế
GATS Việt Nam chỉ ra rằng giá của các sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam còn thấp Tỷ lệ ủng hộ tăng thuế thuốc lá cao
Trang 16lô gô hoặc tên nhãn hiệu thuốc lá) và tài trợ sự kiện vẫn còn
Khuyến nghị
Mặc dù các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá gần đây đã nhận được sự chú ý nhưng vẫn còn những vấn đề cần phải cải thiện Việc thực hiện Quyết định số 1315/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc
lá cần đẩy mạnh hơn Kế hoạch này có thể được thực hiện hiệu quả bằng cách sử dụng các hướng dẫn kỹ thuật theo chương trình MPOWER của Tổ chức Y tế Thế giới gồm 6 chiến lược
cơ bản bao gồm:
Theo dõi sử dụng thuốc lá và các chính sách dự phòng: tăng cường hệ thống theo dõi các
chỉ số liên quan đến hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, gồm (i) Tỷ lệ sử dụng thuốc lá; (ii) tác động của các can thiệp chính sách; và (iii) các hoạt động quảng cáo, khuyến mại và vận động hành lang của ngành công nghiệp thuốc lá Thực hiện GATS thường kỳ thông qua điều tra nhắc lại hoặc lồng ghép những câu hỏi chính của GATS vào các cuộc điều tra thường xuyên
Bảo vệ mọi người khỏi khói thuốc lá:
Thực thi nghiêm các quy định hiện hành về phòng chống tác hại thuốc lá và thông qua Luật Phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam
Vận động cho sáng kiến về ngôi nhà không khói thuốc lá
Hỗ trợ cai thuốc lá: Tăng cường hoạt động của các phòng khám dịch vụ cai nghiện thuốc lá
thông qua tập huấn cho các y tá, các nhân viên y tế về kỹ năng tư vấn; mở rộng dịch vụ cai nghiện và lồng ghép dịch vụ cai nghiện trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu
Cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá :
Xây dựng và ban hành các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì của tất cả các loại sản phẩm thuốc lá
Tăng cường các chiến dịch quảng cáo phòng chống tác hại thuốc lá đa dạng về hình thức để phổ biến rộng rãi đầy đủ mối nguy hiểm do sử dụng thuốc lá gây ra
Trang 17Thực thi các lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá: Thực thi triệt để những
quy định và luật hiện tại cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá
Tăng thuế thuốc lá: Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trên các sản phẩm thuốc lá được coi là một
trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa giới trẻ bắt đầu hút thuốc, giảm sử dụng thuốc lá và cứu sống con người Cần phải có sự vận động để tăng thuế đánh vào tất cả các loại sản phẩm thuốc lá
Trang 18Chương trình Sáng kiến Kiểm soát Thuốc lá (TFI) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hướng tới mục tiêu giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn cầu do thuốc lá gây ra, từ đó bảo vệ các thế hệ hiện nay và thế hệ trong tương lai khỏi những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, xã hội, môi trường và kinh tế của việc sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp các định hướng chính sách mang tính toàn cầu, cụ thể là thúc đẩy việc thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO (FCTC) [3] và các chính sách về kiểm soát thuốc lá MPOWER [4]1 như nội dung chính để thực hiện FCTC FCTC khuyến khích các nước tuân theo các nguyên tắc của Công ước Khung, và các chương trình TFI hỗ trợ các nước thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá thông qua nhóm chính sách MPOWER
Vào tháng 8/2006, WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Hoa Kỳ (CDC) đã tổ chức một cuộc họp giữa các chuyên gia để thảo luận về giám sát sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành và kiến nghị xây dựng một bản kế hoạch điều tra chuẩn Cuộc họp nhóm chuyên gia này cũng nhận thức được những thách thức về sự hạn chế nguồn tài chính và tính chất phức tạp của phương pháp khi tiến hành các điều tra thuốc lá ở người trưởng thành một cách
có hệ thống, và xác định những thiếu hụt trong khả năng so sánh các cuộc điều tra quốc gia với nhau
Chương trình Sáng kiến Bloomberg nhằm Giảm Sử dụng Thuốc lá cung cấp nguồn lực để bổ sung những thiếu hụt về số liệu đo lường tình trạng sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành trên
1
Chương trình MPOWER là một nhóm bao gồm sáu chính sách đã được chứng minh tính hiệu quả nhằm ngăn chặn
bệnh dích thuốc lá toán cầu, bao gồm: Giám sát việc sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng ngừa (Monitor tobacco use and prevention policies); Bảo vệ mọi người khỏi khói thuốc lá (Protect people from tobacco smoke); (Giúp đỡ việc bỏ thuốc lá (Offer help to quit tobacco use); Cảnh báo về các nguy hiểm của thuốc lá (Warn about the dangers of tobacco); Thực thi lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá (Enforce bans on tobacco advertising, promotion, and sponsorship); và Tăng thuế thuốc lá (Raise taxes on tobacco)
Trang 19toàn cầu và nhằm tối ưu hóa phạm vi và kết quả của Hệ thống Giám sát thuốc lá Toàn cầu (GTSS) hiện nay Hệ thống này ban đầu bao gồm ba điều tra ở trường học cho thiếu niên và một số nhóm người trưởng thành được lựa chọn, bao gồm: Điều tra Toàn cầu về Sử dụng Thuốc lá ở Thiếu niên (GYTS), Điều tra Toàn cầu về Thuốc lá trong cán bộ ở Trường học (GSPS), và Điều tra Toàn cầu trong Sinh viên chuyên ngành Y tế (GHPSS)
Điều tra Toàn cầu về Sử dụng Thuốc lá ở Người trưởng thành (GATS) là một điều tra hộ gia đình được bắt đầu thực hiện vào tháng 2/2007 là một cấu phần mới của hệ thống GTSS GATS sẽ cho phép các nước thu thập dữ liệu về các biện pháp kiểm soát thuốc lá chính ở quần thể người trưởng thành Kết quả từ điều tra GATS sẽ giúp các nước hình thành, theo dõi
và thực hiện các can thiệp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, giúp các nước có thể so sánh kết quả điều tra của mình với các nước khác cũng tiến hành điều tra GATS
GATS được tiến hành đầu tiên ở 14 nước, nơi hơn một nửa số người hút thuốc sống và gánh chịu những gánh nặng lớn nhất của việc sử dụng thuốc lá như: Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Mexico, Philippines, Ba Lan, Liên bang Nga, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Uruguay và Việt Nam
Các tổ chức CDC, Quỹ CDC, trường Y tế Công cộng Bloomberg tại Johns Hopkins (JHSPH), Viện Phát triển Nghiên cứu Quốc tế (RTI), WHO và các nước trên thế giới cùng làm việc để thiết kế và thực hiện điều tra GATS
1 1 Gánh nặng về thuốc lá ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trên thế giới Tỷ lệ hút thuốc của những người từ 15 tuổi trở lên năm 2002 là 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới [5] Trong những người hút thuốc lá nam giới năm 2001-2002, 69,1% chỉ hút thuốc lá, 23,2% chỉ hút thuốc lào, và 7,7% sử dụng cả hai sản phẩm này [5] Truyền thống văn hóa Việt Nam không chấp nhận hành vi hút thuốc ở phụ nữ, vì vậy tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ vẫn thấp trong nhiều thập kỷ qua Tuy nhiên, do tác động của sự phát triển kinh tế và xu thế toàn cầu hóa, truyền thống này gần đây đã có sự thay đổi Bằng chứng từ các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy tỷ lệ hút thuốc
ở phụ nữ trẻ đang tăng lên và hành vi này được chấp nhận nhiều hơn ở vùng thành thị [6] Năm
2007, tỷ lệ hút thuốc ở thiếu niên tuổi từ 13 đến 15 tuổi là 3,3% Tỷ lệ hút thuốc ở học sinh nam (5,9%) cao hơn ở học sinh nữ (1,2%)[7]
Ở Việt Nam, vấn đề hút thuốc lá không chỉ liên quan đến tỷ lệ hút thuốc mà còn đến phần trăm
hộ gia đình bị ô nhiễm bởi có người hút thuốc trong nhà Kết quả điều tra cho thấy 63% hộ gia đình có người hút thuốc trong nhà và 71% trẻ dưới 6 tuổi sống trong nhà bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá [5]
Trang 2020
Tiêu dùng thuốc lá đã tăng lên trong các thập kỷ vừa qua Ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam có năng lực sản xuất 5.800 triệu bao mỗi năm, đang sử dụng khoảng 70%-80% năng lực sản xuất Sản lượng thuốc lá tăng lên từ năm 2000, ngay cả khi đã tính đến sự gia tăng dân số, chủ yếu do việc đầu tư vào thiết bị trồng, chế biến và sản xuất thuốc lá và do kiểm soát buôn lậu chặt chẽ hơn Sản lượng hiện nay vào khoảng 4.000-4.500 triệu bao mỗi năm Trong giai đoạn 2000-2006, tổng sản lượng thuốc lá tăng khoảng 42%[8]
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam Một mô hình mô phỏng được xây dựng cho Việt Nam đã ước tính rằng hút thuốc gây ra 40.000 ca tử vong trong năm
2008, con số này sẽ tăng lên đến 50.000 mỗi năm vào năm 2023 [9] Trong một nghiên cứu gần đây, Norman và các tác giả khác cho biết thuốc lá gây ra từ 66.000-76.000 ca tử vong, chiếm từ 9,7% - 11,1% tổng số ca tử vong và 6,8% - 7,7% số năm sống giảm do bệnh tật năm 2006 ở Việt Nam Các bệnh tim mạch và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm phần lớn gánh nặng bệnh tật quy thuộc cho hút thuốc ở cả nam và nữ [10]
Sử dụng thuốc lá không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn tạo ra gánh nặng lên xã hội và
hệ thống chăm sóc sức khỏe do tiêu thụ các nguồn lực quý giá Chi phí của chỉ ba bệnh (ung thư phổi, bệnh tim thiếu máu cục bộ, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) quy thuộc cho
sử dụng thuốc lá ở Việt Nam đã lớn hơn 1.100 tỷ đồng (tương đương 75 triệu USD) [11] Bằng chứng đó cho thấy sử dụng thuốc lá gây ra lãng phí lớn nguồn lực tài chính của quốc gia Năm
1998, những người hút thuốc ở Việt Nam đã chi 6.000 tỷ đồng cho thuốc lá – số tiền này có thể dùng để mua 1,6 triệu tấn gạo, đủ nuôi 10,6 triệu người trong một năm Nếu như số tiền chi cho thuốc lá được dùng để mua thực phẩm, 11,2% những người nghèo lương thực thực phẩm sẽ
có thể thoát nghèo [6] Năm 2007, tổng chi tiêu cho thuốc lá là 14.000 tỷ đồng, chiếm từ 5-10% tổng chi tiêu của hộ gia đình [12]
1 2 Chính sách phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) hiện nay của Việt Nam
Các hoạt động PCTHTL ở Việt Nam đã bắt đầu từ cách đây hơn 20 năm, và Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ cam kết mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch do thuốc lá:
Năm 1986, khi Chính phủ Việt Nam đưa ra chương trình cải tổ (được biết đến với cái tên Đổi Mới), thuốc lá đã bị cấm bán cho người dưới 15 tuổi
Năm 1989, Luật Bảo vệ Sức khỏe Nhân dân được ban hành đã có Điều 5 khoản 3 cấm hút thuốc ở phòng họp, rạp chiếu phim và nhà hát Luật này sau đó được củng cố bởi Nghị định Chính phủ năm 1991 Vào tháng 5/1989, Bộ Y tế thành lập Ban Chủ nhiệm PCTHTL Việt Nam (VINACOSH) để lãnh đạo công tác PCTHTL
Trang 21 Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng cấm nhập khẩu thuốc lá Lệnh cấm nhập khẩu có hiệu lực đến khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007
Nghị định năm 1992 khuyến khích các ban ngành của Chính phủ hợp tác trong hoạt động PCTHTL và cấm cán bộ nhà nước dùng thuốc lá làm “quà”
Chính phủ cấm quảng cáo thuốc lá trên báo điện tử và báo in vào năm 1994 và tăng thuế thuốc lá năm 1995 (tỷ lệ thuế nằm trong khoảng 32%-50% giá xuất xưởng) cũng như ban hành những hướng dẫn chặt chẽ hơn về lệnh cấm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
Hút thuốc bị cấm trong quân đội năm 1996, và việc tài trợ các sự kiện thể thao và văn hóa của ngành công nghiệp thuốc lá bị cấm một năm sau đó, năm 1997
Năm 2000, Chính phủ bắt đầu áp dụng tem thuế để hạn chế buôn lậu và trốn thuế
Cam kết quốc gia về PCTHTL được thể hiện cao độ trong Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ số 12/2000/NQ-CP về “Chính sách Quốc gia về PCTHTL giai đoạn 2000-2010” được thực hiện bởi một Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Y tế đứng đầu, với các thành viên từ hầu hết các
bộ (bao gồm cả Bộ Công thương và Bộ Tài chính) và các tổ chức đoàn thể Mục tiêu chung của Chính sách Quốc gia về PCTHTL là giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 50% xuống còn 20% và duy trì tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới dưới 2% Chính sách Quốc gia về PCTHTL cấm hút thuốc ở rạp hát, văn phòng, các cơ sở y tế, trường học và các nơi công cộng khác Chính sách này cũng đề nghị các cá nhân khuyến khích người hút thuốc không hút ở các sự kiện
xã hội như đám cưới hay đám tang [13]
Việt Nam ký FCTC vào ngày 08/8/2003 và phê chuẩn FCTC vào ngày 17/12/2004
Năm 2006, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các loại thuốc lá và xì gà khác nhau được chuyển thành một mức thuế 55% trên giá bán buôn Thuế tiêu thụ đặc biệt được tăng lên thành 65% giá bán buôn vào tháng 1/2008
Năm 2007, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/2007CT-TTg về tăng cường các hoạt động PCTHTL ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vai trò của sáu biện pháp chính: 1) đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe về ảnh hưởng có hại của việc sử dụng thuốc lá; 2) thực thi nghiêm lệnh cấm hút thuốc tại các nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà; 3) áp dụng cảnh báo sức khoẻ trên bao thuốc lá (chiếm 30% diện tích mặt bao chính); 4) kiểm soát nghiêm việc kinh doanh thuốc lá; 5) cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá; và 6) tăng thuế thuốc lá Chỉ thị này hiện đang được thực thi dưới sự chỉ đạo của
Bộ Y tế với sự tham gia của hầu hết các bộ ngành và các tổ chức đoàn thể tại Việt Nam [14]
Trang 2222
Gần đây, ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1315/QĐ-TTg
về việc Phê duyệt Kế hoạch Hoạt động nhằm Thực thi Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá Kế hoạch hoạt động này cung cấp nội dung, lịch trình và phân công trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và tuyên truyền các văn bản pháp luật
trong nước để đáp ứng yêu cầu của Công ước Khung [15]
Mặc dù dường như gần đây các hoạt động PCTHTL ở Việt Nam đã nhận được sự chú ý, nhưng một số vấn đề vẫn cần được cải thiện Mặc dù đã có quy định về việc in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá, nhưng quy định này vẫn chưa tuân theo hướng dẫn của Công ước Khung về việc đóng gói và dán nhãn hiệu quả Bộ Y tế vẫn chưa áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh Luật PCTHTL chưa được Quốc hội thảo luận và thông qua
1 3 Mục tiêu điều tra
Các mục tiêu của điều tra GATS là:
Thiết lập các chỉ số ban đầu về sử dụng thuốc lá và tình hình thực hiện các biện pháp PCTHTL bao gồm sử dụng các loại thuốc lá có khói và không khói, hút thuốc lá thụ động, cai nghiện thuốc lá, các nguồn thông tin và quảng cáo liên quan đến thuốc lá, vấn
đề về chi phí cho thuốc lá điếu, kiến thức và thái độ liên quan đến tác hại của thuốc lá
Theo dõi một cách hệ thống tình hình sử dụng thuốc lá (có khói và không khói) ở người trưởng thành và ước tính các chỉ số cơ bản về PCTHTL trên một mẫu điều tra đại diện quốc gia của Việt Nam
Cung cấp số liệu cho việc so sánh tình hình trong nước với khu vực và toàn cầu
Xem xét việc thực hiện các chính sách theo kiến nghị của FCTC được cụ thể hóa trong MPOWER
Trang 232 Phương pháp
2.1 Quần thể nghiên cứu
Điều tra GATS ở Việt Nam được thiết kế dưới dạng một điều tra đại diện quốc gia của toàn bộ nam và nữ tuổi từ 15 trở lên không sống trong các cơ sở tập trung Quần thể đích của điều tra này bao gồm tất cả nam và nữ tuổi từ 15 trở lên Quần thể đích này bao gồm tất cả những người coi Việt Nam là nơi cứ trú chính Định nghĩa này bao gồm cả những cá nhân cư trú ở Việt Nam nhưng không được coi là công dân Việt Nam
Những người trưởng thành tuổi từ 15 trở lên bị loại trừ khỏi nghiên cứu này là những người:
- Đến thăm Việt Nam (chẳng hạn như khách du lịch),
- Những người cho biết nơi cư trú chính của họ là doanh trại quân đội hoặc các khu cư trú tập trung (chẳng hạn như ký túc xá),
- Những người sống trong các cơ sở như bệnh viện, nhà tù, nhà điều dưỡng và các cơ
sở khác
Một số người có thế sống ở những nơi khác chứ không ở nơi cư trú “chính” của họ tại thời điểm điều tra viên đến hộ gia đình, ví dụ như sinh viên đại học đang sống ở ký túc xá, các gia đình đang ở tại nơi nghỉ mát, những người lao động tạm thời sống ở nông trại trong mùa thu hoạch Những người này được chọn vào mẫu từ nơi mà họ coi là nơi cư trú chính
Vì vậy,
- Nếu điều tra viên đến hộ gia đình và biết rằng một số người đang sống ở nhà đó nhưng lại coi đó là nhà nghỉ hay không phải nơi cư trú chính, thì những người đó không được đưa vào danh sách hộ gia đình
- Nếu điều tra viên đến hộ gia đình và biết rằng một số người coi nhà đó như nơi cư trú chính; tuy nhiên họ không sống ở hộ gia đình tại thời điểm đó, thì những người này vẫn được đưa vào danh sách hộ gia đình
2.2 Thiết kế mẫu
Thiết kế mẫu điều tra GATS được miêu tả chi tiết trong Phụ lục B Điều tra này áp dụng thiết kế chọn mẫu hai giai đoạn, tương tự với thiết kế chọn mẫu chùm phân tầng theo ba giai đoạn Theo thiết kế chọn mẫu của điều tra GATS, mẫu cần có 8000 người để đủ độ tin cậy cho ước tính được số liệu theo các biến số cơ bản về giới và khu vực thành thị/nông thôn Dựa vào các điều tra hộ gia đình quốc gia tương tự trước đây, chúng tôi giả sử rằng tỷ lệ đối tượng không phù hợp và không trả lời là 35% Sau khi tính đến tỷ lệ trả lời, quy mô mẫu cuối cùng là 11.142
Trang 2424
hộ Tiếp đó, chúng tôi lấy mẫu một nửa số địa bàn điều tra ở khu vực thành thị và một nửa số địa bàn điều tra ở khu vực nông thôn Vì quy mô dân số của địa bàn điều tra khác nhau giữa khu vực nông thôn và thành thị, nên ở mỗi địa bàn điều tra thuộc khu vực thành thị chọn 18 hộ
và mỗi địa bàn điều tra thuộc khu vực nông thôn chọn 16 hộ Kết quả là có tổng số 657 địa bàn điều tra với 11.142 hộ gia đình được chọn Số lượng các địa bàn điều tra được phân bổ tỷ lệ với tổng số hộ gia đình trong 6 tầng
Năm 2009, Tổng cục Thống kê (TCTK) Việt Nam đã tiến hành Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trong thời gian này, TCTK đã xây dựng dàn mẫu chủ 15% để phục vụ cho các điều tra chọn mẫu cấp quốc gia trong tương lai Dàn mẫu chủ 15% này bao gồm một tập hợp các địa bàn điều tra chiếm 15% dân số Việt Nam được phân tầng thành 3 vùng Vùng thứ nhất gồm 132 quận, thị xã, thành phố của các tỉnh Vùng thứ hai gồm 294 huyện ở vùng đồng bằng và ven biển Vùng thứ ba gồm 256 huyện ở miền núi và hải đảo Mẫu điều tra GATS được chọn ra từ dàn mẫu chủ 15% sau khi 3 vùng trên được chia ra thành khu vực thành thị và nông thôn trong từng vùng (tạo thành 6 tầng)
Ở giai đoạn chọn mẫu đầu tiên, đơn vị chọn mẫu lần đầu (PSU) là địa bàn điều tra (EA) Dàn mẫu là một danh sách các EA trong dàn mẫu chủ 15% với số lượng hộ gia đình và các thông tin định danh do TCTK Việt Nam quản lý từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 Từ mỗi tầng trong số 6 tầng trên chọn các EA theo số lượng đã được phân bổ theo phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với quy mô số hộ (PPS) Trong đó số EA cần chọn được tính bằng xác suất được chọn của một EA từ toàn bộ quần thể theo phương pháp PPS chia cho xác suất được chọn của một EA từ dàn mẫu chủ
Ở giai đoạn chọn mẫu thứ hai, 18 hộ gia đinh từ mỗi EA thuộc khu vực thành thị và 16 hộ gia đình từ mỗi EA thuộc khu vực nông thôn được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Từ mỗi hộ gia đình đã được chọn, chọn ngẫu nhiên một thành viên thích hợp để trả lời phỏng vấn
Lưu ý rằng thiết kế này và thiết kế mà chúng tôi sử dụng để lấy mẫu EA trực tiếp từ tổng thể là tương tự nhau Xác suất chọn một người thích hợp bằng tích của xác suất trong từng giai đoạn Trọng số lấy mẫu cho mỗi cá nhân thích hợp bằng nghịch đảo xác xuất lựa chọn miêu tả ở trên Các chi tiết của việc tính trọng số được miêu tả trong Phụ lục B
2.3 Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi của điều tra GATS Việt Nam bao gồm tám phần Sau đây là những miêu tả khái quát cho mỗi phần (Bộ câu hỏi đầy đủ được trình bày trong Phụ lục A):
Trang 25 Các đặc điểm cơ bản: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng việc làm, tài sản, vật
dụng của hộ gia đình
Hút thu ốc lá: Mô hình sử dụng thuốc lá (hàng ngày, không thường xuyên hay còn gọi là
thỉnh thoảng, không sử dụng), đã từng sử dụng thuốc lá, tuổi bắt đầu hút thuốc hàng ngày, sử dụng các loại sản phẩm thuốc lá khác nhau (thuốc lá điếu, tẩu, xì gà và các sản phẩm thuốc lá có khói khác), nghiện thuốc lá, tần số của các nỗ lực cai thuốc lá
Thu ốc lá không khói: Mô hình sử dụng (hàng ngày, thỉnh thoảng, không sử dụng), đã
từng sử dụng thuốc lá, tuổi bắt đầu sử dụng thuốc lá không khói hàng ngày, sử dụng các loại sản phẩm thuốc lá không khói khác nhau (thuốc lá hít, nhai, thuốc lá nhai với lá trầu không…), nghiện thuốc lá, tần số thực hiện các nỗ lực cai thuốc lá
Cai nghi ện thuốc lá: Tình trạng nhận được lời khuyên cai nghiện hút thuốc lá của cán
bộ y tế, biện pháp đã áp dụng để cai nghiện hút thuốc lá Thông tin tương tự được hỏi
đối với việc cai nghiện thuốc lá không khói
Thu ốc lá thụ động: Tình trạng được phép hút thuốc trong nhà, phơi nhiễm với khói
thuốc lá lại nhà, chính sách về hút thuốc ở nơi công cộng, phơi nhiễm với khói thuốc ở nơi làm việc, cơ quan chính phủ, các cơ sở y tế, cửa hàng ăn, phương tiện giao thông công cộng Ngoài ra còn có một số câu hỏi về tình trạng phơi nhiễm khói thuốc lá tại trường học, trường đại học, các nơi làm việc tư nhân, quán rượu, câu lạc bộ đêm, v.v cũng như hiểu biết về các căn bệnh nghiêm trọng của người không hút thuốc mắc phải
do phơi nhiễm với khói thuốc lá
Kinh t ế: Loại sản phẩm thuốc lá và số lượng thuốc lá đã mua, chi phí của sản phẩm
thuốc lá, nhãn hiệu và loại thuốc lá đã mua, và nguồn mua các sản phẩm thuốc lá
Ph ương tiện truyền thông: Tiếp xúc với quảng cáo thuốc lá qua truyền hình, đài, bảng
quảng cáo lớn, áp phích, báo/tạp chí, rạp chiếu phim, internet, trên phương tiện giao thông công cộng, trên tường ở nơi công cộng, các địa điểm khác; tiếp xúc với các sự kiện thể thao có liên quan đến thuốc lá; tiếp xúc với các sự kiện âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật hay thời trang liên quan đến thuốc lá; tiếp xúc với các hoạt động khuyến mại thuốc lá; phản ứng với các cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá; tiếp xúc với quảng cáo và thông tin PCTHTL Các câu hỏi tương tự cũng được đặt ra với thuốc lá không khói Thời gian nhớ lại của các câu hỏi trong mục này là 30 ngày
Ki ến thức, thái độ và nhận thức: Kiến thức về các ảnh hưởng đến sức khỏe của thuốc lá
có khói và thuốc lá không khói
Bộ câu hỏi GATS được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam qua các bước sau:
Trang 2626
Chuyên gia ngôn ngữ dịch bản cuối cùng của bộ câu hỏi GATS sang tiếng Việt
Nhóm nòng cốt kiểm tra và điều chỉnh bản tiếng Việt qua các buổi họp nhóm Một số câu hỏi đặc trưng cho Việt Nam được bổ sung vào bộ câu hỏi
Một chuyên gia ngôn ngữ khác dịch ngược bộ câu hỏi tiếng Việt đã điều chỉnh sang tiếng Anh
Nhóm nòng cốt và các chuyên gia của CDC và WHO/WPRO thảo luận cùng nhau về bản dịch ngược của bộ câu hỏi đã điều chỉnh trong chuyến giám sát kỹ thuật đầu tiên
Bản dịch ngược của bộ câu hỏi đã điều chỉnh được gửi cho Ban Kiểm tra Bộ câu hỏi để nhận xét
Bản hỏi đã điều chỉnh được thử nghiệm trên một mẫu gồm 120 người (60 ở thành thị và
60 ở nông thôn) Trong thời gian trước thử nghiệm, các khía cạnh khác nhau của bộ câu hỏi đã được kiểm tra về cách diễn đạt, sự không thống nhất trong các bước nhảy, dòng
và thứ tự câu hỏi, các lỗi/thay đổi trong cách diễn đạt hoặc dịch, các loại câu trả lời bổ sung cần có, khối lượng công việc
Bộ câu hỏi điều tra GATS được điều chỉnh dựa trên các kinh nghiệm rút ra trong quá trình trước thử nghiệm và tham khảo ý kiến với các chuyên gia của WHO và CDC
Bản cuối của bộ câu hỏi được duyệt bởi Ủy ban Kiểm tra Bộ câu hỏi để áp dụng cho điều tra chính thức
2.4 Thu thập số liệu
T ổ chức thực hiện
Tổng cục Thống kê tổ chức thu thập số liệu với sự tham gia giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới, VINACOSH và trường Đại học Y Hà Nội
Đội ngũ điều tra và tập huấn điều tra
Lực lượng tham gia điều tra thực địa của GATS Việt Nam 2010 được chia thành 26 đội điều tra Mỗi đội điều tra gồm một đội trưởng và 4 điều tra viên nhằm đảm bảo việc giám sát được chặt chẽ và số liệu thu thập được có chất lượng cao Đội trưởng và điều tra viên được lựa chọn từ các cán bộ thống kê của quận/huyện và các cộng tác viên của TCTK Họ là những người có khả năng sử dụng máy vi tính và kinh nghiệm điều tra từ các cuộc điều tra hộ gia đình trước đây của TCTK, đặc biệt là các cuộc điều tra liên quan đến lĩnh vực y tế của TCTK Ngoài các phẩm chất cần thiết của điều tra viên, các đội trưởng trong điều tra GATS phải có kỹ năng
sử dụng thành thạo máy vi tính và thiết bị điện tử cầm tay (iPAQ) và có kinh nghiệm làm việc với chính quyền địa phương
Trang 27Giám sát viên là các thống kê viên của Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, các cán bộ của các Cục Thống kê tỉnh/TP và trường Đại học Y Hà Nội Các giám sát viên là những người
có nhiều kinh nghiệm về phương pháp thực hiện các cuộc điều tra hộ gia đình Bên cạnh đó, họ phải có kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính và thiết bị điện tử cầm tay (iPAQ) (có kinh nghiệm sử dụng và giải quyết các vấn đề của hệ thống xử lý dữ liệu, chuyển dữ liệu)
Hai lớp tập huấn trong 6 ngày được tổ chức ở hai miền: ở miền Bắc (Hà Nội), từ ngày 07/3/2010 và ở miền Nam (Nha Trang), từ ngày 05-10/3/2010 Chương trình tập huấn bao gồm bài giảng, thảo luận, thực tập, phỏng vấn thử, và đi thực địa để cho điều tra viên làm quen với địa bàn thực tế Các giảng viên đến từ TCTK, WHO, CDC, VINACOSH và HMU
02- Ph ương pháp lưu trữ số liệu (sử dụng thiết bị điện tử cầm tay)
Thiết bị điện tử cầm tay (handheld) được sử dụng để nhập và lưu trữ dữ liệu Mỗi điều tra viên
và đội trưởng được trang bị một thiết bị điện tử cầm tay Một file chứa địa chỉ và tên của các hộ gia đình phân công cho từng điều tra viên được nạp vào trong thiết bị điện tử cầm tay trước khi
đi thực địa Tất cả những câu trả lời đều được nhập vào thiết bị điện tử cầm tay bằng cách dùng bút nhấn vào bàn phím trên màn hình để lựa chọn câu trả lời phù hợp
Trung bình mỗi điều tra viên phỏng vấn khoảng 90 hộ gia đình Danh sách các hộ phân công cho mỗi điều tra viên được nạp vào iPAQ của họ trước khi đi thực địa Mỗi ngày, một điều tra viên đến thu thập số liệu tại 4 hộ gia đình Vào cuối mỗi ngày làm việc, các điều tra viên chuyển
dữ liệu của các cuộc phỏng vấn đã hoàn thành cho đội trưởng
Các đội trưởng chịu trách nhiệm lo hậu cần và đi lại cho các đội, phân công công việc điều tra, xác định các hộ gia đình trong mẫu, và bao quát chung việc điều phối điều tra Bên cạnh đó, các đội trưởng còn phải thu thập dữ liệu từ các điều tra viên hàng ngày và tiến hành kiểm tra đột xuất (khoảng 10% số hộ gia đình được điều tra) để kiểm tra tính chính xác của thông tin thu thập được từ những người trả lời thích hợp Ở khu vực thành thị, tại mỗi địa bàn điều tra đội trưởng phải phỏng vấn 2 hộ gia đình
Th ời gian điều tra
Việc thu thập dữ liệu được tiến hành từ 22/3/2010 đến 13/5/2010 ở cả 63 tỉnh trên cả nước Việt Nam
Ki ểm soát chất lượng dữ liệu
TCTK đã thành lập 10 đội giám sát bao gồm các giám sát viên từ TCTK và HMU để đến các đội điều tra nhằm: kiểm tra quy trình phỏng vấn; giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ của điều tra như mẫu, kỹ thuật sử dụng thiết bị điện tử cầm tay, thủ tục tài chính, v.v mà đội trưởng không
Trang 2828
giải quyết được; tiến hành kiểm tra đột xuất; phỏng vấn lại 10% số hộ gia đình đã điều tra; thu thập dữ liệu từ các đội trưởng sau khi tất cả các hộ gia đình trong xã đã hoàn thành phỏng vấn; chuyển dữ liệu về TCTK qua internet 1-2 lần mỗi tuần Các cán bộ công nghệ thông tin xuống địa bàn để kiểm tra tình hình hoạt động của iPAQ trong giai đoạn đầu và khi có những vấn đề nghiêm trọng xảy ra với iPAQ
Ngôn ng ữ sử dụng
Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được tiến hành bằng tiếng Việt
Tính b ảo mật và sự đồng ý tham gia điều tra
Tất cả những người trả lời đều được đảm bảo rằng mọi câu trả lời trong điều tra sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu và phân tích, không dùng cho bất cứ mục đích nào khác, và các
dữ liệu nhận dạng của họ, chẳng hạn như tên và địa chỉ, sẽ không bao giờ được trình bày cùng với các câu trả lời phỏng vấn của họ Sự đồng ý cho phép của cha mẹ được yêu cầu đối với những người trả lời từ 15-17 tuổi Điều tra này yêu cầu đối tượng trả lời đồng ý tham gia bằng lời
X ử lý số liệu
Các giám sát viên gửi số liệu thu thập được về TCTK hàng tuần qua Internet Các cán bộ công nghệ thông tin kiểm tra số liệu để đảm bảo rằng các mã kết quả đã được nhập vào và ở tình trạng hợp lệ Sau khi việc thu thập số liệu được thực hiện xong, các cán bộ công nghệ thông tin tập hợp, xử lý và chuyển sang định dạng SPSS và STATA
2.5 Phân tích thống kê
Phần mềm SPSS 17.0 được sử dụng để tính quyền số và lập bảng biểu Phương sai được tính sau khi đã hiệu chỉnh theo phương pháp lấy mẫu phức tạp của cuộc điều tra Phương pháp tuyến tính hóa của Taylor được sử dụng trong SPSS để tính phương sai mẫu Sai số lấy mẫu
và khoảng tin cậy 95% được báo cáo cho từng ước lượng Các số liệu thống kê tương tự, cùng với hệ số thiết kế và sai số mẫu của tất cả các chỉ số được trình bày trong Phụ lục C
Trang 293 Các đặc tính của mẫu và quần thể
Số lượng và phần trăm các hộ gia đình, cá nhân được phỏng vấn và tỷ lệ trả lời được trình bày
trong B ảng 3-1 Trong 11.142hộ gia đình được chọn , 10.383 hộ đã hoàn thành điều tra, như
vậy tỷ lệ trả lời của hộ gia đình là 96,9% Tỷ lệ trả lời của hộ ở nông thôn (97,5%) cao hơn một chút so với ở thành thị (96,5%) Nhìn chung, chỉ có 0,6% số hộ gia đình được lựa chọn từ chối trả lời phỏng vấn Trong số 10.383 cá nhân từ các hộ gia đình được lựa chọn, 9.925 người đã hoàn thành phỏng vấn và như vậy tỷ lệ trả lời của cá nhân là 95,7% Tỷ lệ trả lời của cá nhân ở nông thôn (96,3%) cao hơn một chút so với ở thành thị (95%) Nhìn chung, chỉ 0,6% các cá nhân được phỏng vấn từ chối trả lời phỏng vấn Như vậy, trong điều tra GATS Việt Nam 2010,
tỷ lệ trả lời là 92,7% (93,9% ở nông thôn và 91,7% ở thành thị)
Bảng 3-1 : Số lượng và tỷ lệ phần trăm các hộ gia đình và cá nhân được phỏng
vấn và tỷ lệ trả lời theo nơi cư trú (không gia quyền)– GATS [Việt Nam], [2010]
Phần trăm
Các hộ gia đình được lựa chọn
Hoàn thành – Không có thành
Không hoàn thành, không xác
định được thành viên thích hợp
Địa chỉ lựa chọn không phải một
Trang 301 Khác bao gồm Không ai ở nhà và các mã kết quả khác không được liệt kê
2 Tính tỷ lệ trả lời của hộ (HRR) theo công thức:
Bảng 3-2 trình bày cỡ mẫu và quần thể chưa gia quyền theo một số đặc điểm nhân khẩu học
9.925 cuộc phỏng vấn hoàn thành đại diện cho khoảng 64,3 triệu người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam Trong quần thể nghiên cứu, 48,6% là nam giới và 51,4% là nữ giới Theo nhóm tuổi, những người tuổi từ 25-44 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong quần thể (41,9%) và những người tuổi từ 65 trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (8,8%) Hai phần ba những người từ 15 tuổi trở lên
ở Việt Nam sống ở các vùng nông thôn Đa số quần thể điều tra cho biết có Trình độ học vấn thấp hơn cấp trung học cơ sở (54,2%) hoặc tiểu học hay thấp hơn (26,1) Số người có bằng cao đẳng trở lên chiếm 7,2% Nghề nghiệp chính của quần thể nghiên cứu là Nông dân (49,6%) Nghề phổ biến thứ hai và thứ ba lần lượt là Dịch vụ/Bán hàng (19,2%) và Sản xuất/Lái
xe (12,9%) Các nghề nghiệp khác là Quản lý/Chuyên môn (6,6%); Xây dựng/Khai mỏ (5,2%); Nhân viên văn phòng (2%); Lâm nghiệp/Ngư nghiệp (1,8%) và các nghề nghiệp khác (2,7%)
Trang 31Bảng 3-2 : Phân bố người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên theo một số đặc điểm
nhân khẩu học – GATS [Việt Nam], [2010]
Các đặc điểm nhân
khẩu học
Số người trưởng thành
Phần trăm (95% CI 1 )
Số người trưởng thành (nghìn người)
1 Khoảng tin cậy 95 %
2 Trình độ học vấn chỉ được báo cáo trong số những người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên
Trang 3232
4.1 Hút thuốc lá
Tình trạng hút thuốc lá trong quần thể điều tra được phân loại thành “người hiện hút thuốc lá”
và “người không hút thuốc lá” Những người hút thuốc lá bao gồm “người hút thuốc lá hàng ngày” và “người hút thuốc lá không thường xuyên” Những người không hút thuốc lá bao gồm
“những người từng hút thuốc lá hàng ngày” và “những người chưa từng hút thuốc lá hàng ngày”
Bảng 4-1 cho biết tỷ lệ phần trăm những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng
hút thuốc và giới tính Tỷ lệ hút thuốc chung của những người đang hút thuốc lá là 23,8% Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nam giới so với nữ giới (47,4% so với 1,4%) Trong những người đang hút thuốc, 19,5% là người hút thuốc hàng ngày (38,7% ở nam và 1,2% ở nữ) và 4,3% là người hút thuốc không thường xuyên (8,7% ở nam và 0,2% ở nữ)
Bảng 4-1 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, theo tình trạng hút thuốc lá và giới tính – GATS [Việt Nam], [2010]
Percentage (95% CI)
Người hiện hút thuốc lá 23,8 (22,7 - 24,9) 47,4 (45,4 - 49,4) 1,4 (1,0 - 2,1)
Người hút thuốc lá không thường
Người hút thuốc lá không thường
xuyên, trước đây hút thuốc hàng
Người hút thuốc lá không thường
xuyên, chưa từng hút thuốc hàng
Lưu ý: Người hút thuốc lá bao gồm người hút thuốc lá hàng ngày và người hút thuốc lá không thường xuyên
Trang 33Những người không hút thuốc chiếm tỷ lệ 76,2% trong số quần thể điều tra Trong số họ, 6,8%
đã từng là người hút thuốc hàng ngày và 69,8% chưa từng là người hút thuốc hàng ngày Với những người chưa từng hút thuốc hàng ngày, điều tra cho thấy 64,4% chưa từng hút trong suốt cuộc đời và 3,4% đã từng là người hút thuốc không thường xuyên
Ước tính số người trưởng thành hút thuốc ở Việt Nam vào khoảng 15,3 triệu (trong đó 14,8 triệu người hút thuốc lá nam giới và 477.000 là nữ giới) Số người hút thuốc hàng ngày vào khoảng 12,5 triệu (trong đó 12,1 triệu là nam và 403.000 là nữ) Số người hút thuốc không
thường xuyên vào khoảng 2,8 triệu (hơn 2,7 triệu là nam và 75.000 là nữ) (Bảng 4-2)
Bảng 4-2 Số người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, theo tình trạng hút thuốc lá và giới
tính – GATS [Việt Nam], [2010]
Nghìn người
Người hút thuốc lá không
Note: Người hút thuốc lá bao gồm người hút thuốc lá hàng ngày và người hút thuốc lá không thường
xuyên (ít hơn hàng ngày)
4.2 Sử dụng thuốc lá không khói
Ở Việt Nam, sử dụng thuốc lá không khói chủ yếu dưới dạng nhai thuốc lá với lá trầu không
Như trình bày trong Bảng 4-3, tỷ lệ sử dụng thuốc lá không khói nói chung là 1,3% Tỷ lệ sử
dụng thuốc lá không khói ở nam và nữ lần lượt là 0,3% và 2,3% Trong số những người sử dụng thuốc lá không khói, 1,0% sử dụng hàng ngày (0,1% ở nam và 1,8% ở nữ) và 0,33% sử dụng không thường xuyên (0,2% ở nam và 0,5% ở nữ)
Trang 3434
Nhìn chung, 98,7% đối tượng điều tra không sử dụng thuốc lá không khói Trong số đó, chỉ có 0,2% từng sử dụng thuốc lá không khói hàng ngày và 0,3% từng sử dụng không thường xuyên Ước tính số người sử dụng thuốc lá không khói ở Việt Nam vào khoảng 884.000 người Trong
số đó, 92.000 người là nam giới và 752.000 người là nữ giới (Bảng 4-4)
Bảng 4-3 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, theo tình trạng
sử dụng thuốc lá không khói và giới tính – GATS [Việt Nam], [2010]
Trang 35Bảng 4-4 Số người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, theo tình trạng sử dụng thuốc
lá không khói và giới tính – GATS [Việt Nam], [2010]
* Ước tính dựa trên ít hơn 25 trường hợp chưa gia quyền.
4.3 Tình trạng hút thuốc theo đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 4-5 cho biết mô hình hút các dạng thuốc lá có khói theo giới tính và một số đặc điểm
nhân khẩu Tỷ lệ hiện hút thuốc (sử dụng bất cứ sản phẩm thuốc lá có khói nào) ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới (47,4% so với 1,4%)
Tỷ lệ hút thuốc chung cao nhất ở nhóm tuổi 45-64 (29,7%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 15-24 (13,3%) Mô hình hút thuốc theo độ tuổi khá giống nhau ở nam giới Với nam giới, tỷ lệ hút thuốc cao nhất ở những người thuộc nhóm tuổi 45-64 (59,5%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 15-24 (26,1%) Ở nữ giới, tỷ lệ hút thuốc cao nhất ở nhóm người thuộc độ tuổi 45 trở lên (2,9% ) và thấp nhất ở độ tuổi từ 15-24 (0,3%)
Ở cả nam và nữ giới, tỷ lệ hút thuốc tương đối giống nhau ở khu vực thành thị và nông thôn (chung: 23,3% so với 24,0%; nam: 47,7% so với 47,3%; nữ: 1,0% so với 1,7%)
Phân bố theo trình độ học vấn, tỷ lệ hút thuốc nói chung cao nhất ở những người tốt nghiệp cấp hai và thấp nhất ở những người tốt nghiệp cao đẳng trở lên Ở cả hai giới, tỷ lệ hút thuốc cao
Trang 3636
nhất ở những người trình độ tiểu học hoặc thấp hơn (nam: 61,4%; nữ: 4,4%) và thấp nhất ở những người có trình độ cao đẳng trở lên (nam: 39,7%; nữ: 0,3%) (Đối với phụ nữ có trình độ cấp hai trở lên, tỷ lệ hiện hút thuốc cũng là 0,3%)
Tính theo nghề nghiệp, tỷ lệ hiện có hút ít nhất một trong số loại thuốc lá có khói cao nhất ở những người làm nghề Xây dựng/Khai mỏ (65%), tiếp đến là những người làm Lâm nghiệp/Ngư nghiệp( 56,0%) Tỷ lệ hút thuốc thấp nhất là ở nhóm nhân viên văn phòng (13,9%)
Ở cả nam và nữ giới, tỷ lệ hút thuốc cao nhất ở nhóm nghề Lâm nghiệp/Ngư nghiệp (nam: 74,5%; nữ: 7,8%) và thấp nhất ở nhóm nhân viên văn phòng (nam: 34,0%; nữ: 0%)
Trang 37Bảng 4-5 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút các sản phẩm thuốc lá có khói theo một số đặc điểm nhân khẩu
học – GATS [Việt Nam], [2010]
Các đặc điểm nhân khẩu
học thuốc lá có khói nào Bất kỳ sản phẩm
Bất kỳ loại thuốc lá điếu nào1
Loại thuốc lá điếu
Thuốc lào
Các sản phẩm thuốc lá
có khói khác 2 Nhà máy Cuốn tay
Phần trăm (Khoảng tin cậy 95%)
Chung 23,8 (22,7 - 24,9) 19,9 (18,7 - 21,1) 19,5 (18,4 - 20,7) 1,1 (0,8 - 1,6) 6,4 (5,6 - 7,3) 0,1 (0,1 - 0,3)
15-24 13,3 (11,3 - 15,6) 11,9 (10,1 - 14,1) 11,9 (10,1 - 14,1) 0,3 (0,1 - 1,0) 3,0 (2,0 - 4,4) 0,0
25-44 28,8 (27,1 - 30,6) 25,1 (23,4 - 26,9) 24,9 (23,2 - 26,6) 1,1 (0,7 - 1,7) 7,2 (6,0 - 8,6) 0,2 (0,1 - 0,4) 45-64 29,7 (27,5 - 31,9) 22,7 (20,7 - 24,9) 22,0 (20,0 - 24,1) 1,8 (1,2 - 2,6) 9,4 (7,9 - 11,2) 0,2 (0,1 - 0,6) 65+ 15,0 (12,8 - 17,6) 11,0 (9,0 - 13,4) 9,6 (7,8 - 11,9) 1,9 (1,1 - 3,2) 4,7 (3,5 - 6,4) 0,2 (0,0 - 0,6)
Thành thị 23,3 (21,9 - 24,7) 22,0 (20,7 - 23,5) 21,9 (20,5 - 23,3) 0,4 (0,2 - 0,7) 2,5 (2,0 - 3,2) 0,1 (0,0 - 0,2) Nông thôn 24,0 (22,5 - 25,6) 18,9 (17,4 - 20,6) 18,5 (17,0 - 20,0) 1,4 (1,0 - 2,1) 8,1 (7,0 - 9,5) 0,2 (0,1 - 0,4)
Trình độ học vấn 3
Tiểu học hoặc thấp hơn 24,3 (21,8 - 26,9) 20,1 (17,7 - 22,7) 18,7 (16,4 - 21,1) 3,3 (2,2 - 5,1) 5,0 (3,8 - 6,7) 0,4 (0,1 - 1,3) Trung học cơ sở 29,8 (28,1 - 31,6) 24,0 (22,2 - 25,8) 23,7 (21,9 - 25,5) 1,0 (0,7 - 1,5) 9,8 (8,4 - 11,4) 0,1 (0,0 - 0,3) Trung học phổ thông 27,4 (24,1 - 30,9) 24,1 (21,0 - 27,4) 24,1 (21,0 - 27,4) 0,0 6,7 (4,9 - 9,0) 0,3 (0,1 - 0,9) Cao đẳng trở lên 21,5 (18,8 - 24,5) 20,0 (17,3 - 23,0) 20,0 (17,3 - 23,0) 0,0 (0,0 - 0,3) 2,7 (1,8 - 4,0) 0,1 (0,0 - 0,5)
Quản lý/Chuyên môn 28,2 (23,9 - 33,1) 27,0 (22,7 - 31,8) 27,0 (22,7 - 31,8) 0,1 (0,0 - 0,4) 3,3 (1,8 - 5,9) 0,1 (0,0 - 0,4) Nhân viên văn phòng 13,9 (9,4 - 20,1) 13,8 (9,3 - 20,0) 13,8 (9,3 - 20,0) 0,0 0,0 0,0
Dịch vụ/Bán hàng 20,3 (17,9 - 22,9) 18,5 (16,2 - 21,1) 18,5 (16,1 - 21,0) 0,3 (0,1 - 0,7) 3,7 (2,6 - 5,2) 0,1 (0,0 - 0,5) Nông nghiệp 28,6 (26,6 - 30,7) 22,4 (20,3 - 24,6) 21,7 (19,7 - 23,8) 2,1 (1,3 - 3,3) 9,4 (8,0 - 11,0) 0,3 (0,1 - 0,8) Lâm nghiệp/Ngƣ nghiệp 56,0 (44,7 - 66,8) 50,1 (38,5 - 61,6) 47,8 (36,3 - 59,5) 4,9 (1,4 - 15,8) 6,0 (2,1 - 15,7) 0,0
Xây dựng/Khai mỏ 65,0 (58,6 - 71,0) 56,8 (49,7 - 63,6) 56,8 (49,7 - 63,6) 1,8 (0,6 - 5,0) 21,1 (15,6 - 27,7) 0,1 (0,0 - 1,0) Sản xuất/Lái xe 32,0 (28,2 - 36,1) 28,2 (24,6 - 32,1) 28,1 (24,5 - 32,0) 0,4 (0,2 - 1,2) 6,6 (4,7 - 9,2) 0,1 (0,0 - 1,0) Khác 35,0 (27,9 - 42,8) 30,4 (23,1 - 38,7) 29,6 (22,5 - 37,9) 0,9 (0,1 - 4,9) 9,6 (5,5 - 16,1) 0,0
Trang 38
38
Các đặc điểm nhân khẩu
học
Bất kỳ sản phẩm thuốc lá có khói nào
Bất kỳ loại thuốc lá điếu nào1
Loại thuốc lá điếu
Thuốc lào
Các sản phẩm thuốc lá
có khói khác 2 Nhà máy Cuốn tay
Phần trăm (Khoảng tin cậy 95%)
Nam 47,4 (45,4 - 49,4) 39,7 (37,5 - 41,9) 39,1 (37,0 - 41,2) 1,9 (1,3 - 2,6) 13,0 (11,4 - 14,9) 0,2 (0,1 - 0,4)
15-24 26,1 (22,4 - 30,2) 23,4 (19,8 - 27,3) 23,4 (19,8 - 27,3) 0,5 (0,2 - 1,1) 5,9 (3,9 - 8,6) 0,0
25-44 56,7 (53,8 - 59,5) 49,5 (46,6 - 52,5) 49,2 (46,3 - 52,1) 2,0 (1,3 - 3,0) 14,2 (12,0 - 16,9) 0,2 (0,1 - 0,5) 45-64 59,5 (56,0 - 62,8) 45,4 (41,8 - 49,1) 44,1 (40,5 - 47,8) 3,1 (2,1 - 4,7) 19,6 (16,6 - 23,0) 0,4 (0,1 - 1,0) 65+ 33,3 (28,5 - 38,4) 23,7 (19,3 - 28,7) 21,7 (17,6 - 26,6) 2,8 (1,4 - 5,4) 11,7 (8,7 - 15,5) 0,0
Thành thị 47,7 (45,3 - 50,2) 45,2 (42,8 - 47,7) 45,0 (42,5 - 47,5) 0,7 (0,3 - 1,3) 5,3 (4,2 - 6,6) 0,2 (0,1 - 0,5) Nông thôn 47,3 (44,6 - 49,9) 37,3 (34,5 - 40,2) 36,6 (33,8 - 39,4) 2,4 (1,7 - 3,5) 16,4 (14,1 - 19,0) 0,2 (0,1 - 0,5)
Trình độ học vấn 3
Tiểu học hoặc thấp hơn 61,4 (56,7 - 65,8) 50,9 (45,8 - 55,9) 48,1 (43,3 - 52,9) 7,1 (4,7 - 10,6) 13,8 (10,4 - 18,1) 0,2 (0,1 - 1,0) Trung học cơ sở 57,3 (54,5 - 60,1) 46,1 (43,0 - 49,1) 45,6 (42,6 - 48,6) 1,9 (1,2 - 2,8) 18,9 (16,2 - 21,9) 0,2 (0,1 - 0,5) Trung học phổ thông 48,9 (43,8 - 54,0) 42,9 (38,0 - 48,0) 42,9 (38,0 - 48,0) 0,0 12,0 (8,9 - 15,9) 0,5 (0,1 - 1,6) Cao đẳng trở lên 39,7 (35,2 - 44,4) 36,9 (32,5 - 41,6) 36,9 (32,5 - 41,6) 0,1 (0,0 - 0,6) 5,1 (3,4 - 7,3) 0,2 (0,1 - 1,0)
Quản lý/Chuyên môn 46,1 (39,6 - 52,7) 44,0 (37,6 - 50,7) 44,0 (37,6 - 50,7) 0,1 (0,0 - 0,6) 5,5 (3,0 - 9,7) 0,1 (0,0 - 0,6) Nhân viên văn phòng 34,0 (23,8 - 46,0) 33,7 (23,5 - 45,7) 33,7 (23,5 - 45,7) 0,0 0,0 0,0
Dịch vụ/Bán hàng 50,0 (45,0 - 55,0) 45,6 (40,6 - 50,7) 45,5 (40,5 - 50,6) 0,5 (0,2 - 1,6) 9,2 (6,5 - 12,9) 0,3 (0,1 - 1,2) Nông nghiệp 55,3 (52,0 - 58,5) 43,2 (39,7 - 46,8) 42,1 (38,7 - 45,6) 3,6 (2,4 - 5,4) 18,6 (15,7 - 21,8) 0,3 (0,1 - 0,8) Lâm nghiệp/Ngƣ nghiệp 74,5 (60,4 - 84,8) 66,2 (52,1 - 78,0) 63,1 (48,9 - 75,3) 5,2 (1,2 - 19,2) 8,3 (2,9 - 21,4) 0,0
Xây dựng/Khai mỏ 69,7 (63,0 - 75,6) 60,8 (53,3 - 67,8) 60,8 (53,3 - 67,8) 1,9 (0,7 - 5,4) 22,6 (16,7 - 29,8) 0,2 (0,0 - 1,1) Sản xuất/Lái xe 55,3 (49,4 - 61,1) 48,9 (43,1 - 54,8) 48,8 (43,0 - 54,7) 0,8 (0,3 - 2,1) 11,3 (8,1 - 15,5) 0,2 (0,0 - 1,7) Khác 63,0 (52,9 - 72,0) 54,4 (41,8 - 66,5) 53,0 (40,6 - 65,1) 1,6 (0,3 - 8,7) 17,5 (10,4 - 28,1) 0,0
Trang 39Các đặc điểm nhân khẩu
học
Bất kỳ sản phẩm thuốc lá có khói nào
Bất kỳ loại thuốc lá điếu nào1
Loại thuốc lá điếu
Thuốc lào
Các sản phẩm thuốc lá
có khói khác 2 Nhà máy Cuốn tay
Phần trăm (Khoảng tin cậy 95%)
Nữ 1,4 (1,0 - 2,1) 1,2 (0,8 - 1,8) 1,0 (0,6 - 1,5) 0,4 (0,2 - 0,9) 0,1 (0,1 - 0,3) 0,1 (0,0 - 0,4)
15-24 0,3 (0,0 - 1,4) 0,3 (0,0 - 1,4) 0,3 (0,0 - 1,4) 0,2 (0,0 - 1,6) 0,0 0,0
25-44 0,9 (0,5 - 1,7) 0,7 (0,3 - 1,4) 0,6 (0,3 - 1,3) 0,2 (0,0 - 0,8) 0,2 (0,1 - 0,4) 0,1 (0,0 - 0,5) 45-64 2,9 (2,0 - 4,1) 2,4 (1,6 - 3,5) 2,1 (1,4 - 3,1) 0,5 (0,3 - 1,1) 0,3 (0,1 - 0,8) 0,1 (0,0 - 0,5) 65+ 2,9 (1,6 - 5,4) 2,6 (1,4 - 4,8) 1,6 (0,7 - 3,6) 1,4 (0,6 - 3,1) 0,1 (0,0 - 0,9) 0,3 (0,1 - 1,0)
Thành thị 1,0 (0,6 - 1,5) 0,9 (0,6 - 1,4) 0,7 (0,5 - 1,2) 0,2 (0,1 - 0,4) 0,0 0,0 (0,0 - 0,2) Nông thôn 1,7 (1,1 - 2,6) 1,3 (0,8 - 2,2) 1,1 (0,6 - 1,9) 0,5 (0,2 - 1,3) 0,2 (0,1 - 0,4) 0,1 (0,0 - 0,6)
Quản lý/Chuyên môn 0,6 (0,1 - 2,3) 0,6 (0,1 - 2,3) 0,6 (0,1 - 2,3) 0,0 0,0 0,0
Nhân viên văn phòng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Dịch vụ/Bán hàng 0,6 (0,3 - 1,3) 0,6 (0,3 - 1,3) 0,6 (0,3 - 1,2) 0,1 (0,0 - 0,5) 0,0 0,0
Nông nghiệp 2,3 (1,4 - 3,8) 1,7 (1,0 - 3,1) 1,5 (0,8 - 2,9) 0,6 (0,2 - 2,0) 0,3 (0,1 - 0,6) 0,3 (0,1 - 1,1) Lâm nghiệp/Ngư nghiệp 7,8 (2,3 - 23,2) 7,8 (2,3 - 23,2) 7,8 (2,3 - 23,2) 4,1 (1,0 - 15,3) 0,0 0,0
Xây dựng/Khai mỏ 1,0 (0,1 - 6,8) 1,0 (0,1 - 6,8) 1,0 (0,1 - 6,8) 0,0 0,0 0,0
Sản xuất/Lái xe 0,3 (0,0 - 2,1) 0,0 0,0 0,0 0,3 (0,0 - 2,1) 0,0
Khác 1,3 (0,3 - 5,2) 1,3 (0,3 - 5,2) 1,3 (0,3 - 5,2) 0,0 0,0 0,0
Lưu ý: Sử dụng thuốc lá bao gồm cả sử dụng thuốc lá hàng ngày và không thường xuyên (ít hơn hàng ngày)
1 Bao gồm cả thuốc lá nhà máy và thuốc lá cuốn tay
2 Bao gồm tẩu, xì gà
3 Trình độ học vấn chỉ được báo cáo với những người trả lời từ 25 tuổi trở lên
*Ước tính dựa trên ít hơn 25 trường hợp chưa gia quyền
Trang 4039
4.4 Tình trạng hút các sản phẩm thuốc lá có khói
Bảng 4-5 cũng cho thấy số liệu về các sản phẩm thuốc lá có khói Ở Việt Nam, các sản phẩm
này bao gồm thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá có khói khác như tẩu, xì gà, thuốc lào Thuốc lá điếu bao gồm hai loại: thuốc lá điếu nhà máy và thuốc lá điếu cuốn tay
Tỷ lệ người trưởng thành nói chung đang sử dụng ít nhất một trong các loại thuốc lá điếu là 19,9% (39,7% ở nam giới và 1,2% ở nữ giới) Loại thuốc lá có khói được sử dụng nhiều nhất là thuốc lá điếu nhà máy (chung: 19,5%; nam giới 39,1%; nữ giới: 1,2%) Tỷ lệ phần trăm đối tượng điều tra sử dụng thuốc lá điếu cuốn tay chỉ có 1,1% (1,9% ở nam và 0,4% ở nữ) Tỷ lệ
sử dụng thuốc lào nói chung là 6,4% (13,0% ở nam và 0,1% ở nữ) Tỷ lệ sử dụng ít nhất một trong các sản phẩm thuốc lá có khói khác (tẩu, xì gà ) chỉ là 0,1%
Theo nhóm tuổi, tỷ lệ đang hút thuốc lá điếu nhà máy cao nhất ở nhóm tuổi 25-44 (24,9%), trong khi tỷ lệ hút thuốc lá điếu cuốn tay cao nhất ở nhóm tuổi 65 trở lên (1,9%) và nhóm tuổi 45-64 (1,8%) Tỷ lệ sử dụng thuốc lào cao nhất là ở nhóm tuổit 45-64 (9,4%)
Theo khu vực cư trú, tỷ lệ hút thuốc lá nhà máy ở thành thị (21,9%) cao hơn so với ở nông thôn (18,5%) Ngược lại, tỷ lệ sử dụng thuốc lá cuốn tay ở nông thôn (1,4%) cao hơn ở thành thị (0,4%) Người dân nông thôn sử dụng thuốc lào (8,1%) nhiều hơn người dân ở thành thị (2,5%)
Trong khi các số liệu về hút thuốc lá nhà máy không cho thấy mô hình hút thuốc rõ ràng nào theo trình độ học vấn ở cả nam và nữ, thuốc lá cuốn tay chủ yếu được những người có trình độ tiểu học hoặc thấp hơn sử dụng (chung: 3,3%; nam: 7,1%; nữ: 1,3%)
Loại thuốc lá có khói sử dụng cũng khác nhau ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau Trong khi tỷ
lệ hút thuốc lá điếu nhà máy và các loại sản phẩm khác (tẩu, xì gà, thuốc lào) cao nhất trong nhóm nghề Xây dựng/Khai mỏ (các tỷ lệ này lần lượt là 56,8% và 21,1%), thì tỷ lệ phần trăm hút thuốc lá điếu cuốn tay cao nhất ở nhóm người làm nghề Lâm nghiệp/Ngư nghiệp (4,9%) Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học không có ý nghĩa thống kê
Bảng 4-6 trình bày ước lượng số người trưởng thành hút các loại thuốc lá có khói theo giới tính
và một số đặc điểm nhân khẩu học Có 15,3 triệu người trưởng thành dùng bất cứ loại sản phẩm thuốc lá có khói nào Số người sử dụng thuốc lá điếu nhà máy và thuốc lá điếu cuốn tay lần lượt vào khoảng 12,5 triệu và 772.000 người Số người hút thuốc lào vào khoảng 4,1 triệu người